Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (33)

Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (33)

HỌC HÁT BÀI:

 NGÀY MÙA VUI (TIẾP THEO) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 và kết hợp vận động phụ hoạ.

 - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.

- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2011
HỌC HÁT BÀI:
 NGÀY MÙA VUI (TIẾP THEO) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 và kết hợp vận động phụ hoạ.
	- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.
- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ 
HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày
2.Bài mới : a. Giới thiệu bài Trình bày lời một đã học.
GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một.
GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
3- HS đọc lời trên bảng
- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.
- Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp.
GV chỉ định 2 HS trình bày 
4. Hát đầy đủ cả hai lời
- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét
- Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.
- Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp.
5. Hát kết hợp vận động.
- GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng.
* Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
* Đàn bầu:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót.
* Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.
*Đàn tranh:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục. 
3. Củng cố – Dặn dò:
Nhắc lại nội dung vừa học.
- Dặn dò HS về nhà tập hát tốt bài hát.
HS ghi bài
HS nghe
HS thực hiện
- Hát theo tổ
- Đọc lời ca theo tiết tấu
- HS tập lấy hơi sau mỗi câu hát.
- Hát theo kiểu đối đáp
- 2 HS trình bày theo yêu cầu
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và vận động
HS thực hiện
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nhắc lại ND bài học
Hát ôn bài hát
Ghi nhớ
TIẾT 2: 	TOÁN 
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 	
-HS biết đ/ tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).
 	- Giáo dục HS thích học toán. 
-Bài 1(cột 1,3,4) Bài 2,3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HO5C :	
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ : Đặt tính rồi tính:
 87 : 3 92 : 5 
 - Nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
* Ghi phép tính 648 : 3 = ? lên bảng.
+ Em có nhận xét về số chữ số của SBC và SC?
- KL: Đây là phép chia số có 3CS cho số có 1 chữ số.
c) Luyện tập
Bài 1: - Gọi nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 : -Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm.
+ Muốn giảm đi 1 số lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm..
- Chuẩn bị tốt bài T2
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- SBC là số có 3 chữ số ; số chia là số có 1 chữ số.- Lớp thực hiện phép tính theo cặp. 
- Bài 1: Một em nêu yêu cầu bài.
 872 4 375 5 390 6 905 5
 07 218 25 75 30 65 40 181
 32 0 0 05
 0 0
- Bài 2 Có 234HS xếp thành các hàng mỗi hàng 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
 Giải :
 Số hàng có tất cả là :
 234 : 9 = 26 hàng 
 Đ/ S: 26 hàng 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Bài 3 : Viết ( theo mẫu)
- Lớp đọc thầm
- Ta chia số đó cho số lần. 
- Cả lớp làm vào vở.
- Một em lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài:
+ giảm 432 m đi 8 lần: 432 : 8 = 54 (m) ...
 Rút kinh nghiệm 
...........................................................................................................................................................
TIẾT 3+4 	 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA(TIếT 43+44)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Rèn đọc đúng các từ: bát cơm, vất vả, thản nhiên, nước mắt, ...
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Sắp xếp lại các tranh SGK theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa (
- Học sinh khá giỏi : kể được cả câu chuyện )
	*GDKNS : -Tự nhận thức bản thân -Xác định giá trị -Lắng nghe tích cực-Trình bày ý kiến cá nhân 
	*PP/KT : -Đặt câu hỏi -Thảo luận nhóm 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: KT bài “ Nhớ Việt Bắc“.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài giọng hồi hộp, chậm rải , nhẹ nhàng.
* H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi sửa sai.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- Gọi 5 em đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài .
- Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (dúi , thản nhiên , dành dụm).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 5 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. 
- Mời một học sinh đọc lại cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu 1 em đọc đoạn1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời nội dung bài: 
+ Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
+ Ông muốn con trai mình trở thành người như thế nào ? 
 - Yêu cầu 1 em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Mời một học sinh đọc đoạn 3.
+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ? 
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4 và 5, 
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì ?
+Vì sao người con trai phản ứng như vậy ? 
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con đã thay đổi như vậy ?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
Liên hệ thực tế
 d) Luyện đọc lại : Đọc diễn cảm đoạn 4 và 5, nhắc nhở HS cách đọc. 
- Mời 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- mời 1 em đọc cả truyện. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* KỂ CHUYỆN: 
Bài tập 1: - Hãy sắp xếp 5 bức tranh theo thứ tự 5 đoạn của câu chuyện “Hũ bạc người cha“.
- Mời HS trình bày kết quả sắp xếp tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng. 
* Bài tập 2 : 
- Dựa vào 5 tranh minh họa đã sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn truyện.
- Gọi một em khá kể mẫu một đoạn.
- Mời 5 em tiếp nối thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao?
- Dặn về nhà tập kể lại truyện. 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH.
- Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 câu, kết hợp luyện dọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài, giải thích các từ mới (mục chú giải) và đề xuất cách đọc.
- Đọc theo nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp .
- 5 nhóm nối tiếp đọc 5 đoạn của bài.
- Một em đọc lại cả bài.
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Ông rất buồn vì con trai mình lười biếng .
+ Ông muốn con mình siêng năng, chăm chỉ, biết tự mình kiếm lấy bát cơm.
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi và trả lời :
+ Ông muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do tự tay anh con trai làm ra không. Nếu đúng thì anh ta sẽ tiếc và ngược lại anh sẽ không tiếc gì cả .
- 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
+ Anh phải xay thóc thuê để kiếm ngày 2 bát cơm, chỉ dám ăn 1 bát để dành một bát 
- Một học sinh đọc đoạn 4 và 5. lớp đọc thầm: 
+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền mà không sợ bị bỏng 
+ Vì anh phải vất vả cả 3 tháng trời mới tiết
kiệm được nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
+ Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng và cảm động trước sự thây đổi của con trai .
+ "Có làm lụng vất vả mới quý đồng tiền. Hũ bạc ... bàn tay con".
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1HS đọc lại cả truyện.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Lớp quan sát lần lượt 5 bức tranh đánh số, tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện.
- 2 em nêu kết quả sắp xếp.
- 1 HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện.
- 5 em nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Tự nêu ý kiến của mình.
TIẾT 5: 	 Tự NHIÊN XÃ HộI : 
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC(TIẾT 29)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Kể được tên một số hoạt động thông tin liên lạc : bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
-Học sinh khá giỏi: Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số bì thư , điện thoại đồ chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ;	
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 Bước 1 - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. 
+ Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể về nhữnh hoạt động diễn ra của bưu điện ?
+ Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
* Bước 2 : -Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nướcng giữa trong n ... eo dõi lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn miêu tả. 
- nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh lại cả bài. 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 của bài .
+ Vì để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người, để voi đi không đụng , ngọn giáo không vướng mái 
- Một em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm .
+ Gian đầu thờ thần làng nên trang trí rất nghiêm trang.
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 .
+ Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, ...
+ Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.
- Rất độc đáo, lạ mắt / Rất tiện lợi với người Tây Nguyên 
- Lớp lắng nghe GV đọc bài .
- 4 em lên thi đọc 4 đoạn của bài. 
- 2 em thi đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe, bình chọn bạn đọc hay nhất. 
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2011 
TIẾT 1: 	 TOÁN 
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
-HS biết cách sử dụng bảng nhân.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2,34.
- GDHs yêu thích học toán.
- Học sinh khá giỏi : Làm tốt tất cả các bài tập 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhân như trong sách giáo khoa.
 III .HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ :- Đặt tính rồi tính:432 : 8 489 : 5 . Giáo viên nhận ghi điểm.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: * Giới thiệu cấu tạo bảng nhân:- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân.
*.Hướng dẫn cách sử dụng bảng nhân : Nêu ví dụ: muốn tìm kết quả 3 x 4 = ? ta tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên, dùng thước đặt dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12.Số 12 là tích của 4 và 3.
 Vậy 4 x 3 = 12 
*Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.Yêu cầu tự tra bảng nhân và nêu kết quả tính.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 3 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 
-G ọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3 Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn.
- Lớp thực hành tra bảng nhân theo giáo viên hướng dẫn dùng thước dọc theo hai mũi tên để gặp nhau ở ô có số 12 chính là tích của 3 và 4.
- HS nêu VD khác.
- Vài em nhắc lại cấu tạo và cách tra bảng nhân 
- Bài 1: Một học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 .
- Cả lớp tự làm bài. Nêu miệng cách sử dụng bảng nhân để tìm kết quả. Lớp theo dõi bổ sung. 
- Bài 2: Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện nhẩm ra kết quả.
- 3 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
T .Số
 2 
 2
 7
T. Số 
 4
 4
 8
Tích 
 8
 8
 56
- Bài 3: Một em đọc đề bài 3.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
 Giải 
 Số huy chương bạc là :
 8 x 3 = 24 ( huy chương )
 Số huy chương có tất cả là :
 8 + 24 = 32 ( huy chương )
 Đ/S: 32 huy chương 
- Vài học sinh nhắc lại cách sử dụng bảng nhân.
TIếT 2: 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 	- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
-Điền đúng các từ ngữ thích hợp vào chổ trống ( BT2 ).
 -Dựa theo tranh gợi ý, viết ( hoặc nói câu có hình ảnh so sánh) (BT3 )
 -Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh ( BT4 ).
 	-Học sinh khá giỏi : Yêu thích học tiếng việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Viết sẵn tên 1 số dân tộc thiểu số phân theo khu vực: Bắc, Trung, Nam.
Viết sẵn 4 câu văn ở BT2, ba câu văn ở BT4. Tranh minh họa BT3 trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 em làm lại bài tập 2, ba câu văn ở BT4 . Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: -Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1 .
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Dán băng giấy viết tên 1 số dân tộc chia theo khu vực, chỉ vào bản đồ nơi cư trú của dân tộc đó.
- Cho HS viết vào VBT tên các dân tộc.
Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu thực hiện vào VBT.
- Mời 4 em lên bảng điền từ, đọc kết quả.
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 4 em tiếp nối nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong từng bức tranh. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 4 .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời HS tiếp nối đọc bài làm.
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng, điền TN đúng vào các câu văn trên bảng .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
-Hai em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi,nhận xét bài bạn .
- Cả lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Bài 1 Một em đọc yêu cầu bài: Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Cả lớp viết tên các dân tộc vào VBT theo lời giải đúng: Tày , Nùng , Thái , Mường , Dao , Hmông, Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - naKhơ - me, Hoc, xtriêng,...
- Bài 2 : Một em đọc bài tập. Lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài .
- 3 em lên bảng điền từ, lớp nhận xét bổ sung.
 Các từ có thể điền vào chỗ trống trong bài là: Bậc thang; Nhà rông; Nhà sàn; Chăm.
- Bài 3 :Học sinh đọc nội dung bài tập 3 . 4 em nêu tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau. Lớp bổ sung:* Trăng tròn như quả bóng / trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
+ Mặt bé tươi như hoa / Bé cười tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao / Đèn điện sáng như sao trên trời.Đất nước ta cong cong hình chữ S. 
- Bài 4 :Học sinh đọc nội dung bài tập 4.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nối tiếp dọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.
Các từ cần điền: như núi Thái Sơn - như nước trong nguồn chảy ra - bôi mỡ - núi (trái núi).
- 2 em nhắc lại tên một số dân tộc thiếu số ở nước ta.
TIẾT 4: 	 THỦ CÔNG: 	 
CẮT DÁN CHỮ V ( TIẾT 15 ) 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Học sinh biết : - Kẻ, cắt, dán chữ V . Kẻ cắt, dán được chữ V các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau.
- GDHS Học sinh thích cắt , dán các chữ.
- Với học sinh khá giỏi : Kew3 cắt dán được chữ V các nét chữ thẳng và đều nhau . chữ dán đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Mẫu của chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy để rời.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:a) Giới thiệu bài:
* Khai thác:* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. Cho học sinh quan sát mẫu chữ V và nêu nhận xét: 
+ Nét chữ rộng mấy ô?
+ Hãy so sánh nửa bên phải và nửa bên ytais của chữ V?
+ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V sẽ như thế nào?
- GV dùng mẫu chữ V chưa dán thao tác cho HS quan sát
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ V
- Hướng dẫn các quy trình kẻ, cắt và dán chữ V như trong sách giáo viên .
- Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ V vào giấy nháp .
* Hoạt động 2: HS thực hành. Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình.
- Theo dõi giúp đỡ các em.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy TC, kéo ... giờ sau học cắt chữ E..
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ V. 
+ Nét chữ rộng 1ô.
+ Giống nhau.
+ Trùng khít nhau.
- Lớp quan sát GV thao tác mẫu.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp.
- Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình nhóm, CN làm sản phẩm đẹp. 
TIẾT 2: 	HÁT NHẠC (TIẾT 15) 
HỌC HÁT BÀI :NGÀY MÙA VUI (TIẾT 2) GIỚI THIỆU VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Học sinh hát đúng giai điệu lời 2 của bài hát. Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn bầu , nguyệt , tranh .
 - Giáo dục học sinh tình yêu dân ca và các nhạc cụ .
- Nội dung giảm tải CV 5842 ( Bỏ hoạt động 3 )
- Học sinh khá giỏi : hát nhạc tốt và biểu diễn minh họa
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Chép lời 2 lên bảng phụ .
 -Tranh ảnh 1 vài nhạc cụ dân tộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra về các đồ dùng liên quan tiết học mà học sinh chuẩn bị .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
* Khai thác:* Hoạt động 1 : Dạy lời 2 của bài hát. 
- Cho học sinh ôn lại lời 1 bài hát ngày mùa vui .
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời 2 bài hát .
- Dạy hát từng câu .
- Luyện tập luân phiên theo nhóm .
- Hát lời 1 và lời 2 kết hợp Gõ đệm 
- Hát kết hợp với múa đơn giản .
- Từng nhóm học sinh thi biểu diễn trước lớp .
*Hoạt động 2 : - Giới thiệu đến học sinh một vài nhạc cụ dân tộc 
- Nêu tên gọi từng nhạc cụ theo tranh vẽ hoặc vật thật 
* Hoạt động 3 : Nội dung giảm tải CV 5842 ( Bỏ hoạt động 3 )
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời bài hát.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các dụng cụ học tập của các tổ viên tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Học sinh nhắc lại tên bài hát “ Ngày mùa vui“
- Lớp thực hiện ôn lời 1 của bài hát trên cơ sở đó tập lời 2 bài hát .
+ Lớp lắng nghe lời 2 bài hát qua băng.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV. 
- Hát luân phiên từng nhóm .
- Học sinh hát bài hát kết hợp với múa đơn giản – Các nhóm lần lượt lên thi biểu diễn trước lớp 
* Quan sát tramh hoặc vật thật để nêu tên nhạc cụ : Đàn bầu , đàn nguyệt , đàn tranh .
- Lớp nghe nhạc về các bài hát dành cho thiếu nhi hoặc nhạc không lời của các nhạc cụ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 15(2).doc