Thiết kế bài học Lớp 1 tuần 5

Thiết kế bài học Lớp 1 tuần 5

MÔN : HỌC VẦN

TIẾT 37 + 38:

BÀI 17:

HỌC ÂM: u - ư

I/. MỤC TIÊU :

1/. Kiến thức :

- Học sinh đọc được u, nụ, ư, thư ;các tiếng, từ ứng dụng cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ và câu ứng dụng thứ tư, bé hà thi vẽ.

- Viết được u, nụ, ư, thư

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề “thủ đô”.

2/. Kỹ năng :

- Biết ghép âm tạo tiếng, từ. Nhận biết được âm và chữ u, ư trong tiếng, từ, câu.

- Biết luyện nói tự nhiên theo chủ đề “thủ đô”.

3/. Thái độ :

- Giáo dục HS hiểu và yêu ngôn ngữ.

 

doc 60 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học Lớp 1 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
Thứ sáu ngày 17 tháng 09 năm 2010
MÔN : HỌC VẦN
TIẾT 37 + 38:
BÀI 17: 
HỌC ÂM: u - ư
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
- Học sinh đọc được u, nụ, ư, thư ;các tiếng, từ ứng dụng cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ và câu ứng dụng thứ tư, bé hà thi vẽ. 
- Viết được u, nụ, ư, thư 
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề “thủ đô”.
2/. Kỹ năng :
- Biết ghép âm tạo tiếng, từ. Nhận biết được âm và chữ u, ư trong tiếng, từ, câu.
- Biết luyện nói tự nhiên theo chủ đề “thủ đô”. 
3/. Thái độ :
- Giáo dục HS hiểu và yêu ngôn ngữ.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
- Tranh vẽ minh họa cho bài học.
- Bảng cái, bộ thực hành
- Mẫu trò chơi
2/. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng con
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2’
5’
2’
8’
8’
5’
5’
12’
8’
5’
5’
5’
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bãi cũ:
- GV yêu cầu HS cả lớp viết bảng con; 1 HS viết bảng lớp; 2 -3 HS mang sách đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: u - ư
- Phát âm mẫu: u - ư
2. Dạy chữ ghi âm:
* âm u:
- Nhận diện chữ u: Chữ u in gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng, chữ u thường gồm một nét xiên phải và hai nét móc ngược.
- Giáo viên phát âm mẫu u: Khi phát âm chữ u, miệng mở hẹp như I nhưng tròn môi.
So sánh u với i:
- Lấy âm n ghép với u thêm dấu nặng được tiếng gì?
 nụ
- GV HD HS phân tích nụ
- Yêu cầu HS ghép tiếng nụ
- GV đọc mẫu: nờ - u - nu - nặng - nụ
- Quan sát tranh vẽ gì?
 nụ
- GV đọc mẫu.
- HD HS đọc xuôi, ngược.
* âm ư:
Nhận diện chữ
- Chữ ư viết như chữ u nhưng thêm một dấu râu trên nét sổ thứ 2 (như dấu của ơ).
So sánh ư với u:
- GV phát âm mẫu ư
- GV: Lấy th ghép ư ta được tiếng gì?
- GV yêu cầu HS dùng bảng gài để ghép tiếng thư
- Yêu cầu HS phân tích tiếng thư
- GV đọc mẫu: thờ - ư - thư 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ gì?
 thư
- GV đọc mẫu.
- HD HS đọc xuôi, ngược.
- Nhận xét cách đọc.
Đọc tiếng, từ ứng dụng:
 cá thu thứ tự
 đu đủ cử tạ.
- GV giải nghĩa từ ứng dụng:
+ cá thu: là một loại cá sống ở biển, thịt cá ăn rất ngon.
+ đu đủ: đưa quả đu đủ
+ thứ tự: khi xếp hàng các em phải xếp lần lượt.
- GV HD HS đánh vần và đọc trơn.
- GV sửa lỗi và nhận xét.
3. Hướng dẫn viết:
 u ư nụ thư 
- Nhận xét cách viết, sửa sai ngay trên bảng con cho HS.
TIẾT 2
4. Luyện đọc:
a) Đọc lại bài tiết 1:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
Đọc câu ứng dụng:
- Quan sát tranh vẽ gì?
- GV ghi: thứ tư, bé hà thi vẽ
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b) Luyện viết:
- GV yêu cầu HS viết vở tập viết.
c) Luyện nói:
 Chủ đề: thủ đô
- Yêu cầu HS quan sát tranh, và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh, cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
+ Chùa Một Cột ở đâu?
+ Hà Nội được gọi là gì?
+ Mỗi nước có mấy thủ đô?
+ Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài18
- Hát, vệ sinh, sĩ số.
- Cả lớp viết bảng con: lá mạ, tổ cò
- 2 HS lên bảng viết bảng lớp.
- 2 - 3 HS mang sách đọc bài.
- 2 - 3 HS nhắc lại.
- HS đọc đồng thanh:u - ư
- HS đọc u (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS phân tích.
- HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp.
+ Giống: Cùng một nét xiên phải và nét móc ngược.
+ Khác: u có 2 nét móc ngược, I có dấu chấm ở trên.
- Được tiếng nụ
- 4 -5 HS đọc bài.
- n đứng trước, u đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm u.
- HS ghép tiếng nụ
- 6 - 7 HS đọc bài.
- HS quan sát. 
 nụ
- 5 - 6 HS đọc nờ - u - nu - nặng - nụ
- Đọc cá nhân – nhóm - ĐT
- HS nhận diện chữ.
+ Giống: chữ ư như chữ u
+ Khác: ư có thếm dấu râu.
- HS đọc cá nhân (4 -5HS), nhóm, đồng thanh.
- HS: được tiếng thư
- HS ghép tiếng thư
- HS đọc ĐT.
- HS: âm th đứng trước, âm ư đứng sau, dấu hỏi đặt trên âm ư.
- 5 – 6 HS đọc bài.
- HS đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS trả lời.
 thư
- 5 - 6 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân – nhóm – ĐT.
- Tìm âm mới có trong tiếng ứng dụng và từ ứng dụng.
- 2 HS lên gạch chân.
- HS lắng nghe.
- Đọc cá nhân – nhóm – ĐT
- HS đọc bài, viết bảng con.
- 2 HS lên bảng lớp viết.
- HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp.
 u ư
 nụ thư
 nụ thư
 cá thu thứ tự
 đu đủ cử tạ.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS quan sát tranh: Các bạn nhỏ đang vẽ.
- HS tìm âm mới có trong câu ứng dụng.
 thứ, tư
- HS đọc cá nhân (4 - 7HS) câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS tập tô vào vở bài tập, vở tập viết
 - HS quan sát tranh và trả lời:
+ Chùa Một Cột.
+ Hà Nội
+ thủ đô
+ một
+ Qua phim, tranh ảnh, qua các câu chuyện kể hoặc do tự mình biết về thủ đô.
- 4 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi, đánh dấu bài về nhà.
MÔN : TOÁN
BÀI 17: 
SỐ 7
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
- Giúp HS biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
* Bài tập HS cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
2/. Kỹ năng :
- Biết đọc, biết viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vị 7, nhận biết các số trong phạm vi 7, vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
3/. Thái độ :
- Giáo dục HS nắm chắc số 7 và yêu thích môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
- Các nhóm có 7 đồ vật cùng loại
 - Mẫu chữ số 7 in và viết.
2/. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng con
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2’
5’
2’
26’
5’
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bãi cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ngắn gọn.
2. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Lập số 7:
Hướng dẫn HS xem tranh:
+ Lúc đầu có mấy bạn đang chơi cầu trượt?
+ Có thêm mấy bạn đang muốn chơi?
+ Có 6 bạn đang chơi, có thêm 1 bạn. Hỏi tất cả có mấy bạn?
- GV nêu: 6 bạn thêm 1 bạn là 7. Tất cả có 7 bạn và yêu cầu một số HS nhắc lại “Sáu bạn thêm một bạn là bảy. Tất cả có bảy bạn”.
- GV yêu cầu HS lấy 6 hình vuuông rồi lấy thêm 1 hình vuông nữa trong bộ đồ dùng và hỏi:
+ Tất cả có mấy hình vuông.
- GV: Quan sát các hình ta thấy đều có số lượng là 7.
Giới thiệu số 7 in và số 7 viết:
- HD HS Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- GV: Số 7 liền sau số mấy?
- GV giới thiệu chữ số 7 viết:
* Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS viết số 6.
- GV nhận xét, sửa bảng con.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV gọi HS trình bày miệng bài làm, sau đó hỏi HS để rút ra cấu tạo số 7:
+ Tất cả có mấy chiếc bàn là?
+ có mấy bàn là trắng?
+ Có mấy bàn là đen?
- GV nêu: bảy bàn là gồm 6 bàn là trắng và 1 bàn là đen. Ta nói: Bảy gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
- HD HS làm tương tự như vậy với các tranh khác để rút ra:
+ Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5.
+ Bảy gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn yếu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi điền kết quả vào ô trống phía dưới. Sau đó điền tiếp các số thứ tứ.
- GV hỏi: Số nào cho em biết, cột đó có nhiều ô vuông nhất?
+ Trong các số đã học, số nào lớn nhất?
+ Số 7 lớn hơn những số nào?
- GV yêu cầu HS trình bày, đọc kết quả bài làm của mình.
Bài 4: (HD HS bài về nhà)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV h/d HS làm bài.
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV hướng dẫn HS chơi: Thi đếm nhanh.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bàisau.
- Hát, vệ sinh, sĩ số.
-2 HS lên bảng làm:
> 1  6 2  6
< 
= 4  6 6  6
- Cả lớp làm bảng con: Viết số 6.
- 2 - 3 HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Có 6 bạn đang chơi.
+ Có thêm 1 bạn.
+ 7 bạn.
-2 – 3 HS nhắc lại: “Sáu bạn thêm một bạn là bảy. Tất cả có bảy bạn”.
- HS: tấùt cả có 7 hình vuông.
 - 4 – 5 HS nhắc lại.
- HS đọc: Số 7.
- HS ghép số 6.
- HS đếm từ 1 đến 7 và đọc ngược từ 7 đến 1.
- 3 – 4 HS trả lời.
- HS thực hành viết bảng con.
- 5 – 6 HS nhắc lại: Số 7.
- HS viết bảng con.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát tranh, đếm số vật ở trong tranh rồi điền vào ô trống.
- HS trình bày miệng và rút ra kết luận:
+ 7 chiếc.
+ 6 chiếc
+ 1 chiếc.
- HS nhắc lại: bảy gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
- HS hình thành được và nhắc lại:
+ Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5.
+ Bảy gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
- HS: viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài:
Viết số từ 1 đến 7: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Viết số từ 7 đến 1: 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
+ Số 7.
+ Số 7.
+ Số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
> 7  6 2  5 7  2 6  7
< 
= 7  3 5  7 7  4 7  6
- HS thi đếm nhanh từ 1 đến 7.
 từ 7 xuống 1.
- HS theo dõi, đánh dấu bài về nhà.
ĐẠO ĐỨC:
BÀI : GIỮ GÌN SÁCH VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP .
(TIẾT : 1)
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
Học sinh: 
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
* Ghi chú: Khuyến khích học sinh biết nhắc nhở bạn bè cũng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
GDMT: Giáo dục cho HS hi ... át tranh và thảo luận tập kể theo từng tranh.
- HS theo dõi, ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS nhìn tranh kể lại câu chuyện.
- 4 - 5 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi, đánh dấu bài về nhà.
MÔN : HỌC VẦN
TIẾT 61 + 62:
BÀI 28: 
ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
- Học sinh biết được chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng B, K, S, P, V, 
- Đọc được câu ứng dụng: bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ba Vì
2/. Kỹ năng :
- Đọc được câu ứng dụng: bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa
3/. Thái độ :
- Giáo dục HS ham học và yêu thích môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên:
 - Sách TV 1, tập một.
- Tranh vẽ minh họa cho bài học.
- Bảng cái, bộ thực hành
2/. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng con
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2’
5’
2’
15’
11’
7’
9’
8’
6’
5’
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bãi cũ:
- GV yêu cầu HS cả lớp viết bảng con; 1 HS viết bảng lớp; 2 -3 HS mang sách đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ngắn gọn.
2. Ôn tập:
* Ôn tập âm và chữ ghi âm:
- GV: treo bảng chữ
- Hướng dẫn HS đọc bảng ôn:
 a a A A
 ă ă Ă Ă
 â â Â Â
 b b B B
- GV: Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn?
- GV: Hãy đọc các chữ không giống chữ in thường?
- GV che phần chữ in thường, chỉ vào chữ in hoa và chữ viết hoa yêu cầu HS nhận diện và đọc âm của chữ.
Luyện viết:
- Yêu cầu HS viết bảng con những chữ in hoa.
- GV nhận xét, sửa sai.
TIẾT 2
3. Luyện đọc:
a) Đọc lại bài bảng chữ thường – chữ hoa.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
Đọc câu ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và miêu tả tranh.
- GV ghi: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS, giúp cho HS đọc trơn tiếng.
- GV giới thiệu: Từ “Bố” đứng đầu câu, vì vậy nó được viết bằng chữ hoa. Từ “Kha” “Sa Pa” là tên riêng do đó nó cũng được viết hoa.
- GV: Vậy những từ như thế nào thì phải viết hoa?
- GV yêu cầu HS đọc lại câu ứng dụng. Chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV giải thích: Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát đẹp ở tỉnh Lào Cai. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch bởi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như Thác Bạc, Câu Mây, Cổng Trời, Rừng Trúc, Bên cạnh đó, Sa Pa có khí hậu mát mẻ. Mùa đông thường có mây bao phủ, nhiệt độ có khi dưới 00C, có năm tuyết rơi. Thời tiết ở đây rất khác thường: một ngày có bốn mùa; sáng mùa xuân, mùa thu; trưa mùa hạ; đêm mùa đông. Sa Pa còn thu hút được khách du lịch bởi những phong tục cổ truyền của đồng bào dân tộc.
b) Luyện viết:
- GV yêu cầu HS viết vở tập viết.
c) Luyện nói:
 Chủ đề: Ba Vì
- GV gọi HS đọc bài luyện nói.
- GV giới thiệu: Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây, theo truyền thuyết kể lại đã diễn ra trận đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giành công chú Mị Nương. Sơn Tinh đã 3 lần dâng núi cao và cuối cùng đã chiến thẳng. Núi Ba Vì chia làm 3 tầng cao vút với những đồng cỏ tươi tốt lưng chừng núi là nơi có nông trường nuôi bò sữa nổi tiếng. Lên cao một chút là rừng quốc gia Ba Vì, là thác, suối, hồ có nước trong vắt. Đây là một khu du lịch nổi tiếng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, GV HD HS nói theo tranh.
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi 4 -5 HS đọc lại bài.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm các từ vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài 29
- Hát, vệ sinh, sĩ số.
- Cả lớp viết bảng con: tre ngà, ý nghĩa
- 2 HS lên bảng viết bảng lớp.
- 2 - 3 HS mang sách đọc bài.
- HS nhắc lại lời tựa (CN, nhóm, ĐT) 
- HS quan sát bảng chữ mẫu.
- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT.
- Các chữ in hoa gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn là: C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T, U, Ư, V, X, Y
- HS: A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R.
- HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp.
- HS viết bảng con.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS quan sát tranh và miêu tả: Tranh vẽ cảnh thiên nhiên ở Sa Pa và vẽ 2 chị em Kha.
- HS theo dõi.
- HS đọc cá nhân (4 – 7HS) câu ứng dụng.
- HS theo dõi.
- HS: Những từ đầu câu và những từ chỉ tên riêng thì phải viết hoa.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS theo dõi.
- HS viết vào vở tập viết.
- HS: Ba Vì.
- HS lắng nghe.
- HS nhìn tranh nói theo tranh.
- 4 - 5 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi, đánh dấu bài về nhà.
MÔN : HỌC VẦN
TIẾT 61 + 62:
BÀI 29: 
HỌC ÂM: ia
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức : 
- Học sinh học được, viết được ia, lá tía tô;các tiếng, từ ứng dụng tờ bìa, vỉa hè, lá mía, tỉa lá và câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. 
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề “Chia quà”.
2/. Kỹ năng :
- Biết ghép âm tạo tiếng, từ. Nhận biết được âm và chữ ia trong tiếng, từ, câu.
- Biết luyện nói tự nhiên theo chủ đề “Chia quà”. 
3/. Thái độ :
- Giáo dục HS ham học hỏi.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
- Tranh vẽ minh họa cho bài học.
- Bảng cái, bộ thực hành
- Mẫu trò chơi
2/. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng con
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2’
5’
2’
13’
8’
5’
8’
12’
5’
5’
5’
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bãi cũ:
- GV yêu cầu HS cả lớp viết bảng con; 1 HS viết bảng lớp; 2 -3 HS mang sách đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ia
- Phát âm mẫu: ia
2. Dạy vần:
* vần ia:
Nhận diện chữ ia: Vần ia được tạo nên bởi i và a
- Giáo viên phát âm mẫu ia:
So sánh ia với i:
Đánh vần:
- GV đánh vần mẫu: i – a – ia 
- Yêu cầu HS ghép vần ia
- Lấy âm t ghép với ia thêm dấu sắc trên i được tiếng gì?
 tía
- GV HD HS phân tích tía
- Yêu cầu HS ghép tiếng tía
- GV ghi bảng: tía
- GV đọc mẫu: tờ – ia – tia – sắc – tía 
- Quan sát tranh vẽ gì?
 lá tía tô
- GV đọc mẫu:
 i – a – ia
 tờ – ia – tia – sắc – tía
 lá tía tô
- HD HS đọc xuôi, ngược.
Đọc tiếng, từ ứng dụng:
 tờ bìa vỉa hè
 lá mía tỉa lá
- GV giải nghĩa từ ứng dụng:
+ tờ bìa: Vật mẫu tờ bìa, quyển sách.
+ lá mía: cho HS quan sát lá mía.
+ vỉa hè: Nơi dành cho người đi bộ trên đường phố.
+ tỉa lá: Ngắt, hái bớt lá cây.
- GV HD HS đánh vần và đọc trơn.
- GV sửa lỗi và nhận xét.
3. Hướng dẫn viết:
- GV viết mẫu, yêu cầu HS viết lên không trung để định hình cách viết.
- GV lưu ý HS: nét nối giữa t và ia, dấu sắc trên chữ i
- Nhận xét cách viết, sửa sai ngay trên bảng con cho HS.
TIẾT 2
4. Luyện đọc:
a) Đọc lại bài tiết 1:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
Đọc câu ứng dụng:
- Quan sát tranh vẽ gì?
+ Em có nhận xét gì về bức tranh?
- GV ghi: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa la
- GV: Khi đọc câu có dấu phẩy, chúng ta phải chú ý ngắt hơi.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b) Luyện viết:
- GV: Khi viết vần ia hoặc tiếng, từ khoá trong bài, chúng ta phải lưu ý điều gì?
- GV yêu cầu HS viết vở tập viết.
c) Luyện nói:
 Chủ đề: Chia quà.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh?
+ Bà chia những quà gì?
+ Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn?
+ Bà vui hay buồn?
+ Em thường hay được ai chia quà nhất?
+ Khi được cho quà em có thích không? Em sẽ nói gì khi đó?
+ Em thường để dành quà cho ai trong gia đình?
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài19
- Hát, vệ sinh, sĩ số.
- Cả lớp viết bảng con: M, N, U, Ư, I, A
- 2 HS lên bảng viết bảng lớp.
- 3 HS mang sách đọc bài.
- 2 - 3 HS nhắc lại.
- HS đọc đồng thanh: ia
- HS nhận diện chữ x
- HS đọc ia (HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp).
+ Giống: Cùng có âm i
+ Khác: vần ia có thêm âm a
- HS đánh vần
- 4 -5 HS đọc bài, bàn, dãy, lớp.
- HS ghép vần ia
- HS: được tiếng tía
- t đứng trước, ia đứng sau, dấu sắc trên i.
- HS ghép tiếng tía
- HS quan sát.
- 6 - 7 HS đọc bài, bàn, lớp.
- HS quan sát. 
 lá tía tô 
- 5 - 6 HS đọo. 
- Đọc cá nhân – nhóm - ĐT
- HS đọc cá nhân – nhóm – lớp
- 2 HS đọc bài.
- Tìm âm mới có trong tiếng ứng dụng và từ ứng dụng.
- 2 HS lên gạch chân.
- 4 – 5 HS đọc lại bài. Lớp đọc đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- Đọc cá nhân – nhóm – ĐT
- HS viết trên không trung.
- HS đọc bài, viết bảng con.
- 2 HS lên bảng lớp viết.
- HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp.
 ia
 tía
 lá tía tô
 tờ bìa vỉa hè
 lá mía tỉa lá
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS quan sát tranh: Vẽ một bạn nhỏ đang nhổ cỏ, một chị đang tỉa lá
+ HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS tìm âm mới có trong câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân (4 - 7HS) câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS: Nét nối giữa i và a, giữa t và ia, dấu sắc trên i
- HS tập tô vào vở bài tập, vở tập viết: ia, tía, lá tía tô.
 - HS quan sát tranh và trả lời:
+ Bà và các cháu.
+ Bà đang chia quà cho các bạn nhỏ
- HS trả lời.
+ Các bạn nhỏ đang rất vui.
+ Bà rất vui.
+ HS trả lời.
- HS trả lời.
- 3 HS đọc lại bài.
- HS theo dõi, đánh dấu bài về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 - LOP 1.doc