I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã đã.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc trôi chảy cả bài.
- Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã đã, lạnh lẽo . .
- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ.
B. Kể Chuyện.
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng từng nhân vật.
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
- Biết nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” và hỏi.
+ Bằng lăng để dành bông hoa cho ai?
+ Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
+ Sẻ non làm gì để giúp đỡ bạn của mình?
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2004 Chào cờ Tuần 4 Anh văn Bài 7 Tập đọc – Kể chuyện Người Mẹ I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã đã.. - Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả. Kỹ năng: Rèn Hs Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã đã, lạnh lẽo .. . Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản. Thái độ: Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ. B. Kể Chuyện. - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng từng nhân vật. - Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai. - Biết nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. - Gv mời 2 Hs đọc bài “ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” và hỏi. + Bằng lăng để dành bông hoa cho ai? + Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua? + Sẻ non làm gì để giúp đỡ bạn của mình? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. Đoạn 1: Giọng đọc hồi hộp, thể hiện tâm trạng hoản hốt của ngưới mẹ. Đoạn 2 và 3: Giọng đọc thiết tha, thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ. Đoạn 4: Đọc chậm rãi từng câu. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện. Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung. Gv mời Hs giải thích từ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, lã chã, khẩn khoản. Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng. - Gv cho Hs các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv đưa ra câu hỏi: - Hs đọc thần đoạn 1. + Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1. - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2: + Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? + Người mẹ đạ làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3. + Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ? + Người mẹ trả lời như thế nào? - Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi : + Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện: a) Người mẹ là người rất dũng cảm. b) Người mẹ không sợ thần chết. c) Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. - Gv nhận xét, chốt lại : cả 3 ý điều đúngvì người mẹ rất dũng cảm rất yêu thương con. Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật. - GV đọc lại đoạn 4. - Gv chia lớp thành 2 nhóm( mỗi nhóm 3 Hs) theo các vai(người dẫn truyện, Thần Chết, bà mẹ). Hs đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật. - Những chỗ cần nghỉ hơi, nhấn giọng. Thấy bà, / Thần chết ngạc nhiên / hỏi: // Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//. Bà trả lời: // Vì tôi là mẹ, // Hãy trả con cho tôi. // - Gv phân nhóm , mỗi nhóm gồm 6 Hs . Các em tự phân vai đọc lại truyện. - Gv nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: dựa vào phần phần phân vai Hs có thể kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. - Gv hướng dẫn cho Hs, chuyện có 6 vai: người dẫn truyện, bà mẹ, Thần đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết. - Gv mời Hs thi dựng lại câu chuyện theo vai - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. Hs giải nghĩa từ. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải. Hs đọc thầm đoạn 1: Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm tối nói cho bà biết: con bà đã bị thần chết bắt. Bà cầu xin thần đêm tối chỉ đướng cho bà đuổi theo thần chết. 1 Hs đọc đoạn 2. Bà chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm bụi gia vào lòng để sưởi ấm nó.. Hs đọc thầm đoạn 3: Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ đi xuống hồ. Hs đọc đoạn 4. Vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi thần chết trả con cho mình. Đại diện các nhóm lên cho ý kiến của mình. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hai nhóm thi đọc truyện theo vai. Hs nhận xét. Các nhóm tiến hành đọc theo vai của mình. Hs nhận xét. PP: Thực hành, trò chơi. Hs tự lập nhóm và phân vai. Hs tiến hành kể trình tự câu chuyện theo vai. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò. Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Mẹ vắng nhà ngày bão. Nhận xét bài học. Tập viết Bài : C – Cửu Long I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa C. Viết tên riêng “Cửu Long” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa C. Các chữ Cửu Long và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ C hoa. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ C. - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ C? * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: C, L, T, S, N. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Gv yêu cầu Hs viết chữ “C, S, N” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Cửu Long. - Gv giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Gv giải thích câu tục ngữ: Công ơn của cha mẹ rất lớn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ C: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ L vàø N: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Cửu Long: 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. - Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là C. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Trực quan, vấn đáp. Hs quan sát. Hs nêu. PP: Quan sát, thực hành. Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng Cửu Long. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Công, Thái sơn, nghĩa. PP: Thực hành. Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài. Nhận xét tiết học. Chính tả Nghe – viết : Người mẹ I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “ Người mẹ” (62 tiếng). - Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng. - Viết đúng các dấu câu. Kỹ năng: Rèn Hs làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc dễ lẫn: d/gi/r hoặc ă/ăng. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . II/ Chuẩn bị: * GV: Ba băng giấy nội dung BT2. Vở bài tập. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Chị em. - GV mời 3 Hs lên viết bảng :ngắc cứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ . - Gv nhận xét bài cũ Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? + Các tên riêng ấy được viết như thế nào? + Những d ... o ” và trả lời các câu hỏi: + Ngày bão vắng me, bố con vất vả như thế nào? + Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà đang nghĩ đến nhau? + Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi thấy mẹ về? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài. Gv đọc toàn bài. - Gv đọc bài với giọng chậm rãi, dịu dàng. - Cho Hs quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - Bài này có thể chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Từ Thành phố những ngọn cây hè phố. Đoạn 2: Từ Năm nay xem trường thế nào. Đoạn 3: Từ Ông chậm rãi. trong đời đi học của tôi sau này. Đoạn 4: Còn lại. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau: - Gv kết hợp với việc giúp Hs hiểu các từ mới trong từng đoạn : loang lổ. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi: + Thành phố sắp vào mùa thu có gì đẹp? - Gv mời 2 Hs đọc thành tiếng đoạn 2: + Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 3: - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận câu hỏi: + Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?ù - Gv nhận xét, chốt lại: Các em có thể thích các hình ảnh khác nhau: . Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường. . Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các căn lớp trong trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè. . Ông nhấc bổng bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4: + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? - Gv nhận xét, chốt lại ý: Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn lên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài. - Gv treo bảng phụ, hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn. Thành phố sắp vào thu. // Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ / cho luồng không khí mát dịu buổi sáng. // Trời xanh ngắt cao lên, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố.// Trước ngưỡng cửa của tiểu học, / tôi đã may mắn có ông ngoại - // thầy giáo đầu tiên của tôi.// - Gv cho Hs chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm”. Cho 4 học sinh đoạn văn trên. - Gv mời 2 Hs thi đua đọc cả bài. - Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Hs giải thích nghĩa và đặt câu với từ : loang lổ. Hs đọc từ đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, quan sát. Hs đọc thầm đoạn 1: Không khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt cao lên, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.. Hs đọc. Ông dẫn bạn đi mua vở chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên. Hs đọc. Hs thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. Hs nhận xét. Một hs đọc lại cả bài. Hs phát biểu theo suy nghĩ của mình. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs đọc lại đọn văn trên. Bốn Hs thi đua đọc hai đoạn văn.. Hai Hs thi đua đọc cả bài. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về luyện đọc thêm ở nhà. Chuẩn bị bài :Người lính dũng cảm. Nhận xét bài cũ. Chính tả Nghe – viết : Ông ngoại I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp Hs nghe viết, trình bày đúng đoạn văn trong bài “ Ông ngoại”. b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âmđầu : r/gi/d hoặc ân/âng. c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT2 Vở bài tập, SGK. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: “ Người mẹ”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe viết đúng đoạn văn vào vở Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv mời 2 HS đọc lại đoạn văn. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn. + Đoạn văn gồm mấy câu? + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Gv hướng dẫn Hs tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai: nhấc bổng, gõ thử, loang lổ, trong trẻo,. Gv đọc Hs viết bài vaò vở. - Gv đọc từng cụm từ, từng câu. - Gv quan sát Hs viết. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv chia bảng làm 3 cột, mời 3 nhóm thi trò chơi tiếp sức. Mỗi em viết lên bảng 1 tiếng có vần oay rồi chuyển phấn cho bạn. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Những từ có vần oay: nước xoáy, ngoáy trầu, ngoáy tai, ngúng ngoaỷ, tí toáy, hí hoáy, nhí hoáy, loay hoay, ngọ ngoạy, ngó ngoáy. + Bài tập 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận: - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu a) Giúp – dữ, ra. Câu b) Sân – nâng – chuyên cần.. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. Hai, ba Hs đọc đoạn văn. Gồm 3 câu. Các chữ đầu câu, đầu đoạn. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. Đại diện các nhóm lên bảng thi. Hs nhận xét. Cả lớp chữa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu của bài. Nhóm 1 làm bài 3a). Nhóm 2 làm bài 3b). Hs làm vào VBT. Đại diện các nhómlên viết lên bảng. Hs nhận xét. Hs lời gải đúng vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Tập làm văn Nghe kể – Dại gì mà đổi I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng đọc hồn nhiên. Kỹ năng: Điền đúng nôi dung vào mẫu điện báo. Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quý cuộc sống gia đình. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa Dại gì mà đổi. Bảng lớp viết 3câu hỏi để giúp bHs kể chuyện. Mẫu điện bảo photo * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: - Gv gọi 1 Hs kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen. - Gv gọi 2 Hs đọc đơn xin phép nghỉ học. - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp cho Hs kể rõ ràng mạch lạc câu chuyện + Bài tập 1: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV cho Hs quan sát tranh minh họa - Gv kể chuyện . kể xong Gv hỏi: + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời như thế nào? + Vì sao cậu bé nghỉ như vậy? - Gv kể lần 2. - Gv mời 1 Hs kể lại. - Gv mời 4 Hs thi kể chuyện. - Gv nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất. * Hoạt động 2: Làm câu 2. - Mục tiêu: Giúp các em điền đúng nội dung của điện báo. + Bài tập 2: - Gv yêu mời Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv hỏi: + Tình huống cần viết điện báo là gì? + Yêu cầu của bài là gì? - Gv hướng dẫn Hs điền nội dung vào mẫu: + Họ, tên , địa chỉ của người nhận. + Họ, tên, địa chỉ người gửi.( cần chuyển thì ghi, không thì thôi). + Họ tên địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới) - Gv mời 2 Hs nhìn mẫu điện báo làm miệng. - Gv cho cả lớp viết vào vở nội dung theo yêu cầu của bài tập. - Gv chấm 5 bài của Hs làm xong trước. - Gv nhận xét bài làm Hs. - Gv cho điểm , tuyên dương bài viết đúng PP: Quan sát, thảo luận, thực hành. Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Hs xem tranh. Vì cậu rất nghịch. Mẹ sẽ chẳng đồi được đâu. Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. Hs chép các gợi ý. Hs kể chuyện. Đại diện 4 bạn lên thi. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Em được đi chơi xa. Trước khi đi, ông bà, bố mẹ lo lắng , nhắc em phải gởi điện baó về ngay. Đến nơi em gởi điện báo cho cả nhả yên tâm. Dưạ vào mẫu điện báo, em viết vào họ tên, điạ chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. Cần viết chính xác cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có. Phần này nếu không cần thì không ghi. Người gửi phải ghi đầy đủ, để Bưu điện khi gặp khó khăn khi chuyển sẽ liên lạc. 2 Hs làm miệng vào mẫu điện báo. Hs làm vào VBT. Tổng kết – dặn dò. Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: