Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (10)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (10)

Tiếng việt

 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khỏng 65 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/ phút); kể được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .

-Tranh minh họa truyện BT2 Trong SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khỏng 65 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/ phút); kể được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
-Tranh minh họa truyệân BT2 Trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút) GV kiểm tra 2 HS đoc bài Rước đèn ông sao và trả lời nội dung bài
B. Dạy bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (20 phút)
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọcvà trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau 
3. Làm bài tập 2 (15 phút)
- Kể lại câu chuyện” Quả táo” theo tranh ,dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa,đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung tranh.
Biết sử dung phép nhân hóa làm cho các con vật có hành đôïng ,suy nghĩ nối năng như người.
GV cho HS trao đổi bàn .
 GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thi KC theo tranh.
GV và cả lớp nhận xét .
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .
- HS theo dõi.
HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả câu hỏi theo Y/C của GV.
- 1 HS đọc
- HS làm việc theo bàn . quan sát tranh tập kể cho nhau nghe.
HS theo dõi bạn kể và xét theo Y/C của hoạt động.
- 3HS kể lại chuyện.
- 2 HS khá, giỏi kể lại câu chuện.
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/ b)
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
- Bảng phụ chép bài thơ Em thương (BT2); Phiếu viết nội dung BT2.
III. Các hoath động dạy học
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (1/ 4 số HS) (20 phút)
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọcvà trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau. 
3. Làm bài tập 2 (15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- GV đọc bài thơ Thương em.
- Gọi HS đọc phần câu hỏi.
- Phát phiếu cho HS và YC HS làm việc theo nhóm.
- 2 Nhóm treo bài lên bảng.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - HS theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- 3 HS đọc phần câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu.
- HS dán bài trên bảng
- HS nhận xét, bổ sung.
 Lời giải a:
Các sự vật được nhân hoá
Các chỉ đặc điểm được dùng để nhân hoá
Các từ chỉ hoạt động được dùng để nhân hoá
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
 Lời giải b:
Làn gió
Sợi nắng
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây
Giống một người gầy yếu
Giống một bạn nhỏ mồ côi
c) Tác giả bài thơ rất thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút): Nhận xét tiết học.
- HS về HTL bài thơ Em thương và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011	
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. Mục tiêu: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung báo cáo.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (1/ 4 số HS) (20 phút)
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọcvà trả lời 1 câu hỏi về ND bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt YC về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau. 
3. Làm bài tập 2 (15 phút)
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- YC HS mở SGK - Tr. 20 và đọc mẫu báo cáo.
- Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo hôm nay chúng ta phải làm?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhắc HS thay từ "kính gửi" bằng từ "kính thưa"
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, sửa.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện và viết lại báo cáo vào vở CB cho bài sau.
 - HS theo dõi.
- HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc mẫu báo cáo.
+ người báo cáo là chi đội trưởng
+ Người nhận báo cáo là cô giáo tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo về học tập, lao động, thêm ND về công tác khác.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
.
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. Mục tiêu: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/ 15 phút). Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2)
- HS khá, giỏi viết đúng và đẹp bài chính tả (tốc độ65 chữ/ 15 phút)
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (1/ 4 số HS) (17 phút)
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọcvà trả lời 1 câu hỏi về ND bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt YC về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau. 
3. Làm bài tập 2 (20 phút): Viết chính tả
a) Tìm hiểu ND bài thơ
- GV đọc mẫu bài thơ. Hỏi:
+ Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều.
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?
+ Tại sao bạn nhỏ lại nói với khói như vậy?
b) HD trình bày
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Nêu cách trình bày bài thơ.
c) HD viết từ khó
- YC HS tìm các từ khó và luyện viết.
- Nhận xét, sửa lỗi.
d) Viết chính tả
- Gv đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài và nhận xét, chữa lỗi.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- nhận xét tiết học .
- Về nhà học các bài Tập đọc - HTL chuẩn bị cho tiết sau.
 - HS theo dõi.
- HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc bài.
+ Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọn khói...bay lên
+ Khói ơi, vươn nhẹ lên mây
Khói đừng bay ... mắt bà.
+ Vì bạn nhỏ thương bà đang nấu cơm...
- Bài thơ viết teo thể thơ lục bát.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa; dòng 6 viết lùi vào 2 ô, dòng 8 viết lùi vào 1 ô.
- HS tìm từ khó và luyện viết bảng con: chiều chiều, xanh rờn, chăn trâu, bay quẩn,...
- HS viết bài
- Soát lỗi.
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
I. Mục tiêu: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc - HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (1/ 4 số HS) (20 phút)
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc- HTL và trả lời 1 câu hỏi về ND bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt YC về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau. 
3. Làm bài tập 2 (17 phút)
Dựa vào bài TLV miệng ở tiết 3,hãy viết một báo cáo gủi cô (thầy ) TPT theo mẫu 
-1 HS đọc yêu cầu của bài báo cáo và mẫu báo cáo .
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung báo cáo đã trình bày ở tiết 3, viết lại đúng thông tin, rõ ràng ,trình bày đẹp.
HS viết báo cáo 
- Gọi 5 HS đọc bài viết .
- Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà HTL các bài TĐ- HTL đã học chuẩn bị cho tiết sau.
 - HS theo dõi.
HS lên bốc thăm chọn bài HTL .và chuẩn bị trong 2 phút.Sau đó lên trình bày khổ thơ theo phiếu chỉ định .
- 1HS đoc nhắc lại.
- HS viết bài
- 5 HS đọc bài viết .
- Cả lớp theo dõi và bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
	 Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. Mục tiêu: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2)
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài Tập đọc - HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
Vở BTTV. 3 Phiếu ghi nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (1/ 4 số HS) (20 phút)
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc- HTL và trả lời 1 câu hỏi về ND bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt YC về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau. 
3. Làm bài tập 2 (17 phút)
* Ôn luyện viết đúng các chữ có âm ,vần dễ s ...  ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? Chúng dùng mỏ để làm gì ?.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài chim .
* Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loàichim đều có lông vũ, có mỏ hai cánh và hai chân.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
b) Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm các nhóm phân loại những tranh ẩnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi : Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên . 
Kết luận :
Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng.
3. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Gọi vài HS nhắc lại mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 54 SGK.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê các ích lợi của tôm, cua vào giấy.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm cảu nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên .
Tự nhiên và xã hội - Tiết 54
THÚ
I. Mục tiêu: Chỉ và nêu được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú nuôi trong nhà.
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
* GDHS các kĩ năng sống: Kĩ năng kiên định; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 104, 105 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài các loài thú nhà. 
- Giấy A4, bút vẽ, màu.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu ích lợi của chim đối với con người.
- Nêu các bộ phận bên ngoài của chim.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật ?
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này ?
+ Khắp người chúng có gì ? Chúng đẻ con hay dẻ trứng ? Chúng nuôi con bằng gì ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài thú .
Kết luận:
 Thú có đặc điểm chung là cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Thú là loài vật có xương sống.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Thảo luận để trả lời câu hỏi : Người ta nuôi thú để làm gì ? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ ?
- Yêu cầu các nhóm lần lượt kể ích lợi của thú nhà và nêu ví dụ.
- GV nhậïn xét và kết luận.
Kết luận :
Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách : cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh
c) Hoạt động 3 : Trò chơi Ai là hoạ sĩ? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó
- Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng và giơiù thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.
- GV tổ chức cho HS nhận xét tuyên duơng các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ nhanh làm nhóm hoạ sĩ.
3. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Gọi vài HS nhắc lại mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và CB bài 55 SGK.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu hỏi và trả lời vào giấy.
- Các nhóm lần lượt kể.
- Các nhóm thảo luận, chọn một con vật, vẽ hình tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
- Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử một dại diện lên giới thiệu về con vật vẽ được.
Thể dục - Tiết 53
ÔN BÀI TDPT CHUNG. TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN” 
I. Mục tiêu: Ôn bài TDPT chung 8 động tác với cơ và hoa. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Hoàng Anh, Hoàng Yến”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, cờ hoặc hoa và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
	Phương pháp tổ chức	
1) Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học . 
- Cho lớp khởi động dưới sự điều khiển lớp trưởng. 
- Chạy quanh sân tập.
- Bật tại chỗ 5 – 8 lần.
2) Phần cơ bản 
- Ôn bài TDPT chung: Lớp trưởng hô nhịp cho lớp tập. GV theo dõi sửa sai cho HS. 
- Chia tổ tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV theo dõi sửa sai cho HS.
- Sau đó cho các tổ thi đua trình diễn . 
- Nhận xét tuyên dương.
- Chơi trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến” GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi và luật chơi. Cho HS chơi thử. Cho các tổ thi đua chơi trò chơi. 
- Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc
- Cho học sinh thả lỏng .
- GV hệ thống bài .
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà :Tập lại bài thể dục phát triển chung. 
4 - 6 phút
18-20 phút
1 -2 lần
1 lần
1 lần
2 – 3 lần.
4 - 6 phút
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Lớp tập dưới sự điều khiển GV .
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Thi đua trình diễn .
Lớp chơi trò chơi.
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Thể dục - Tiết 54
ÔN BÀI TDPT CHUNG. TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN” 
I. Mục tiêu: Ôn bài TDPT chung 8 động tác với cơ và hoa. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Hoàng Anh, Hoàng Yến”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, cờ hoặc hoa và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
	Phương pháp tổ chức	
1) Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học . 
- Cho lớp khởi động dưới sự điều khiển lớp trưởng. 
- Chạy quanh sân tập.
- Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2) Phần cơ bản 
- Ôn bài TDPT chung: Lớp trưởng hô nhịp cho lớp tập. GV theo dõi sửa sai cho HS. 
- Chia tổ tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV theo dõi sửa sai cho HS.
- Sau đó cho các tổ thi đua trình diễn . 
- Nhận xét tuyên dương.
- Chơi trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến” GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi và luật chơi. Cho HS chơi thử. Cho các tổ thi đua chơi trò chơi. 
- Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc
- Cho học sinh thả lỏng .
- GV hệ thống bài .
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà :Tập lại bài thể dục phát triển chung. 
4 - 6 phút
18-20 phút
1 -2 lần
1 lần
1 lần
2 – 3 lần.
4 - 6 phút
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Lớp tập dưới sự điều khiển GV .
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Thi đua trình diễn .
Lớp chơi trò chơi.
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Thủ công - Tiết 26
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS thực hành làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II. Chuẩn bị: + GV: Tranh quy trình ; mẫu lọ hoa; 
+ HS: kéo, hồ dán, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu các bước làm lọ hoa gắn tường.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
* Hoạt động 3 : HD HS thực hành
-YC HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường gồm mấy bước.
- YC HS nhắc lại cách thực hiện (nếu HS nêu được )
- GV Mô tả lại cách làm.
- Cho HS quan sát vật mẫu (GV làm sẵn )
- Tổ chức thực hành cá nhân hoặctheo nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ HS làm. 
- Tổ chức trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- YC HS nhắc lại các bước.
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Chuẩn bị ĐDHT tiết sau Làm đồng hồ để bàn.
a. Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều
b. Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
c. Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- HS thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
- Trưng bày sản phẩm. 
- 1 HS nêu lại các bước

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 27.doc