Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (44)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (44)

TUẦN 11:

TOÁN: (T51) BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT)

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính

 - Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (44)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
TOÁN: (T51)	BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TT)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
	- Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài 2/50
- Kiểm tra 5 vở bài tập
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã được học cách giải dạng toán bằng 2 phép tính có liên quan đến phép cộng, trừ. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục học giải bài toán bằng 2 phép tính có liên quan đến nhân và cộng.
2.2 Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính.
* Nêu bài toán: Một cửa hàng thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày đó cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp ?
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ bài toán và phân tích
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ?
- Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ?
- Bài toán yêu cầu ta tính gì ?
- Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết những gì ?
- Đã biết số xe đạp của ngày nào ? Chưa biết được số xe đạp của ngày nào? 
- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật 
Thứ bảy
Chủ nhật
? Xe đạp
2.3 Luyện tập - thực hành:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ bài toán.
* Hỏi: Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh ?
- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?
- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài tập
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải bài toán
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần sau đó làm mẫu một phần rồi yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính.
* Nhận xét tiết học
- 1 em lên bảng
- 2 em nêu cách giải dạng toán bằng hai phép tính.
- Nghe giới thiệu
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp.
- Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy.
- Bài toán yêu cầu tính số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai ngày ?
- Phải biết được số xe đạp bán được của mỗi ngày.
- Đã biết số xe đạp của ngày thứ bảy, chưa biết được số xe đạp của ngày chủ nhật.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
Bài giải
Ngày chủ nhật cửa hàng bán được số
xe đạp là:
6 x 2 = 12 ( xe đạp )
Cả hai ngày cửa hàng bán được số xe đạp là:
6 + 12 = 18 ( xe đạp )
 ĐS: 18 xe đạp
- Quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5km, quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện. Hỏi quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiều km ?
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh.
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Chưa biết và phải tính
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là:
5 x 3 = 15 ( km )
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh:
5 + 15 = 20 ( km )
 ĐS: 20 km
- Một thùng đựng 24 lít mật ong lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ?
? lít
Lấy ra
24 lít
Tóm tắt
Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại là:
24 - 8 = 16 (lít)
 ĐS: 16 lít mật ong
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
TOÁN: (T52)	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
	- Kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 51.
* Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài 2:
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài
Bài 4:
Đọc: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47.
- Yêu cầu học sinh nêu cách gấp 15 lên 3 lần
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta cộng với 47 thì được bao nhiêu ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại vào bảng con.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bài nhà: 3/52
* Nhận xét tiết học
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
? ô tô
18 ô tô
45 ô tô
17 ô tô
Tóm tắt
Bài giải
Số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô )
Số ô tô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ô tô )
 ĐS: 10 ô tô
Bán đi
? con thỏ
48 con thỏ
Tóm tắt
Bài giải
Số con thỏ đã bán đi là:
48 : 6 = 8 ( con thỏ )
Số con thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 ( con thỏ )
 ĐS: 40 con thỏ
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 ( học sinh )
Số học sinh khá và giỏi là:
14 + 22 = 36 ( học sinh )
 ĐS: 36 học sinh
- Học sinh đọc lại yêu cầu 
- Lấy 15 nhân 3 tức là: 15 x 3 = 45
- 45 + 47 = 92
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Lớp làm bảng con
TOÁN: (T53)	BẢNG NHÂN 8
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Thành lập bảng nhân 8 ( 8 nhân với 1,2,3.,10) và học thuộc lòng bảng nhân này
	- Áp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
	- Thực hành đếm thêm 8
II. Đồ dùng dạy học:
	- 10 tấm bìa mỗi tấm bìa có gắn 8 cái hình tròn hoặc 8 hình tam giác, 8 hình vuông,..
	- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 8 ( không ghi kết quả của các phép tính nhân )
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài về nhà bài 3/tiết 52
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mớI
2.1 GiớI thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 7, đó là bảng nhân 8
- Ghi tên bài lên bảng
2.2 Hướng dẫn thành lập bảng nhân 
- Gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn
- 8 hình tròn được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân: 8 x 1 = 8 ( ghi lên bảng phép nhân này )
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy hình tròn được lấy mấy lần ?
- Vậy 8 được lấy mấy lần ?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 2 lần
- 8 nhân 2 bằng mấy ?
- Vì sao em biết 8 nhân 2 bằng 16 ?
( Hãy chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả )
- Viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân này 
- Hướng dẫn học sinh lập phép nhân 
8 x 3 = 24 tương tự như phép nhân: 
8 x 2 = 16.
HỏI: Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 8 x 4.
- Nếu học sinh tìm đúng kết quả thì giáo viên cho học sinh nêu cách tìm và nhắc lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh không tìm được giáo viên chuyển tích 8 x 4 thành tổng 8 + 8 + 8 + 8 rồi hướng dẫn học sinh tính tổng để tìm tích. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo cách hai, 8 x 4 có kết quả chính xác bằng kết quả chính bằng kết quả 8 x 3 cộng thêm 8
- Yêu cầu học sinh cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8 và viết vào phần bài học.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 8. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3,,10.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng nhân cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1: 
HỏI: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào SGK sau đó hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
HỏI: Có tất cả mấy can dầu ?
- Mỗi can dầu có bao nhiêu lít dầu ?
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở - 1 học sinh làm bài trên bảng
* Chữa bài nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3:
HỏI: Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào 
- Tiếp sau số 8 là số nào ?
- 8 cộng thêm mấy thì bằng 16 ?
- Tiếp sau số 16 là số nào ?
- Em làm như thế nào để tìm được số 24 ?
Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 8. Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 8 vừa học.
- Nhận xét tiết học yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bảng nhân 8
- 2 em lên bảng làm bài 3 tiết 52
- Nghe giới thiệu
- Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời: Có 8 hình tròn
- 8 hình tròn được lấy 1 lần
- 8 được lấy 1 lần
- Học sinh đọc phép nhân: 8 nhân 1 bằng 8.
- Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời: 8 hình tròn được lấy 2 lần
- 8 hình tròn được lấy 2 lần
- Đó là phép tính 8 x 2
- 8 nhân 2 bằng 16
- Vì 8 x 2 bằng 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên 8 x 2 = 16.
- 8 nhân 2 bằng 16
- 8 x 4 = 8 + 8 + 8 + 8 = 32
- 8 x 4 = 24 + 8 ( vì 8 x 4 = 8 x 3 + 8)
- 8 học sinh lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
- Nghe giảng
- Cả lớp đọc thầm bảng nhân 2 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Đọc bảng nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm
- Làm bài vào SGk và kiểm tra bài làm của bạn.
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu. Hỏi 6 can dầu như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu?
 - Có tất cả 6 can dầu
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu
- Ta tính tính 8 x 6 
Tóm tắt
1 can: 8 lít
6 can: .? Lít
Bài giải
Cả 6 can dầu có số lít là:
8 x 6 = 48  ... Thu Bồn ) ghi đúng dấu câu ( dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng )
	Luyện viết phân biệt những tiếng khó ong/ông, thi tìm nhanh viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: S/X ; ươn/ương.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết, viết các từ ngữ ở bài tập
	5 hoặc 6 tờ giấy to để học sinh các nhóm thi tìm nhanh, viết đúng bài tập 3 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp viết lời giải của câu đố 3a, 3b vào bảng con.
* Giáo viên nhận xét chấm điểm, khen những học sinh giải đúng nhanh, viết đúng chính tả, chữ đẹp.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài: “ Tiếng hò trên sông ” và phân biệt một số tiếng có âm vần dễ lẫn: S/X; ươn/ương.
- Giáo viên ghi đề: Tiếng hò trên sông
2. Hướng dẫn viết chính tả:
* Hoạt động 1: 
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài và cách trình bày bài.
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì ?
+ Bài chính tả có mấy câu ?
+ Nêu tên riêng trong bài ?
* Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- Giáo viên đọc 1 lần chậm rãi, rõ ràng, chính xác và nghỉ hơi đúng để học sinh chú ý những hiện tượng chính tả.
* Hoạt động 3:
+ Luyện viết tiếng khó:
- Giáo viên chọn và phân tích từ rồi cho học sinh viết bảng con từng từ hoặc 2 từ 1 lần.
+ Đọc rồi viết
Trên sông: tr + ên , s + ông
Gió chiều: Gi + o + thanh sắc , ch + iêu + thanh huyền
Chảy lại: Ch + ay + thanh hỏi
 L + ai + thanh nặng
Ngang trời: Ng + ang , tr + ơi + thanh huyền.
* Hoạt động 4: 
+ Viết chính tả
- Giáo viên đọc lại 1 lần cả bài
- Giáo viên đọc học sinh viết
- Lưu ý tư thế ngồi , cầm bút của học sinh ( Ngắt câu, cụm từ ngay từ đầu, đọc 3 lần / 1 câu )
- Đọc học sinh dò lại bài của mình.
* Hoạt động 5:
+ Chấm bài chính tả
- Hướng dẫn học sinh chấm bài ở bảng lớn
( Nhận xét cách trình bày bảng )
- Giáo viên chấm từ 8 - 10 bài
- Yêu cầu em nào viết sai từ 1đến 3 lỗi về nhà rèn thêm chữ viết ở nhà.
* Nhận xét tiết chính tả
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a. Bài tập 2: Một em đọc đề
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Mời 1 bạn lên bảng làm
b. Xong / Xoong
- Bài tập b yêu cầu gì ?
- Gọi một em làm trên bảng 
* Nhận xét
- Giải: Cong , coong
 Xong , xoong
* Bài tập 3
- Cho học sinh làm bài a bằng cách thi làm bài nhanh
- Giáo viên và cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm, số lượng từ tìm được. 
* Kết luận nhóm thắng cuộc
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại kết quả.
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở
Bài b: Tương tự như bài a.
- Học sinh đọc đề
- Giáo viên hướng dẫn về nhà làm bài vào vở
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
- Về nhà xem lại các từ viết sai để lần sau tiếp tục viết đúng
- Lớp viết vào bảng con
* Nhận xét
- Cả lớp đọc thầm bài ở SGK
- Tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ qua đồng và sông Thu Bồn.
- Có 4 câu
- Gái, Thu Bồn
- Học sinh viết vào bảng con
* Nhận xét
- 1 em viết ở bảng lớn
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh lấy bút chì tự đổi vở chấm. Từ nào sai sửa ra lề vở.
- Học sinh lắng nghe chú ý
- Điền vào chỗ trống (cong hay coong)
- Cả lớp làm vào vở
* Nhận xét bài viết trên bảng
- Điền vào chỗ trống xong hay xoong
- Cả lớp làm vào vở
- 1 - 2 em đọc lại những từ đã được điền hoàn chỉnh.
- Giáo viên phát giấy cho các nhóm thi làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả
- Sông, suối, sắn, sen, sung, lá sả, sâu, sáo, sóc, sói, sư tử, chim sẻ.
- Mang xách, xô đẩy, xiên xọc, cuốn xéo, xếch, xộc xệch, xoạc, xa xa, xáo trộn.
- Học sinh làm vào vở ở nhà
TUẦN 11:
CHÍNH TẢ: (NV) 	VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả
1. Nhớ viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Vẽ quê hương ( thể thơ 4 chữ )
2. Luyện đọc và viết đúng một số chữ chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: S/ X hoặc ươn/ương.
II. Đồ dùng dạy học:
	 Bảng phụ viết sẵn khổ thơ câu tục ngữ của bài tập 2a, 2b
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra học sinh tìm nhanh, viết đúng bài tập 3b
- Kiểm tra viết tiếng có âm s/x
* Giáo viên nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em viết một đoạn trong bài “Vẽ quê hương”(từ đầu..................em tô đỏ thắm)
- Giáo viên ghi đề: Vẽ quê hương
2. Hướng dẫn viết chính tả
* Hoạt động 1:
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài
- 2 - 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm để nhớ.
- Hướng dẫn học sinh trình bày đoạn thơ.
* Hỏi: Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh vẽ quê hương rất đẹp ?
- Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
- Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào ?
* Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- Giáo viên đọc 1 lần chậm rãi rõ ràng, chính xác diễn cảm và ngắt nghỉ hơi đúng để học sinh chú ý những hiện tượng chính tả.
* Hoạt động 3:
+ Luyện viết tiếng khó:
- Giáo viên chọn và phân tích từ rồi cho học sinh viết bảng con từng từ hoặc 2 từ / 1 lần.
+ Đọc rồi viết
Làng xóm: l + ang + thanh huyền
 xóm: x + om + thanh sắc.
Ước mơ: ươc + thanh sắc
Lượn quanh: l + ươn + thanh nặng
 quanh: qu + anh.
* Hoạt động 4:
+ Viết chính tả
- Giáo viên đọc lại 1 lần
- Giáo viên đọc học sinh viết
- Lưu ý tư thế ngồi, cầm bút của học sinh ( Ngắt câu, cụm từ ngay từ đầu, đọc 3 lần/1 câu )
- Đọc học sinh dò lại 1 lần bài của mình.
* Hoạt động 5:
+ Chấm chữa bài chính tả:
- Hướng dẫn học sinh chấm ở bảng lớn
- Giáo viên chấm 8 - 10 bài
- Em nào viết sai từ 1 đến 3 lỗi về nhà rèn thêm chữ viết
* Nhận xét tiết chính tả
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a: Học sinh đọc đề
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Mời 1 bạn lên bảng làm
- Giáo viên yêu cầu 1 bạn đọc lại bài làm của mình.
Giải: Nhà sàn / đơn sơ
 Suối chảy / sáng lưng đồi
* Bài 2b: Về nhà làm bài tập
4. Củng cố / dặn dò:
- Giáo viên rút kinh nghiệm về bài viêt và kĩ năng làm bài tập của học sinh
- Về nhà xem lại các từ viết sai để lần sau viết đúng.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Cả lớp đọc thầm bài ở SGK
- Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương
- Chữ cái đầu tên bài và đầu mỗi dòng thơ viết hoa: Vẽ, Bút, Em, Xanh,.......
- Các chữ đầu dòng thơ đều cách lề vở 3 ô ly
- HS lắng nghe và chú ý các hiện tượng chính tả
- Học sinh viết vào bảng con
- 1 em lên bảng lớn viết
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh lấy bút chì tự đổi vở chấm. Từ nào sai sửa ra lề vở.
- Học sinh lắng nghe chú ý
- Điền vào chỗ trống s hay x
- Cả lớp làm vào vở
- 1 em đọc lại bài đã làm hoàn chỉnh
 TUẦN 11: LTVC:
 TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG – ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hiểu và xếp đúng vào 2nhom một số từ ngữ về Quê hương (BT1)
 - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2)
 - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phaanj câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì ?(BT3) 
 - Đặt được 2-3 câu theo mẫu câu Ai làm gì ? với 2-3 từ ngữ cho trước (BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tờ giấy to kẻ sẵn bảng mẫu bài tập 1 SGK/89 (BT1)
 - Tờ giấy to kẻ mẫu cho bài tập 3. (Ai làm gì ? )
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: LTVC tuần 10
- Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ ( BT2/80/SGK )
a. Suối chảy ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- b,c. Tương tự
* Giáo viên nhận xét – tuyên dương ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Vừa qua, các em đã học nhiều bài về quê hương. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại và mở rộng vốn từ về quê hương. Chúng ta cũng sẽ ôn lại mẫu câu “Ai làm gì?”
- Giáo viên ghi đề lên bảng
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1: Hoạt động theo nhóm
- Gọi 1 em đọc lại đề bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
- Giáo viên dán tờ giấy kẻ sẵn mẫu bài tập lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm lớn
* N1: Tổ 1 + 2: Tìm từ chỉ sự vật quê hương.
* N2: Tổ 3 + 4 : Tìm từ chỉ tình cảm với quê hương.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày.
* Giáo viên chốt ý đúng: 
N1: Chỉ sự vật quê hương: Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
N2: Chỉ tình cảm với quê hương: Gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào với quê hương 
* Bài tập 2: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
GV giải nghĩa: Giang sơn tức là giang san – sông núi.
- gọi 3 học sinh đọc lại từ thay thế.
* Giáo viên chốt ý đúng: Các từ trong ngoặc thay thế cho từ quê hương là: Quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
- Bây giờ các em ôn tập kiểu câu Ai làm gì? Qua bài sau.
* Bài tập 3: 
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại nội dung bài
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
* Lưu ý: Với một từ ngữ đã cho có thể đặt thành nhiều câu.
VD: Bác nông dân đang gánh lúa 
 Bác nông dân đang cuốc đất 
 Bác nông dân đang dắt trâu ra đồng
- Giáo viên gọi học sinh phát biểu ý kiến.
* Giáo viên chốt ý: Nhận xét cách đặt câu cho mỗi từ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhắc nội dung bài học hôm nay là gì ?
* Dặn: Học và tập đặt câu nhiều hơn
* Bài sau: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh.
- 1 em lên bảng tìm từ so sánh ghi ra
- 2 em lên bảng tìm từ
* Lớp nhận xét bổ sung
- Học sinh đọc đề bài - Lớp đọc thầm
- Xếp từ ngữ vào 2 nhóm: Nhóm chỉ sự vật quê hương, nhóm chỉ tình cảm với quê hương.
- Đại diện các nhóm nhận phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm 1 trình bày trước lớp ghi từ tìm được.
- Nhóm 2 bổ sung nhận xét
- Đại diện nhóm 2 lên trình bày nhóm 1 bổ sung.
- Lớp chữa bài tập đúng vào vở bài tập
- 1 em đọc lại đề, lớp đọc thầm
- Tìm từ trong ngoặc thay thế cho từ quê hương.
- Học sinh làm bài cá nhân
- 3 học sinh lên bảng đọc lại từ thay thế cho từ quê hương.
* Lớp bổ sung nhận xét
- Học sinh chữa bài tập đúng vào vở
- 2 em đọc lại bài 3. Lớp đọc thầm
- Tìm câu viết theo mẫu câu Ai làm gì? 
- Chỉ rõ mỗi bộ phận câu đúng mẫu câu Ai làm gì ?
- Học sinh làm việc cá nhân ghi ra giấy, vở bài tập.
- Gọi học sinh khác bổ sung
- Học sinh làm vào vở bài tập
- Học sinh trả lời nội dung bài: Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: Quê hương. Củng cố mẫu câu Ai làm gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 11 CKTKN(2).doc