Thuyết trình đồ dùng dạy học khuông nhạc và các hình nốt

Thuyết trình đồ dùng dạy học khuông nhạc và các hình nốt

I/ LÝ DO LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Dạy học âm nhạc ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đó là một phương pháp mà đòi hỏi cần có rất nhiều những yếu tố hỗ trợ. Ở đây người ta đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động làm cho giờ học thêm vui tươi, sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hóa âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị trước bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu quả. Một trong những khâu khi chuẩn bị bài của giáo viên đó là chuẩn bị về đồ dùng dạy học trong các tiết học. Ở tiểu học đã được trang bị một số loại đồ dùng như:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2264Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết trình đồ dùng dạy học khuông nhạc và các hình nốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
KHUÔNG NHẠC VÀ CÁC HÌNH NỐT
I/ LÝ DO LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Dạy học âm nhạc ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đó là một phương pháp mà đòi hỏi cần có rất nhiều những yếu tố hỗ trợ. Ở đây người ta đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như vận động phụ họa, trò chơi âm nhạc Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động làm cho giờ học thêm vui tươi, sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hóa âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị trước bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu quả. Một trong những khâu khi chuẩn bị bài của giáo viên đó là chuẩn bị về đồ dùng dạy học trong các tiết học. Ở tiểu học đã được trang bị một số loại đồ dùng như: 
- Thanh phách, song loan, mõ, trống con ( thường dùng để gõ đệm theo phách, nhịp và theo tiết tấu lời ca giúp học nắm chắc nhịp, phách, tiết tấucủa bài hát làm cho giờ học thêm vui tươi và sinh động)
- Kèn phím Me- lô – di – on (đây là loại nhạc cụ dùng hơi thổi, cách đệm theo bài hát chủ yếu là đệm theo giai điệu) 
- Đàn phím điện tử (đàn óoc - gan) đệm theo giai điệu của bài hát giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc giai điệu bài hát..
Nhưng trong quá trình dạy học ngoài học hát , chương trình lớp 3, 4, 5 còn có các nội dung như: giới thiệu nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc, trò chơi âm nhạc đặc biệt là học nốt nhạc, tập đọc nhạc: Giúp cho học sinh (HS) phát triển tai nghe, làm quen và biết phân biệt các âm thanh với độ cao – thấp, dài – ngắn, nhanh – chậm. Do đó để đảm bảo cho việc giảng dạy âm nhạc được đảm bảo cả về chất và lượng tổ khối III chúng tôi đã nghiên cứu và làm bộ đồ dùng dạy học các nốt nhạc trên khuôn nhạc.
II/ GIÁ TRỊ CỦA BỘ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chất liệu:
	Để làm bộ đồ dùng này chúng tôi đã sử dụng các chất liệu dễ kiếm và có thể tận dụng được được từ các thùng xốp đựng đồ đã bỏ đi để làm các nốt nhạc, một ít nam châm lá và một số thanh nhôm tận dụng được ở những nơi sản xuất đồ gia dụng. 
2. Giá trị sử dụng: 
	Bộ đồ dùng có độ bền chúng ta có thể sử dụng nhiều năm không bị hư hỏng vì khuôn nhạc làm bằng nhôm không bị ô xi hóa, xốp dẻo không bị gãy khi sử dụng học khi vận chuyển, nam châm lá rất mỏng và có độ gắn kết cao.
	Bộ đồ dùng này có thể sử dụng cho phần dạy làm quen với các nốt nhạc của lớp 3 và phần tập đọc nhạc của lớp 4, 5 hay khi tổ chức các trò chơi về nhận biết nốt nhạc
	Bộ đồ dùng thể hiện được mục đính, yêu cầu về kiến thức của môn âm nhạc. Hình thức đẹp có tác động đến tâm lý của học sinh tiểu học kích thích học sinh sáng tạo tư duy độc lập
Ví dục khi dạy cho học sinh nhận biết và hiểu đúng các kí hiệu được ghi trên bản nhạc
Học sinh sẽ được làm quen với khuông nhạc, khóa Son và tên của 7 nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si trên khuông nhạc. 
 Đô Rê Mi Pha Son La Si 
Cùng với một số hình nốt đơn giản như: Nốt trắng chấm dôi, nốt trắng, nốt đen chấm dôi, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen.
Nốt trắng chấm dôi Nốt trắng Nốt đen chấm dôi Nốt đen Nốt móc đơn Dấu lặng đen
Giáo viên gắn các hình nốt lên khuôn nhạc để giới thiệu cho học sinh biết đâu là nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn..... không cần phải vẽ do đó giảm bớt được thời gian.
Hay khi tổ chức trò chơi nhận biết các hình nốt thì giáo viên gắn các hình mốt lên bảng và yêu cầu các đội chọn đúng hình nốt theo yêu cầu của cuộc chơi.
3. Tính hiệu quả :
	Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung và cho phần TĐN nói riêng. Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, chúng tôi thấy khi dạy âm nhạc trong trường TH cần phải có những đồ dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Không phải chỉ là những đồ dùng có giá trị lớn như Đàn phím điện tử mới mang lại hiệu quả mà từ những đồ dùng mà giáo viên tự làm hàng ngày như những nốt nhạc khuôn nhạc vừa mang lại giá trị về kinh tế vừa phù hợp với bộ môn mà lại an toàn và dễ sử dụng cho cả giáo viên và học sinh. Hơn nữa có thể phổ biết cho học sinh để tự mỗi em có thể tự làm được đồ dùng học tập môn học này cũng như môn học khác từ những vật liệu dễ kiếm như các miếng xốp hay các miếng bìa  
III. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG
	Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho HS cấp tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp và những đồ dùng dạy học đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo viên còn phải biết lựa chọn các phương pháp và sử dụng sẵn có làm đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với những phương pháp và kỹ năng làm đồ dùng cũng như sử dụng đồ dùng trong các tiết tôi nhận thấy hiệu quả đem lại đó là các tiết học sôi nổi không nhàm chán, học sinh thích học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuyet minh do dung day hoc mon nhac.doc