Căn cứ vào quan điểm giáo dục toàn diện để xây dựng chương trình tiểu học mới. Đó là chương trình tiểu học đáp ứng với mục tiêu giáo dục, tiểu học, dựa trên cơ sở luật giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống, phát triển giá trị mới của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Để thực hiện điều đó, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó giúp học sinh nói và viết đúng tiếng mẹ đẻ. Trong Tiếng Việt phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp nhất so với các phân môn khác. Để thực hiện mục tiêu chương trình tiểu học mới là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (Nghe - nói - đọc - viết) để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Chúng tôi tiếp tục lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng, cơ bản dạy tập làm văn lớp 3 chủ yếu dạy học sinh kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như viết thư, làm đơn, điền vào các giấy tờ cần thiết, phát biểu và điều khiển cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tập thể, làm báo cáo. Đây là nội dung dạy học mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. Sau một thời gian thực hiện chương trình, tôi nhận thấy việc rèn luyện tập làm văn cho học sinh lớp 3 có nhiều thành công nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế. Tuy không đáng kể nhưng nếu không được uốn nắn, sữa chữa kịp thời thì kết quả chất lượng có lẽ không theo ý muốn.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh ham thích học tập làm văn và học đạt kết quả tốt. Đó là điều nan giải đối với bản thân tôi khi được lãnh đạo trường phân công dạy lớp 3 . Từ những băn khoăn, suy nghĩ tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng cách giải quyết của mình bước đầu có hiệu quả. Sau đây là một vài việc nhỏ phần nào đã giúp học sinh đỡ bế tắc khi tiếp thu cái mới, cái bỡ ngỡ ban đầu của phân môn tập làm văn.
Tài liệu đính kèm: