Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

 Lí do chọn đề tài:

Chúng ta đã biết rằng hiện nay đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong năm 2007 nước ta gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO cho nên đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cao, chuyên môn nghiệp vụ phải tốt năng động sáng tạo trong công việc và phải tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm cải thiện giảm bớt sức lực của người lao động nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm mang lại lợi nhuận cho con người trong việc phát triển kinh tế nâng cao cuộc sống.chính vì thế nghị quyết TW IV đã bàn về việc “ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ỏ tất cả các cấp học và bậc học”. Cần áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại mang tính khoa học để bồi dưỡng học sinh có năng lực sáng tạo trong công việc, giải quyết tốt mọi vấn đề diễn ra thường ngày cũng như các tình huống đặc biệt.

Cho nên việc dạy và học trong nhà trường ở các cấp học nói chung và trường tiểu học nói riêng quả là một vấn đề nan giải cần phải bàn, đây là những nỗi trăn trở không chỉ có các thầy cô trực tiếp đứng trên bụt giảng mà là những suy nghĩ của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội. Việc học tập trong nhà trường đi đôi với trách nhiệm vai trò người thầy là hướng dẫn học sinh tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp các câu hỏi, biết xử lý các tình huống, biết làm việc cá nhân với bạn, với thầy, với tập thể trong lớp, trong trường, biết chuyển hoá quá trình học ở trường thành quá trình tự học, tự rèn, tự đánh giá theo mục tiêu xu hướng đào tạo, cải cách giáo dục trong thời đại hiện nay sánh vai với các nền văn hoá, phát triển kinh tế, công nghệ thông tin của các nước trên thế giới .

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cho nên việc học không phải dành riêng cho các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà ngay cả các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, kĩ sư, bác sĩ và cả những người dân lao động. Đặc biệt là những người tạo ra của cải, vật chất nuôi sống con người đó là nông dân. Những người lao động trí óc cũng phải học phấn đấu không ngừng trong suốc cuộc đời.

Đối với mỗi chúng ta là cha mẹ đều mong muốn con em mình được đến trường học tập trở thàng những đứa con ngoan, trò giỏi. Nhưng không phải học sinh nào cũng có cá tính, sự nhận thức giống nhau, sự hiểu biết giống nhau. Nên bên cạng những học sinh ngoan ngoãn, học giỏi vẫn còn có những học sinh chậm tiến.

Ở các trường học nói chung, các trường tiểu học nói riêng học sinh chậm tiến chiếm tỉ lệ không nhỏ trong một lớp, trong cả một trường. đặc biệt học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tiểu số Đây là những nổi bâng khuân trăn trở của các thầy giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn và ban giám hiệu từng bước tiếp cận, xâm nhập vào thực tiển cùng các em khắc phục những khuyết điểm còn tồn đọng để có những kết quả cao trong một năm học và cả một chặn đường gian nan mà các em đang tiếp bước.

 

doc 13 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1592Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
 	Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đã biết rằng hiện nay đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong năm 2007 nước ta gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO cho nên đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cao, chuyên môn nghiệp vụ phải tốt năng động sáng tạo trong công việc và phải tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm cải thiện giảm bớt sức lực của người lao động nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm mang lại lợi nhuận cho con người trong việc phát triển kinh tế nâng cao cuộc sống.chính vì thế nghị quyết TW IV đã bàn về việc “ tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ỏ tất cả các cấp học và bậc học”. Cần áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại mang tính khoa học để bồi dưỡng học sinh có năng lực sáng tạo trong công việc, giải quyết tốt mọi vấn đề diễn ra thường ngày cũng như các tình huống đặc biệt.
Cho nên việc dạy và học trong nhà trường ở các cấp học nói chung và trường tiểu học nói riêng quả là một vấn đề nan giải cần phải bàn, đây là những nỗi trăn trở không chỉ có các thầy cô trực tiếp đứng trên bụt giảng mà là những suy nghĩ của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội. Việc học tập trong nhà trường đi đôi với trách nhiệm vai trò người thầy là hướng dẫn học sinh tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp các câu hỏi, biết xử lý các tình huống, biết làm việc cá nhân với bạn, với thầy, với tập thể trong lớp, trong trường, biết chuyển hoá quá trình học ở trường thành quá trình tự học, tự rèn, tự đánh giá theo mục tiêu xu hướng đào tạo, cải cách giáo dục trong thời đại hiện nay sánh vai với các nền văn hoá, phát triển kinh tế, công nghệ thông tin của các nước trên thế giới .
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cho nên việc học không phải dành riêng cho các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà ngay cả các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, kĩ sư, bác sĩ và cả những người dân lao động. Đặc biệt là những người tạo ra của cải, vật chất nuôi sống con người đó là nông dân. Những người lao động trí óc cũng phải học phấn đấu không ngừng trong suốc cuộc đời. 
Đối với mỗi chúng ta là cha mẹ đều mong muốn con em mình được đến trường học tập trở thàng những đứa con ngoan, trò giỏi. Nhưng không phải học sinh nào cũng có cá tính, sự nhận thức giống nhau, sự hiểu biết giống nhau. Nên bên cạng những học sinh ngoan ngoãn, học giỏi vẫn còn có những học sinh chậm tiến.
Ở các trường học nói chung, các trường tiểu học nói riêng học sinh chậm tiến chiếm tỉ lệ không nhỏ trong một lớp, trong cả một trường. đặc biệt học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tiểu sốĐây là những nổi bâng khuân trăn trở của các thầy giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn và ban giám hiệu từng bước tiếp cận, xâm nhập vào thực tiển cùng các em khắc phục những khuyết điểm còn tồn đọng để có những kết quả cao trong một năm học và cả một chặn đường gian nan mà các em đang tiếp bước.
Trong năm học 2007-2008 đồng chí phó thủ tướng chính phủ, kiêm bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã họp bàn về việc “ khắc phục tình trạng học sinh cá biệt, học sinh ngồi nhầm lớp”. Đây không chỉ là tồn đọng trong năm vừa qua mà nó diễn ra từ nhiều năm trước, do vậy, vấn đề học sinh chậm tiến, học sing cá biệt hiện nay không còn là mới mẽ và đơn giản, hầu hết ở các trường tiểu học thì những học sinh này gây ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền đạt kiến thức đồng loạt đến từng học sinh vì lứa tuổi học sinh tiểu học hay bắt chước làm theo và muốn gây sự chú ý của người khác , chưa ý thức được bản thân. 
Bởi vậy các em rất dễ mắc những sai lầm khuyết điểm từ việc nhận thức tầm quan trọng trong việc giáo dục học sinh cá biệt ở thời đại hiện nay , bản thân tôi đã nhiều năm đứng trên bục giảng và dạy ở vùng khó khăn , vùng dân tộc thiểu số nên tôi quyết định chọn đề tài này “Phương pháp Giáo dục học sinh cá biệt” . 
Trong những năm gần đây được sự quan tâm sâu sắc của của các cấp uỷ đảng , nhất là nghành giáo dục đã có bước đi đúng đắn trong việc cải cách giáo dục ở các trường học về mọi phương diện: hình thức tổ chức, nội dung tổ chức cũng như việc thực thi nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh ngồi nhầm lớp, bệnh thành tích trong giáo giục và học sinh cá biệt. Vì thế trách nhiệm của giáo viên đứng lớp rất khó khăn phải hoà nhập, hoá thân vào đối tượng đi sâu vào thực tế.
 Bản thân tôi và các anh chị em đồng nghiệp rất băn khoăn suy nghĩ nhưng chưa tìm ra lối đi đúng đắn thiết thực. Nên tôi chọn đề tài “Phương pháp Giáo dục học sinh cá biệt”. Về mặt nề nếp và học tập của học sinh để nghiên cứu hai em học sinh người dân tộc thiểu số .
Đây là một đề tài mới mẻ trong việc “Giáo dục học sinh cá biệt” hiện nay cũng chưa được quan tâm nếu cứ để các thế hệ từ năm này qua năm khác thì gây khó khăn trong việc quản lý, giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến xã hội .
B / PHẦN NỘI DUNG :
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dựa trên thực tế ở trường tiểu học tôi đang công tác và qua các thông tin đại chúng nên tôi chọn tôi chọn đối tượng học sinh lớp 2 vấn đề tôi chọn đề tài là: “phương pháp Giáo dục học sinh cá biệt” về mặt nề nếp và học tập của học sinh để nghiên cứu đối với học sinh cá biệt tôi cần dựa trên một số cơ sở sau:
 	+ Nắm bắt qua các thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí)
+ Các đối tượng học sinh trùng hợp với học sinh của tôi.
+ Nghiên cứu qua sổ sách ( sổ chủ nhiệm của giáo viên năm trước, sách vở của học sinh)
+ Quan sát học sinh trong giờ học và các hoạt động khác.
+ Nói chuyện tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và những người có liên quan như: Cha, mẹ, anh chị em, bạn bè và những người xung quanh.
Để nghiên cứu đối tượng học sinh chậm tiến thì chúng ta cần phải chú tâm đến một số công việc thực hiện của học sinh trong các nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp đề ra. Đây là những nền nếp, việc làm cụ thể hàng ngày các em đến trường trực tiếp, tiếp xúc và thực hiện những biểu hiện cụ thể trong giờ học, giờ ra chơi hay các buổi học ngoại khoá.
 Nhìn chung những học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến thường xảy ra đối với các em học sinh ở bậc tiểu học. Những biểu hiện và việc làm cuả học sinh rất đa dạng khác nhau chúng ta khó có thể kiểm soát và lường trước mọi vấn đề cũng như sự việc xảy ra ở trường học hoặc ở gia đình nơi các em sinh sống.
Nguyên nhân của sự chậm tiến đối với học sinh các biệt, những học sinh này lớn hơn 2 – 3 tuổi so với học sinh đúng độ tuổi các em học rất yếu do không có ý thức nên tỏ ra chán nản bỏ mặc công việc học tập, không lo lắng việc học hành hàng ngày ở lớp cũng như ở trường mà thầy cô giáo giao bài. Ở trên lớp tâm lý các em không thoải mái nên không chú ý và học, ít khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, gọi thì mới đứng lên trả lời qua loa, nói nhỏ, đứng không nghiêm túc lễ phép ngồi học còn hay nói chuyện trêu trọc bạn bè. Đôi khi các em còn hay nghỉ học không lý do, nghỉ một buổi hay nhiều buổi liên tiếp có khi đi học mà không tới lớp, tổ chức một đám bạn đã bỏ học để đi chơi. Chính vì những biểu hiện trên đã làm cho các em xa lánh bạn bè trong lớp, trong trường và các thầy cô giáo, mặt khác đối tượng của tôi là học sinh dân tộc thiểu số nên các em dể bị lôi kéo bởi các phần tử xấu như người lớn và các bạn đã bỏ học. Độ tuổi những học sinh này so với trong lớp thì không đồng đều nên các em rất ít chơi với các bạn trong lớp. Các em nghỉ với lý do không chính đáng như: Ở nhà đi chơi hoặc đi rẫy với bố mẹ, sự rủ rê của bạn bè
Chương 2: NỘI DUNG NGUYÊN CỨU
Để giáo dục một số học sinh cá biệt thì cần phải lựa chọn và kết hợp một số mặt giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội.
2.1. Gia đình:
 Là một tế bào sống của xã hội là điểm tựa vững chắc để các em bước vào đời thành những chủ nhân tương lai của đất nước, người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, nếu trong một gia đình có sự quan tâm đúng đắn, dạy dỗ con cái theo nền nếp gia giáo theo bề bậc kính trên nhường dưới thì trở thành một gia đình đầm ấm hạnh phúc con cái ngoan ngoãn biết vâng lời ông bà, cha mẹ biết tự làm những việc đơn giản như: tắm giặt, lau nhà, trông em hoặc nấu cơm trong lúc bố mẹ đi vắng đó là những việc tuy đơn giản nhưng cha mẹ muốn rèn dũa con cái, tập cho con biết làm những việc trong gia đình và ngây cả những việc ngoài xã hội. Mặc khác nếu trong một gia đình bố mẹ thường xuyên bất hoà cãi nhau, đánh chửi nhau thì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bất hòa giữa bố mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, tiếp thu những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội nhanh gấp bội lần sự giáo dục phẩm chất đạo đức của cha mẹ và thầy cô giáo.
Ngoài những trường hợp trên hiện nay phần đông các gia đình làm nghề nông bố mạ đi rẫy suốt ngày thậm chí đi làm xa cả một tuần mới về, việc quản lí con cái trong lúc này dường như bỏ không mặc kệ cho con muốn ăn uống sinh hoạt học hành nên việc tiếp xúc với các tệ nạn xã hội khó có thể lường trứơc được không chỉ những gia đình ít con mà cả các gia đình đông con lại càng vất vả.
 *Giải pháp: 
	Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lí con em lấy những tấm gương sáng để giáo dục rèn cho các em có ý thức tự lập bản thân sống trong một gia đình.
 	+ Nắm vững tâm lý lứa tuổi của các em để có biện pháp giáo dục không nên sử dụng một số hình thức giáo dục như: đánh đập, chửi rủa, xúc phạm đến nhân phẩnm cử các em.
 	+ Dành thời gian đến việc học hành, đáp ứng một số nhu cầu thiết thực: Mua sắm đồ dùng học tập, không nên cho tiền tiêu sài ăn hàng lãng phí làm cho các em có tính xấu.
 	+ Thường xuyên kết hợp vói nhà trường để nắm bắt lực học, cá tính của các em luôn tạo cho các em tâm lí vui tươi thoải mái và dành nhiều thời gian gần gũi giúp các em có thêm nghị lực phấn đấu trong học tập.
2. 2. Nhà trường
Là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là cha mẹ đỡ đầu giúp các em có vốn tri thức sự hiểu biết trong cuộc sống xã hội, mối quan hệ thường ngày. Hiện nay đảng và nhà nước rất quan tâm chăm lo tới nền giáo dục “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” theo lời căn dặn của Hồ chủ tịch đó là những thế hệ tương lai mầm xanh của đất nước. Vì thế giáo dục ở các trường học đã có những sự chuyển biến rõ rệt về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, học sinh được thực hành nhiều hơn giúp các em có sự tìm tòi khàm phá, giàu óc sáng tạo trong học tập. 
Bên cạnh hững điểm tốt còn có một số tệ nạn đang được đâỷ lùi đó là bệnh thành tích trong giáo dục hay ngồi nhằm lớp. Nhưnngx học sinh yếu kém , học sinh cá biệt mà chúng ta lại so ngang bằng với học sinh khác thì thiệt thòi về vốn kiến thức, hổng kiến thức sẽ gây cho các em buồn chán đến lớp, đến lớp cho có dẩn đến các em chán nản hay nghỉ học, bỏ học.
 * Giải pháp:
Nhà trường là nơi các em được học tập vui chơi hoà nhập cộng đồng , tự chứng tỏ được năng lực và sự cần cù rèn dũa bản thân , việc giáo dục, xử lí những vi phạm chỉ chỉ là hình thức sơ giản như phạt cảnh cáo trứoc lớp, trường hoặc mời phụ huynh tới trao đổi nhưng đó chỉ là hình thức tạm thờimà có lẽ không mang lại hiệu quả cao.
Bản thân tôi nghĩ rằng, muốn giáo dục một học sinhcá biệt thì chúng ta cần làm một số việc sau:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân của đối tượng.
+ Tiếp xúc gần gũi nắm bắt cá tính của đối tượng
+ Gặp các bạn thân của đối tượng để tìm hiểu
+ Luôn theo dõi sát sao những hành vi việc làm biểu hiện của đối tượng.
+ Cần nắm vững những ưu khuyết điểm của đối tượng.
+ Gặp riêng đối tượng để khuyên giải giáp các em nhận ra được việc mình đã làm đúng hay sai.
Từ những giải pháp tưên sẽ giúp chúng ta cảm hoá được những học sinh hư hỏng trở thành những học sinh ngoan mà chúng ta không cần phải sử dụng những hình thức kỷ luật nào chúng ta không chỉ là những người thầy dạy các em nắm vững kiến thức mà là người cha, mẹ đỡ đầu dạy dỗ các em như con cái trong gia đình giúp các em có ý thức, thái độ phẩm chất đạo đức tốt, hành trang bước vào đời.
2.3. xã hội
Hiện nay đất nước ta đang bước sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng đa ngành nghề nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm giảm bớt sức lao động mở rộng các khu công nghiệp tới các vùng khó khăn, giúp những người nông dân có công ăn việc làm ổn định phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống được cải thiện hơn. Tuy nhiên tệ nạn xã hội đang lan tràn xâm nhâp ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lứa tuổi khác nhau trong đó lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ khá cao. 
Ở địa phương tôi đang sinh sống là một địa bàn rộng và phức tạp là điểm cuối cuả tỉnh. Có thể nói đây là điểm nối của các tệ nạn xã hội màg kẻ xấu thường xâm nhập vào như nghiện hút ma tuý, gái mại dâm, cờ bạc, rựơu chèMột số phần tử xấu nước ngoài dụ dỗ một số người dân tộc kích động gây rối trật tự trị an diễn ra thường ngày, một số người còn tiếp tay cho kẻ xấu mua chuộc lôi kéo các đối tượng khác. Đặc biệt những nạn nhân bị ô nhiễm, đua đòi thói hư tật xấu đó là những học sinh đang trong lúa tuổi phát triển, học đòi, tập làm người lớn nhưng chưa ý thức được việc làm của mình đúng hay sai.Nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự của toàn xã hội nói chung và trật tự địa phương nói riêng. Vì thế bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường cũng xem đây là một phần trách nhiệm của mình để giáo dục các em trở thành những người con ngoan trò giỏi, có ích cho xã hội. đó là những điều chúng tôi buâng khuân nhất.
*giải pháp
+ Toàn xã hội cần phải thực sự quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa đối với thế hệ trẻ theo lời của Hồ Chí Minh đã căn dặn.
+ Cần xoá bỏ một số tệ nạn trên địa bàn , các cơ quan chức năng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ chức trách của mình để giáp các em tránh xa và hiểu biết sâu rộng hơn những tệ nạn xã hội đang lan ràn xâm nhập vào nhà trường.
+ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, thành lập các câu lạc bộ “ giúp bạn vượt khó”, “nói không với các tệ nạn”Giúp các em có tầm hiểu biết về tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến phẩm chất đạo đức lối sống của các em sau này.
+ Giúp các em nhận ra được hành vi đúng sai từ đó giáo dục thái độ và ý thức những việc làm để hoàn thiện nhân cách phẩm chất của mình và là người có ích cho gia đình và xã hội. 
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Để giáo dục học hinh cá biệt thì chúng ta cần phải cá ba vấn đề: gia đình – nhà trường– xã hội đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội giúp các em có lối sống đạo đức tốt biết coi trọng, kính trọng những người sinh ra các em, thầy cô giáo, những người thân cận lúc buồn vui biết nhận ra những việc làm đã làm đúng hay sai luôn lắng nghe những chỉ bảo ân cần của người lớn, biết nói lời hay làm việc tốt, phân biệt và nhìn nhân về xã hội cần lên án và có chung tiếng nói đẩy lùi những mặt xấu của xã hội tại ra môi trường trong sạch đáp ứng nhu cầu thích nghi lứa tuổi hồn nhiên trong trắng của các em. Việc này gánh nặng trên vai và ý thức trách nhiệm của thầy cô giáo cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu” thầy cô giáo là người cheo thuyền giúp các em có ý trí nghị lực hàng trang những tri thức để sang đến bờ bên kia của cuộc đời. Chúng ta làm được những việc trên thì sẽ tạo nên bầu không khí trong lành không bị ô nhiểm một đất nước văn minh và giầu đẹp sánh vai với các nước trên thế giới.
Như vậy từ việc nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của người giáo viên sống trong đất nước yên bình thời kì công nghiệp hoá phát triển công nghệ thông tin bản thân tôi luôn ý thức rõ vai trò của mình luôn khao khát những tinh hoa sự hiểu biết của xã hội để giảng dậy cho các em am hiểu hơn về cuộc sống con người Việc Nam. Từ việc yêu nghề mến trẻ với lớp lớp thế hệ học trò đang ngày đêm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đem vốn tri thức đã học từ ở trường để xây dựng quê hương đất nước. tôi rất tự hào về việc làm của mình dám sâm nhập vào thực tế.
Tiếp xúc nhiều đối tượng và có đựơc một kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công tác giảng dạy giáo dục học sinh cá biệt. Vì thế, thời gian gần đây tôi đã giáo dục và giúp đỡ được 2 em học sinh, từ những thói hư tật xấu nghỉ học thường xuyên hay đua đòi chơi bời với bạn bè trong các Boon trở thành học sinh khá giỏi của lớp, qua việc cảm hoá học sinh cá biệt bản thân tôi cần phải nỗ lực hơn nữa nêu cao tinh thần trách nhiệm,sáng suốt, linh hoạt trong giáo dục học sinh cá biệt.
C. KẾT LUẬN CHUNG:
Để giữ vững vai trò và ý thức trách nhiệm của người thầy đứng trên bụt giảng với những học sinh thân yêu ở vùng 3, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, đang tộc thiểu số, đang sinh sống thì là một quá trình tìm tòi học hỏi đi sâu vào thực tế không quản ngại khó khăn bởi vì học sinh ở đây các em sống với gia đình ở rẫy nương nên việc đi lại đối với giáo viên trao đổi tình hình học tập của các em thì gặp rất nhiều khó khăn lúc này đòi hỏi có sự chờ đợi, kiên trì của người thầy.
Gặp trực tiếp gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đến các em nghỉ học, học kém hơn các bạn. 
Có hướng cùng gia đình khắc phục giúp các em đi học đều đặn yêu trường, yêu lớp, kính thầy yêu bạn, tốt hơn trước.
Luôn gần gũi với các em tạo tâm lý thoải mái có hứng thú học tập trong quá trình giảng dạy tôi luôn coi trọng các em và chỉ bảo cho các em từng con chữ và phép tính, xoá bỏ mọi mặc cảm của các em.
Luôn có hình thức khen thưởng động viên kịp thời giúp các em có ý chí trong học tập kết hợp với gia đình của các em để giáo dục uốn nắn.
Từ những khó khăn cảm hoá giáo dục học sinh cá biệt mà bản thân tôi đã mất một thời gian khá dài dày công suy nghĩ tìm tòi ra hướng giải quyết để đưa các em hoà nhập với cộng đồng, không mặc cảm mình học yếu hay lớn tuổi. ăn mặc sang trọng hay lượm thượm khi tới lớp.
Đối tượng nghiên cứu học sinh cá biệt, theo tôi nghĩ đây là một việc làm thiết thực mang đầy tính nhân văn phẩm chất cao đẹp của người giáo viên nhân dân có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh dân tộc ở các vùng khó khăn. Thông qua việc làm của bản thân tôi giúp đỡ học sinh cá biệt ở vùng dân tộc thiểu số cần có sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, các cơ quan đoàn thể tạo mọi điều kiện giúp đỡ mà mọi phương diện như: Điện, Đường, Trường, Trạm và chăm lo phát triển kinh tế của nhân dân tăng cường công tác tuyên truyền về mọi hoạt động của xã hội có chế độ đãi ngộ đối với người dân tộc, giúp họ có đời sống ổn định hơn không sống theo lối du canh du cư, cần ổn định sinh sống đồng thời giúp họ có sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật đối với cây trồng vật nuôi.
Đảng và nhà nước củng cần chăm lo hơn nữa đến đời sống cán bộ giáo viên công nhân viên để họ ổn định công tác yêu trường yêu lớp sống gắn bó trên mảnh đất quê hương thân yêu, xây dựng và trang bị cho các thế hệ tương lai những mầm xanh của đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Trên đây là nhưng suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân tôi rất mong được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, của các anh chị và các bạn đồng nghiệp để tôi hòn thành tốt mọi nhiệm vụ mà ngành giáo dục giáo cho. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM
ĐOÀN VĂN PHÚC
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHOÁ
Đăk Lăk, 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docSang Kien.doc