Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

- Giới thiệu bài học.

- Gọi HS đọc yêu cầu BT4.

- Cho HS thảo luận để làm bài. (2 phút)

- Yêu cầu cả lớp giơ thẻ (+) nếu đồng ý, giơ thẻ (-) nếu không đồng ý về các ý kiến sau và giải thích lí do:

a) Nước sạch không bao giờ cạn. (-)

b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. (-)

c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau. (+)

d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện

cần được xử lí. (+)

đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường. (+)

e) Sử dụng nước ô nhiễm có hại cho sức khỏe. (+)

- HS và GV nhận xét.

* Kết luận: Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.

- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.

 

docx 3 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 891Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học
Đạo đức
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Học sinh nêu lên được:
- Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Tác hại của việc không tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2. Về kĩ năng, hành vi
Học sinh có khả năng:
- Tự nhận xét được việc làm của bản thân về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể, hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
3. Về thái độ
Học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm:
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Đồng tình với những hành động thể hiện việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; phê phán những hành động gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Powerpoint, bảng phụ, nam châm, bút lông.
2. Học sinh: VBT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học. 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò: “Khám phá đại dương” để kiểm tra lại nội dung bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1).
- HS và GV nhận xét.
- Nhận xét bài cũ.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 1: Đánh giá các ý kiến (BT4) (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm:
- Đồng tình với những hành động thể hiện việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; phê phán những hành động gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nêu được tác hại của các việc làm không tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu bài học.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT4.
- Cho HS thảo luận để làm bài. (2 phút)
- Yêu cầu cả lớp giơ thẻ (+) nếu đồng ý, giơ thẻ (-) nếu không đồng ý về các ý kiến sau và giải thích lí do:
a) Nước sạch không bao giờ cạn. (-)
b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. (-)
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau. (+)
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện
cần được xử lí. (+)
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường. (+)
e) Sử dụng nước ô nhiễm có hại cho sức khỏe. (+)
- HS và GV nhận xét.
* Kết luận: Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
4. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT5) (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nêu lên được:
- Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT5.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT5 vào phiếu. (5 phút)
* Hãy viết những việc làm phù hợp với yêu cầu của mỗi cột dưới đây:
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bảo vệ nguồn nước
Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
- Đính bài 2 nhóm lên bảng, các thành viên nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, đọc bài làm của nhóm mình.
* Nhận xét, kết luận: Các việc làm tiết kiệm nước là: sử dụng vừa đủ nước, khóa vòi nước lại khi không sử dụng. Việc làm bảo vệ nguồn nước: không xả rác thải ra nguồn nước, giữ vệ sinh nguồn nước, không cho gia súc tắm rửa trên nguồn nước, không xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, ao, hồ, biển.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện.
* Việc làm tiết kiệm nước:
+ Sử dụng vừa đủ nước
+ Khóa vòi nước khi sử dụng xong.
* Việc làm gây lãng phí nước:
+ Dùng xong không khóa vòi nước lại.
+ Xả nước tràn lan.
* Việc làm bảo vệ nguồn nước:
+ Không xả rác thải ra nguồn nước.
+ Giữ vệ sinh nguồn nước.
+ Không cho gia súc tắm rửa trên nguồn nước.
* Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác thải ra nguồn nước.
+ Xả nước thải chưa xử lí ra sông, ao, hồ, biển.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
5. Hoạt động 3: Liên hệ (BT6) (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Tự nhận xét được việc làm của bản thân về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể, hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT6.
- Cho HS làm câu a vào VBT.
- Đính bài 1 HS lên bảng, cho HS trình bày
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Hỏi HS: Em đã biết bảo vệ nguồn nước chưa ? Hãy kể một việc làm cụ thể. Mời nhiều HS trả lời.
- HS và GV nhận xét.
* Kết luận: Qua BT6, cô thấy các em đã có một số việc làm cụ thể trong cuộc sống để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
6. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ của bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ ôn bài và chuẩn bị bài mới.
- Cả lớp đọc.
- Thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_bai_13_tiet_kiem_va_bao_ve_nguon_nuoc.docx