Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (12)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (12)

Tập đọc – Kể chuyện

CÓC KIỆN TRỜI

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc

 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải mưa cho hạ giới.(trả lời được các câu hỏi SGK).

B. Kể chuyện

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại 1 đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

 - Biết tập trung theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

ã Tranh minh hoạ bài tập đọc.

ã Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
 Tập đọc – Kể chuyện
cóc kiện trời 
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải mưa cho hạ giới.(trả lời được các câu hỏi SGK).
B. Kể chuyện
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại 1 đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
 - Biết tập trung theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy - Học
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài Cuốn sổ tay. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn HS luyện phát âm từ khó, dễ lẫn :
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, tìm và nêu từ khó đọc.
- GV viết từ khó đọc lên bảng, gọi HS đọc.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn của bài.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng đúng ở dấu chấm, dấu phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Khi HS đọc GV cho HS tìm hiểu từ: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, trần gian. 
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài truớc lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen?
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc bài theo vai.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt và cho điểm HS.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Nghe GV giơí thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nêu từ khó đọc trong bài :nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn, nghiến răng,
 - Nhìn bảng đọc các từ khó.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trong bài. 
- Tập ngắt giọng đúng ở dấu chấm, dấu phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. 
- Đọc phần chú giải .
- Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Luyện đọc bài trong nhóm 2.
- 2 nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu HS thực hành kể. 
- Tổ chức thi kể chuyện truớc lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
c. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- 2 HS đọc.
- Tập kể trong nhóm.
- 2 - 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất.
Toán
kiểm tra
I. Mục tiêu
 Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức kĩ năng đọc viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau, liền trước của số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số có nhớ không liên tiếp, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Biết giải toán bằng hai phép tính. 
II. Đề kiểm tra
1. Đặt tính rồi tính:	
 12 436 x 3 45 621 + 30 789
 98 707 : 5 97 881 - 75 937
2. Tìm x:
 X - 21 608 = 9234 X : 6 = 12 180
3. Một hình chữ nhật có chiều dài là 1825 m . Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chuvi hình chữ nhật đó? 
4. Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
a) Số liền trước của số 21 345 là:
 A. 21 355 B. 21 346 C. 21 344
b) Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
A. 21 345; 21 543; 21 453; 21 354.
B. 21 345; 21 354; 21 543; 21 453.
C. 21 345; 21 354; 21 453; 21 543.
D. 21 354; 21 345; 21 453; 21 543.
III. Đánh giá
Bài 1: 4 điểm. Đặt tính 0,25 điểm,tính đúng cho 0,5 điểm, viết kết quả 0,25 điểm.
Bài 2: 2điểm. Chia ra mỗi bước cho 0,5 điểm.
Bài 3: 3 điểm
 Tìm được chiều rộng cho 1 điểm.
 Tìm được chu vi cho1,5 điểm.
Bài 4: 1 điểm
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
Mặt trời xanh của tôi
I. Mục tiêu
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh " mặt trời xanh " và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIểM TRA BàI Cũ
- Kiểm tra HS kể lại chuyện Cóc kiện Trời
B. BàI MớI
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
 GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Hướng dẫn HS luyện phát âm từ khó. 
* Hướng dẫn đọc khổ thơ
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp GV theo dõi giúp đỡ HS đọc và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
- Chia lớp thành các nhóm 2 và yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- Theo dõi HS đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là "Mặt trời xanh " không? Vì sao?
4. Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu HS tự nhẩm thuộc bài thơ.
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng. 
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi GV đọc.
- Đọc nối tiếp và luyện đọc từ khó:lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xòe,
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc bài trong nhóm. HS trong nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
- 1 HS đọc.
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- HS học thuộc bài thơ.
- Thi đọc trước lớp.
Toán
Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu 
- Đọc, viết các số trong pham vi 100 000.
- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV trả bài kiểm tra tiết trước.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyên tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi HS lên bảng sửa. GV tổ chức nhận xét, sửa sai.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi HS lên bảng sửa. GV tổ chức nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Đọc đề
- Hướng dẫn tóm tắt:
- Hướng dẫn giải và yêu cầu HS tự lựa chọn cách giải. 
- GV tổ chức cho HS sửa sai, nhận xét chung.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Tự làm và thực hiện theo yêu cầu. 
- Tự làm và thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng tóm tắt.
- 2 HS lên bảng.
 Cách 1: 
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu:
80 000 - 38 000 = 42 000(bóng)
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần hai:
42 000 - 26 000 = 16 000(bóng)
Đáp số: 16 000 bóng đèn
Cách 2:
Số bóng đèn đã chuyển đi:
38 000 + 26 000 = 64 000(bóng)
Số bóng đèn còn lại là:
 80 000 - 64 000 = 16 000 (bóng)
Đáp số: 16 000 bóng đèn
Chính tả
Nghe – viết : Cóc kiện trời
I . MụC tiêu
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT2, 3a.
II . Đồ DùNG DạY - HọC
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 3a.
 - Vở bài tập.
III - CáC HOạT ĐộNG DạY – Học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động.
b. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc đoạn chính tả.
- Yêu cầu HS tập viết từ khó.
b. GV đọc bài.
- GV theo dõi động viên HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét tiết học. 
b. Bài 3a
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
c. Củng cố, dặn dò
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- HS viết từ khó.
- HS tự viết những lỗi dễ mắc ra nháp.
- HS nghe, viết bài vào vở.
- Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á.
- Cả lớp đọc đồng thanh tên 5 nước Đông Nam á.
- 3, 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở
+ Điền vào chỗ trống s/x.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét 
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Toán
 ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
I. MụC TIêU
Giúp HS:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 5.
II. Đồ DùNG: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyên tập: 
Bài 1 và 2: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi HS lên bảng sửa. GV tổ chức nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết. 
Bài 5: HS tự làm, 1 HS lên bảng sửa.
4. Củng cố - Dặn dò:
Chấm 1 số vở, nhận xét. 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Nêu cách tìm số hạng và thừa số chưa biết
- HS làm bài vào vở.
Tập viết
ÔN CHữ HOA y 
I . MụC tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y(1dòng).
	- Viết tên riêng Phỳ Yờn bằng chữ cỡ nhỏ.(1dòng).
	- Viết câu ứng dụng Yờu trẻ trẻ hay đến nhà/ Kớnh già già để tuổi cho bằng chữ cỡ nhỏ (1lần).
II - Đồ DùNG DạY – HọC
 - Mẫu chữ viết hoa Y, P, K
 - Tên riêng Phỳ Yờn và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.
 - Vở tập viết, giấy nháp.
III - CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Thu một số vở HS để chấm bài về nhà, gọi 1 HS đọc lại từ và câu ứng dụng.
- Gọi HS lên bảng viết từ: Đồng Xuõn.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài ...  thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
 Nghe – viết: Quà của đồng nội
I . MụC tiêu
 - Nghe - viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài Quà của đồng nội, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập phân biệt các âm, vần, dễ lẫn : s/x 
II . Đồ DùNG DạY - HọC
 - Bảng phụ viết sẵn BT2a.
 - Vở bài tập.
III - CáC HOạT ĐộNG DạY – Học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đo-nê-xi-a, Lào.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài viết.
- Những chữ nào phải viết hoa ?
- Yêu cầu HS tập viết những chữ khó.
- Gọi HS đọc lại bài viết.
b. HS viết bài.
- GV quan sát động viên HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả
* Bài tập 2a 
- Nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố 
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- HS viết vào nháp, 1 HS lên bảng viết.
- HS theo dõi SGK.
- HS viết nháp : lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị,...
- HS đọc lại bài viết.
- Nghe GV đọc và viết bài vào vở.
+ Điền vào chỗ trống s/x. Giải câu đố.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét
- 1 số HS đọc lại câu đố.
Thủ công
 làm quạt giấy tròn (tiết 3)
I. Mục tiêu
- HS biết làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy - học
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
Iii. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt.
Hoạt động 2: 
- GV hướng dẫn mẫu.
* Bước 1: 
 Cắt giấy - SGV trang 256.
* Bước 2:
 Gấp, dán quạt - SGV trang 256.
* Bước 3: 
 Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt - SGV trang 257.
Củng cố, dặn dò :
 Nhận xét tiết học.
- HS quan sát mẫu để rút ra một số nhận xét.
- HS quan sát mẫu.
- HS thực hành theo nhóm.
Tự nhiên xã hội
CáC ĐớI KHí HậU
I. YêU CầU
 - Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
II. Đồ DùNG
- Các hình minh hoạ SGK.
- Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
- Quả địa cầu và sơ đồ các đới khí hậu. 
III. cáC HOạT ĐộNG DạY - HọC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS cho biết đặc điểm của năm, tháng và mùa trên Trái Đất.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Các đới khí hậu ở trên trái đất
Yêu cầu HS quan sát và nêu tên các đới khí hậu. 
GV cho HS thấy được trên trái đất ở hai bán cầu đều có các đới khí hậu giống nhau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
GV giới thiệu thêm về đặc điểm của các đới khí hậu.
Hoạt động 2: Làm việc với quả địa cầu
GV:đưa mô hình quả địa cầu cho HS thực hành chỉ ra các đới khí hậu theo nhóm 
GV làm mẫu và chốt lại nội dung, yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Liên hệ
Hãy chỉ trên bản đồ vị trí nước ta và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?
 Nước ta thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà học thuộc bài.
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu
 - Hiểu nội dung nắm được các ý chính trong bài báo A-lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!	để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài
* Bài tập 1 
- Nêu yêu cầu BT.
- Gọi HS đọc bài báo.
* Bài tập 2 / 120
- Nêu yêu cầu BT.
- Gọi HS đọc đoạn hỏi đáp.
- GV chấm bài, nhận xét bài viết của một số HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài.
+ Đọc bài báo
- 1 HS đọc cả bài A lô, Đo-rê-mon .....
- 2 HS đọc theo cách phân vai.
+ Ghi vào sổ tay em những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
- 2 HS đọc đoạn hỏi đáp ở mục a
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến
- 2 HS đọc đoạn hỏi đáp ở mục b
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến
- 1 số HS đọc trước lớp KQ ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
Toán
 ÔN TậP BốN PHéP TíNH TRONG PHạM VI 100 000 (Tiếp theo) 
I. MụC TIêU: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức dưới dạng trò chơi truyền tin.
Bài 2: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Tổ chức cho HS giao lưu. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- Tổ chức cho HS giao lưu.
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tham gia trò chơi.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS hỏi bạn về cách đặt tính và cách tính, nhận xét và đánh giá bài làm của bạn.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS làm bài và hỏi bạn về cách tìm thành phần chưa biết.
Tự nhiên và Xã hội
Bề MặT TRáI ĐấT
I. MụC TIÊU 
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 Đại Dương.
- Nói tên và chỉ được trên lược đồ. 
II. CHUẩN Bị
Các hình trang 126, 127 trong SGK, tranh, ảnh về lục địa, đại dương.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK trang 126 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì? 
+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
+ Các màu đó mang những ý nghĩa gì?
+ Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?
- GV giới thiệu một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để cho HS biết thế nào là lục địa, địa dương.
- Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
* Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn hơn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục đia được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu:
- Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương.
- Biết được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ. 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
 + Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
 + Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
- GV cho HS trao đổi và nhận xét. 
Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
* Nhận xét - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Bài 67: Bề mặt lục địa.
Thể dục	
 TUNG BắT BóNG Cá NHÂN, tung bắt bóng THEO 
NHóM 2 -3 NGƯờI – TRò CHƠI “CHUYểN Đồ VậT”
 I. Mục tiêu
- Thực hiện được tung bắt bóng cá nhân ( tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Biết cách tưng bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, bóng nhỏ, dây nhảy, gậy. kẻ sân chơi trò chơi. 
 III. Nội dung và phương pháp, lên lớp
1. Phần mở đầu(6 phút)
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
 2. Phần cơ bản (24 phút)
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm ba người.
G nêu tên động tác, làm mẫu động tác, kết hợp giải thích cho H hiểu cách tung bóng bằng một tay bắt bóng bằng hai tay theo nhóm ba người.
Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ.
G chọn H tập bóng tốt nhất lên tập thử 
G nhận xét bổ sung về kĩ thuật động tác.
Từng nhóm 3 H tập tung và bắt bóng, H đứng theo hình tam giác để tung và bắt bóng cho nhau.
- Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm hai người.
G nêu tên động tác, làm mẫu động tác cùng một bạn tập tốt, di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm đôi
Cho H tập thử theo từng đôi.
 G đi giúp đỡ sửa sai
G chia tổ cho HS tập luyện, tổ trưởng điều khiển quân của tổ mình. 
G đi từng tổ sửa sai.
- Trò chơi “Chuyển đồ vật ”.
G nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
 G chơi mẫu
H chơi thử chuyển đồ vật
 G nhận xét bổ sung cho H lên làm mẫu từng nhóm kết hợp. 
G nhận xét sửa sai, cho lớp chơi chính thức. 
G chia nhóm. Cán sự nhóm điều khiển. Cho các đôi thi đấu bạn nào thắng được tuyên dương, bạn thua phải hát 1 bài.
3. Phần kết thúc (4 phút )
- Thả lỏng cơ bắp.
- Củng cố
- Nhận xét 
- Dặn dò
Sinh hoạt tập thể
I/ Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua:
1. Ưu điểm:
- Học tập có nhiều tiến bộ, đi học chuyên cần, tham gia xây dựng bài sôi nổi. Học 
bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Truy bài và kiểm tra dụng cụ học tập thường xuyên.
- Tuyên dương em: .................................................. có nhiều tiến bộ trong học tập.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thể dục và ca múa hát giữa giờ thực hiện nghiêm túc.
2. Tồn tại:
- Một số em tác phong chưa hăng hái trong học tập: .
II/ Công tác tuần tới:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Truy bài đầu buổi nghiêm túc.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Phân công giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
III/ Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:
- Tổ chức chơi các trò chơi mà các em ưa thích.
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 33.doc