Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 27

Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 27

 CHIM.

(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ).

I. Mục tiêu:

-Nêu được ích lợi của chim đối với con người.

-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.

*GDHS biết thấy được sự phong phú đa dạng của các loài chim sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Từ đó GDHS biết bảo vệ các loài chim.

II. Đ D D H :

- Tranh trong SGK/ 102, 103.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 15 tháng 03 năm 2010
Tự nhiên xã hội : Tiết 53
CHIM.
(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ).
I. Mục tiêu:
-Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. 
*GDHS biết thấy được sự phong phú đa dạng của các loài chim sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Từ đó GDHS biết bảo vệ các loài chim. 
II. Đ D D H :
- Tranh trong SGK/ 102, 103.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ : (3-5') Cá. 
-GV đưa tranh 1 số loài cá.
-Yêu cầu HS lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá sống ở nước ngọt hay nước mặn?
-Nêu ích lợi của cá?
-Nhận xét.
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài : Chim.
-GV ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
-Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận.
-Loài chim trong hình có tên là gì?
-Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của chúng?
-Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
-Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
-Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ?
-Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
-Mỏ chim có đặc điểm gì chung?
-Chúng dùng mỏ để làm gì?
-Yêu cầu các nhóm trình bày. (Chim là động vật có xương sống).
-Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Hoạt động 2: Làm việc với tranh HS sưu tầm. 
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-Yêu cầu HS dán tranh sưu tầm được theo các nhóm: nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót hayvà thảo luận.
-Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
-Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, chim được nuôi để làm cảnh, do đó chúng ta cần biết bảo vệ chim.
Hoạt động 3: Củng cố. 
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ chim gì”?
-Yêu cầu HS thể hiện tiếng kêu của loài chim mà mình thích.
-Nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm bên ngoài của loài chim.
*GDMT : Để bảo vệ loài chim chúng ta phải làm gì?. 
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Chuẩn bị: Sưu tầm ảnh về các loài thú.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-Nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
-Quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm 4.
-Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
-Độ lớn mỗi loài khác nhau.
+ Bay: Đại bàng, họa mi, vẹt chim hút mật.
+ Bơi: Chim cánh cụt, ngỗng.
+ Chạy nhanh: Đà điểu.
-Toàn thân được bao phủ bởi 1 lớp lông vũ.
-Chúng có xương sống.
-Mỏ chim cứng dùng để mổ hừc ăn.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
-HS thảo luận.
-Vì mỗi loài chim đều có ích với cuộc sống con người.
-Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS thể hiện tiếng kêu.
-HS khác đoán tên con vật.
-Không săn bắt chim, không phá tổ chim. Không chặt cây, phá rừng.
-Nhận xét.
-3 HS đọc – Cả lớp đọc ĐT kết luận trong SGK.
-Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
-Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chịm chạy (đà điểu).
****** 
Thứ ba, ngày 16 tháng 03 năm 2010
ĐẠO ĐỨC : Tiết 27
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tt)
I-Mục tiêu :
-Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
-Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. 
-Thực hiện tôn trọng thư từ, nhậtký, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 
II-Đ D D H :
-Quyển truyện tranh, lá thư, phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ : (3-5') 
-Thế nào là tôn trọng tài sản của người khác?
-Vì sao phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
-GV nhận xét đánh giá.
B/ Bài mới : (25-30') Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ HD HS tìm hiểu bài và thực hành :
* Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi :
-Phát phiếu giao việc ghi các tình huống :
a)Bố đi công tác về Thắng lục túi bố.
b)Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi và xin phép..
c)Hải viết thư cho Bố mấy bạn lấy thư xem.
d)Sang nhà bạn.Phú bảo “Cậu cho tớ xem đồ chơi này được không?”.
-GV Nhận xét, đánh giá.
-Kết luận.
* Hoạt động 2 : Đóng vai :
-Đưa ra yêu cầu và nội dung tình huống.
+Tình huống 1 : Bạn có quyển truyện tranh mới để trong cặp, giờ ra chơi em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
+Tình huống 2 : Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy một số bạn đã lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu lúc đó bạn ở đấy bạn làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá.
-Kết luận.
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Về nhà học bài.
-Chuẩn bị : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
-HS trả lời.
-Hoạt động lớp.
-Nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Từng nhóm trình bày.
-Thắng không được làm như vậy.
-Bạn Bình làm như vậy là rất tốt.
-Mấy bạn không được làm như vậy.
-Bạn Phú hỏi bạn như vậy là rất đúng.
+Tình huống a và d là đúng; b và c là sai.
-Các nhóm thảo luận và xử lý các tình huống theo vai.
1)Chờ bạn về hỏi bạn mượn.
2)Khuyên bạn không làm như vậy, phải nhặt mũ đưa trả cho bạn.
+ Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người. Là việc làm sai trái vi phạm pháp luật. Mọi người. bí mật riêng của trẻ em.
+ Nên : -Giữ gìn và bảo quản; -Hỏi mượn khi cần; -Nhận thư dùm
+ Không nên : -Tự sử dụng; -Xem trộm; -Sử dụng trước hỏi sau; -Tự ý bóc thư
-HS tự liên hệ.
-Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
-Nhắc mọi người cùng thực hiện. 
-------------------- 
Tiết 27 :	THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tt)
I.Mục tiêu: 
-Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
II.Đồ dùng dạy học : - Mẫu lọ hoa gắn tường.
III.Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
A.Bài cũ: (3-5') Kiểm tra dụng cụ làm lọ hoa.
B.Bài mới : (25-30') 
+Hoạt động 3:Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng giấy.
- Học sinh đọc.
- GVKT chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
C/Củng cố, dặn dò: (3-5') 
- Giáo viên nhận xét.
- Về hoàn thành.
-HS nhắc.
- Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Tách phần gấp để lọ hoa và gấp các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh nhận xét bình chọn sp đẹp.
-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
-Có thể trang trí lọ hoa đẹp. 
------------------- 
Tiết 53 :	THỂ DỤC 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI : “HOÀNG ANH- HOÀNG YẾN”.
I.Mục tiêu:
-Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. 
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: sân bãi, vệ sinh an toàn.
- Phương tiện: còi.
III.Nội dung và phương pháp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp
HS khá giỏi 
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5- 8 lần.
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
- Tập theo đội hình hàng ngang.
- Cả lớp ôn bài thể dục 2 – 4 lần.
- Tổø chức HS đi đều.
- Trò chơi: hoàng anh – hoàng yên.
3. Phần kết thúc:
- Đi vòng tròn hít thở sâu.
- Hệ thống bài.
- Giao BT: ôn bài thể dục phát triển chung và nhảy dây.
1-2/
1-2/
12-14/
2lx8n
7-8/
1-2/
1/
1/
x
x x x x
x x x x
x x x x
x
x x x x
x x x x
x x x x
******* 
Thứ năm, ngày 18 tháng 03 năm 2010
Tiết 54 :	THỂ DỤC 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI: “HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN”.
I.Mục tiêu:
-Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. 
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: sân bãi, vệ sinh an toàn.
- Phương tiện: còi, cờ.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Nội dung
ĐL
Phương pháp
HS khá giỏi 
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ vận động các khớp.
- Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
- Cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác 2 -3 lần (2 -8 nhịp).
- Triển khai đội hình đồng diễn để tập bài thể dục phát triển chung.
- Thi toàn diện giữa các tổ bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Hoàng anh – Hoàng yến”.
3. Phần kết thúc:
- Vừa đi vừa hít thở sâu.
- Hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
1-2/
1-2/
1-2/
10-12/
1lần
7-8/
1-2/
1/
1/
1/
1/
x
x x x x
x x x x
x x x x
x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
x 
x x x x 
x x x x
x x x x
****** 
Thứ sáu, ngày 19 tháng 03 năm 2010
Tự nhiên xã hội : Tiết 54
THÚ.
(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ).
I. Mục tiêu: 
-Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. 
*GDHS biết thấy được sự phong phú đa dạng của các loài thú sống trong môi trường tự nhiên (thú nuôi và hoang dã), ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Từ đó GDHS biết bảo vệ các loài thú . 
II. Đ D D H :
- Các tấm bìa 2 mặt tô 2 màu xanh, đỏ cho 2 nhóm chơi. Các hình minh họa trang 104, 105 SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ: (3-5') “ Chim”. 
 -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mặt xanh – mặt đỏ:
+ GV chia lớp thành 2 đội. Yêu cầu mỗi đội cử 3 bạn lên chơi trò chơi.
+ GV hướng dẫn cách chơi: GV lần lượt đọc to các câu nói về loài chim. Các nhóm chơi phải lắng nghe, được thảo luận trong 5 giây xem câu đó đúng hay sai. Sau đó các nhóm giơ biển: mặt xanh – nêu câu nói sai, mặt đỏ – nêu câu nói đúng. Đội trả lời đúng: được 5 điểm, trả lời sai: 0 điểm.
+ Thực hiện trò chơi:
 Gợi ý về nội dung các câu nói:
1. Chim là loài có lông vũ ( Đ )
2. Chim là loài sinh con ( S )
3. Chim là loài động vật không có xương sống ( S )
4. Chim đều chạy nhanh có cánh ngắn, chân to khỏe và có màng bơi ( S )
5. Chim sẻ bắt sâu, có ích cho cây ( Đ )
6. Thức ăn của đại bàng là sâu bọ ( S )
7. Ngỗng, vịt là loài chim kiếm mồi về ban đêm ( S )
8. Dơi là loài chim kiếm mồi về ban đêm ( S )
+ GV nhận xét trò chơi, giới thiệu cho H biết dơi là loài thú chú không phải loài chim. 
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài : Thú.
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của thú.
-GV chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và cùng quan sát các hình minh họa trong SGK theo định hướng:
+ Gọi tên các con vật trong hình.
+ Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật.
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này.
+ Nhớ lại về các vật nuôi trong nhà và cho biết khắp người chúng có gì? Chúng đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì?
+ Thú có xương sống không?
-Làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+ GV kết luận: Thú có đặc điểm chung là: cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống.
Hoạt động 2: Ích lợi của thú nuôi. 
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Thảo luận trả lời câu hỏi: Người ta nuôi thú làm gì? Kể tên 1 vài thú nuôi làm ví dụ.
-Yêu cầu các nhóm lần lượt kể các ích lợi của thú và nêu ví dụ.
-GV nhận xét và kết luận: Nuôi thú có nhiều ích lợi: Lấy lông, da, sữa, thịt, lấy sức kéo, trông nhà, bắt chuột
*GDMT : Làm thế nào để bảo vệ thú nuôi?
-GV kết luận: Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách: cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh.
Hoạt động 3: Trò chơi: Ai là họa sĩ.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
-Cử đại diện giới thiêu về con vật mà nhóm đã vẽ.
-GV nhận xét.
C/ Củng cố : (3-5') 
-Học bài.
-Chuẩn bị: Thú ( tt ).
-HS chia thành các đội, cử 3 bạn lên chơi trò chơi.
-HS lắng nghe.
-HS tiến hành trò chơi – Các HS khác cổ vũ, 2 thư kí ghi lại kết quả chơi của 2 đội.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS làm việc theo nhóm.
-Mỗi HS giới thiệu về 1 con vật cho các bạn trong nhóm nghe.
-1 số điểm giống: Đẻ con, có 4 chân, có lông.
-1 số điểm khác nhau: Nơi sống khác nhau, thức ăn khác nhau, có con có sừng có con không có sừng
-Cơ thể thú có xương sống.
-Đại diện các nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-1 đến 2 HS nhắc lại kết luận.
Hoạt động nhóm, lớp.
-Các nhóm HS thảo luận, trả lời vào giấy. 
-Ví dụ: Người ta nuôi để:
+ Lấy thịt ( Lợn, bò)
+ Lấy sữa ( bò, dê)
+ Lấy da và lông ( lông cừu, da ngựa ).
+ Lấy sức kéo ( Trâu, bò, ngựa..).
-Các nhóm lần lượt kể ( mỗi nhóm nêu 1 ích lợi ).
-HS lắng nghe.
-HS tiếp nối nhau trả lời: cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống thú mới
-Các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật, vẽ hình, tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể.
-Các nhóm dán kết quả lên bảng.
-Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thiệu về con vật được vẽ.
-HS nhận xét lắng nghe.
-Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
-Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
-------------- 
Hoạt động tập thể tuần 27 Tiết 27
I/Mục tiêu :
-Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những mặt yếu phát huy những mặt mạnh.
II/Lên lớp:
1.Kiểm điểm về tình hình học tập về các mặt hoạt động 
-Học tập: Đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ .
Các mặt hoạt động đi vào nề nếp.
Tồn tại: Một số em đọc còn yếu. Chưa chuẩn bị Bài cũ : 
-Đề nghị tuyên dương :
.
2.Phương hướng tuần tới:
Học bài và làm bài đầy đủ trườc khi đến lớp: 
-Kiểm tra đồ dùng học tập .
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ daỵ.
III/ Sinh hoạt đội, sao : Văn hoá văn nghệ :.
**************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 27 Cac mon.doc