Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

 LUYỆN VIẾT

Bài 25

I. Mục tiêu tiết dạy:

- HS luyện viết đẹp bài 25, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, viết đúng chính tả.

- HS hoàn thành bài viết đầy đủ, luyện viết câu, chính tả, viết theo mẫu trang viết kiểu chữ viết đứng, nét đều.

 -Giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, câu ca dao.

- Vở luyện viết.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở, đồ dùng hs.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Yêu cầu học sinh đọc bài viết mẫu.

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết:

-Hai, ba HS đọc bài luyện viết.

-GV hỏi HS: Bài học hôm nay là bài nào?.

GV nêu ý nghĩa đoạn văn.

-HS phát biểu, cả lớp bổ sung ngắn gọn.

-GV kết luận

- HS nêu kỹ thuật viết

*Hoạt động 2: HS viết bài :

-GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn.

-HS viết bài vào vở luyện viết.

-GV nhận xét bài và nhận xét lỗi chung.

-GV tuyên dương những bài HS viết đẹp.

3. Củng cố, dặn dò:

-HS nhắc lại lỗi sai và hướng khắc phục của mình.

hs mở vở đọc một lượt

HS đọc câu văn, câu ca dao.

HS phát biểu.

HS lắng nghe.

HS phát biểu cá nhân

HS quan sát và lắng nghe.

HS viết bài nắn nót.

 

docx 25 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Buổi sáng	Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tiết 1	 CHÀO CỜ
Tiết 2, 3	 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu tiết dạy:
Tập đọc :- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,... 
 -Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện:
 - Kể lại được tõng đoạn của câu chuyện (HS khá giỏi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.
*KNS: - Tư duy sáng tạo. Tìm kiếm xử lý thông tin, phân tích, đối chiếu. Giao tiếp : Lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. Chuẩn bị:
-Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét. 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :
b. Các hoạt động:
*HĐ 1:Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Hướng dẫn HS luyện đọc tõ khã
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
*HĐ 3: Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
*HĐ 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại ND từng đoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
*HĐ 2: Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 4 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử quấn khổ chôn cha còn mình thì ở không.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời đã sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Đọc thầm đoạn 3.
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, tưởng nhớ công lao của ông.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yêu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa và đặt tên.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ .
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân 
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn 
- 4 em lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng CĐT...
----------------------------------------------------------------------
Tiết 4	 TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu tiết dạy:
 - Tiếp tục củng cố nhận biết và sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học đã học. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ (thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế)
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Một số tờ giấy bạc các loại.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
 Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3) Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Chiếc ví nào nhiều tiền nhất)
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ? )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
-2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 3000 + 500 + 100 = 3600 (đồng) 
hoặc:
 2000 +1000 + 500 + 100 = 3600 (đồng).
- 1 em nêu yêu cầu bài (Xem tranh rồi TLCH
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
-2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ để mua 1 cái kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam mua được 1 cái ko và 1 cây bút.
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
Số tiền Mẹ mua hết tất cả là :
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là :
10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
Đ/S : 1000 đồng.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
Buổi sáng	Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019
Tiết 1	 CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử “. 
 -Làm đúng baì tập 2 a/b .
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Ba tờ phiếu viết nội dung BT2a.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ có vần ưc/ưt. 
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Các hoạt động:
*HĐ 1: Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
*HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Bài 2b: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 2HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những từ viết sai. 
- 2HS lên bảng viết 4 từ có vần ưc/ưt. 
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Chử Đồng Tử, Tiên Dung,..
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài. 
- 3HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc: hoa giấy, giản dị, giống hệt, rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió. 
- Học sinh làm vào vở 
2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài. 
- 2HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, 
-----------------------------------------------------
Tiết 2	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tôm, cua
I. Mục tiêu tiết dạy:
Sau bài học, học sinh biết: 
- Biết được tôm, cua là động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
 - Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của tôm cua được quan sát. Nêu được ích lợi của tôm và cua.
- Giáo dục học sinh yêu thích khám phá thiên nhiên.
*BVMT BĐ: Liên hệ với các loài tôm, cua và các sinh vật biển khác.
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh trong sách trang 98, 99.
- Sưu tầm ảnh các loại động vật khác nhau mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Côn trùng".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 98, 99 và các hình tôm, cua sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con tôm và con cu ...  bảng viết tiếng: Sầm Sơn ; Côn Sơn 
- Lớp viết vào bảng con. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: T, D, N. 
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Tân Trào. 
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
+ Tục lễ của nhân dân ta nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
- Lớp thực hành viết trên bảng con: Dù, Nhớ.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nộp vở. 
- Nêu lại cách viết hoa chữ T.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2	 TOÁN*
Ôn tập
I. Mục tiêu tiết dạy: 
- Rèn học sinh làm toán, làm tính nhân, chia, giải bài toán bằng hai phép tính.
- Học sinh làm được các bài toán liên quan.
- Giáo dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị:
- phiếu Bt2.
- Vở ôn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Các hoạt động:
*HĐ 1: Làm cá nhân:
Bài 1 : ( bảng lớp ) Đặt tính rồi tính 
3719 x 2 2612 : 3
1728 x 3 9632 : 4
1407 x 5 7815 : 5
*HĐ 2: Làm phiếu.
Bài 2 : Tìm x 
a/ x+1909 = b/ x-586 =
c/ 8462 – x = d/ 9534 : x =
bài 3 : ( vở ) Một đội công nhân làm đường , ngày thứ làm được 245 mét đường , ngày thứ hai làm được nhiều hơn ngày thứ nhất số mét đường . Hỏi cả hai ngày đội công nhân làm được tất cả bao nhiêu mét đường ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn hs ôn bảng nhân, chia đã học.
- hs làm bảng con, sau mỗi phép tính nhận xét bạn, chữa bài.
- Hs làm bài vào phiếu BT.
- HS thi đua
- 3 bạn đọc đề bài, trả lời Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
Tự tóm tắt vào vở ôn
- Hs nêu dạng toán, giải vào vở.
Bài làm
Số mét đường ngày thứ hai làm được là :
245 : 5 = 49 ( mét đường )
Cả hai ngày làm được là :
245 + 49 = 294 mét đường )
Đáp số : 294 mét đường
-------------------------------------------------------
Tiết 3	 TIẾNG VIỆT*
Ôn luyện từ và câu
I. Mục tiêu tiết dạy: 
- Rèn học sinh về đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Dấu phẩy.
- Học sinh làm được các bài liên quan.
- Giáo dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị:
- tranh ảnh Bt2.
- Vở ôn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Các hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Học sinh làm bài tập.
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
Hoa đào, hoa mận nở khi mùa xuân về .
Lá cờ năm sắc đã được treo cao giữa sân đình .
Bác thùng thư vuông vức đứng ở đầu ngã tư 
 Bài 2:
Viết dưới mỗi tấm ảnh tên một hoạt động trong lễ hội:
Tranh 1: chọi gà Tranh 2: thi thả bồ câu Tranh 3: kéo co Tranh 4; đua thuyền Tranh 5: chọi trâu Tranh 6: đua voi
Tranh 7: hát quan họ Tranh 8: thi nấu cơm Tranh 9: ném còn.
Bài 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây ?
Ở Việt Nam( , )mùa xuân là của những lễ hội. 
Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương ( ,)người dân Việt Nam từ khắp miền đất nước đổ về Đền Hùng.
Ở Hội Lim khi hát quan họ(, )các liền anh đội khăn xếp(, )mặc áo the(, )các liền chị mặc áo tứ thân(, )đội nón quai thao.
HS làm bài vào vở.
GV thu vở chấm – nhận xét tiết học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
-Dặn hs ôn bài.
-Hoa đào, hoa mận nở khi nào ?
-Lá cờ năm sắc đã được treo cao ở đâu ?
-Bác thùng thư vuông vức đứng ở đâu ?
- học sinh làm bài , đọc kết quả.
-Ở Việt Nam, mùa xuân là của những lễ hội. 
Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, người dân Việt Nam từ khắp miền đất nước đổ về Đền Hùng.
Ở Hội Lim khi hát quan họ, các liền anh đội khăn xếp, mặc áo the, các liền chị mặc áo tứ thân, đội nón quai thao
Buổi sáng	Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tiết 1	 TẬP LÀM VĂN
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu tiết dạy: 
 - Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động:
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét một số bài văn . 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội 
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)
I. Mục tiêu tiết dạy: 
-Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
Biết: Không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác
-Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở,đồ dùng của bạn bè và của mọi người
- GDHS biết tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các tình huống ở BT4 của tiết trước và yêu cầu HS giải quyết các tình huống đó.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. 
- Chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai.
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
+ Trong các cách giải quyết đó, cách nào là phù hợp nhất ?
+ Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? 
- Kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác.
* Hoạt động 2: thảo luận nhóm 
- GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT)
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài.
- Mời đại diện 1 số cặp trình bày kết quả.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
- Nêu câu hỏi:
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ?
+ Việc đó xảy ra như tế nào ?
- Gọi HS kể.
- Nhận xét, biểu dương.
3. Gủng cố, dặn dò:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
- Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện về chủ đề bài học.
- 2HS giải quyết các tình huống do GV đưa ra.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Các nhóm thực hiện thảo luận và đóng vai.
- 3 nhóm lên trình bày trước lớp.
- các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu suy nghĩ của mình.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS tự liện hệ và kể trước lớp.
- Lớp tuyên dương bạn có thái độ tốt nhất.
------------------------------------------------------
Tiết 3	 TOÁN
Ôn tập
I. Mục tiêu tiết dạy: 
- Rèn học sinh làm toán, làm tính nhân, chia, giải bài toán rút về đơn vị.
- Học sinh làm được các bài toán liên quan.
- Giáo dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị:
- phiếu Bt3.
- Vở ôn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động:
Bài 1 : ( Vở ) Đặt tính rồi tính 
3719 x2 1728 : 3 1407 x 5 5685 : 5 
8480 : 4 2980 x 5
- hs làm vở, 3 hs làm bảng lớp
Bài 2 : ( vở ) Tìm x 
X : 7 = 1246 x : 6 = 1078 
- Cho hs làm vở, 2 hs làm bảng.
- Chữa bài, nêu cách tìm Số bị chia.
Bài 3 : Người ta xếp các gói mì vào hộp, mỗi hộp có 5 gói mì . Hỏi có 2154 gói mì thì xếp được bao nhiêu hộp và còn thừa mấy gói mì ?
gói mì
 - Nhận xét – tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho hs thi đua đọc bảng nhân, chia
- Nhận xét tiết học, dặn hs ôn lại bài.
- hs làm tính ra vở, 3 hs lên bảng lớp đặt tính và tính.
- Chữa bài, hs khác nhận xét bài bạn.
- hs thi đua làm đúng. 2 hs làm bảng lớp.
- Nêu cách tìm Số bị chia.
- hs đọc đề bài, tóm tắt vào vở nháp.
- hs thi đua làm phiếu. 
Đọc bài làm, nhận xét bài bạn.
Bài giải
Xếp được số hộp và còn thừa số gói mì là:
2154 : 5 = 43 ( dư 4 )
Đáp số : Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 43 hộp và còn thừa lại 3 gói mì
--------------------------------------------------------
Tiết 4	 SINH HOẠT
Tuần 26
I. Mục tiêu tiết dạy:
GVCN giúp HS và tập thể lớp: 
-Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tự quản. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II. Chuẩn bị:
- CTHĐTQ và các ban tổng hợp sơ kết tuần.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
§¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua:
- Lớp trưởng lên nêu mục tiêu buổi sinh hoạt.
Nêu ưu điểm : Trong tuần các bạn đi học đều, đúng giờ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. Làm bài tập về nhà đầy đủ như bạn :
-Hăng hái phát biểu như bạn : ..
Nêu tồn tại :
- Không làm bài, ôn bài : 
Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : ..
2) Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh.
Tuyên dương bạn......................................................................................................
 BGH duyệt
 Tổ CM duyệt ngày / / 2019

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.docx