Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (27)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (27)

TOÁN:

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1,2,4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (27)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 THỨ HAI NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
 1.Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét chung. .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập .
- GV làm mẫu câu 1.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Gọi 2 HS lên tính mỗi em một phép tính .
 a, Tìm 1/2của: 12 cm, 18 kg, 10 lít
 b, Tìm 1/6của: 24m, 30 giờ, 54 ngày,
-Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- H/dẫn HS phân tích bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Gọi 1HS lên làm vào bảng phụ
- GV chấm một số bài.
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh .
 Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông
 - Nhận xét bài làm của HS. 
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Chuẩn bị bài mới.
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
* Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 2 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
a, ......là: 6cm, 9 kg, 5 lít
b,......là: 4m, 5 giờ, 9 ngày.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở kết hợp tự sửa bài cho bạn.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
* Một học sinh nêu yêu cầu bài.
- Nêu những điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 1HS lên làm vào bảng phụ. 
Giải
Số bông hoa Vân tặng bạn là :
30 : 6 = 5 ( bông )
Đáp số: 5 bông hoa
- Lớp chữa bài.
* Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Quan sát hình và nêu miệng kết quả 
 - Hình 2 và 4 có 1/5số ô vuông đã được tô màu 
- Giải thích
-Nhắc nội dung bài học
-Về nhà ôn bài .
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
BÀI TẬP LÀM VĂN
I.MỤC TIÊU: * TẬP ĐỌC
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” và lời người mẹ.
 - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 *KỂ CHUYỆN: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
 * KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Ra quyết định; Đảm nhận trách nhiệm.
 - PPDHTC: Trải nghiệm;Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa SGK; Bộ tranh kể chuyện
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc bài : Cuộc họp của các chữ viết 
-Nêu nội dung bài đọc ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới: a) Giới thiệu :
*GT chủ điểm và ghi tựa bài lên bảng 
 b) Luyện dọc: 
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Giới thiệu về nội dung bức tranh .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu 
 - Luyện đọc tiếng, từ HS phát âm sai. 
-Viết từ Liu - xi - a , Cô - li - a 
- Gọi HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài.
- Lắng nghe nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
 Giúp HS hiểu từ: ngắn ngủn.
-Yêu cầu đặt câu với từ Ngắn ngủn 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu các tổ đọc đồng thanh 4 đoạn của truyện.
-Gọi một học sinh đọc cả bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, TLCH 
H: Nhân vật xưng “ Tôi “ trong truyện này là ai?
H: Cô giáo ra cho lớp đề tập làm văn như thế nào? 
H: Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài TLV này?
- Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi va
H: Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a làm cách gì để bài viết dài ra ?
- Yêu cầu 1HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm. 
H: Vì sao lúc đầu mẹ sai đi giặt quần áo Cô - li - a lại ngạc nhiên?
H: Do đâu mà sau đó bạn lại vui vẻ làm theo lời mẹ 
H: Qua bài học giúp em hiểu thêm điều gì ?
 d) Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn .
- Mời 1 số em thi đọc diễn cảm bài văn.
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn .
- GV và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
­) Kể chuyện : 
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Sau đó chọn kể 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
* Hướng dẫn học sinh sắp xếp các bức tranh theo thứ tự .
- Gọi học sinh xung phong nêu trật tự của 4 bức tranh của câu chuyện.
- Mời một em đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu 
- Mời học sinh kể mẫu từ 2 - 3 câu .
- Gọi từng cặp kể.
- Yêu cầu ba , bốn học sinh tiếp nối nhau kể lại 1đoạn bất kì câu chuyện. 
- Theo dõi bình chọn học sinh kể tốt nhất .
3.Củng cố dặn dò : 
H: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về học ,xem trước bài "Nhớ lại đi học" 
- 3 em đọc bài , mỗi em đọc một đoạn .
- 1 em đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc 
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
-Lớp quan sát tranh.
* HS đọc nối tiếp câu.
.-Lớp luyện đọc từ chỉ tên người nước ngoài: liu - xi - a ,Cô- li-a.
* Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- HS tự đặt câu với từ ngắn ngủn (Chiếc áo của em đã ngắn ngủn) .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm 
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. 
- Một học sinh đọc lại cả câu chuyện .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2 một lượt .
- Nhân vật xưng “ tôi “ trong truyện có tên là Cô - li - a 
- Kể lại những việc làm đã giúp mẹ. 
- Vì Cô - li - a chẳng phải làm việc gì giúp mẹ cả, mẹ dành thời gian cho bạn ấy học.
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm. 
- Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và đã kể ra những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. Cô-li-a viết “ muốn giúp mẹ nhiều hơn...”. 
- Một học sinh đọc to đoạn 4, lớp đọc thầm.
- Vì Cô-li-a chưa bao giờ phải giặt quần áo, đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn làm việc này 
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã viết trong bài tập làm văn .
- Lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 em đọc diễn cảm bài văn.
- 4 em tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
-Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Học sinh quan sát lần lượt dựa vào gợi ý để xếp đúng trật tự của 4 bức tranh .
- Học sinh xung phong lên bảng xếp lại thứ tự 4 bức tranh theo câu chuyện (Thứ tự các bức tranh là : 3 - 4 - 2 -1).
.- 1HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu. 
- Một học sinh kể mẫu 2-3 câu.
- Lần lượt từng cặp học sinh kể.
- Ba, bốn em nối tiếp nhau kể một đoạn câu chuyện .
- Lớp theo dõi bình xét nhóm kể hay nhất
- Mỗi chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
- Học bài và xem trước bài mới .
THỨ BA NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2011
TẬP ĐỌC:
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc bài văn xuôi với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND:Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học ( trả lời được các CH 1,2,3 trong SGK)
*HSKG học thuộc đoạn văn mà em thích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh minh họa bài đọc sách giáo khoa. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài .
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng tình cảm. 
* HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV sửa sai.
- GV có thể chia bài thành 3 đoạn như sách giáo viên.
- YCHS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải: náo nức, mơn man, quang đãng...(SVK)
- Cho HS tập đặt câu với các từ trên.
- YCHS đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ Cho 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 đoạn.
+ Gọi 1HS đọc lại cả bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
H:Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường ? 
- Cả lớp đọc thầm đoạn đoạn 2 
H:Trong ngày đến trường đầu tiên tại sao tác giả thấy mọi vật thay đổi lớn ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3 .
H:Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?
d) HTL một đoạn văn:
- Đọc mẫu lại đoạn 3.
- GVHD đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm các từ gợi tả , gợi cảm trong đoạn văn .
- Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
- YC cả lớp nhẩm đọc thuộc 1 đoạn (mỗi em chọn HTL 1 đoạn văn mà mình thích).
- Cho HS thi đọc thuộc 1 đoạn văn.
- GV cùng HS nhận xét biểu dương . 3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Ba em lên bảng đọc bài:“Bài tập làm văn “
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Lần lượt từng em đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài .
- HS đọc phần chú giải từ và tập đặt câu. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm .
+ 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 văn.
+ 1 em đọc lại toàn bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1 bài văn .
+ Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối mùa thu làm tác giả nhớ lại những ngày đầu tựu trường .
- Cả lớp đọc thầm.
+ Vì tác giả lần đầu đi học, cậu rất bỡ ngỡmọi vật xung quanh cũng thay đổi.
- Lớp đọc thầm đoạn còn lại.
+ Đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, như con chime sợ, thèm vụng và ước ao...như những học trò cũ.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần .
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu .
- 3 học sinh khá đọc lại bài .
- HS tự chọn 1 đoạn văn mình thích 
- HS thi đua đọc thuộc lòng một đoạn văn .
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Về nhà học bài và xem trước bài mới Trận bóng dưới lòng đường . 
CHÍNH TẢ - NGHE - VIẾT:
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo (BT 2).
 - Làm đúng BT(3) a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- VBT; Bảng phụ; Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 HS lên bảng viết 3 tiếng có vần oam 
- Cả lớp viết vào bảng con các từ: cái kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe- viết :
- Giáo viên đọc ND bài tập làm văn. 
- Yêu c ... m tra lại bằng mô hình hoặc bằng vật thật .
- Giáo viên kết luận :
* 8 chia 2 được 4 không còn thừa ta nói 8 : 2 là phép chia hết . 
Viết 8 : 2 = 4
* 9 chia 2 được 4 còn thừa 1 ta nói 
 9 : 2 là phép chia có dư. 1 là số dư 
 Viết 9 : 2 = 4 ( dư 1 )
* YCHS so sánh số dư với số chia
- Yêu cầu vài học sinh nhắc lại .
 b)Luyện tập: 
Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập. 
- Cho HS thực hiện trên bảng con(theo mẫu)
 a/12 6 17 5 
 12 2 15 3 
 0 2
Viết:12: 6 = 2 Viết: 17 : 5 = 3(dư2) 
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. 
- Gọi 1số em nêu kết quả, sau đó từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi TLCH:
H:Đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình nào?
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
 3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp. 
- Học sinh thực hành chia trên vật thật hạn: 
+ Lấy 8 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau mỗi nhóm được 4 que ( không thừa )
+ Lấy 9 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau được mỗi nhóm 4 cây thừa 1 que tính.
- Nhắc lại cáhc thực hiện phép nhân dựa vào kết quả chia trên bảng.
 8 2 9 2 
 8 4 8 4
 0 1
- So sánh
- Nhắc lại.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- 3HS lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.
a/20 4 15 3 19 4 
 20 5 15 5 16 4
 0 0 3 
b,Làm tương tự bài a.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở .
- 4 em lần lượt nêu kết quả làm bài, cả lớp nhận xét.
- Đổi vở KT chéo bài nhau.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng.
+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô ở hình a
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà xem lại các làm bài tập đã làm.
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia trong giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.HD HS ôn luyện:
 Bài 1: Tính rồi viết (theo mẫu)
Mẫu 36 6 
 36 6 
 0
 36 : 6 = 6
- Đọc cho HS làm BC 25 : 5 42 : 6 99 : 3
- GV tổ chức cho HS đổi bài và chữa bài.
- Nhận xét chung bài làm của HS
Bài 2: Đ S ?:
- HDHS làm bài: Muốn điền được thì phải thực hiện phép chia.
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Nhận xét chung bài làm của HS.
Bài 3: 
- HD mẫu 31 4
 28 7
 3
 31 = 7 x 4 + 3
H: Muốn tìm SBC trong phép chia có dư ta làm thế nào?
Bài 4: (KG) Tìm X
a) X : 5 = 14 (dư 2) b) x : 4 = 23 (dư 3)
- Nhận xét bài làm của HS.
2.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bịb ài sau.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào bảng con(Pa)
- Làm vào VBT phần b,c
 b) 30 : 4 38 ; 5 49 : 6
 c) 26 : 3 32 ; 4 60 : 5 55 : 5
- Đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét.
- Chữa bài
- Đọc yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Một số HS nêu miệng kết quả - Giải thích.
- Chữa bài - Nhận xét bài của bạn
- Đọc yêu cầu
- Một HS làm mẫu
- Làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài - Nhận xét bài của bạn
- Trong phép chia có dư, số bị chia bằng tương nhân với số chia rồi cộng với thương.
- Đọc yêu cầu, nêu cách thực hiện. 
- Làm bài vào vở, chữa bài.
- Nhắc nội dung ôn luyện.
- Chuẩn bị bài sau.
THỨ SÁU NGÀY 23 THÁNG 09 NĂM 2010
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng được phép chia hết trong giải toán.
* Bài tập càn làm: Bài 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ; Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
 1.Bài cũ :
-Gọi 3 em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện 1 phép tính chia.
-Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Yêu cầu tự đặt tính rồi tính vào vở nháp .
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :(cột1,2,4)Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu HS giải vào bảng con.
* Lưu ý HS yếu: phép chai có dư.
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài 3 : Yêu cầu HS đọc thầm bài toán trả lời theo yêu cầu của GV rồi tự giải vào vở.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1HS làm vào bảng phụ.
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
 3. Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- Lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Một em đọc lại yêu cầu bài tập 1.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp. 
- 4 học sinh lên bảng đặt tính và tính 
 17 2 35 4
 16 8 32 8 
 1 3 
 42 5 58 6 
 40 8 54 9 
 2 4
- Một em nêu đề bài (Đặt tính rồi tính).
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Một số HS nêu cách thực hiện.
- Cả lớp đọc thầm bài toán, trả lời theo sự hướng dẫn của gv rồi tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở KT chéo bài nhau.
- 1 HS làm vào bảng phụ, chữa bài.
Giải: 
Số HS giỏi có là:
27 : 3 = 9 (học sinh )
 Đáp số: 9 (học sinh)
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nhắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau. 
TẬP LÀM VĂN:
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu kể lại một vài ý nói về buổi đầu đi học.
 - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu)
 - KNS: Giao tiếp; Lắng nghe tích cực
 - PP-KTDH: Thảo luận nhóm; Trình bày 1 phút; Vết tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ ; VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý điều gì?
- Người điều khiển cuộc họp cần phải làm gì?
- GV nhận xét - ghi điểm 
2. Bài mới: a)Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài 
 b)Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi 2 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý), CL đọc thầm theo 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh :
* Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết ra sao ? Ai dẫn em tới? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu một học sinh khá kể mẫu. 
- Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe. 
- Ba - bốn học sinh kể trước lớp .
- GV nhận xét bình chọn em kể hay nhất.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài (Viết lại những điều em vừa kể).
- Cho cả lớp viết bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em viết tốt nhất.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. 
- Hai học sinh nhắc lại đầu bài .
-Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý .
- Phải xác định nội dung , thời gian ngày đầu được đến trường để kể lại theo trình tự .
- 1HS khá kể mẫu, cả lớp chú ý nhận xét.
- HS ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đến trường của mình .
- Ba - bốn học sinh kể trước lớp. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp viết bài.
- Đọc bài trước lớp (5 - 7 em), cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nhắc nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về viết đoạn văn. HS viết được đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu tiên em đến trường.
- Giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.HDHS ôn luyện: 
a) Nêu yêu cầu tiết học: 
- Ghi đề bài lên bảng: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu tiên em đến trường. 
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Gọi học sinh đọc bài tập ( nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý )
- Giúp HS nắm được yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
+ Buổi em đến lớp đầu tiên là buổi nào? Em đi cùng ai tớ lớp?
+ Cảnh vật xung quanh như ra sao ?
+ Tâm trạng của em lần đầu tiên đi học như thế nào?
+ Buổi học kết thúc ra sao ?
+ Cảm xúc của em trong buổi học đầu tiên?
- Giáo viên HDHS chữa bài (về tư, câu, dấu câu, cách trình bày đoạn văn.)
2.Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một số HS nói trước lớp theo gợi ý.
- HS dựa vào gợi ý để làm bài
- Làm bài vào vở.
- 1 HS làm vào bảng phụ
- Một số HS đọc bài làm.
- Lớp theo dõi nhận xét.
* Ưu tiên HS TB và yếu trình bày trước lớp, HS KG làm mẫu.
- Nhắc lại nội dung ôn luyện
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
SINH HOẠT:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS 
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
*Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ và đúng giờ. 
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Vệ sinh cá nhân tương đối tốt, Vệ sinh trường lớp đúng giờ
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
- Trời mưa lụt song học sinh vẫn tam gia đi học tương đối đầy đủ.
- Một số em có ý thức trau dồi chữ viết (Cẩm Ly, Nhật Anh, Sao, Sang)
 - Thực hiện tương đối nghiêm túc công tác vệ sinh lớp học và khu vực vệ sinh phân công
- Chăm sóc hoa khu vực được phân công.
* Tồn tại: 
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt (Hiền, Tiến, Hoàng)
- Một số em chữ viết cẩu thả : Li A, Ngọc quân, .....
- Ngồi học hay nói chuyện riêng: Thọ, Ngọc Quân, Hoàng, Sơn, Sao.
- Một số HS ngồi học chưa tập trung: Thọ, Li A, Ngọc Quân, Sơn, Thắng, Dương. 
- Một số HS chưa có bảng hoặc còn quên ở nhà.
 - VIết chậm có (Li A, Uyn; Thắng, Uy, Tiến, Lê Trang; Dương)
 - Đọc yếu Lê Vân, Uy, Ly A, Hiền
2. Triển khai kế hoạch tuần tới
- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số. 
- Khắc phục những tồn tại đã mắc ở tuần 6
- Thực hiện tốt việc giữ vở sạch viết chữ đẹp. 
 - Thực hiện nghiêm túc công tác về sinh và chăm sóc hoa.
- Bổ sung sách vở và đồ dùng còn thiếu.
 - Thực hiện tốt hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 - Lên kế hoạch cho học sinh giải toán vòng 2 và vòng 3.
 - Tăng cường luyện đọc cho HS đọc yếu.
 - Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 6 co luyen.doc