Sáng kiến kinh nghiệm về: Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm về: Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3

Mục đích giáo dục của nhà trường Tiểu Học là nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động tương lai thông qua 6 môn học bắt buộc và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó tập truung là những phân môn trong Tiếng Việt. Nó khởi đầu giúp cho người đọc thông, viết thạo. Từ đó các em có khả năng lĩnh hội kho tàng tri thức và văn hóa của nhân loại được lưu giữ, thể hiện trong sách, báo, tài liệu. Có thể nói Tiếng việt là môn học công cụ mà trong đó tập đọc là vai trò cơ bản đầu tiên nhờ biết đọc các em mới có được khả năng để học và tiếp thu nội dung các môn học khác. Không những thế, các em còn được bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình thầy, trò, tình yêu quê hương đất nước, biết đọc các văn bản thường nhật, góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người.

Trên cơ sở đọc tốt học sinh mới có thể nói tốt, viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác góp phần hình thành và phát triển các mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ. chính vì vậy mục tiêu “đọc tốt” được coi là mục tiêu hàng đầu của giáo dục Tiểu Học.

 

doc 21 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2152Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm về: Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. đặt vấn đề
I. lời mở đầu
Mục đích giáo dục của nhà trường Tiểu Học là nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách người công dân, người lao động tương lai thông qua 6 môn học bắt buộc và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó tập truung là những phân môn trong Tiếng Việt. Nó khởi đầu giúp cho người đọc thông, viết thạo. Từ đó các em có khả năng lĩnh hội kho tàng tri thức và văn hóa của nhân loại được lưu giữ, thể hiện trong sách, báo, tài liệu. Có thể nói Tiếng việt là môn học công cụ mà trong đó tập đọc là vai trò cơ bản đầu tiên nhờ biết đọc các em mới có được khả năng để học và tiếp thu nội dung các môn học khác. Không những thế, các em còn được bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình thầy, trò, tình yêu quê hương đất nước, biết đọc các văn bản thường nhật, góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người.
Trên cơ sở đọc tốt học sinh mới có thể nói tốt, viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác góp phần hình thành và phát triển các mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ. chính vì vậy mục tiêu “đọc tốt” được coi là mục tiêu hàng đầu của giáo dục Tiểu Học.
Vậy làm thế nào để học sinh đọc tốt, để đạt được điều đó người giáo viên phải thực hiện những vấn đề gì?, học sinh phải làm gì ?. Trăn trở với câu hỏi này qua nhìêu năm giảng dạy từ chương trình cũ đến chương trình mới tôi đã tự suy nghĩ, tìm tòi thử nghiệm và rút ra những kinh nghiệm về “Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3”. Chương trình thay sách.
Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu về phương pháp dạy học trong quy trình dạy học một bài tập đọc nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 phù hợp vơí đối tượng học sinh.
II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1/. Thực trạng:
Ngay từ khi mới nhận lớp, qua những tiết dạy tập đọc tôi đã nhận thấy rằng
hầu như toàn bộ sức lực sự chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát âm làm sao để mình được mọi người chấp nhận là đọc thông thạo, đọc lưu loát. Chính vì vậy khi đọc, HS còn mắc lỗi rất nhiều. Các lỗi HS đọc sai tập trung vào phát âm sai thanh hỏi / thanh ngã, sai âm đầu tr / ch, d / r,... bên cạnh đó còn có các lỗi về ngắt ngỉ, dọng điệu.
Ví dụ: Tôi thích ra lò / gạch chơi trò ú / tim với thằng cu và cái cún / con Bác.
 ( Những chiếc chuông reo. - TV 3 tập 1 )
2/. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Đầu năm, qua việc khảo sátchất lượng giáo dục của 24 em HS lớp 3 C
Kết quả thu được như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
12.5
6
25.0
9
37.5
6
25.0
Nhìn vào bảng số liệu trên thì phần nhiều HS đọc đạt mức độ trung bình. Số HS đọc yếu cũng còn nhiều. Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3.
b. giải quyết vấn đề
i/. các giải pháp thực hiện
1/. Đối với Giáo Viên:
GV hiểu đúng vấn đề đọc, tầm quan trọng của việc rèn đọc trong trường Tiểu Học.
Thế nào là đọc ?
Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết.
Giáo viên phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu của môn tập đọc lớp 3.
Về đọc: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các doạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí...
Đọc thầm: Không máy môi, tốc độ 70 tiếng / phút. Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
Thuộc lòng một số bài thơ trong SGK.
Giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của tập đọc đối với các môn học khác. Trên cơ sở đọc tốt là tiền đề để HS đọc bài học, nắm bắt kiến thức tất cả các môn học còn lại. Cụ thể như học sinh có đọc được đề bài toán, đọc yêu cầu của đề, hiểu rõ yêu cầu của đề thì mới có thể làm được bài.
Bên cạnh đó GV cần nắm vững phương pháp dạy tập đọc,cụ thể là phải biết kết hợp hài hoà giữa việc hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài đọc với việc rèn đọc, không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn hay giờ luyện phát âm. Một yêu cầu nữa đối với GV đó là năng lực tổ chức dạy học, khả năng đọc mẫu cho học sinh điề này rất quan trọng đặc biệt đối với HS Tiểu học 
2/. Đối với học sinh.
Phải có đủ sách giáo khoa Tiếng việt.
Có sự chuẩn bị bài chu đáo và sự tập trung trong học tập.
II. các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Qua việc khảo sát thực trạng chất lượng đọc của học sinh tôi đặt ra hai mục tiêu đó là:
- 100% HS có ý thức phát âm đúng, đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nâng cao tỷ lệ HS đọc hay trên cơ sở những HS đã đọc đúng, phát âm chính xác.
Để đạt được hai mục tiêu trên tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
1/. Nâng cao chất lượng rèn đọc trong giờ tập đọc.
Mục đích cơ bản của một tiết dạy tập đọc ở Tiểu học là rèn kỹ năng đọc cho HS. Ngay khi phần giới thiệu bài, bằng lời lẽ ngắn gọn, tranh ảnh minh hoạ, sách giáo khoa thể hiện nội dung bài, GV phải thu hút được sự chú ý của HS, tạo hứng thú cho HS bước vào giờ học. 
ở bước đọc mẫu: Đọc mẫu là hình thức trực quan sinh động có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho HS luyện đọc. Chính vì thế GV phải đọc như thế nào phải vừa đúng, vừa thu hút HS vào nội dung bài đọc.
Đối với HS lớp 3 sau khi GV đọc mẫu xong thì tổ chức cho HS đọc thăm dò câu.
+ luyện đọc câu.
- Mục đích: Thăm dò để HS tự tìm ra cách đọc.
Phần luyện đọc câu nếu HS còn đọc sai thì khi đọc xong một lượt GV cho HS phát âm lại từ đọc sai rồi gắn từ, tiếng đó với câu, yêu cầu HS đọc lại.
+ Đọc tiếng, từ khó:
Học sinh chủ yếu sai ỏ từ, tiếng mang dấu hỏi, dấu ngã.
Ví dụ: ... lẩm bẩm, bẻ dần, ông tổ....
Giáo viên cần phát âm mẫu, phân tích kỹ các bộ phận kết hợp với nhau khi phát âm ( độ mở của miệng, vị trí của lưỡi, sự kết hợp của lưỡi, răng, môi)
- Khi gọi HS phát âm: Nên gọi 2 – 3 HS phát âm chuẩn.
- Đọc đồng thanh:
- Phần đọc tiếng, từ khó cho HS về nhà luyện đọc nhiều và phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
+ Luyện đọc đoạn trước lớp.
Gọi HS khá giỏi đọc trước (tuỳ từng bài chia đoạn mà gọi số HS đọc nối tiếp). Sau đó gọi HS trung bình, HS yếu. Gọi như vậy để HS khá, gỏi làm mẫu HS trung bình, yếu, kém theo dõi và đọc cho đúng đoạn cần đọc.
Mục đích gúp HS nâng số lượng câu đọc, phần này HS phát hiện ra tiếng, từ khó đọc, khó hiểu.
Nếu là từ khó đọc phạm lỗi chung như tiếng, từ mang thanh hỏi, thanh ngã thì GV lại chữa chung và gọi HS đọc lại cả câu đã chữa từ, tiếng đó. Còn loại từ, tiếng khó hiểu mà HS đọc sai thì làm rõ nghĩa để HS nắm được và từ đó sẽ đọc đúng.
Ví dụ: Dím, cầu vồng. (Ngôi nhà chung - TV3 tập 2).
+ Cách ngắt câu dài trong đoạn văn.
Ví dụ: Thành phố sắp vào thu.// Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ / cho luồng không khí mát dịu buổi sáng. // Trời xanh ngắt trên cao, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố. //.
- Luyện đọc trong nhóm:
Gúp tất cả HS đều đọc được, HS khá, giỏi giúp đỡ HS yếu, kém. Sau
phần HS luyện đọc theo nhóm cho các nhóm thi đọc trước lớp, gúp HS thi đua tạo hứng thú trong giờ tập đọc. Phần này thì tất cả HS đều được làm việc.
Luyện đọc lại: Phần này giúp HS đọc đúng, đọc hay. Để làm được việc nàyGV cần giúp HS chỉ ra được những từ hay, từ chìa khoá, câu hay bao quát nội dung để dạy từ đó HS mới có thể đọc diễn cảm được.
Chẳng hặn trong bài: “Con cò” khi HS tìm được những từ ngữ tả vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng buổi chiều, vẻ đẹp thanh cao của con cò và nhấn dọng ở những từ ngữ đó. Khi đọc cần nhấn dọng ở các từ: là là; nhẹ nhàng; dễ dãi; tự nhiên; thong thả; cất cánh; nhẹ như chẳng ngờ; không gâ
Giọng đọc thể hiện cảm xúc như bài: “Gặp gỡ Lúc- xăm- bua ”. Cách đọc đoạn cuối: “Đến lúc chia tay, dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi / khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.”
Với những bài có dọng đối thoại các nhân vật thì cho HS đọc hết lời thoại của nhân vật, có thể một lời thoại có khoảng từ 3 – 4 câu.
Với những thể thơ khác nhau thì chúng ta phải hướng dẫn HS nắm được nhịp thơ chủ yếu của từng thể thơ, giúp các em đọc cho đúng nhịp.
ở thể thơ 4 chữ thì nhịp chủ yếu là 2/2 thể thơ 5 chữ thì nhịp 2/3, thể thơ 7 chữ nhịp 4/3. Tuy nhiên việc ngắt nhịp thơ phải chú ý cả nội dung và hình thức.
+ Loại bài tập đọc học thuộc lòng:
Giáo viên cần thiết kế các trò chơi để giúp HS tư duy, có hứng thú học tập. Có nhiều hình thức tổ chức trò chơi như : đọc tiếp sức; truyền điện;.... giúp HS rèn luyện nhanh trí, nhận lệnh nhanh khi được đọc tiếp sức cho bạn.
Ví dụ: dạy bài tập đọc học thuộc lòng: “Bàn tay cô giáo – TV3 tập 2”.
Tổ chức trò chơi truyền điện: Một HS trong nhóm đọc khi nghe hiệu lệnh thì lập tức truyền cho người khác, nếu ai không đọc được thì bị mất điện. Hết trò chơi tổng hợp lại xem nhóm nào bị mất điện nhiều thì nhóm đó thua.Giáo viên dựa vào đó đánh giá xếp loại mỗi nhóm. Bài này cũng áp dụng được trò chơi: Đọc tiếp sức.
Tóm lại ở tiết tập đọc (kể cả là văn xuôi, văn bản hay thơ) thì đều phải đảm bảo giúp HS đọc đúng, đọc hay. Với từng đối tượng HS luyện đọc khác nhau, bằng hình thức khác nhau. Song phải chuyển tải, lột tả được nội dung lẫn nghệ thuật của bài đọc đến HS. Hầu hết các từ khó, từ chìa khoá cần được giảng kỹ ở các bài tập đọc là nằm ở lớp từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá.
2. Phối hợp nâng cao chất lượng rèn đọc giữa tập đọc với các môn khác
Tập đọc là môn học công cụ nên hầu hết trong các môn học khác HS đều phải đọc. Chính vì thế, GV có thể hướng dẫn HS luyện đọc ở bất kỳ môn học nào.
Ví dụ: ở phân môn chính tả, đặc biệt là khi làm các bài tập phân biệt x/s ; r/d ; tr/ch ; thanh hỏi; thanh ngã. Khi đó GV vừa cho HS tìm tiếng phân biệt vừa luyện phát âm cho HS. Qua việc phân biệt trên chữ viết, phân biệt về nghĩa sẽ giúp HS đọc đúng. Giữa đọc và viết có liên quan mật thiết với nhau. Việc đọc đúng hỗ trợ rất nhiều cho việc viết đúng và ngược lại. Chính vì thế khi chấm bài chính tả GV chú trọng việc chữa bài thật tỉ mỉ cho HS. Ngoài ra khi dạy các phân môn cũng như môn học khác thì cần sửa chữa kịp thời những lỗi đọc sai cho HS.
Tăng cường cho HS yếu đọc nhiều hơn ở các tiết học. Các hình thức nâng cao chất lượng đọc cho HS rất phong phú, có thể phối hợp được nhiều môn học.
Ví dụ: Phân môn luyện từ và câu, HS t ... xứng, gây khó khăn cho các em khi viết.
Đồ dùng học tập của HS như bảng con chưa đúng kích thước, có bảng đã sử dụng nhiều năm. các em còn sử dụng phấn viết chưa đúng tiêu chuẩn, bút để viết gia đình mua sắm chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến rèn chữ viết cho HS.
V/. giải pháp thực hiện
.
Như vậy, HS lớp 1 viết chữ xấu là do nhiều nguyên nhân tác động. Để cho việc rèn chữ viết cho HS lớp 1 đạt kết quả tốt chúng ta cần có sự tác động đồng thời và thường xuyên giữa GV, gia đình và bản thân HS.
Với những thực trạng và nguyên nhân đã nêu ở tren, bản thân tôi đã công tác được 15 năm trong đó làm GV chủ nhiệm lớp 1 đã 6 năm ỏ trường Tiểu Học Định Công. Trong thời gian qua tôi luôn học hỏi những kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp, những người đi trước. Đặc biệt là số GV dạy giỏi lớp 1 và giáo viên chủ nhiệm lớp 1 lâu năm. Từ đó tôi rút ra một số biện pháp sau đây:
1) Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết:
Cách ngồi viết không những giúp HS viết đúng, viết đẹp mà còn liên quan đén việc phát triển cơ thể của HS. Vì vậy GV cần hướng dẫn HS khi ngồi viết phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25 đến 30 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ cho vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn, bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
Khi viết cần hướng dẫn HS cầm bút và điều khiển bút viết bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu của ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu của ngón tay trái giữa bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu của ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữa bút và điều khiển ngòi buút dịch chuyển khi viết. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay.
Hướng dẫn HS đặt vở khi viết chữ cần phải tuân theo những thao tác sau:
Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 0 (nghiêng về bên phải) Sở dĩ phải đặt vở như vậy là vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ vận động từ trái sang phải.
2) Bồi dưỡng cho HS lòng say mê và quyết tâm rèn luyện chữ viết.
Trong quá trình giảng dạy và rèn chữ viết cho HS lớp 1, tôi thường đan xen kể những câu chuyện rèn chữ viết của người xưa, để kích thích sự tò mò lòng say mê luyện viết chữ đẹp của các em qua những tấm gương rèn chữ viêts như danh nhân Cao Bá Quát để các em thấy: Khi còn ít tuổi chữ rất xấu, nhưng do quyết tâm rèn luyện chữ viết ngày một tiến bộ, sau Cao Bá Quát nổi danh khắp cả nước là một người. “Văn hay, chữ đẹp” hay tấm gương viết và rèn chữ đẹp không những bằng tay mà cả bằng chân của thầy Nguyễn Ngọc Ký. Là một bậc thầy đi trước về viêci rèn chữ cho các em. Từ đó giáo dục cho các em lòng say mê, sự tin tưởng về chữ viết của mình.
3). Chia chữ ra từng loại và rèn luyện dứt điểm.
Nếu cùng một lúc mà GV đòi hỏi HS vết đúng và viết đẹp ngay là điều không thể thực hiện được. Do vậy GV nên định ra mỗi tuần nên rèn luyện một loại chữ nhất định. Khi HS viết đúng loại chữ này rồi thì GV mới chuyển sang rèn luyện loại chữ khác. Giáo viên cần đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể.
Cứ như thế, khi các em viết loại chữ này đẹp rồi chuyển sang loại chữ khác sẽ giúp HS phấn khởi và say mê renf luyện hơn.
Giáo viên căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ cách viết về cách viết chữ cái, cần chia ra các nhóm như sau:
* Nhóm 1: N,M,I, U,Ư, B, R, T ( 8 chữ cái).
Trọng tâm rèn luyện là nét móc, móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu.
Từ những nét cơ bản trên khi HS viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1, GV sẽ dễ dàng hướng dẫn HS viết được các chữ cái khác như: H, B, P, Y, ...
* Nhóm 2: L, B, H, K, Y (5 chữ cái).
Năm chữ cái L,B,H,K,Y đều giống nhau ở một nét cơ bản là nét khuyết nên GV cần lưu ý hướng dẫn thật kỹ và phân tích cho HS thấy được sự giống nhau của chúng, nhờ vậy khi các em tập viết rèn chữ sẽ thuận lợi hơn.
Khi HS viết được các chữ cái ở nhóm 1 và nhóm 2, các em viết các chữ cái khác được dễ dàng hơn.
Đối với lớp 1 GV nên chú ý rèn viết bắt đầu từ nét sổ dọc. Cho HS thực hiện nhiều lần nét sổ dọc, sổ ngang, đến khi các em viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành viết nét khuyết.
* Nhóm 3: O,Ô,Ơ,A,Ă, D,Đ,Q,P,G,C,X,E,Ê,S ( 16 chữ cái)
Muốn dạy HS rèn chữ viết tốt, GV cần lưu ý bắt đầu dạy chữ o trước. GV kẻ một ô vuông lên bảng, chia ô vuông thành ba phần bằng nhau, đánh dấu bốn điểm giữa các cạnh của hình chữ nhật, sau đó dùng màu chấm nhỏ thành hình chữ o. HS sẽ dựa trên những chấm đó để tập tô. GV dựa vào những phần đã hướng dẫn HS tập tô sẽ giúp HS thấy được hình dáng chữ O. Khi HS viết chữ O thí các em sẽ dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm 3.
4). Đề cao sự gương mẫu của GV.
GV cần viết chữ mẫu mực khi chấm bài, lúc nhận xét ghi sổ liên lạc hoặc ghi trên bảng lớp. Có như vậy HS mới thấy được chữ viết của cô là mẫu chữ, nét chữ mà mình cần phải học theo. Qua chữ viết của GV có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục khuyến khích HS vươn lên trong học tập, luôn luôn chứa đựng tình cảm với học sinh .
Khi nhận xét trước lớp , trong bài viết của hoc sinh về chữ viết giáo viên cần khen ngợi kịp thời những chuyển biến rõ rệt của các em chữ viết có tiến bộ . Trường hợp hoc sinh viết các giáo viên cần động viên nhắc nhở nhẹ nhàng , nhưng nhận xét về chữ viết thì phải cụ thể để các em thấy mình sai chỗ nào . Có như vậy các em mới rèn chữ dễ hơn. 
Để tiện cho việc rèn chữ của học sinh giáo viên cần dùng những thanh giấy nhỏ và viết mẫu từng loại chữ học sinh thường viết sai, phát cho học sinh dùng để luyện chữ viết như sau: Đặt tờ giấy sát lề vỡ nhìn chữ mẫu để viết. Viết hết trang này, đặt trang giấy vào trang khác để viết tiếp.
Với cách làm như vậy, học sinh vận dụng nhanh và có kết quả tốt trong việc rèn chữ viết.
5). Tổ chức tốt các phong trào thi đua.
Để tạo khí thế rèn luyện chữ viết sôi nỗi giáo viên cần phát động những
phong trào thi đua trong học sinh hoặc tham gia phong trào thi đua của trường nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn.
Ví dụ trong dịp trào mừng ngày 20/11/2005 vừa qua, tôi đã cho học sinh thực hiện với khẩu hiệu:
“Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp.
Mỗi trang vỡ là một vườn hoa tươi.”
Các em cùng nhau rèn luyện chữ viết để dâng lên tặng thầy cô giáo những chữ viết đẹp và trang vỡ có nhiều chữ viết đẹp. Nhờ vậy, sau đợt thi đua viết chữ, chữ viết của các em đã được sạch sẽ và rõ ràng hơn. Các em viết đúng mẫu chữ và viết rất đẹp.
Ngoài những việc làm chung nhất đã nêu ở trên do mỗi em học sinh có những yếu tố, nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc viết chữ sấu, nên giáo viên cần có những biện pháp hướng dẫn thích hợp với từng đối tượng học sinh.
Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì giáo viên cần phải nhiệt tình, thăm hỏi thường xuyên đẻ giúp đở các em vượt qua những khó khăn khi gặp phải. Giáo viên cùng với tập thể lớp giúp số học sinh này bằng cả vật chất và tinh thần để các em thấy được tình yêu thương, tận tuỵ của cô giáo và các bạn, giúp các em gần gũi với cô giáo với các bạn học sinh giỏi trong lớp. Có như vậy, các em sẽ tiến bộ lên rất nhiều.
Đối vớ những em chưa chịu khó học tập, giáo viên cần phải tận tình, chu đáo, chỉ bảo thật cặn kẽ những sai sót của các em. Hướng dẫn các em từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Làm cho các em ý thức và hiểu được rằng chữ đẹp không phải tự nhiên mà có mà phải có một thời gian dài luyện tập. Từ đó hình thành cho số học sinh này tinh thần kiên trì và chịu khó học tập
.
VI/. Kết quả giáo dục.
Sau một thời gian ( Từ đầu năm học – tháng 9/2005 đến hết tháng 3/2006) thực hiện những biện pháp trên đến nay lớp tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
Đa số các em đã có tiến bộ rất nhiều về chữ viết. Những em chữ viết đầu năm rất xấu được xếp loại C, nay đã có em được xếp loại A, hoặc xếp loại B, loại C không còn nữa. Từ các chữ cái từ đầu năm đến nay các em đã biết trình bày chính tả hay đoạn văn, đoạn thơ dài năm đến tám câu. Bài viết của các em, viết chữ rõ ràng sạch đẹp hơn, khoản cách các con chữ và kiểu chữ, nét chữ đúng quy định.
Các em đã góp phần cùng với tập thể học sinh trong lớp tham gia các phong trào thi đua vở sạch chũ đẹp của trường và đạt được thành tích rất cao:
Giải nhất phong trào vở sạch chữ đẹp học kỳ 1
- Giải nhất kỳ thi viết chữ đẹp của khối 1 trườngTiểu học Định Công.
* Kết quả chung của lớp đạt được thể hiện qua bảng sau so với đầu năm 
Sĩ số
Loại A
%
Loại B
%
Loại C
%
20
15
75
5
25
0
0
Qua bảng kết quả này, tôi thấy kết quả thu được sau khi vận dụng các giải pháp hữu ích trên thì vở sạch chữ đẹp của HS lớp tôi đã đạt rất cao. Căn cứ vào cơ sở lý luận và quá trình thực hiện các giải pháp trên về việc rèn chữ đối với HS lớp 1 tôi thấy:
Đây là một hình thức giảng dạy rất cụ thể phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh đã ý thức được rằng ngay từ lớp 1 mà các em đã rèn viết chữ đẹp rồi thì kỹ năng này sẻ giúp các em trình bày tốt các văn bản trong phân môn tập làm văn, luyện từ và luyện câu ở các lớp trên.
VII/. Bài học kinh nghiệm.
Qua thực trạng, nguyên nhân, giải pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân về việc rèn chữ viết đối với HS lớp1 như sau:
Phải gần gủi, tận tình, quan tâm giúp đỡ các em bằng tình thương và trách nhiệm của một người giáo viên chủ nhiệm.
Luôn luôn phối hợp kịp thời và thường xuyên với gia đình HS để bàn bạc và cùng nhau định hướng giáo dục các em.
VIII/. Kết luận.
Tôi nghĩ rằng chữ viết có lợi rất lớn là rèn cho các em HS tính nhẫn nại, chu đáo. Lâu nay chúng ta chưa thật sự chú trọng việc rèn chữ viết cho HS. 
Đúng vậy giáo dục tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là môi trường đầu tiên hình thành thói quen chữ viết cho HS. Một khi việc dạy chữ viết ở bậc tiểu học này và đặc biệt ở ngay từ lớp 1 mà được quan tâm đúng mức thì sẽ tạo nên những thế hệ viết chữ đẹp. Không chỉ có thế nét chữ chính là nết người việc rèn chữ sẽ giúp các em thói quen cẩn thận, kiên trì và chu đáo, góp phần hình thành nhân cách cho các em sau này.
Trong qúa trình làm đề tài không tránh khỏi sự sai sót. Tôi rất mong nhận được bạn đọc thông cảm và góp ý chân thành để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
 Định Công: Ngày Tháng. Năm 2006
 tác giả
 đỗ thị vân

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Moi2008.doc