Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (2)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (2)

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

NHÀ ẢO THUẬT

I. MỤC TIÊU:

 1/ Tập đọc:

 a/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, chứng kiến, quảng cáo . . .

 - Giọng đọc với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 ( khác giọng kể từ tốn của đoạn 1,2 ,3)

 b/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: ảo thuật ,tình cờ, chứng kiến,thán phục,đại tài.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: khen ngợi hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẳn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba nhân hậu, rất yêu quý trẻ em

 

doc 68 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
2
Tập đọc- Kể chuyện 
 Nhà ảo thuật. 
Toán 
 Nhân số có 4 chữ số cho số có
Tập viết 
 Ôn chữ hoa: Q 
3
Toán 
 Luyện tập.
Chính tả 
 Nghe nhạc.
Tự nhiên - xã hội
 Lá cây. 
4
Tập đọc 
 Chương trình xiếc đặc sắc.
 Toán 
 Luyện tập ( tự chọn).
Đạo đức 
 Tôn trọng đám tang.
Thủ công 
 Đan nong đôi. 
5
 Toán 
 Chia số có 4 chữ số cho số có
Luyện từ vc 
 Nhân hoá. Cách đặt câu.. . . .
Tự nhiên – xã hội 
 Khả năng kì diệu của lá cây. 
6
Toán 
 Luyện tập ( tự chọn ).
Chính tả 
 Người sáng tác Quốc ca VN.
Tập làm văn 
 Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
THỨ 2: 
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
NHÀ ẢO THUẬT
I. MỤC TIÊU:
 1/ Tập đọc:
 a/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, chứng kiến, quảng cáo . . .
 - Giọng đọc với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 ( khác giọng kể từ tốn của đoạn 1,2 ,3)
 b/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: ảo thuật ,tình cờ, chứng kiến,thán phục,đại tài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: khen ngợi hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẳn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
 2/ Kể chuyện:
 a/ Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, hs biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện “ Nhà ảo thuật” theo lời của Xô- phi hoặc Mác
 b/ Rèn kĩ năng nghe: 
 - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 - Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
 - Thái độ: Biết quan tâm giúp đỡ người khác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 1/ Gv: Tranh, sgk.
 2/ Hs: Sgk, vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - KTBC. 
 - Nhận xét - cho điểm. 
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: “ Nhà ảo thuật”
Luyện đọc: (20’)
 - Gv đọc với giọng kể bình thản, thân mật.
 - Hướng dẫn luyện đọc giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
Giúp hs luyện đọc một số từ.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Giúp hs hiểu các từ được giải nghĩa trong sgk.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Đọc đồng thanh đoạn văn.
Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: (20’)
1/ Vì sao chị em nhà Xô- phi không đi xem ảo thuật?
2/ Hai chị em Xô –phi đã giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
3/ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp?
4/ Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô - phi và Mác?
5/ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người đang uống trà?
6/ Theo em, chị Xô –phi đã được xem ảo thuật chưa?
 - Gv: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm thông đối với bạn sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn được đền đáp.
 + Liên hệ: Em đã giúp những người khác được những việc gì?
 + Giáo dục: Phải biết quan tâm giúp người khác khi có việc cần và phù hợp với khả năng của mình.
Luyện đọc lại: (10’)
 - Gv hướng dẫn hs đọc đúng một số câu, đoạn văn.
 - Nhận xét - tuyên dương.
KỂ CHUYỆN: (20’)
 + Nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô – phi hoặc Mác
Hướng dẫn hs kể:
 - Khi các em nhập vai mình Xô - phi hay Mác phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó dùng từ xưng hô tôi hoặc em, bạn.
 - Nhận xét - tuyên dương.
4/ Củng cố- dặn dò: (5’)
 - Nội dung bài học này nói gì?
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà kể lại câu chuyêän và chuẩn bị bài mới.
- Hát, ktss. 
- 2 hs đọc thuộc lòng bài “ Cái cầu”. 
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- Hs đọc nối tiếp từng câu.
- Lỉnh kỉnh, một lát, chứng kiến, biểu diễn, ảo thuật, rạp xiếc . . . 
- Hs đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
- ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, đại tài.
Đặt câu:
Hôm nay tình cờ gặp lại bạn hoa trong giờ học hát.
- Chúng em đã chứng kiến các anh chị đang làm công tác xã hội.
- Tất cả đều thán phục bạn Tuấn đang giúp đỡ bạn hs nghèo.
- Từng em nối tiếp đọc các bạn nghe góp ý.
- Vì bố các em đang nằm viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố. Các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
- Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác một cái bổng biến thành 2, các dải băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra một chú thỏ trắng hồng nằm trên chân Mác.
- Chị em Xô - phi đã được xem ảo thuật tại nhà.
- Hs . . .
- 3 hs nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn.
Hs quan sát tranh.
 Tranh 1 - Hai chị em Xô- phi và Mác xem quảng cáo buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc.
 Tranh 2 - Chị em Xô- phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đến rạp xiếc.
 Tranh 3 - Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em.
 Tranh 4 - Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà
- 1 hs khá, giỏi nhập vai Xô- phi hay Mác kể mẫu một đoạn câu chuyện theo tranh.
Ví dụ: 
Tranh 1- Hôm ấy khắp thành phố đâu đâu cũng dán quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Trường tôi tổ chức cho hs đi xem. Riêng chị em tôi không đi vì muốn xin tiền mẹ mua vé. Bố tôi nằm viện. Mẹ tôi rất cần tiền chữa cho bố.
- 4 hs thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô –phi hoặc Mác.
- 1 hs kể toàn bộ câu chuyện
- Khen ngợi hai chị em Xô- phi 
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ ( TT )
I. MỤC TIÊU:
 1/ Giúp hs: Biết thực hiện phép nhân ( có nhớ 2lần không liền nhau)
 2/ Vận dụng phép tính để làm tính và giải toán
 3/ Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận và khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Sgk, phiếu bài tập.
 2/ Hs: Bảng, vở. Sgk. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - Kiểm tra bài tập ở nha.ø
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - GTB: “ Nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( tt )”.
Hướng dẫn hs thực hiện phép nhân: ( 7’)
 - Gv nêu vấn đề, hướng dẫn hs làm.
 - Gv cho ví dụ.
Thực hành: (23’)
Bài 1: Cho hs đọc đề bài.
 - Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Cho hs đọc đề bài.
Giáo dục: Hs làm bài chính xác và khoa học.
 - Chấm điểm - nhận xét.
Bài 3: Cho hs đọc đề bài.
 - Chấm điểm – nhận xét.
Bài 4: Cho hs đọc đề bài.
 - Gv giao phiếu bài tập cho cá nhân.
 - Chấm điểm - nhận xét.
4/ Củng cố - dặn dò: (5’)
 - 2 hs lên bảng thực hiện phép nhân.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà làm bài tập ở nhà, CBBM.
Hát 
- 2 hs lên bảng.
 1412 1243
 x 3 x 2
 4246 2486
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- Thực hiện từ trái sang phải.
 1427 
 x 3 
 4281
- 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8 viết 8.
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4 viết 4.
 1427 x 3 = 4281
 Đây là phép tính nhân có nhớ không liền nhau.
- Hs làm bảng con.
 1632 1718
 x 4 x 3
 6528 5154
- Cả lớp làm vào bảng con, 2 hs lên bảng.
 2318 1092
 x 2 x 3
 4636 3276
 1317 1409
 x 4 x 5
 5268 7045
- Hs làm bài vào vở bài tập.
 1007 2319
 x 6 x 4
 6042 9276
 1106 1218
 x 7 x 5
 7742 6090
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt:
 Mỗi xe : 1425 kg
 3 xe chở: . . . kg ?
 Giải 
 Số kg gạo 3 xe chở là:
 1425 x 3 = 4275 ( kg)
 Đáp số: 4275 kg
- Hs làm vào phiếu bài tập.
 Tóm tắt: 
 Cạnh hình vuông: 1508m
 Tính chu vi : ? m
 Giải :
 Chu vi hình vuông là:
 1508 x 4 = 6032(m)
 Đáp số: 6023m
- 2 Hs lên thực hiện.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: Q
I. MỤC TIÊU:
 1/ Củng cố cách viết chữ Q hoa thông qua bài tập ứng dụng:
 - Viết tên riêng Quang Trung bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết câu ứng dụng: Quê em đồng lúa nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang bằng chữ cỡ nhỏ.
 2/ Hs viết đúng mẫu đúng cỡ theo yêu cầu của vở tập viết.
 3/ Thái độ: Rèn viết nắn nót sạch đẹp, tư thế ngồi ngay ngắn, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 1/ Gv: Mẫu chữ viết hoa Q.
 2/ Hs: Vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - Kiểm tra vở viết ở nhà.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Q hoa”.
Hướng dẫn hs viết trên bảng con ( 10’) 
 * Luyện viết chữ hoa 
 - Trong từ ứng dụng có những chữ nào viết hoa ?
- Gv viết mẫu nhắc lại cách viết từng chữ.
 Q T B
 - Nhận xét - sửa sai.
 * Luyện viết từ ứng dụng 
 - Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753- 1792 ) người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
 - Nhận xét sửa sai cho hs.
 * Luyện viết câu ứng dụng
 - Nội dung câu thơ nói gì ?
 - Nhận xét sửa sai cho hs.
Hướng dẫn viết vào vở tập viết ( 20’).
* Chữ Qâ viết 1 dòng.
 * Chữ T, S viết 1 dòng.
 * Tên riêng 2 dòng.
 * Câu thơ 2 lần.
Giáo dục: Các em viết sạch đẹp, thẳng hàng.
 - Chấm điểm - nhận xét. 
4/ Củng cố- dặn dò: ( 5’)
 - Cho 2 hs lên bảng.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà luyện viết, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 hs lên bảng.
Phan Bội Châu
Phá Tam Giang
- 2 hs nhắc lại tên bài. 
 Q, T, B 
- Hs tập viết trên bảng con.
- Hs đọc:
 Quang Trung
- Hs tập viết trên bảng con
 Quang Trung 
- Hs đọc
 Quê em đồng lúa, nương dâu Bên dò ... át so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại hoa quả.
 - Kể tên thường có của một số quả
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát các hình trong sgk.
Chỉ , nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
 - Trong các loại quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?
 - Chỉ vào các hình của bài và nói lên từng bộ phận của một quả?
- Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
 * Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mìu vị, mỗi quả gồm có 3 phần vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: (10’)
 + Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Gv Phát phiếu cho nhóm thảo luận.
 - Quả dùng để làm gì? Cho ví dụ?
 - Quan sát các hình trong sách hãy, cho biết quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn.
 - Hạt có chức năng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 * Kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau sau các bữa ăn , ép dầu ngoài ra muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến hoặc đóng hộp.
 - Khi gặp điều kiện thích hợp sẽ mọc thành cây mới.
 + Liên hệ: Nhà em có trồng những loại cây ăn quả nào?
 * Giáo dục: Các em cần chăm sóc cây trồng để cây cho nhiều quả, cho chúng ta ăn vì quả có nhiều vi - ta- min
4/ Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Quả dùng để làm gì ?, hạt có chức năng gì ?
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
- Hát. 
- Hs trả lời.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
> Quan sát và thảo luận.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sá các quả có trong sgk. 
- Quả bơm: tròn màu đỏ
 Măng cụt: tròn, màu đen
 Chôm chôm: có dâu màu đỏ
 Chuối : dài, màu vàng
 Cam : tròn màu xanh
- Ví dụ:
Mít: ngọt, thơm.
- Gồm có: vỏ, thịt, hạt.
- Thường ăn thịt của quả.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần giới thiệu quả của mình.
 + Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Bên trong: bóc, gọt vỏ nhận xét về quả có gì đặt biệt, bên trong quả có những bộ phận nào? Ăn phần nào của quả. Nếm thử để nói mùi vị của quả đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 > Thảo luận.
- Quả dùng để ăn, ép nước trái cây. . .
Ví dụ: đậu phộng dùng để ép dầu, cam để ăn, làm nước uống
- Quả để ăn tươi: táo, cam , chuối, mít, đu đủ, mãng cầu. . . 
- Quả dùng để chế biến thức ăn: đậu ván, đậu phộng, đậu nành, quả bí, bầu. 
- Gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời.
THỨ 6:  
TOÁN
XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
 1/ Giúp hs:tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu về thời điểm)
 2/ Biết xem đồng hồ( chính xác đến từng phút) theo yêu cầu của BT.
 3/ Thái độ: Rèn tính chính xác và khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 1/ Gv: Sgk, mẫu đồng hồ. 
 2/ Hs: Đồng hồ, sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - Gọi 2 hs kiểm tra bài cũ.
 - Nhận xét - cho điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài “ xem đồng hồ”.
Hướng dẫn hs xem đồng hồ: ( 10’)
 - Gv giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ
( đặc biệt các vạch chia phút ).
 - Hs nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học.
1/ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 - Cho hs quan sát đồng hồ thứ 2 để xác định vị trí kim ngắn trước, kim dài sau.
 - Tương tự đồng hồ thứ 3 hs quan sát trả lời.
Thực hành: ( 20’)
Bài 1: Cho hs quan sát đồng hồ.
 - Nhận xét - sửa sai.
Bài 2: Hs thực hành quay kim đồng hồ
 - Giáo dục: Các em xem đồng hồ đọc số chính xác với thời gian quy định trên mặt đồng hồ.
 - Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Gv giao phiếu BT.
 - Chấm điểm - nhận xét sửa sai.
4/ Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Gv cho hs lên quay kim đồng hồ.
 - Nhận xét đánh giá tiết học
 - Về nhà tập xem đồng hồ, chuẩn bị bài mới.
- Hát, ktss.
- 2 hs lên bảng đọc, viết số la mã từ 10 
 20.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- Hs quan sát mặt đồng hồ.
- 6 giờ 10 phút
+ Kim ngắn chỉ số 6 quá một ít như vậy là hơn 6 giờ.
+ Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2 do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút.
- Hs trả lời miệng.
a/ 2 giờ 10 phút
b/ 5 giờ 16 phút
c/ 11 giờ 26 phút
d/ 10 giờ 34 phút
e/ 11 giờ 40 phút
hoặc 12 giờ kém 20 phút
g/ 3 giờ 57 phút
hoặc 4 giờ kém 3 phút
- 3 hs lên bảng thực hành quay.
 a/ 8 giờ 7 phút.
b/ 12 giờ 34 phút.
c/ 4 giờ kém 13 phút.
- Cả lớp nhận xét. 
- Hs làm vào phiếu cá nhân.
- Hs dùng bút chì để nối đồng hồ ứng với thời gian đã cho.
a/ 7 giờ 55 phút
b/ 3 giờ 27 phút
c/ 1 giờ kém 16 phút 
d/ 9 giờ 19 phút
e/ 5 giờ kém 23 phút
g/ 12 giờ rưỡi
h/ 8 giờ 50 phút
I/ 10 giờ 8 phút
- Hs quay kim đồng hồ.
1) 7 giờ 15 phút
2) 13 giờ 5 phút ( 1 giờ 5 phút )
3) 10 giờ 30 phút
4) 12 giờ 10 phút
CHÍNH TẢ
TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:
 1/ Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Tiếng đàn.
 - Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/ x hoặc ? / ~ 
 2/ Hs viết đúng chính tả và làm bài tập theo đúng yêu cầu sgk.
 3/ Thái độ: Rèn tư thế viết nắn nót, sạch đẹp, thẳng hàng, đúng chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1Gv: Sgk, phiếu bài tập . 
 2/ Hs: Sgk, vở, bút, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - KTBC.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3-Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Tiếng đàn” .
Hướng dẫn hs nghe- viết: ( 22’)
 - Gv đọc mẫu lần 1 đoạn văn.
1/ Nội dung đoạn văn nói gì ?
 - Gv luyện viết từ khó.
 - Nhận xét - sửa sai.
 + Gv đọc cho hs viết:
 * Giáo dục: Các em ngồi cho đúng tư thế viết nắn nót, sạch đẹp, thẳng hàng.
 + Gv đọc lại bài viết: 
 - Chấm điểm - nhận xét, tuyên dương.
Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả: ( 8’)
Bài 2: Cho hs đọc đề bài. 
 - Chấm điểm - nhận xét.
4/ Củng cố- dặn dò: ( 5’)
 - Gọi hs lên bảng viết lại những từ còn sai.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà luyện viết, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 hs lên bảng làm bài tập 2, 3.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- 1 hs đọc lại , cả lớp theo dõi sgk.
- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
- Hs viết vào bảng con.
Mát rượi, thuyền, lướt nhanh, tung lưới vũng nước.
- Hs viết bài vào vở.
- Hs soát lỗi chính tả. 
- Hs làm bài vào vở, 3 em lên bảng.
 Âm S
 Âm X
Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc. . . 
 Xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn. . . 
Thanh ?
 Đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm. . . 
Thanh ~
Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, dễ dãi, lễ mễ. . . 
- Hs lên bảng viết
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. MỤC TIÊU:
 1/ Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện “ Người bán quạt may mắn” nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
 2/ Hs kể được chuyện với giọng tự nhiên lưu loát theo nội dung chuyện
 3/ Thái độ: Yêu thích kể chuyện,nhân vật trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Tranh, sgk.
 2/ Hs: Sgk, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - Gọi 2 em lên bảng. 
 - Nhận xét -ghi điểm.
3- Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Người bán quạt may mắn”.
Hướng dẫn hs nghe kể: (30’)
 - Hs chuẩn bị.
 + Gv kể chuyện lần 1
 - Gv kể chuyện: Kể đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 * Giải nghĩa từ:
 * Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chổ.
 * Cảnh ngộ: tình trạng không hay mà người ta gặp phải.
 + Gv kể lại lần 2:
1/ Bà lão bán quạt gặp ai phàn nàn điều gì ?
2/ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
3/ Vì sao mọi người đua đến mua quạt?
 + Gv kể lần 3:
 - Thực hành kể chuyện tìm hiểu chuyện.
 - Gv theo dõi giúp đỡ cácbàn.
 * Giáo dục: Khi kể phải mạnh dạn tự nhiên lời kể lưu loát . 
 - Nhận xét – tuyên dương.
1/ ND câu chuyện này nói gì ?
 - Nhận xét - tuyên dương.
4/ Củng cố- dặn dò: (5’)
 - Gọi 1 hs giỏi kể lại câu chuyện.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà kể lại câu chuyện,chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 em đọc lại bài.
Kể lại buổi biểu diễn.
- Hs nhắc lại tên bài
- Hs đọc BT các câu hỏi gợi ý sgk.
- Hs quan sát tranh ( Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt ).
- Hs chú ý lắng nghe.
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi phàn nàn bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
- Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tính rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão, chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ Vương Hi Chi trên quạt.
Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Cả lớp chia bàn tập kể lại câu chuyện.
- Đại diện bàn thi kể.
- Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu biết cách giúp đỡ người nghèo.
- Hs lên kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(105).doc