Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 16 Lớp 3

Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 16 Lớp 3

TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.

II. Chuẩn bị: - Bảng phụ kẻ BT 4 như trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1318Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 16 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ Hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ kẻ BT 4 như trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- KT các bài tập đã giao về nhà của tiết 75.
- Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
b. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
- HS nêu YC bài tập.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài, HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu YCBT. 
- HS đặt tính và tính.
- Lưu ý cho HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
 - HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc cột dầu tiên trong bảng.
- Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
- HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Tổ chức trò chơi nếu còn thời gian.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn và làm bài tập. 
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS làm VBT.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS nêu.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm VBT. (Có thể tổ chức thi đua làm bài giữa các tổ).
- HS đọc
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Bài giải:
Số máy bơm đã bán:
36 : 9 = 4 (máy)
Số máy bơm còn lại:
36 – 4 = 32 (máy)
Đáp số: 32 máy
- Đọc bài.
- Ta lấy số đó cộng thêm 4.
- Ta lấy số đó nhân với 4.
- Ta lấy số đó trừ đi 4.
- Ta lấy số đó chia cho 4.
- 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng làm bài thi đua.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc: - Đọc rõ ràng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) 
- HS khá giỏi trả lời được CH5.
B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài tập đọc. 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét- Ghi điểm. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới hôm nay là Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê. 
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm. 
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
- Hướng dẫn phát âm từ khó: 
* Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
* HS luyện đọc theo nhóm.
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Lớp đồng thanh 
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp
* Tìm hiểu đọan 1.
- Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
- Vào những năm 1965 đên 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thử đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
- Mến thấy thành phố có gì lạ?
- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen?
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quí?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố?
- HS nêu câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
* GV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người giúp mình.
* Luyện đọc lại:
- GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
- Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
- Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
- Gọi 1 HS đọc YC SGK.
. Kể mẫu:
- GV gọi HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
 Kể theo nhóm:
- HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
 Kể trước lớp:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Hỏi em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn)? 
- Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
- 2 HS lên bảng trả bài cũ. 
- HS lắng nghe và nhắc đề.
- HS theo dõi GV đọc mẫu. 
- Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài. (2 vòng)
- HS đọc theo HD của GV: nươm nượp, ướt lướt thướt, lăn tăn, san sát, tuyệt vọng, 
- 1 HS đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của GV. 
- 3 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Người làng quê như thế đấy,/ con ạ. // Lúc đất nước còn chiến tranh, / họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người, / họ không hề ngần ngại.//
- HS trả lời theo phần chú giải SGK.
- HS đặt câu: 
- Mỗi HS đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của GV: 
- Mỗi nhóm 3 - 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS đồng thanh theo tổ.
- 1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
- 1 HS đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài.
- từ lúc còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- HS lắng nghe.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nướm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất kheo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- HS thảo luận và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Thành đã đưa bạn đi thăn khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi GV đọc.
- 2 HS đọc. 
- HS xung phong thi đọc.
- 1 HS đọc YC, HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn. Vậy là hai bạn kết thân với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đôi bạn ra chơi: Hai năm sau bố Thành đón mên ra chơi. Thành đứa bạn đi khắp nơi trong thành phố, ở đấu Mến cũng thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đến đèn điện sáng như sao.
- Từng cặp HS kể.
- 3 hoặc 4 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
- 2 - 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
 Thứ Ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC: VỀ QUÊ NGOẠI 
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghì hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 thơ đầu).
- GDMT: KTTTNDB GD tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua 3câu hỏi  
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Đôi bạn.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GDBVMT.
+ Quê em ở đâu? Em có thích được về quê chơi không? vì sao? 
Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Về Quê Ngoại của nhà thơ Hà Sơn. Qua bài thơ các em sẽ được biết những cảnh đẹp của quê hương bạn nhỏ trong bài đối với con người và cảnh vật quê mình. 
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- 2 HS nối tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh bài thơ.
c. HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? 
- Mỗi làng quê ở nông thôn Việt Nam thường có đầm sen. Mùa hè sen nở, gió đưa hương sen bay đi thơm khắp làng. Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở nên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong.
- Về quê, bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về họ?
d. Học thuộc lòng bài thơ:
- Treo bảng phụ chép sẵn bài thơ. Cả lớp ĐT bài  ...  cố – dặn dò:
- HS về nhà luyện tập thêm về tìm giá trị của biểu thức.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- Nghe giới thiệu.
- Biểu thức 60 cộng 35 chia 5.
- Tính: 60 + 35 : 5 = 95 : 5
 = 19
Hoặc: 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- Nhắc lại qui tắc.
- 60 cộng 35 chia 5 bắng 60 cộng 7 bằng 67.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
86 – 10 x 4 = 86 – 40
 = 46
- 6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Làm bài:
+ Các biểu thức tính đúng là:
 37 – 5 x 5 = 12 180 : 6 + 30 = 60
282 – 100 : 2 = 232 30 + 60 x 2 = 180
+ Các biểu thức tính sai là:
30 + 60 x 2 = 180 282 – 100 : 2 = 91
13 x 3 – 2 = 13 180 + 30 : 6 = 35
- Do thực hiện sai qui tắc.
30 + 60 x 2 =150 282 – 100 : 2 = 232
13 x 3 – 2 = 37 180 + 30 : 6 = 185
- 1 HS đọc đề SGK.
- Tính mỗi hộp có bao nhiêu quả táo.
- Phải biết cả chị và mẹ hái được bao nhiêu quả táo.
- Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vơ BT.
Bài giải:
 Số quả táo chị và mẹ hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
 Số quả táo mỗi hộp có là:
95 : 5 = 19 ( quả)
 Đáp số: 19 quả.
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN CHỮ E 
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách kẻ, cắt dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì,
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: Cắt dán chữ V
- GV kiểm tra việc cắt dán của HS.
- KT đồ dùng của HS.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
b. Thực hành:
Hoạt động 1: GV đính mẫu chữ:
- GV dùng chữ mẫu rời, gấp đôi theo chiều ngang.
Hoạt động2: GV hướng dẫn mẫu:
 Bước 1: Kẻ chữ E.
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi.
+ Chấm vào điểm đánh dấu chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu. (Hình 1)
 Bước 2: Cắt chữ E.
 + Do tính chất đối xứng nên không cần cắt cả chữ E mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa, (mặt trái ra ngoài). Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ E như chữ mẫu. (Hình 2)
Bước 3: Dán chữ E.
+ Thực hiện tương tự như dán cát chữ cái ở bài trước 
Hoạt động 3: Thực hành cắt dán chữ E.
- GV gọi HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, đánh giá và nhận xét sản phẩm 
4. Củng cố - Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo,  “Cắt dán chữ VUI VẺ”
- HS mang đồ dùng cho GV kiểm tra.
- HS nhắc.
- HS quan sát và nhận xét 
+ Nét chữ rộng 1ô, nửa phía trên và nửa phía dưới của chữ E giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau.
- HS theo dõi từng bước
 Hình 1.
 Hình 2.
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Bước 1: Kẻ chữ E
- Bước 2: Cắt chữ E
- Bước 3: Dán chữ E
- HS thực hành kẻ, cát, dán chữ E.
- HS thực hiện dán vào vở theo YC của GV.
- Mang SP lên trưng bày.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Ghi vào vở chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ Sáu ngày 16 tháng 12 năm 2010
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA: M
I. Mục tiêu: - Viết đúng hoa chữ M, T, B (1dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1dòng) và câu ứng dụng: Môt cây lhòn núi cao (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS KG viết đúng và đủ các dòng(tập viết trên lớp)
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ viết hoa: M, T, B.
- Tên riêng và câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Lê Lợi, Lời nói, Lựa lời.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa M,T, B có trong từ và câu ứng dụng.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
* QS và nêu quy trình viết chữ hoa: M, T.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ M, T.
- HS viết vào bảng con chữ M, T.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
c. HD viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Mạc Thị Bưởi ?
- Giải thích: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích HĐ bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị không chịu khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
- QS và nhận xét từ ứng dụng:
- Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách ntn?
- Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Mạc Thị Bưởi
d. HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
- Nhận xét cỡ chữ.
- HS viết bảng con.
e. HD viết vào vở tập viết:
- HS viết vào vở – GV chỉnh sửa.
- Thu chấm 5 - 7 bài. Nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Lê Lợi
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
- HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: M, T, B.
- 2 HS nhắc lại. Lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: M, T.
- 2 HS đọc Mạc Thị Bưởi.
- 2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
- Chữ M, T, B cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con:
- 3 HS đọc.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
Một cây, Ba cây.
- HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - Biêt tính gia trị biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng qui tắc nào để tính cho đúng.
- HS nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a/.
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 2: GV gợi ý:
- Tiến hành tương tự như bài tập 1.
- HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài, sau đó YC 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và giải vào vở BT. 
- Ôn lại các bài toán về tính giá trị của biểu thức.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nghe giới thiệu. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
a. 125 – 85 + 80 = 40 + 80
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
- HS làm bài:
VD: 375 – 19 x 3 = 375 - 57
 = 318
 306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
 a.81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b. 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 19 x 9
 = 171
-HS ghi nhậnê
TẬP LÀM VĂN: Nghe kể KÉO CÂY LÚA LÊN
 NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu: 
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1).
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). 
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên (SGK).
- Tranh ảnh về cảnh nông thôn hoặc thành thị.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng YC kể lại câu chuyện Giấu cày và giới thiệu về tổ của em.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài lên bảng
b. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV đính tranh.
- GV kể 2 lần.
+ Truyện này có những nhân vật nào?
+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? 
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
+ Vì sao lúa nhà anh ngốc lại bị héo.
+ Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh kể lại câu chuyện cho nhau nghe
- Gọi 2 – 3 HS kể lại câu chuyện.
- Theo dỏi, nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
- GV giúp HS hiểu gợi ý a của bài: Các em có thể kể những điều mình biết về nông thôn hay thành thị nhờ 1 chuyến đi chơi (về thăm quê, đi thăm quan,.. xem chương trình ti vi, nghe 1 ai đó kể chuyện
- HS suy nghĩ lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và ghi điểm.
- GDBVMT.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét và biểu dương những HS học tốt. - Về nhà suy nghĩ thêm về nội dung, cách diễn đạt của bài kể về thành thị hoặc nông thôn. 
- 2 HS lên bảng thực hiện YC. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe, theo dõi. 
- Chàng ngốc và vợ.
- Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh.
- Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
- Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ.
+ Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- HS đọc yêu cầu của bài và phần gợi ý.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS làm mẫu. Dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét về nội dung và cách diễn đạt.
+ Tuần trước em được xem 1 chương trình ti vi kể về 1 bác nông dân làm kinh tế trang trại giỏi. Em là người thành phố, ít được đi chơi, nhìn trang trại rộng rãi của bác nông dân, em thích lắm. Em thích nhất cảnh gia đình bác vui vẻ nói cười khi đánh bắt cá dưới cái ao rất rộng và lắm cá, cảnh 2 con trai của bác bằng tuổi như chúng em cưỡi trên 2 con bò vàng rất đẹp, tay cầm roi dẫn đàn bò đi ăn cỏ trên sườn đê.
- Kể cho bạn nghe những điều em biết về thành thị và nông thôn.
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về thành thị hoặc nông thôn hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 (CKTKN).doc