Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt từ ghép, từ láy trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt từ ghép, từ láy trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

 A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

 Như chúng ta đã biết rằng từ là một đơn vị trung tâm của ngôn ngữ . Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.

 Nhưng trong thực tế sử dụng từ ngữ , học sinh và đôi khi cả giáo viên cũng thường lúng túng trong việc phân biệt từ ghép và từ láy và đây cũng là hai kiểu từ hay dùng nhất. Vì thật sự trong hệ thống từ ngữ Tiếng Việt có rất nhiều từ vừa giống từ ghép lại vừa giống từ láy.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2847Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt từ ghép, từ láy trong phân môn luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
phân biệt từ ghép, từ láy trong phân môn luyện từ và câu lớp 4
 mục lục
 stt tên đề mục trang
 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm . 1
 2	 Phần A.Đặt vấn đề . 2
 3 I. Cơ sở lí luận.
 4 II. Cơ sở thực tiễn. 
 5 Phần B. Thực trạng và giải pháp.
 6 I. Thực trạng.
 7 II. Nguyên nhân.
 8 III. Các giải pháp thực hiện.
 9 IV. Kết quả đạt được.
 10 Phần C: 11 
 A. đặt vấn đề
I. cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã biết rằng từ là một đơn vị trung tâm của ngôn ngữ . Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.
 Nhưng trong thực tế sử dụng từ ngữ , học sinh và đôi khi cả giáo viên cũng thường lúng túng trong việc phân biệt từ ghép và từ láy và đây cũng là hai kiểu từ hay dùng nhất. Vì thật sự trong hệ thống từ ngữ Tiếng Việt có rất nhiều từ vừa giống từ ghép lại vừa giống từ láy.
 Đối với học sinh lớp 4 sau khi học xong bài từ ghép , từ láy các em phải phân biệt- nhận biết được từ ghép , từ láy trong một đoan văn, một đoạn thơ , trong một số từ cho sẵn. Hay các em viết thêm tiếng vào từ đã cho sẵn để tạo nên từ ghép hay từ láy. Hoặc các em dùng từ ghép , từ láy để đặt câu.Theo khái niệm của từ ghép và từ láy: Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên , các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa . Từ láy là từ phức có hai tiếng trở lên có quan hệ với nhau về hình thức ngữ âm . Vậy ta sẽ xếp những từ : đau đớn , manh mối , ngại ngần , chùa chiền , đền đài, ..vào loại từ nào? Xuất phát từ thực tế giảng dạy, là một giáo viên dạy lớp 4 tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh nắm rõ khái niệm từ ghép, từ láy để qua đó các em biết vận dụng vào thực tế bài học , vào cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Mặt khác học sinh muốn viết câu đúng, câu có hình ảnh, giàu cảm xúc thì phải hiểu rõ từ thì các em mới viết được.
 Trong quá trình dạy học lớp 4 tôi nhận thấy môn Tiếng Việt là một trong những môn học có nhiều khó khăn nhất khi truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh . Chúng ta là người Việt dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh cũng là người Việt. Nhưng có bao giờ chúng ta nhận thấy mình hiểu về tiếng mẹ đẻ một cách sâu sắc chưa ?Có lẽ chưa bao giờ có người nào dám khẳng định điều đó .
 Tiếng Việt là môn học phức tạp nhất vì Tiếng Việt có cấu trúc phức tạp và đa dạng về nghĩa . Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu . Khi dạy tiết Luyện từ và câu đa số giáo viên chỉ bám sát giáo án để thực hiện nội dung. Làm như thế đó chỉ là một bước thực hiện máy móc . Tuy đã đạt được yêu cầu về nội dung cơ bản nhưng chưa phát huy hết những phương pháp chuyển tải về nội dung cũng như phương pháp một cách sâu sắc hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp phân biệt từ ghép , từ láy ” chính là một ý kiến nhỏ mà bản thân tôi trình bày sau đây nhằm góp phần thực hiện tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 4 nói chung . Đề xuất những biện pháp thiết yếu có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học hiện nay.
 Quá trình giao lưu hằng ngày bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các em , Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng . Sử dụng tốt các cấu trúc của Tiếng việt khi giao tiếp sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của nội dung giao tiếp . Không những thế Tiếng Việt còn là công cụ chủ yếu để học sinh tiếp tục học các môn học khác và học lên bậc học khác . 
 Trong nội dung của vấn đề tôi nêu ra đây chỉ là một số phương pháp nhằm cho học sinh có kỹ năng hiểu Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt làm công cụ để học tốt các môn học khác ở bậc tiểu học và tiếp tục học lên . Đồng thời sử dụng Tiếng Việt làm công cụ để tư duy , để giao tiếp . 
II. Cơ sở thực tiễn :
Trên cơ sở giảng dạy giáo viên thông thường dựa vào những hiểu biết vốn có của mình kết hợp với các phương pháp nghiệp vụ để chuyển tải nội dung về phân môn Luyện từ và câu . Những chữ , những câu , nghĩa và cấu trúc của nó là những yếu tố phức tạp nhất làm cho người ta thường gặp phải khó khăn khi giải quyết về nội dung . Tất cả ý nghĩa tốt đẹp , sâu xa thì đang ẩn chứa đằng sau mỗi chữ , mỗi câu. Những vẻ đẹp , tình cảm  không hề xuất hiện một cách bộc lộ mà đòi hỏi người học phải biết vận dụng kiến thức đã học để tìm ra ý nghĩa đó . Đó cũng là yêu cầu cơ bản nhất trong phân môn Luyện từ và câu . 
Tóm lại việc rèn luyện để mỗi học sinh nắm bắt về từ ghép , từ láy trong phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng . Nhưng điểm quan tâm nhất hiện nay về phương pháp giảng dạy , ngoài những phương pháp mà nghành giáo dục quy định thì chưa có một giáo viên nào tự tìm tòi những phương pháp mới để dạy phân môn Luyện từ và câu một cách sâu sắc nhất phù hợp với học sinh ở đây .
Ngay khi dạy lớp 4A tôi nhận thấy các em rất yếu trong cách nhận biết và phương pháp tìm từ ghép , từ láy . trong khi đó yêu cầu của SGK là các em phải nắm chắc phương pháp tìm và nhận biết từ ghép , từ láy một cách sâu sắc nhất .
 Tôi được biết đây là một đề tài không mới vì đã có nhiều công trình nghiên cứu của các bậc thầy thuộc lĩnh vực chuyên môn , nhưng tôi vẫn muốn nghiên cứu , tìm hiểu và thông qua trải nghiệm trong thực tế giảng dạy, qua trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm để đưa ra những phương pháp mà theo tôi là tối ưu nhất nhằm hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt được từ ghép, từ láy trong khi học phân môn luyện từ và câu.
 b. thực trạng và giải pháp:
I. thực trạng:
 - Khi dạy bài từ ghép , từ láy của phân môn luyện từ và câu lớp 4 học sinh rất dễ nhận ra đâu là từ ghép , đâu là từ láy đối vối những ví dụ điển hình như : truyện cổ, ông cha, lặng im.tiêu biểu cho từ ghép và tiêu biểu cho từ láy như: thầm thì , chầm chậm , cheo leo,Bên cạnh đó có những từ mà các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm như : tươi tốt , thúng mủng , đi đứng  thì học sinh hay nhầm đó là từ láy. Hay những từ mà khuyết vắng phụ âm đầu như : ủn ỉn, ỏng eo, ỏn ẻn , ọc ạchthì học sinh không cho đó là các từ láy. 
- Trong Tiếng Việt có những trường hợp láy phụ âm đầu nhưng trên dạng thức chữ viết lại được viết bằng những con chữ khác nhau như: cong queo , cuống quýt , kính coong , Học sinh thường xem đây là các từ ghép.
- Một trường hợp mà học sinh thường hay nhầm lẫn nữa là các em cho rằng các từ như : nhân dân , cần mẫn , chuyên chính , là các từ láy ( láy vần và láy âm).
II.nguyên nhân:
 Để học sinh mắc phải những sự nhầm lẫn đáng tiếc đó theo tôi là do những nguyên nhân sau :
 1.Giáo viên chưa xác định rõ mục đích của dạy từ ghép , từ láy ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4 .Giáo viên chỉ dạy theo các ví dụ điển hình ở SGK , chưa nêu ra các trường hợp mà học sinh dễ nhầm lẫn giữa từ ghép và từ láy. 
 2. Học sinh chưa nắm dược khái niệm từ ghép, từ láy để dựa vào đó kết luận một từ là từ ghép hay từ láy.
 Ví dụ : Từ “ thúng mủng” các em thường cho rằng đó là từ láy ( láy vần) hay “ tươi tốt” là từ (láy âm đầu ). Các em chưa biết phân tích nghĩa của các tiếng trong từ : “ thúng” là vật làm bằng tre ,to để đựng lúa ,gạo , “ mủng” là vật được đan bằng tre nhỏ hơn thùng . Như vậy các tiếng trong từ đều có nghĩa và xếp vào loại từ ghép .
 3.Vốn từ của học sinh còn hạn chế , đặc biệt là việc nắm nghĩa của các từ Hán Việt chưa tốt nên khi xác định một từ Hán Việt là từ ghép hay từ láy là rất khó khăn đối với các em .khi gặp những từ xa lạ , các em chưa hiểu nghĩa mà cách giảng nghĩa của giáo viên lai thoát ly văn cảnh hoặc sa vào định nghĩa trừu tượng làm học sinh khó hiểu.
 Ví dụ : Từ “ nhân dân “ học sinh thường cho rằng đây là từ láy( láy vần ân ) nhưng khi phân tích nghĩa của các tiếng trong từ thì đó là từ ghép : “ nhân “ có nghĩa là người , “ dân “ là đông đảo thuộc một tầng lớp bình thường trong xã hội .
 4. Phương pháp truyền tải của một số giáo viên còn cứng nhắc , máy móc , chưa đáp ứng kịp thời về yêu cầu bài dạy.
 * Tóm lại việc các em nắm kiến thức về phân môn Luyện từ và câu chưa chuẩn là do nhiều nguyên nhân . Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do giáo viên chưa phát huy hết khả năng tìm hiểu , đào sâu kiến thức để giảng dạy phân môn Luyện từ và câu và còn ít thời gian nghiên cứu và học tập trong các tiết học ở trường và ở nhà .
III. Các giải pháp thực hiện :
 Qua quá trình dạy tôi đã hiểu được nguyên nhân vì sao học sinh chưa phân biệt được chắc chắn một từ là từ ghép hay từ láy( Trong trường hợp có bộ phận vần hay âm đầu được lặp lại trong một từ ) . Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp các em có được một kiến thức và kỹ năng vững vàng về từ ghép và từ láy. Để từ đó các em làm được các dạng bài tập khác nhau về từ ghép và từ láy.
1. Khảo sát thực tế :
 Sau khi học bài “Từ ghép, từ láy “ tôi thấy hầu hết học sinh chưa xác định được một số từ là từ láy hay từ ghép nên tôi đã cho các em làm một số bài tập để kiểm tra kiến thứ của các em . Các bài tập tôi đưa ra có dạng :
- Phân biệt từ theo cấu tạo qua các từ cho sẵn
- Cho một đoạn văn, yêu cầu các em tìm các từ ghép, từ láy có trong đoạn văn đó.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một số từ ghép , từ láy và gạch chân dưới các từ ghép (một gạch) , dưới các từ láy (hai gạch).
- Kết quả khảo sát ở lớp 4A như sau (Tháng 10-2009)
 Chất lượng 
 Số lượng 22em
 Tỉ lệ%
Giỏi
3
14
Khá
4
18
Trung bình
9
41
Yếu
6
27
2. Phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy dựa vào khái niệm và đặc điểm của từ.
a. Xét mối quan hệ giữa các tiếng trong từ về mặt nghĩa và âm :Từ ghép và từ láy cũng có mối quan hệ gần gũi nhau , đều là từ có hai tiếng trở lên. Từ ghép thì các tiếng trong từ có quan hệ vối nhau về nghĩa . Còn từ láy thì các tiếng trong từ có quan hệ với nhau về âm .Nhưng điều đó chưa thể kết luận được một từ là từ láy hay từ ghép nên ta cần xét về mặt ý nghĩa của mỗi tiếng trong từ . Ta có thể lập bảng sau để giúp học sinh thấy rõ các khả năng có thể xảy ra khi xét mối quan hệ giữa các tiếng trong từ về mặt nghĩa và âm:
 Quan hệ về âm
 Quan hệ về nghĩa
Các tiếng có quan hệ về âm
Các tiếng không có quan hệ về âm
Các tiếng có quan hệ về nghĩa
 N- Â
 N- K.Â
Các tiếng không có quan hệ về nghĩa
 K.N-Â
 K.N- K.Â
 Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy nhóm” N-K.” là các từ ghép , nhóm ‘K.N- ” là các từ láy. Còn nhóm “N-” v ... lạng lách , đìu hiu , tạp nham , gọn lỏn .
 Các từ sau là từ láy : bịn rịn , bồn chốn ,cuồn cuộn , chễm chệ , quần quật
e. Dựa vào nguồn gốc của từ : Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy( láy âm , láy vần , láy toàn bộ ), một phương thức tạo từ của riêng Tiếng Việt . Do đó chúng phải là những từ thuần Việt . Các từ Hán – Việt không phải là từ láy cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.
Ví dụ : linh tinh , mĩ mãn , nhũng nhiễu ,nhã nhặn ,vĩnh viễn ,lẫm liệt ,ngôn ngữ , nhục nhã ,tâm tính ,tinh tú ,tham lam ,náo nức ,hội hoạ , lý lịch , báo cáo ,hải hà , biên niên , bức bách , lí luận , lao lí , biến thiên , ban bố ( vì đó là các từ Hán–Việt).
 Các từ sau sẽ là từ láy : sần sùi , sùng sục , chông chênh ,bấp bênh 
 * Như vậy để biết một từ nào đó có phải là từ láy hay không ta phải chú ý đến quan hệ về âm và về thanh giữa các tiếng . Nếu trường hợp dựa vào âm và thanh mà không xác định được thì ta dựa vào quan hệ về nghĩa của các tiếng đã nhận biết . Để nhận biết từ láy chúng ta cần đến các cách sau :
 + Dựa vào âm : Nếu một từ nào đó mà hai tiếng có phụ âm đầu giống nhau và có phần vần giống nhau hoặc cả âm đầu và vần giống nhau thì đó là từ láy 
 Ví dụ : xấu xa , sáng sủa , chăm chỉ , bùi ngùi đều là từ láy  áp dụng mẹo này sẽ có những lúng túng vì có những từ ghép phụ âm đầu và vần giống nhau một cách ngẫu nhiên như : mồ mả (m-m) , sữa chữa ( ưa- ưa) do đó ta sử dụng khác thanh và nghĩa .
 +Nếu từ nào đó mà hai tiếng có phụ âm đầu hoặc vần giống nhau . Nhưng không có sự hài hoà về thanh điệu ( cùng thanh hoặc cùng nhóm thanh ) thì đó không phải là từ láy . 
 Dùng cách này ta có thể loại trừ những từ như : mồ mả , mệt mỏi , sửa chữa  ra khỏi từ láy . Trong thực tế cũng có những từ ghép nhưng lại có quan hệ về âm và quan hệ về thanh giống như từ láy .
 Ví dụ : giữ gìn , nghỉ ngơi , hỏi han . Nếu dùng hai cách trên sẽ lúng túng thì ta dùng cách nhận biết từ láy bằng quan hệ nghĩa 
 + Quan hệ về nghĩa : Nếu như một từ nào đó mà cả hai tiếng đều có sự hài hoà về âm thanh . Nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó không phải là từ láy .
 Dùng cách này chúng ta loại bỏ những từ như : giữ gìn , nghỉ ngơi , hỏi han  ra khỏi từ láy . Vì gìn có nghĩa là giữ , ngơi có nghĩa là nghỉ , han có nghĩa là hỏi .
 Trên đây là cách nhận biết từ láy , từ ghép mà tôi đã đúc rút từ quá trình dạy học của tôi mong các thầy cô và các em học sinh khi gặp những bài như thế này chúng ta dễ dàng nhận biết .
 3. Thực hành :
 a. Phân tích một số ví dụ mà SGK không nêu ra để học sinh xác định đúng từ ghép , từ láy :
 Trong khi dạy buổi hai hoặc dạy bồi dưỡng về từ láy , giáo viên đưa ra một số từ như “chim chóc, chùa chiền , bầu bạn , bạn bè , (nhóm 1). Các từ : ủn ỉn , im ắng , inh ỏi , ầm ĩ ( Nhóm 2). Các từ kinh coong, máy móc , cuống quýt, cồng kềnh (nhóm3). Cho học sinh xếp các từ đó vào từ ghép hay từ láy .
 Sau đó giáo viên kết luận đó là các từ láy .
-Các từ ở nhóm 1: Ngày nay đa số đông người nói tiếng Việt đều đinh ninh các từ “chim chóc , đất đai , chùa chiền đúng là những từ láy âm khi căn cứ vào diện mạo ngữ âm của chúng(lặp phụ âm đầu ) 
. Nhưng nếu truy ra gốc gác ta sẽ vỡ lẽ rằng đây chỉ là những từ ghép gồm hai tiếng trước kia đều có nghĩa. Có điều tiếng thứ hai trong những từ song tiết này đã bị lớp bụi thời gian làm cho lu mờ hoặc mất hẳn nghĩa . Mặt khác còn bị nghĩa của tiếng đầu lấn át . Chẳng hạn tiếng “chóc” trong ( chim chóc) là mượn của tiếng Tày có nghĩa là “chim sẻ” ; tiếng “đai” trong (đất đai) là mượn của tiếng Khơ Me “đay” có nghĩa là “ đất” .; tiếng “chiền” trong (chùa chiền ) là từ cổ cũng có nghĩa là “chùa” . Những từ này được hình thành do hai từ gần nghĩa hoặc cùng nghĩa kết hợp với nhau mang chung nghĩa khái quát .
 Do hiện tượng mất nghĩa tất yếu dẫn đến chỗ quan hệ ý nghĩa bị lu mờ trong khi quan hệ ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên lại nổi bật thành quan hệ chủ chốt . cho nên những từ đang xét đã chuyển hoá từ kiểu ghép nghĩa sang kiểu láy âm và hiện nay chúng được số đông nhà nghiên cứu coi là từ láy có ý nghĩa khái quát , tuy vẫn còn tác giả gọi nó là từ ghép có ý nghĩa tổng hợp ( hoặc từ ghép mờ nghĩa )
 Lâu nay tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất cấu tạo của các từ này . Có người cho rằng đó là các từ ghép có nghĩa tổng hợp vì nhấn mạnh về đặc trưng ngữ nghĩa của chúng nhưng nếu nhấn mạnh mối quan hệ ngữ âm giữa hai tiếng trong một từ ta có thể coi đây là các từ láy có nghĩa khái quát .
- Trong nhóm từ đó có các từ “ bạn bè , bạn bầu , bầu bạn “ có sách coi đây là các từ ghép tổng hợp . Còn cuốn từ điển “ Từ láy Tiếng Việt “ của viện ngôn ngữ học thì coi các từ trên là từ láy . Điều này khi so sánh với định nghĩa của từ láyta có thể phân tích : Từ “ bạn bè “ có hai tiếng ; các tiếng được lặp lại âm b , “ bạn “ là người quen biết có quan hệ gần gũi , coi nhau ngang hàng do hợp tình hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ , cùng chí hướng , “bè” là nhóm người kết với nhau , thường để làm việc không chính đáng. Vậy “bè” ở đây không có nghĩa phù hợp với “bạn”nên từ bạn bè có nghĩa không rõ ràng . Ta kết luận đây là từ láy có nghĩa khái quát 
- Còn các từ ở nhóm 2 thoạt nhìn và đối chiếu với định nghĩa về từ láy trong SGK Tiếng Việt 4 học sinh sẽ nghĩ các từ trên không phải là từ láy . Nhưng giáo viên phải chỉ ra cho học sinh các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm . Đó là các tiếng trong từ đều vắng khuyết phụ âm đầu .
- Các từ ở nhóm3 là các từ láy nhưng các con chữ được viết dưới dạng khác nhau . Khi nhận diện các từ này ta dễ bị hình thức chữ viết đánh lừa . Vì vậy khi dạy nếu gặp các từ này , giáo viên cần giải thích cho học sinh đây là các từ láy “đặc biệt ”không giống các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm .
 * Trong quá trình dạy giáo viên cần chú trọng giải thích nghĩa của các từ Hán –Việt để học sinh nắm được nghĩa của tiếng , của từ . Từ đó xác định được một từ Hán –Việt nào đó là từ ghép hay từ láy .
Chẳng hạn : Giáo viên đưa ra một số từ như : ban bố , bảo bối ,hoan hỉ , cần mẫn , linh tinh , chân chính , hào hiệpYêu cầu học sinh xếp vào kiểu từ ghép hay từ láy .Sau khi học sinh trả lời giáo viên có thể giúp học sinh phân tích : các từ trên thoạt nhìn có hình thức ngữ âm giống như từ láy nhưng chúng ta cần phân tích nghĩa của các tiếng để kết luận từ đó là từ ghép hay từ láy.
 Ví dụ : “hoan hỉ “ 
 + “hoan “ có nghĩa là vui.
 + “hỉ “ có nghĩa là mừng .
 Vậy hoan hỉ có nghĩa là vui mừng . Ta kết luận đây là từ ghép .
b. Một số dạng bài tập :
 Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo về từ ghép và tư láy tôi đã đưa ra một số dạng bài tập như sau :
-Dạng 1: Cho sẵn các từ yêu cầu xếp mỗi từ vào loại từ láy hay từ ghép .
Ví dụ : Hãy xếp các từ : bộ binh ,châm chước , õng ẹo , ý ới ,êm ái,công kênh , cong queo, bạn bè , bạn học , bạn đường vào hai nhóm : 
 a. Từ ghép b. Từ láy 
-Dạng 2: Tìm các từ láy , từ ghép trong một đoạn văn hay đoạn thơ .
Ví dụ : Gạch một gạch dưới các từ ghép , hai gạch dưới các từ láy trong khổ thơ sau : Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh 
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh 
 Tố Hữu 
-Dạng 3: Cho sẵn một tiếng , yêu cầu học sinh tìm từ láy , từ ghép có tiếng gốc đó .
 Ví dụ : Dựa vào tiếng gốc sau đây hãy tạo ra các từ ghép , từ láy :
 vui, nhỏ , xanh , mềm .
 IV. KếT QUả ĐạT ĐƯợC
 Qua quá trình hướng dẫn học sinh những phương pháp phân biệt từ ghép , từ láy như trên , tôi thấy các em hoạt động tích cực , có tiến bộ rệt , có hứng thú học tập và yêu thích giờ học Luyện từ và câu hơn.
 Qua khảo sát chất lượng cối năm ở lớp 4A thu được kết quả như sau :
Chất lượng
Số lượng /22em
Tỉ lệ %
Giỏi
5
23
Khá
6
 27
Trung bình
10
 45
Yếu
1
 5
Đối chiếu với khảo sát đầu năm :
Giỏi :Tăng 2em Tăng 9%
Khá : Tăng 2em Tăng 9%
TB : Tăng 1em Tăng 4%
Yếu : Giảm 5 em Giảm 22%
 c. kết luận –kiến nghị
 I. Kết luận:
 Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau : 
Để dạy tốt kiến thức về từ ghép , từ láy cho học sinh ,giáo viên cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau :
1. Nghiên cứu bài dạy , tài liệu về từ ghép và từ láy để nắm chắc kiến thức, không lúng túng khi giúp học sinh xác định một từ là từ ghép hay từ láy .
2. Giáo viên cần phải xác định được việc dạy từ ghép , từ láy ở lớp 4 là dạy cái gì ?Dạy như thế nào ? Những kiến thức nào cần cung cấp cho học sinh?
3. Khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về từ ghép và từ láy .Cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa cấu tạo từ và nghĩa của chúng . Không đưa ra các ví dụ không điển hình .
4. Bổ sung thêm dấu hiệu nhận biết : Giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về âm thì đó là từ láy , giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về nghĩa thì đó là từ ghép . Giữa các tiếng có quan hệ cả về âm thì ưu tiên về nghĩa .
5. Không bỏ sót các từ láy vắng khuyết phụ âm đầu và trường hợp phụ âm đầu được viết dưới các con chữ khác nhau.
6 . Cần thận trọng khi xét về từ Hán – Việt.
7 . Khi hướng dẫn học sinh các phương pháp phân biệt từ ghép , từ láy : sau mỗi phương pháp giáo viên cần lấy ví dụ minh hoạ và đưa ra các bài tập nhanh để học sinh luyện tập nắm vững kiến thức lý thuyết .
8 . Học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc , tích cực trong vịêc khám phá, nắm bắt tri thức .
 Nếu chúng ta thực hiện tốt những điều trên tôi tin chắc rằng kết quả học tập của học sinh sẽ đạt được ở mức độ cao nhất .
 II. kiến nghị đề xuất:
 Thông tin về phương pháp dạy học luôn có sự thay đổi , nên các thư viện cần cập nhật kịp thời các tài liệu về chuyên môn để giáo viên và học sinh đọc và tham khảo thêm . Những sáng kiến kinh nghiệm hay cần tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm trong tổ, trong trường . Nếu thấy phù hợp thì đưa ra phổ biến rộng rãi để áp dụng vào thực tế giảng dạy .
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi khi dạy về từ ghép , từ láy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và học hỏi trao đổi với bạn bè đồng nghiệp .Tôi đã mạnh dạn viết ra dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm . Đây là một phần nhỏ đóng góp của tôi vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những ý kiến chủ quan nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học cũng như sự chia sẽ kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp 
 Xin chân thành cảm ơn./.
 Tháng 4/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docsangkien kinh nghiem.doc