Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 3 - Trần Minh Hưng

Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 3 - Trần Minh Hưng

I/ Mục tiêu:

A Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.

- Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

c) Thái độ:

 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.

B Kể chuyện.

- Giúp Hs dựa vào gợi ý trong SGK, Hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.

- Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạ

II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học.

 Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện.

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Cô giáo Tí hon

- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Cô giáo tí họn” và hỏi.

+ Truyện có những nhân vật nào?

+ Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú.

- Gv nhận xét.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề:

 Giới thiiệu bài – ghi tựa: Chiếc áo len.

4. Phát triển các hoạt động.

 

doc 18 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 03/07/2022 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 3 - Trần Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 20 tháng 9 năm 2004
Chào cờ
Tuần 3
Tập đọc – kể chuyện
Chiếc áo len
I/ Mục tiêu:
A Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy cả bài.
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.
Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Thái độ: 
 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.
B Kể chuyện.
- Giúp Hs dựa vào gợi ý trong SGK, Hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
- Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạ
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học.
 Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo Tí hon
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Cô giáo tí họn” và hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: Chiếc áo len.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó.
Gv đọc mẫu bài văn.
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
Gv mời Hs giải thích từ mới: bối rối, thì thào.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi.
- Gv đưa ra câu hỏi:
 + Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
 - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2:
+ Vì Lan dỗi mẹ?
+ Anh Tuấùn nói với mẹ những gì?
+ Vì sao Lan ân hận?
- Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi này.
- Gv nhận xét, chốt lại ý:
. Vì Lan đã làm cho mẹ buồn.
. Vì Lan thấy mình ích kỉû, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
. Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.
- Hs đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.
- Gv hỏi: Vì sao Lan là cô bé ngoan, Lan ngoan ở chỗ nào?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
- GV chia Hs ra thành các 3 nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đọn của câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện.
Gv giúp Hs nắm được nhiệm vụ:
- Gv mời 1 Hs đọc đề bài và gợi ý.
 - Gv giải thích: 
+ Kể theo gợi ý: gợi ý là điểm tựa để nhớ các câu chuyện.
+ Kể theo lời yêu cầu của Lan: kể theo cách nhập vai, không giống ý nguyên văn bảng, người kể đóng vai lan xưng tôi, mình hoặc em.
Kể mẫu đoạn 1:
- Gv mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK
Từng cặp Hs kể:
Hs kể trước lớp.
- Gv mời một số Hs tiếp nối nhau nhìn các gợi ý nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn 1, 2, 3, 4.
- Gv và Hs nhận xét
- Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, 
Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Cho Hs thi đua kể tiếp nói câu chuyện
Gv và Hs nhận xét.
Gv tuyên dương nhóm kể hay nhất.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đặt câu với mỗi từ đó.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hai nhóm tiếp nốùi nhau đọc ĐT đoạn 1 và 4.
Hai Hs tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1:
Aùo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
1 Hs đọc đoạn 2..
Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Mẹ hãy để dành tiền mua áo len cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
Hs đọc thầm đoạn 4.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
, Cô bé ngoan, Cô bé biết ân hận....
Lan ngoan vì đã nhận ra mình sai và muốn sữa chữa khuyết điểm.
.PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
2 Hs tiếp nối nhau đọc toàn bài.
Ba nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
Cả lớp đọc thầm theo.
Một Hs đọc 3 gợi ý để kể đoạn 1.
Cả lớp đọc thầm theo.
Một, hai Hs nhìn 3 gợi ý trên bảng, kể mẫu đoạn 1 theo lời của Lan.
Từng cặp Hs kể.
Hs kể trước lớp.
Hs lên tham gia.
Hs nhận xét.
Đại diện các nhóm lên tham gia.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Quạt cho bà ngủ.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ năm , ngày 23 tháng 9 năm 2004
Tập đọc
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và vẻ đẹp của câu chuyện: tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
- Nắm được nghĩa của các từ mới: bằng lăng, chúc.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn truyện và lời kể của nhân vật bé Thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương, chăm sóc động vật, thực vật.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
	 Một cành hoa bằng lăng.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
	- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:
	+ bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
 + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng cáctừ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài.
Gv đọc toàn bài.
- Gợi ý cách đọc cho Gv:
- Đoạn 1và 2(từ đầu đến ngỡ là mùa hoa đã qua): đọc chậm rãi, nhe nhàng.
- Đoạn 3(từ sẻ non đến lọt vào khuôn cửa số): đọc với giọng hồi hộp.
- Đoạn 4 ( đoạn còn lại): đọc nhanh vui, lời bé Thơ là một tiếng reo.
- Gv giới thiệu cho Hs quan sát tranh minh họa. 
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu. 
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau:
Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn của cây / phải nằm viện.
- Gv kết hợp với việc giúp Hs hiểu các từ mới trong từng đoạn : bằng lăng, chúc.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 1: 
+ Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
+ Vì sao bằng lăng lại để dành một bông hoa cuối cùng cho bé Thơ?ù
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2:
 + Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4
+ Sẻ non đã làm gì để giúp dỡ hai bạn của mình?
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận câu hỏi:
 Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
=> Gv nhận xét, chốt lại: Bé thơ có hai người bạn tốt, có tấm lòng thật đáng quý. Cả bé Thơ cũng là người bạn rất tuyệt vời vì bé Thơ biết yêu hoa, không phụ lòng tốt của cây bằng lăng và sẻ non.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài.
- Gv treo bảng phụ, hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Ơû gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay / có một cây bằng lăng. // Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn củ cây / phải nằm viện. // Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. //
+ Lập tức, / Sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng: //
 Ôi, / đẹp quá ! // Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?//
- Gv cho Hs chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm”. Cho 4 học sinh đoạn văn trên.
- Gv mời 2 Hs thi đua đọc cả bài.
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn một.
Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Hs đọc thành tiếng các từ ngữ chú giải sau bài học.
Hs đọc từ đoạn trong nhóm.
Các nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm  ... 
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời từ 2 đế 3 em đọc thuộc lòng cả bài thơ 
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs đọc từng dòng thơ.
Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
Hs giải nghĩa. Đặt câu với từ đó.
Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Bốn nhóm đọc tiếp nối 4 khổ thơ.
Cả lớp đọc ĐT cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Cả lớp đọc thầm bài thơ.
Bạn quạt cho bà ngủ.
Mọi vật điều êm lặng như đang ngũ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chí chích chòe đang hót.
Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới.
Hs thảo luận theo nhóm đôi.
Từng nhóm phát biểu.
Hs nhận xét.
Hs tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
Mỗi tổ cử 4 Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
Hs nhận xét.
Hs đại diện đọc thuộc cả bài thơ.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài :Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
Nhận xét bài cũ.
v Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu
So sánh – Dấu chấm
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Giúp cho Hs tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
- Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs biết được tình cảm của người lớn dành cho các em.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bốn băng giấy, mỗi băng ghi 1 ý của BT1.
 Bảng phụ viết BT3.
	* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv đọc 1 Hs làm BT1.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
 Chúng em là măng non của đất nước.
 Chích bông là bạn của trẻ em.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em hiểu được những từ ngữ chỉ trẻ em, tính nết, tình cảm của người lớn đối với trẻ và giải được các bài tập.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
- Gv dán 4 băng giấy lên bảng. Mời 4 Hs đại diện 2 nhóm thi làm bài đúng nhanh.
- Gv nhận xét nhóm nào điền đầy đủ và công bố 
nhóm chiến thắng.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
Câu a) : Mắt hiền sáng tựa vì sao.
Câu b) : Hoa xao xuyến nở như hoa từng chùm.
Câu c) : Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.
Câu d) : Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em hiểu và làm được bài tập.
. Bài tập 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 4 Hs lên bảng, gạch dưới những từ chỉ so sánh.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng : tựa – như – là – là – là.
. Bài tập 3: 
- Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu các em đặt đúng dấu chấm câu cho đúng.
- Đại diện 1 Hs lên bảng sữa bài.
- Gv và Hs nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ôâng là niềm tự hào của già tôi.
PP:Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận 2 câu.
Hs nhận xét.
Hs làm vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
Cả lớp đọc thầm.
4 Hs lên bảng làm .
Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài trong VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trao đổi theo nhóm.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Nhắc Hs ghi nhớ những điều đã học.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thể dục
Gíao viên bộ môn giảng dạy
 Chính tả
Tập chép: Chị em
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs nhìn chép đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát ( 56 chữ) “ Chị em”.
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch, ăc/ oăc.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết bài thơ Chị em.
	 Bảng lớp viết BT2.
 Vở bài tập, SGK.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Chiếc áo len”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhìn viết đúng bài thơ vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc bài thơ trên bảng phụ.
Gv mời 2 HS đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn. 
 + Bài thơ viết theo kiểu thơ gì?
 + Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Gv hướng dẫn Hs tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai:trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru.
Hs nhìn SGK, chép bài vaò vở.
 - Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
+ Bài tập 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận:
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) chung – trèo – chậu.
Câu b) mở – bể – mũi.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hai, ba Hs đọc lại.
Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ
Chữ đầu của dòng thứ 6 viết cách lề hai ô. ; chữ đầu dòng 8 viết cách lề 1 ô.
Các chữ đầu dòng.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận.
Nhóm 1 làm bài 3a).
Nhóm 2 làm bài 3b).
Hs làm vào VBT.
Đại diện các nhómlên viết lên bảng.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn
Kể về gia đình – Điền vào giấy tờ in sẵn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Kể lại được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen . Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
Kỹ năng: Rèn Hs biết viết đúng, chính xác nội dung của đơn.
Thái độ: Giáo dục Hs biết 
II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Mẫu đơn xin nghỉ học pho to.
	 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 3 Hs đọc lại lá đơn xin vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs kể rõ ràng về gia đình một người bạn mới quen.
+ Bài tập 1: 
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn : Kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen. Các em chỉ cần nói 5 – 7 câu giới thiệu về gia đình của em,
 VD: Gia đình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình thế nào?
- Gv chia lớp thành 4 kể về gia đình. Đại diện mỗi nhóm sẽ thi kể.
- Gv nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất.
- Gv chốt lại:
Xem đây là một ví dụ:
 (1)Nhà tớ chỉ có 4 người: bố mẹ tớ, tớ và thằng cu Thắng 5 tuổi. (2) Bố mẹ tớ hiền lắm. (3) Bố tớ làm ruộng. (4) Bố chẳng lúc nào ngơi tay.(5) Mẹ tớ cũng làm ruộng. (6) Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. (7) Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẽ. 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Giúp các em điền đúng nội dung của một lá đơn.
+ Bài tập 2:
 - Gv yêu mời Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv mời 1 Hs nói về trình tự cuả lá đơn 
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Ho,ï tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn ; người viết là Hs của lớp nào .
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
+ Ý kiến và chữ kí củ gia đình Hs.
 Ch + Chữ kí và họ, tên của người viết lá đơn. 
 - Gv mời 2 Hs làm miệng bài tập.
 - Gv phát mẫu đơn cho từng Hs điền vào nội 
dung.
 - Gv chấm một số bài và nêu nhận xét.
 - Gv cho điểm , tuyên dương bài viết đúng.
PP: Vấn đáp, thảo luận, thực hành.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Đại diện 4 bạn lên thi.
Hs nhận xét.
Đại diện hai nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs đọc mẫu lá đơn.
Hs đọc.
.
Hai Hs làm miệng bài tập.
Hs điền vào mẫu đơn
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà bài viết nào chua đạt về nhà sửa lại.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Hát
Gíao viên bộ môn giảng dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_3_mon_tieng_viet_tuan_3_tran_minh_hung.doc