Thiết kế bài giảng Lớp 3 Tuần 1 đến 8

Thiết kế bài giảng Lớp 3 Tuần 1 đến 8

Thứ hai

Tiết 1-2 : Tập đọc - Kể chuyện :CẬU BÉ THÔNG MINH

 A/ Mục tiêu : - Rèn đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ.

- Ngắt,nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé

- Kể lại được từng đoạn cúa câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”

 

doc 158 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng Lớp 3 Tuần 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HÒA
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG LỚP 3
TUẦN : 1 
Giáo viên: Nguyễn Viết Út
Giáo viên chủ nhiêm lớp 3A
Vĩnh Hòa, tháng 08/2010
Thứ hai
Tiết 1-2 : Tập đọc - Kể chuyện :CẬU BÉ THÔNG MINH
 A/ Mục tiêu : - Rèn đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ...
Ngắt,nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ 
Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé
Kể lại được từng đoạn cúa câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2.Bài mới: 
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
 b) Phần giới thiệu :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“ 
* Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
(Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi 
- Giọng cậu bé: lễ phép bình tĩnh, tự tin, Nhà vua: oai nghiêm)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
* Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại: 
- Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
 h) Củng cố dặn dò: 
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . 
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
-
 Vài học sinh nhắc lại tựa bài
 Lớp quan sát tranh qua hai bức tranh.
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc 
(em này đọc ,em khác nghe góp ý)
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
* Học sinh đọc thầm đoạn 2:
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí.
- Học sinh đọc đoạn 3:
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn
Tiết 3: Toán ĐỌC-VIẾT-SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu 
 - Giúp HS củng cố về cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
 - SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập 
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập
- 1em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện 
a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp :
310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 
317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 )
- Hai học sinh nhận xét bài bạn .
- Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
330 = 330 ; 30 +100 < 131
 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3
- Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình .
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- Một em nêu miệng kết quả bài làm :375, 421, 573, 241, 735 ,142 
- Vậy số lớn nhất là số: 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tiết 4: Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
 	A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi .
. Học sinh hiểu, ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy . Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 	B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi. 
 	C/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới:
a) Khởi động :
- Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó 
*/ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
ªHoạt động 1 :
-Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : 
- Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận .
- Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu . 
Cả lớp trao đổi 
- Bác sinh ngày tháng nào ? 
- Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
ªHoạt động 2 :
- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác “
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ , Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi . Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
ªHoạt động 3 : - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng :
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy .
* Giáo viên chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ?
 b) Hướng dẫn thực hành :
* Củng cố nội dung 5 điều bác dạy
- Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy . Sưu tầm các bài hát , bài thơ , chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi 
* Rút ra ghi nhớ và ghi lên bảng . sách giáo khoa 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh hát tập thể bài “ Ai yêu nhi đồng “ nhạc và lời Phong Nhã 
- Lớp lắng nghe giáo viên và trả lời câu hỏi .
Học sinh nhắc lại tựa bài .
- Cả lớp chia thành các nhóm theo yêu cầu giáo viên .
- Ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập - Ảnh 2: chụp về các cháu thiếu nhi đến thăm phủ chủ tịch . 
- Ảnh 3: Bác Hồ vui múa với thiếu nhi. 
- Aûnh 4: Bác Hồ ôm hôn em bé. 
- Ảnh 5: Bác đang chia quà cho thiếu nhi.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét .
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 
Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Bác còn có tên khác như : Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi .
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 đ ... - Củng cố cách viết chữ viết hoa G thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng (Gà Công) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: 	Khôn ngoan đối đáp người ngoài
	 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
bằng chữ cỡ nhỏ. Chịu khó học tập.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ viết hoa.
- Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Bài cũ: 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà (vở bài tập).
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ.
G
b) Luyện viết từ ứng dụng: 
Gò Công
c) Luyện viết câu ứng dụng:
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- GV giúp HS hiểu câu tục ngữ.
ª Hoạt động 3: 
- Hướng dẫn viết vào vở tạp viết.
- Chấm, chữa bài.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Học thuộc lòng câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các tiếng: Ê – Đê, Em.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài G, C, K.
- HS tập viết các chữ G, K trên bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng: Gò Công.
- HS tập viết trên bảng con.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- HS tập viết trên bảng con các chữ: Khôn, Gà.
- Viết chữ G: 1 dòng.
- Viết chữ C, Kh: 1 dòng.
- Viết chữ Gò Công: 2 dòng.
- Viết câu tục ngữ: 2 lần.
Thứ năn ngày13 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ: Tiếng ru
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài "Tiếng ru". Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
- Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / gi / d.
- Chịu khó học tập, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Bài cũ:
- GV đọc cho 2, 3 HS viết bảng lớp.
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc khổ thơ 1 và 2.
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ?
b) HS nhớ - viết 2 khổ thơ.
- GV nhắc HS nhớ ghi tên bài một giữa, viết hoa các chữ đầu dòng đầu khổ.
c) Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 ¨ 7 bài, nêu nhận xét.
ª Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập lựa chọn.
ª Củng cố - Dặn dò:
- 2, 3 HS lên bảng viết: buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
- 2 hoặc 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
+ Thơ lục bát 1 dòng 6 chữ và 1 dòng 8 chữ.
+ Dòng 6 chữ viết cách lề 2 ô, dòng 8 chữ cách lề 1 ô.
- HS viết từ khó.
+ Sáng đêm, nhân gian, dòng sông.
- HS đọc lại bài, soát lỗi, tự sữa chữa (không xem SGK).
- Làm bài 2a.
- Một HS đọc nội dung. HS làm vở.
- 3 HS lên bảng viết: rán dễ, giao thừa.
	Tiết 2: Âm nhạc:
 Tiết 3 : Toán: TÌM SỐ CHIA
I. Mục tiêu:
- Biết tìm số chia chưa biết.
- Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
- Thích học toán.
II. Đồ dùng: 6 hình vuông (hoặc hình tròn,...) bằng bìa hoặc bằng nhựa.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: Luyện tập.
- Giảm đi một số lần.
- Bài 3: Cho HS tự đọc đề.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài
- Lấy 6 hình vuông xếp như SGK.
- Có 6 hình vuông, xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông?
- Làm thế nào để có 3 hình vuông?
- GV ghi tên từng thành phần đó lên bảng.	 6 :	o	= 3
	Ÿ	Ÿ	 Ÿ
 SBC SC THƯƠNG
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào? GV cho vài HS nhắc lại.
- GV nêu bài tìm x biết: 	30 : x = 5
- Phải tìm gì?
- Muốn tìm số chia x ta làm thế nào?
ª Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: Cho HS làm.
* Bài 2: Nhắc lại cách tìm số chia.
* Bài 3: Đây là bài khó.
ª Củng cố - Dặn dò:
- HS lên bảng giải:
	Bài giải:
- Số lít dầu còn lại ở trong thùng là:
	36 : 3 = 12 (lít)
	Đáp số: 12 lít dầu
- Mỗi hàng có 3 hình vuông.
- Lấy 6 : 2 = 3 hình vuông. HS nêu tên gọi từng thành phần của phép chia.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Tìm số chia x chưa biết.
- HS nêu cách tìm số chia. 
- HS nhẩm:	35 : 5 = 7	28 : 7 = 4
	24 : 6 = 4	24 : 4 = 6
a) 	12 : x = 12	 42 : x = 6
	 x = 12 :12	 x = 42 : 6
	 x = 1	 x = 7
- HS trao đổi để làm.
a) Thương lớn nhất
	7 : 1 = 7
b) Thương bé nhất:
	7 : 7 = 1
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Từ ngữ về cộng đồng – Ôn tập câu – Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
- Ôn kiểu câu: Ai làm gì.
- Làm được các bài tập.
- Ham thích học tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1.
- Bảng lớp.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Bài cũ:
+ Em hãy tìm từ chỉ trạng thái.
+ Đặt 1 câu có từ chỉ trạng thái.
+ Em hãy tìm từ chỉ hoạt động.
+ Đặt cho cô 1 câu có từ chỉ hoạt động.
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: GV ghi bảng.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Lớp và GV nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
+ Những người trong cộng đồng: đồng bào, đồng đội, đồng hương.
+ Thái độ hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm.
* Bài tập 2: 
- GV giải nghĩa từ cật. Em hiểu chung lưng đấu cật như thế nào?
+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
* Bài tập 3: GV mời 3 HS lên bảng.
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
 Con gì? Làm gì?
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
	Ai? Làm gì?
c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
 Ai? Làm gì?
* Bài 4: GV hỏi.
+ Ba câu văn được nêu trong bài tập được viết theo mẫu câu gì?
+ Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm ...
ª Củng cố - Dặn dò:
- Xem bài tập 3, 4.
- Một HS trả lời.
+ Hoảng sợ, lo lắng.
+ Kỳ thi đến em rất lo lắng.
+ Chơi bóng, sút bóng.
+ Các bạn đang chơi bóng trước sân trường.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Một HS làm mẫu.
- Xếp 2 từ cộng đồng vào cộng tác vào bảng phân loại.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một HS làm bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Một HS đọc nội dung bài tập.
- HS trao đổi theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc.
+ Ích kỷ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến ai .....
- HS học thuộc.
- Một HS đọc nội dung bài tập.
- 3 HS lên bảng.
+ Câu a: 
Đàn sếu dang sải cánh trên cao.
+ Câu b: 
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về
+ Câu c:
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
- Một, 2 HS đọc nội dung bài.
- Ai làm gì?
- HS làm bài.
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
b) Ông ngoại làm gì?
c) Mẹ bạn làm gì?
Thứ sáu ngày 14tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Thể dục :
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội : Vệ sinh thần kinh (tt)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
- Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lý.
II. Đồ dùng: Các hình trong SGK trang 34, 35
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
- Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
+ Thời gian.
+ Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong 1 ngày.
- Bước 2: Làm việc cá nhân + GV phát mẫu.
- Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Bước 4: Làm việc cả lớp.
* Củng cố - Dặn dò: 
- 2 HS thay mặt lại với nhau để thảo luận.
- Một số HS trình bày.
+ Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. 
+ Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 – 8 giờ trong 1 ngày.
- Vài HS lên điền thử vào bảng TGB.
- HS điền vào mẫu thời gian biểu.
- Trao đổi TGB của mình với bạn.
- Vài HS lên giới thiệu TGB của mình.
- Vài HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 35
	Tiết 4: Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Chịu khó học tập.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: 
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
	30 : x = 5
	 x = 30 : 5
	 x = 6
- Lớp và GV nhận xét – Chữa.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài
* Bài 1: 
a) 	x + 12 = 36
b) 	x – 25 = 15
c) 	80 – x = 30
- Khi chữa bài cho HS viết lên bảng, và nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
* Bài 2: Cho HS làm rồi chữa.
* Bài 3: Cho HS tự đọc đề toán.
* Bài 4: Cho HS làm bài rồi chữa.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Một HS trả lời:
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Một HS làm ở bảng lớp.
- HS lên bảng làm.
a) 	x + 12 = 36
	 x = 36 – 12 
	 x = 24
b) 	x = 25 + 15
	x = 40
c)	80 – x = 30
	 x = 80 – 30 	
	 x = 50
- Lớp làm vở, lớp nhận xét chữa bài.
- HS làm vào vở.
- Một em làm bảng.
	Bài giải:
- Số lít dầu còn lại ở trong thùng là:
	36 : 3 = 12 (lít)
	Đáp số: 12 lít dầu
- Cho HS nêu và nhận xét về lý do của từng trường hợp sai: A, C, D
- GV nhận xét.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN : Kể về người hàng xóm
I. Mục tiêu:
- HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 ¨ 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Bài cũ:
- Nghe kể: không nỡ nhìn tập tổ chức cuộc họp.
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1: 
- Gợi ý:
a) Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
b) Người đó làm nghề gì?
c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
- GV nhận xét – Rút kinh nghiệm.
- 3 hoặc 4 HS thi kể.
* Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nhận xét – Rút kinh nghiệm.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Một hoặc 2 HS kể lại cậu chuyện không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý kể về một người hàng xóm mà em quý mến ... Cả lớp đọc thầm theo.
- Một HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu.
- Viết 5, 7 câu hoặc nhiều hơn nữa.
- 5 ¨ 7 em đọc bài.
- Cả lớp nhận xét.
- HS chưa hoàn thành bài về nhà viết tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop3CKTT12345678.doc