Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lời mở đầu:

Phân môn Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học, vì môn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân môn tiếp cận ( Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu).

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 683Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - đặt vấn đề 
1.Lời mở đầu:
Phân môn Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học, vì môn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống  giáo dục tình cảm thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân môn tiếp cận ( Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu). 
Thực chất của vấn đề cảm thụ văn học ở nhà trường là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh bằng văn học. Khâu rèn đọc và khâu cảm thụ văn học là hai vấn đề quan trọng nhất trong tiết dạy tập đọc, luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Đọc trôi chảy, mạch lạc giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, và ngược lại, học sinh cảm thụ được bài văn thông qua phần đọc trôi chảy, mạch lạc. Có đọc đúng, đọc trôi chảy thì học sinh mới học tốt các phân môn còn lại của bộ môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học ở bậc tiểu học nói chung. Có thể nói phân môn Tập đọc là một trong những phân môn quan trọng mà không một học sinh tiểu học nào dễ dàng bỏ qua. Vì vậy mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2.Thực trạng của vấn đề 
Năm học 2008- 2009, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy môn Toán, Tiếng Việt lớp 3A. Đây là lớp học có độ tuổi đồng đều. Tổng số học sinh là 22 em , diện chính sách không có, diện có hoàn cảnh khó khăn 1 em .
Qua khảo sát thực tế đầu năm học, tôi nhận thấy việc đọc của học sinh còn nhiều hạn chế: đọc chậm, vừa nhẩm vừa đọc, phát âm chưa chuẩn, đọc chưa trôi chảy, chưa lưu loát. Trong đó, việc phát âm chưa chuẩn một số từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai là tình trạng phổ biến nhất. Đó là những tình trạng còn tồn tại đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm biện pháp khắc phục.
3.Qua tìm hiểu và kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy tình trạng này xảy ra bởi do những nguyên nhân sau: 
- Học sinh ham chơi hơn ham học, chưa có thái độ học tập đúng đắn., chưa chịu khó học tập.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, chưa có ý thức tự rèn đọc.
- Giáo viên chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp những học sinh học yếu thiếu thường xuyên và chưa kiên trì.
- Phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở thường xuyên việc học của con em mình.
 - Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngôn ngữ riêng của địa phương, và "Cái phương ngữ " đó được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp ( nói và viết) , khiến người đọc, người nghe khó hiểu. Trong khi những người gần gũi với các em, tiếp xúc với các em hằng ngày như ông, bà, cha , mẹ, anh , chị,  của các em cũng nói sai. Khi đến trường, nơi các em học tập, nhận thức ghi nhớ lại cũng có không ít giáo viên phát âm sai ( do phương ngữ) . Vì thế, một số em còn đọc sai là lẽ đương nhiên.
 II- Giải PHáP THựC HIệN:
1.Khảo sát số liệu cụ thể:
Qua khảo sát bài Tập đọc “ Cậu bé thông minh” của lớp 3A ngày 25 tháng 8 năm 2009, tôi thu được kết quả như sau:
* Ưu điểm: 
- Nhiều học sinh đọc đúng, trôi chảy, to, rõ ràng.
- Một số em đã biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm tự. 
* Hạn chế: 
- Một số em đọc còn chậm, vừa nhẫm vừa đọc, còn ê a, ngắc ngứ: (em Hùng, Hiền, Phương Anh, Huyền). 
- Các em đọc sai các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai. 
- Đa số học sinh chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
*Kết quả cụ thể:
- Điểm 10: không có
- Điểm 9: 2 em ( Phạm Minh Anh, Hoàng Y)
- Điểm 8: 4 em ( Yến, Hương, Thảo, Việt)
- Điểm 7: 6 em ( Đạt, Lê Y, Nguyễn Minh Anh, Dương, Lâm, Khánh)
- Điểm 6: 6 em ( Bình, Hiếu, Vinh, Nhật, Thắng, Vi)
- Điểm 5: 3 em ( Hiền, Hùng, Huyền) 
- Điểm 4: 1 em ( Phương Anh)
 2. Các biện pháp thực hiện:
 - Trước tiên, tôi phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ của từng em, và thu được kết quả như đã nêu ở phần trên. 
- Để chuẩn bị kĩ việc rèn đọc cho học sinh , bản thân tôi đã kiên trì phấn đấu để thực hiện tốt các mặt như: Đọc mẫu thật diễn cảm, biết "nghe" và "phát hiện " để nhận xét, uốn nắm và hướng dẫn các em đọc đúng. 
- Có những biện pháp gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn. 
Để từ đó các em có khả năng đọc đúng , trôi chảy và lưu loát ( thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc) , có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ( thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết) .
Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu sắc nhất , tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.
Trong tiết dạy Tập đọc, học thuộc lòng, tôi thường chọn những tiếng, từ học sinh hay phát âm sai để hướng dẫn học sinh đọc luyện tiếng khó. Với những tiếng đọc sai do phương ngữ, tôi thường đọc mẫu một đến hai lần, thậm chí tôi còn đọc mẫu nhiều lần, rồi cho học sinh đọc lại. Nếu học sinh đọc không được, tôi lại phải hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.
Ví dụ: Khi đọc các từ: "nhuần nhuyễn" , "trời chuyển tiết" tôi hướng dẫn các em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong lưỡi, tiếng nào đọc phải tròn môi. Với những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phát âm như thế nào ? .
Công việc này quả thật công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. 
Để luyện cho học sinh đọc đúng, tương đối chuẩn không phải chỉ trong một số tiết là xong, mà có khi phải thực hiện trong cả một học kỳ hoặc cả một năm học. 
Về hoạt động nối tiếp của kế hoạch bài dạy ở tiết tập đọc, học thuộc lòng, tôi thường dự kiến trò chơi đọc đúng, đọc nhanh cho các em luyện tập. Trong các tiết học luyện, tôi còn cho các em sưu tầm, tìm tiếng các em hay đọc sai ( do phương ngữ), các em tự nêu cách khắc phục ở người đọc. Vì vậy học sinh lớp tôi thực hiện phần rèn đọc ở các tiết học rất có hiệu quả , đặc biệt các em rất thích học tiết luyện thêm, thích được chấm điểm thi luyện đọc, thi tổ chức trò chơi trong phần luyện đọc. 
* Đối với các bài thơ 
Mỗi thể thơ có một cách tổ chức ngôn ngữ riêng, một cách đọc riêng. Tôi đã chú ý khai thác các điểm khác nhau của mỗi thể thơ để tìm cách đọc đúng và hay nhất. Khi luyện đọc cho học sinh, tôi hướng dẫn cụ thể cách đọc làm rõ tính cách điệu của thơ mà vẫn giữ nguyên vẻ tự nhiên của giọng đọc, tranh lên bổng, xuống trầm một cách máy móc, giả tạo, cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ, phù hợp với nội dung bài đọc.
Ví dụ
"Về thăm quê ngoại lòng em 
 Thêm yêu cuộc sống, thêm yêu con người 
	 Em ăn hạt gạo lâu rồi, 
 Hôm nay mới gặp những người làm ra.
	 Những người chân đất thật thà,
 Em thương như thể thương bà ngoại em".
	( Về quê ngoại - Sách Tiếng Việt 3 -Tập 1)
* Đối với văn xuôi:
	Thơ phản ảnh hiện thực bằng phương pháp trữ tình, còn văn xuôi phải ánh hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả (ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả). Mà ngôn ngữ của tác giả chính là lời dẫn chuyện, kể, tả, Khi đọc cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể vv. Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với giọng đối thoại ( ngôn ngữ nói) .
	Ví dụ: 
 " Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
 - Bé con đi đâu sớm thế?
 Kim Đồng nói:
 - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
 Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi:
 - Gìa ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!...”
	 (Người liên lạc nhỏ-Sách Tiếng Việt 3- Tập1)
	Để học sinh có cách đọc đúng, đọc hay tôi lưu ý học sinh một số yêu cầu sau: 
	+ Ngắt giọng biểu cảm: 
	Là cách ngắt giọng thiên về tình cảm, về sự rung động nội tâm mà không phụ thuộc vào dấu câu, cách ngắt giọng này phụ thuộc vào tâm hồn người đọc.
	 Ví dụ: 
	"	Rồi người ấy nghẹn ngào: 
	- Mẹ tôi là người miền Trung Bà đã qua đời hơn tám năm rồi. 
	Nói đến đây người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ "
	( Giọng quê hương - Sách Tiếng Việt 3 -Tập 2)
	Ơ đoạn văn này, tôi cho học sinh đọc thể hiện ngắt giọng bằng nội tâm và cảm xúc của riêng mình. Cách ngắt giọng của các em có khác nhau nhưng đều thể hiện nỗi thương nhớ mẹ, yêu quý quê hương của các nhân vật trong bài tập đọc.
	+ Chọn ngữ điệu thích hợp : 
	Tiếng Việt có kho ngữ điệu phong phú và đa dạng. Tôi đã vận dụng điều đó vào đọc đúng, đọc hay bài văn, bài thơ . Đó là sắc thái giọng đọc ( Vui buồn, trang trọng, dịu dàng, hồn nhiên,vv). Đó là tốc độ đọc, cách ngắt giọng, độ mạnh, độ dài của giọng khi đọc.
	Ngoài ra còn dùng nét mặt, ánh mắt, nụ cười và các yếu tố phi ngôn ngữ tác động đến người nghe ( phân môn Kể chuyện) 
	Đặc biệt trong tiết dạy tập đọc, tôi luôn tạo không khí lớp vui tươi, thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng đợi chờ và chú ý khi nghe giáo viên đọc. Ngoài ra, tôi còn chú ý kỹ năng đọc thầm có chất lượng ở học sinh, giao nhiệm vụ đọc và nêu câu hỏi định hướng, hoặc có biện pháp kiểm tra đánh giá cụ thể. Tránh tiến hành qua loa, chiếu lệ.
 Với một số em có thói quen đọc chậm, ê a , ngắc ngứ (em Hùng, Phương Anh, Huyền, Hiền) .Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác ( Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu) 
 Một số em có năng lực đọc còn hạn chế (em Phương Anh, Hùng), tôi đã kiên trì luyện đọc từng bước, kể cả cho các em thực hành nhiều ở tiết luyện nói ( phân môn Tập làm văn).
	Ví dụ: 
	Lúc đầu tôi luyện đọc cho các em từng tiếng mà các em hay đọc sai, sau đó là cả câu, cả đoạn, rồi cả bài. 
 Việc cho các em học sinh thảo luận tập thể, thảo luận nhóm về cách đọc một bài cũng là một việc làm bổ ích, vì phát huy tính tích cực của học sinh . 
	Việc nhận xét cách đọc của bạn cũng là một cách hay để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc.
	Về kỹ thuật đọc và biểu thị tình cảm, tôi để học sinh tự chủ, không áp đặt. Từ những câu phát biểu, đề xướng cách đọc của học sinh, tôi dựa vào đấy rồi sửa chữa và nhắc lại cách đọc để học sinh hiểu, nắm kĩ chính xác cách đọc. 
	Ví dụ: 
	 Em này tôi yêu cầu đọc một đoạn của bài, em khác lại chỉ đọc một tiếng khó hoặc một câu đối thoại. Có khi tôi để các em tự lựa chọn những câu, những đoạn mà em thích nhất và đọc lên.
	Trong khi các em đọc, tôi đã kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học sinh một cách chân thành, cụ thể. Để động viên học sinh đọc tốt, tôi khuyến khích các em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, không rập khuôn, bắt chước giáo viên.
	Giờ tập đọc có thêm yêu cầu đọc thuộc lòng, tôi dành thời gian và khuyến khích học sinh học thuộc, đọc diễn cảm tốt vài câu hoặc một hay hai đoạn tại lớp để gây hứng thú cho việc học sinh học tiếp ở nhà. 
	Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều hình thức ( trên lớp, ở nhà, ngoại khoá).
	- Về hoạt động ngoại khoá: Để thúc đẩy cho việc rèn đọc tốt, tôi đã tổ chức cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong các bài có nhiều nhân vật. 
 3.Các giải pháp bổ trợ:
- Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh , đặc biệt là những em học yếu.
- Giáo viên luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và đồng nghiệp.
- Phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm, động viện các em.
- Học sinh phải nêu cao ý thức tự học, tự rèn, tích cực học tập.
- Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập.
- Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu buổi, các bổi học ngoại khoá có chất lượng: Thi đua nhóm đôi cách đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay các từ ngữ khó.
- Cán bộ phụ trách học tập của lớp phải nhiệt tình, có năng lực để quản lí lớp.
 - Học sinh phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để cùng nhau tiến bộ. 
III. KếT QUả ĐạT ĐƯợC	
Sau gần một năm giảng dạy ở lớp 3A , với những biện pháp nêu trên, việc học của lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong việc đọc và cảm thấy yêu thích phân môn này.
Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh trung bình về phần đọc đã được nâng loại.
Khảo sát bài tập đọc: “ Buổi học thể dục” ngày 30 tháng 3 năm 2009, tôi thu được kết quả như sau:
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh đọc trôi chảy, ngắt nhịp đúng lúc, nhấn giọng đúng chỗ, lên xuống, nhanh chậm tuỳ lúc với bài văn.
- Nhiều em đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai.
- Không còn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ.
- Nhiều em đã biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- Một số em không chỉ đọc trôi chảy, đọc lưu loát mà còn diễn đạt tình ý cơ bản của bài văn bằng giọng đọc có xúc cảm như các em: Phạm Minh Anh, Hoàng Y, Hải Yến)
- Các em đọc thầm nhanh hơn.
* Hạn chế: 
- Bên cạnh đó có một số em tốc độ đọc còn chậm, đôi lúc còn phát âm sai các từ ngữ có âm, vần, thanh khó đọc như các em: Hùng, Huyền, Phương Anh.
- Một số em chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
* Kết quả cụ thể:
- Điểm 10: 2 em (Phạm Minh Anh, Hoàng Y).
- Điểm 9: 6 em (Yến, Hương, Thảo, Việt, Lâm, Khánh).
- Điểm 8 : 7 em (Đạt, Lê Y, Dương, Nguyễn Minh Anh, Vy, Vinh, Nhật).
- Điểm 7: 4 em (Bình, Hiếu, Thắng, Hiền).
- Điểm 6: 3 em (Phương Anh, Hùng, Huyền).
IV.BàI HọC KINH NGHIệM
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng muốn thành công phải luôn kiên trì và bền bỉ tìm mọi cách khắc phục khó khăn thì mới đem đến kết quả tốt, tránh nóng nãy vội vàng.
 Muốn các em học tập đạt kết quả tốt giáo viên phải có năng lực về chuyên môn, có ý thức học hỏi, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ta những phương pháp tối ưu để áp dụng trong giảng dạy.
Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người giáo vien phải mẫu mực, có lòng yêu nghề, mến trẻ, tự nguyện làm mẹ hiền thứ hai ở trường, quan tâm tận tình đến từng học sinh, vừa dạy văn hoá vừa gần gũi chăm sóc theo dõi diễn biến tâm lí của học sinh, xem học sinh như con của mình dể mà dạy dỗ mà giáo dục, giúp các em tiến bộ về mọi mặt.
Giáo viên phải khen thưởng, động viên kịp thời nhằm tạo động lực giúp các em tiến bộ nhanh nhưng phải được thực hiện công bằng và khách quan.
Giáo viên phải hướng cho học sinh tự nhận xét, tự đánh giá, tự học hỏi lẫn nhau như ông cha ta từng dạy: “ Học thầy không tày học bạn”. 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy của mình. Tôi rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Gio Sơn, tháng 4 năm 2009 
XáC NHậN CủA hđkh NHà TRƯờNG Người viết
 Nguyễn Thị Dạn 	

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM REN DOC LOP 3.doc