Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh viết đúng

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh viết đúng

kinh nghiệm giảng dạy

 đề tài: rèn luyện học sinh viết đúng chính tả

i. nhận thức vấn đề

 tiếng việt là tiếng nói phổ thông-tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước việt nam. bởi thế, dạy tiếng việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi người. điều tôi chú tâm nhất ở phân môn này là nghĩ đến việc giúp các em nắm vững ngữ pháp và luật chính tả cho rõ ràng.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh viết đúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH MINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THẢNH “A”
Đề tài: RÈN LUYỆN HỌC SINH 
 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Vân
Lớp: Hai 4
Năm học 2005 - 2006
Giáo viên: Thái Thị Ngọc Diệp
Dạy lớp: 3/1
Năm học : 2005 - 2006
Dạy tốt
 Học tốt
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
	Đề tài: RÈN LUYỆN HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
	Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông-tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi người. Điều tôi chú tâm nhất ở phân môn này là nghĩ đến việc giúp các em nắm vững ngữ pháp và luật chính tả cho rõ ràng.
	Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận ra rằng: Nguyên nhân các em còn sai nhiều lỗi chính tả là do: Một số em đọc còn chậm, còn đánh vần nên không thể nào viết chính tả được. Trình độ nhận thức kém nên các em bị ảnh hưởng đến Từ, Tiếng địa phương rất nhiều, từ chỗ nói sai dẫn đến viết sai chính tả. Tôi đã có nhiều suy nghĩ để tìm ra cách giúp các em dần dần viết đúng chính tả.
II. THỰC TRẠNG
	Đầu năm 2005 – 2006, tôi được sự phân công của Ban lãnh đạo nhận lớp 31 có 32 học sinh , trong đó có 19 nữ. Qua thi chất lượng đầu năm của 2 môn Tiếng Việt và Toán, lớp còn một số em viết sai nhiều lỗi chính tả. Bổn phận tôi phải có kế hoạch bồi dưỡng các em đó. Thực trạng của lớp có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:
 1. Thuận lợi:
	- Được Ban giám hiệu trường và các đồng nghiệp chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt tình.
	- Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em.
	- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học được đáp ứng kịp thời.
 2. Khó khăn
	- Phần đông, gia đình học sinh sống bằng nghề nông, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến sự học của con em mình.
	- Ảnh hưởng tiếng địa phương, từ chỗ nói sai dẫn đến viết sai chính tả.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
	- Ngay sau khi nhận lớp, tôi phân loại lớp mình:
	+ Nhóm học sinh viết đúng , nhanh.
	+ Nhóm học sinh viết đúng , chậm.
	+ Nhóm học sinh viết chậm, còn sai nhiều lỗi chính tả.
	- Tôi xếp các em viết đúng, đẹp ngồi gần các em viết sai, viết chậm để giúp đỡ.
	- Mỗi em cần phải có thêm 1 quyển rèn luyện chính tả dùng để viết ở nhà ( lúc họp phụ huynh đầu tiên, tôi đã phổ biến).
	* Phần giáo viên:
	Trước khi viết bài chính tả ở lớp, tôi tranh thủ thời gian 15 phút đầu giờ để kiểm tra quyển “Rèn luyện chính tả” để kịp thời sửa sai. Sau đó, rèn cho các em viết vào bảng con những từ khó viết-Phân tích từ khó-Luyện thật kỹ và chắc để 100% học sinh nắm vững âm vần và viết đúng.
	Sau một bài tập đọc, tôi hướng dẫn cho học sinh về nhà đọc lại đoạn cần viết chính tả rất nhiều lần. Tôi lưu ý một số từ khó viết mà các em dễ viết sai âm đầu, âm cuối, vần, dấu thanh. Tôi hướng dẫn các em viết lại nhiều lần những từ khó để các em nhớ và viết đúng hơn.
	Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp các phân môn khác, nhất là “Luyện Từ và Câu” nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ, xác định tiếng, từ phù hợp với chủ đề đưa ra.
	Ngoài việc kiểm tra 15 phút đầu giờ, vào giờ ra chơi, tôi còn gọi một số em yếu lên kiểm tra, hướng dẫn và sửa lỗi cho các em.
	* Phần học sinh:
	- Lúc đầu, tôi đọc chậm để các em viết đúng và theo kịp với các bạn. Sau đó, tăng dần tốc độ lên.
	- Theo dõi thường xuyên, tôi nhờ em giỏi ngồi gần theo dõi, giúp đỡ. Khi phát hiện bạn sai thì nhắc bạn sửa sai. Từ đó, các em sẽ quen và viết đúng.
	- Còn đối với cả lớp: Tôi thường xuyên nhắc nhỡ và hướng dẫn cho học sinh nắm vững và chắc về luật chính tả.
	+ Luật ghi phụ âm q : Luôn đứng trước vần bắt đầu bằng chữ u: uanh, uân , ue , uat , uăc , uai , uang.
	+ Luật ghi các phụ âm: k , gh , ngh.
	ke	ghe	nghe
	k	kê	gh	ghê	ngh	nghê
	ki	ghi	nghi
	- Còn các nguyên âm còn lại: o , ô , ơ , u , ư không được ghép với k, gh, ngh.
	- Ngoài ra, tôi còn khuyến khích các em đọc báo Nhi Đồng, Thiếu Nhi Dân Tộc và đọc sách trong thư viện lớp, thư viện trường để các em tăng vốn từ, nắm bắt từ khó.
IV. KẾT QUẢ
	* Năm học 2004 – 2005
	- Đầu năm: Môn Chính tả từ trung bình trở lên là: 43,3%, cuối năm đạt 73,3%.
	* Năm học 2005 – 2006:
	- Đầu năm: Môn Chính tả từ trung bình trở lên là 62,5%, cuối học kỳ I đạt 89,6%.
	Với tình hình lớp như trên, tôi phấn đấu cuối năm này, tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp là 90,6%.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	- Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy chính tả, nắm vững yêu cầu kiến thức của bộ môn và uyển chuyển linh hoạt trong giảng dạy từng đối tượng học sinh.
	- Luôn khe ngợi và uốn nắn kịp thời .
	- Gần gũi, quan tâm tới học sinh yếu và phân phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ.
	Giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để không những làm giàu thêm vốn kiến thức và trình độ chuyên môn của mình. Tôi quan niệm rằng hướng dẫn học trò của mình tự rèn luyện chữ viết sao cho đúng mẫu, đúng chính tả , đúng luật để thể hiện “Nét chữ nét người”.

Tài liệu đính kèm:

  • docKNGD VIET DUNG CHINH TA.doc