PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh tiểu hcọ tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ đi trước và của cả những người đương thời hầu hết đã được ghi lại bằng chữ viết. Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để có cuộc sống phát triển trong xã hội hiện đại thì con người cần phải biết đọc.
PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh tiểu hcọ tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ đi trước và của cả những người đương thời hầu hết đã được ghi lại bằng chữ viết. Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để có cuộc sống phát triển trong xã hội hiện đại thì con người cần phải biết đọc. Thực tiễn giảng dạy cho thấy, dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc và nghe mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để học tập tốt các môn học khác: Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn,... Qua phân môn này, người đọc sẽ được bồi dưỡng tư tưởn, tình cảm, tâm hồn lành mạnh trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và càng thêm yêu quý tiếng Việt.. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc và nghe cho học sinh. Năng lực đọc và nghe được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Đối với học sinh lớp 3, nhiệm vụ của người giáo viên là hình thành và phát triển ở các em kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm và hiểu nội dung văn bản. Tuy đọc diễn cảm chưa đặt ra đối với học sinh lớp 3 nhưng ở một số học sinh khá giỏi, năng lực đọc của các em tương đối tốt thì việc hướng dẫn các em thể hiện đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của các em đối với tác phẩm cũng là điều mà người giáo viên nên làm. Do tầm quan trọng của việc đọc và tính chất của vấn đề, để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm của mình về “Một số biện pháp rèn đọc đối với học sinh lớp 3”. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về: - Mục tiêu giáo dục. - Nội dung và phương pháp dạy học. - Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng... Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 3 mới là những bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó, có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều chủ đề để sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ... Và đặc biệt là việc viết các bài Tập làm văn của các lớp 2,3,4,5. Sử dụng vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày, Mặt khác các bài tập đọc còn là bức tranh muôn hình, muôn vẻ về đề tài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và kinh nghiệm sống. Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai. Khi học phân môn Tập đọc, các em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 3 nói riêng thì việc rèn đọc sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ logic và tổng hợp. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức mà chính các em không hiểu gì cả. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 3 đã được chọn lọc kĩ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân... ở xung quanh các em. Trong quá trình giảng dạy ở lớp 3 và qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy: - Nhìn chung giáo viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy đúng theo đặc trưng bộ môn, luôn cố gắng nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, ở một số tiết dạy chất lượng được chưa cao vì giáo viên còn tham gia quá nhiều vào quá trình đọc của học sinh, đẩy các em vào thế thụ động nghe và làm theo cô. Tình trạng học sinh đọc theo sự áp đặt của cô giáo còn phổ biến, chưa phát huy được sự chủ động trong khi đọc cũng là một phần nguyên nhân hạn chế khả năng đọc của học sinh. - Tình trạng học sinh đọc sai một số phụ âm: l/n, ch/tr, s/x, thanh ngã thành thanh sắc, thanh hỏi thành thanh nặng cũng phổ biến Kết quả khảo sát chất lượng đọc đầu năm học của lớp 3A như sau: Sĩ số Đọc nhỏ, ngọng Đọc to, rõ ràng Đọc lưu loát Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 28 5 21,74% 13 56,52% 5 21,74% II/ Một số biện pháp rèn đọc Để giúp các em đọc ngọc, yếu khắc phục được nhược điểm, đọc đúng được văn bản, các em đọc to, rõ ràng ngày càng đọc tốt hơn, lưu loát hơn, ngay sau khi nhận lớp tôi đã phân loại học sinh theo 3 đối tượng: - Học sinh đọc tốt. - Học sinh đọc to, rõ ràng. - Học sinh đọc nhỏ, ngọng, ngắc ngứ. Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: một học sinh đọc khá hoặc tốt ngồi cạnh một học sinh đọc yếu hơn, xây dựng các đôi bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị - Học sinh: ở mỗi bài tập đọc, học sinh phải đọc trước 3 - 5 lần và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Giáo viên: + Hướng dẫn học sinh các sử dụng bài đọc trong sách giáo khoa: Biết cách ngắt, nghỉ hơi bằng kí hiệu (ngắt hơi: / , nghỉ hơi: // ), gạch chân các từ cần nhấn giọng. + Nghiên cứu kĩ bài đọc, đọc trước để hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của bài đọc và tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài, tìm ra được cách đọc phù hợp nhất. Từ đó đưa ra các hệ thống câu hỏi lôgic, khoa học giúp học sin tự tìm ra kiến thức trong bài đọc + Chuẩn bị đồ dùng dạy học cụ thể cho từng bài. Bước 2: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh: Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ: “ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”. Đặc biệt những câu đối thoại giữa đức vua và cậu bé điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé: “Cậu bé kia, sao cháu đến đây làm ầm ĩ?” Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé: “Muôn tâu đức vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”. Vua quát: “Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao được!” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập đọc thật tốt. Với câu hỏi cần cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng “ầm ĩ”. Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi đọc câu cảm thứ nhất: “Thằng này láo, dám đùa với trẫm. (thể hiện sự hách dịch của nhà vua). Câu thứ hai: “Bố ngươi là đàn ông/ thì sao đẻ được!” (khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng). Trong giờ tập đọc, việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi yêu cầu cao, bởi đọc mẫu của thầy hay, diễn cảm thì sẽ gây được hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Đối với học sinh lớp 3, việc đọc mẫu của gáo viên còn là cái đích, là mẫu hình kĩ năng đọc mà các em cần đạt được. Khi truyền thụ kiến thức cho học sinh, tôi luôn bám sát yêu cầu của từng bài đọc, tuỳ từng đối tượng học sinh để đặt ra yêu cầu cho các em, làm sao cuối mỗi tiết dạy học sinh phải năm được nội dung bài, thể hiện kĩ năng đọc của mình tốt hơn. - Để hình thành kĩ năng đọc cho học sinh, trước hết phải hình thành kĩ năng đọc thành tiếng cho các em. + Đọc thành tiếng là sự tái hiện chữ viết của bài đọc thành âm thanh một cách chính xác, không có lỗi, đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hẹ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Đối với các em đọc ngọng, lẫn lộn âm l - n, thể hiện không chuẩn dẫu thanh: Ví dụ: “Làm việc” đọc thành “nàm việc” “Khắp nẻo” đọc thành “khắp nẹo” “Ngẫm nghĩ” đọc thành “ngấm nghí” + Để khắc phục tình trạng đọc ngọng như đã nêu trên thì việc rèn đọc đúng phải mất rất nhiều thời gian, kiên trì rèn luyện liên tục và bền bỉ. Trong các tiết tập đọc, ở phần luyện đọc những từ ngữ đễ phát âm sai tôi luôn chú ý đến những em đọc ngọng, gọi các em đọc để sửa cho các em. Và để đạt được mục đích ở phân môn Chính tả, Tập làm văn... tôi cũng luôn chú ý tới những em này để giúp các em dần dần sửa được cách đọc sai. Với môn tập đọc, các âm s/x, ch/tr cần đọc rõ ràng, nhưng cũng không nên quá nhấn mạnh đẻ không làm giọng đọc mất tự nhiên. Ngoài việc đọc đúng âm, vần và dấu thanh, đọc đúng còn bao gồm cả cách ngắt nghỉ hơi đúng. Người giáo viên phải biết giúp học sinh tự biết ngắt hơi sau các dấu phẩy, nghỉ hơi sau các dấu chấm. Đối với các câu dài cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp tách câu thành các ý nhỏ để ngắt hơi cho dễ đọc. Bắt đầu tuy có khó khăn đôi chút, song qua vài tuần đầu hầu hết học sinh lớp tôi đã có thể tự ngắt hơi ở các câu văn dài. Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm), để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chiếc áo len” - Tiếng Việt 3 - tập 1. “Nằm cuộn tròn/ trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá Em muốn ngồi dậy/ xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ/ vì mình đã vờ ngủ Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng/ để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền/ mua áo ấm cho cả hai anh em”. Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từng gạch dưới. Đặc biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện dưới sự ân hận, có như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả. Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Rủ nhau / xem cảnh/ Kiếm Hồ (2/2/2) Xem cầu Thê Húc,/ xem chùa Ngọc Sơn (4/4) Đài Nghiên,/ Tháp Bút,/ chưa mòn (2/2/2) Hỏi ai xây dựng / nên non nước này (4/4) (Cảnh đẹp non nước - Tiếng Việt 3) Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam cụ thể là vẻ đẹp của Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận. Đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhẫn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó. - Vui tươi, phấn khởi như khi dạy đọc bài: “Bộ đội về làng” Các anh về Mái ấm / nhà vui (Đọc liền câu 1 với câu 2) Tiếng hát/ câu cười Rộn ràng xóm nhỏ// (Đọc liền câu 3 với câu 4) Các anh về Tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. - Với bài: “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên aam hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú. Chú ở đâu, ở đâu? Trường Sơn dàu dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắc Lắc? Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ. Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy. Ở mỗi bài tập đọc đều có một cách đọc (hay gọi là giọng đọc), nói theo nghĩa rộng, đó là ngữ điệu đọc. Ngữ điệu đọc là sự hoà đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, cao độ... tạo nên âm hưởng của bài đọc. Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến: - Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích, động viên. - Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp. Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng. Tóm lại, sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng: giỏi, khá, trung bình) xem các em đã đọc đúng yêu cầu chưa, và đạt ở mức độ nào. Ngoài kĩ năng rèn đọc thành tiếng, nhiệm vụ của người giáo viên là phải rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm và thông hiểu nội dung bài học. Đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đẻ tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người đọc không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập chung để hiểu nội dung mình đọc. Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đọc nhỏ đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Đối với học sinh lớp 3 các em đã phải hình thành kĩ năng đọc thầm ngay từ đầu năm học bằng cách di chuyển mắt theo que trỏ (hoặc ngón tay). Thông thường tôi cho một học sinh đọc thì cả lớp sẽ nhìn vào sách và đưa mắt theo từng dòng bạn đọc. Để kiểm tra kĩ năng đọc thầm của các em, đôi lúc tôi cho em đang đọc dừng lại ở một câu giữa đoạn rồi gọi một em khác đứng dậy đọc tiếp phần còn lại. Hoặc tôi quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Em nào đọc xong thì báo cho cô biết, từ đó tôi nắm được và điều chình tốc độ đọc thầm cho các em. Kết quả đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại từ “chìa khoá”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp chúng ta hiểu được nội dung của bài. Người giáo viên có biện pháp hướng cho học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài. Với các bài khoá văn chương, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Như vậy đọc thành tiếng hay đọc thầm đều là quá trình giúp học sinh thông hiểu văn bản mà mình đọc, từ đó giúp các em thể hiện lại bài đọc một cách tốt hơn, sâu hơn. Kết quả cụ thể: Thời điểm Đọc nhỏ, ngọng Đọc to, rõ ràng Đọc lưu loát, diễn cảm Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đầu năm 05 21,74% 13 56,52% 5 21,74% Học kỳ I 02 8,70 14 60,87 07 30,43 Cuốinăm 1 4,35 14 60,87 8 34,78 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN 1. Kết luận Tập đọc là môn học thực hành Tiếng Việt. Dạy Tập đọc chính là dạy một kĩ năng, cần coi trọng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, coi việc rèn kĩ năng là nhiệm vụ trọng tâm của bài. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bằng nhiều hình thức hoạt động: phiếu học tập cá nhâ, bảng phụ đóng vai, đàm thoại, kể chuyện... Trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành luyện tập kĩ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và cô giáo. Cần tránh dạy thụ động: Thầy cứ giảng, cứ đọc, còn trò cứ ngồi nghe mà các em phải suy nghĩ, nói lên ý nghĩ đó, được trả lời theo ý hiểu của mình. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức, giúp các em tự tìm ra kiến thức mới. Giáo viên nên quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt nhưng xem nhút nhát, lúng túng khi trả lời... Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc. Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để học sinh nào cũng chó thể hiểu bài, nắm chắc nội dung bài. Giáo viên cần khéo léo, khuyến khích động viên khen thường kịp thời đối với những học sinh có tiến bôi, phát huy được khả năng phát tiển tư duy tạo cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Có như vậy thì giơ fhọc mới đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đó là: Nhà trường, gia đình, xã hội để tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc học tập. Giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để khắc phục những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3, trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh nghiệp, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Kiến nghị Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn, tôi xin đề xuất với các cấp quản lý một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh: - Trường Tiểu Học số I Triệu Trạch cần tổ chức hội thảo những sáng kiến có chất lượng để cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi và áp dụng kinh nghiệm trên diện rộng. - Tăng cường các tài liệu, tạp chí của ngành nhiều hơn nữa. Xếp loại của Hội đồng xét duyệt SKKN các cấp
Tài liệu đính kèm: