Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 27 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 27 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiếng việt củng cố

 Tiết 53: LUYỆN VIẾT: SÔNG HƯƠNG

A. Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Sông Hương( Sông Hương êm đềm).

- Viết đúng và nhớ cách viết các tên riêng, cách trình bày đoạn văn, tốc độ viết 40 chữ/15 phút.

- Viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ quy định.

B. Đồ dùng dạy- học:

- GV: Bảng phụ ghi đoạn viết

C. Các hoạt động dạy- học:

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 27 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra:
- Khi đến chơi nhà người khác em cần làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn bài
a) HĐ 1: Đóng vai
- GV chia nhóm 4 , mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
+ Tình huống 1: Em sang nhà bạn thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp, em rất thích. Em sẽ...
+ Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em rất thích nhưng nhà bạn không mở tivi. Em sẽ...
+ Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ...
- GV nhận xét.
b) HĐ 2:Trò chơi : Đố vui.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố.
VD: 
+ Vì sao cần lịch sự khi đến nhà người khác?
+ Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?....
- GV nhận xét, đánh giá.
* Kết luận: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
IV. Củng cố: 
- GV khái quát chung
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Nhắc HS lịch sự khi đến nhà người khác..
- Hát
- Vài HS trả lời
- Nhận xét
- HS chia nhóm đóng vai
- Em hỏi mượn. Nếu chủ nhà cho phép em mới lấy chơi và giữ cẩn thận.
- Em đề nghị chủ nhà mở tivi, không tự tiện mở tivi khi chưa được phép.
- Em cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về, khi khác sang chơi.
- Lớp thảo luận, nhận xét.
- HS chia nhóm thi đố
+ Nhóm 1: Đố
+ Nhóm 2: Trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS đọc
 Tiếng việt củng cố 
 Tiết 53: Luyện viết: Sông Hương
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Sông Hương( Sông Hươngêm đềm).
- Viết đúng và nhớ cách viết các tên riêng, cách trình bày đoạn văn, tốc độ viết 40 chữ/15 phút.
- Viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn viết
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn viết:
- GV nêu yêu cầu của giờ luyện viết , nêu mục tiêu bài học.
- GV đọc đoạn viết ở bảng phụ
- Trong đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao?
- Tìm chữ khó viết trong đoạn văn trên?
- Yêu cầu viết chữ khó trên bảng con
- Nhận xét, uốn nắn sửa
- GV nhắc nhở cách trình bày.
- GV đọc chậm từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài , nhận xét cụ thể từng bài của HS
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS viết lại từ viết sai.
- Hát
- HS theo dõi trên bảng phụ.
- 1 câu văn dài
- Sông Hương, Huế. Vì đầu câu, tên riêng của sông, thành phố
- HS tìm và luyện viết bảng con: Sông Hương, Huế, đặc ân, thiên nhiên, tan biến, chợ búa
- HS viết vào vở
- Đổi vở soát bài
Tự học
Tiết 27: luyện tập : Đặt và trả lời câu hỏi:ở đâu ? Khi nào? Như thế nào? Vì sao?
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố các câu hỏi : ở đâu ? Khi nào? Như thế nào? Vì sao?
- Ôn chủ điểm muông thú.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài: Nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: ( Nháp ) 
Chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a. Khoẻ như
b. Chậm như
c. Nhát như..
d. Hôi như..
- Yêu cầu đọc lại bài đã làm.
*Bài 2: ( Phiếu )
- Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời câu hỏi : ở đâu?
a. Nhà bà ngoại em ở Võ Lao.
b. Ngoài đồng , lúa chín vàng rực.
c. Hai bên bờ sông là những thảm cỏ xanh rờn.
d. Trên sân trường từng nhóm học sinh đang vui đùa.
- Chấm bài , nhận xét.
*Bài 3: ( Miệng )
a. Tìm bộ phận của mỗi câu trả lời câu hỏi: Như thế nào?
- Ngoài đường xe cộ đi lại tấp nập như mắc cửi.
b. Tìm bộ phận của mỗi câu trả lời cho câu hỏi : Khi nào?
- Ngày mai em được sang nhà bà ngoại.
- Mùa hè em được đi nghỉ mát.
*Bài 4: ( Viết )
Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu 
hỏi : Vì sao? Trong các câu sau:
- Vì trời mưa nên em không đi chơi.
- Ruộng lúa héo đi vì thiếu nước.
- Vì bị đau chân nên em phải nghỉ học.
- Chấm bài , nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn cách trả lời câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? ở đâu?
- Hát
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm
- Khoẻ như voi.
- Chậm như rùa.
- Nhát như thỏ.
- Hôi như cú
- Nêu yêu cầu
- HS làm theo nhóm đôi
- 4 HS chữa bài
- ở Võ lao.
- Ngoài đồng.
- Hai bên bờ sông
- Trên sân trường
- Nêu yêu cầu
- HS trả lời miệng
- Như mắc cửi.
- HS trả lời miệng
- Ngày mai
- Mùa hè.
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào vở
+ Vì trời mưa
+ Vì thiếu nước
+ Vì bị đau chân
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
 Toán củng cố
Tiết 50: củng cố: Số 0, số 1 trong phép nhân và phép chia
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng với trường hợp số 0, số 1 trong phép nhân và phép chia.
- HSKG: Làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn giải một số bài tập:
*Bài 1: (Miệng )
- Kết quả của phép nhân một số với 1 sẽ như thế nào?
- Một số nhân với 0 thì thế nào?
- Một số chia cho 1 thì thế nào?
* Bài 2: Tính ( Nhóm đôi )
- Nhận xét
* Bài 3: An làm phép nhân có một thừa số là 9, tích là 0. Vậy thừa số kia trong phép nhân của An là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét
* Bài 4: ( Dành cho HSKG)
 Hà làm phép chia có số chia là 3 thương là 0. Vậy số bị chia trong phép chia Hà làm là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- Chấm bài nhận xét
- Cho HS đọc lại tìm số bị chia
IV. Củng cố: 
- Nêu lại quy tắc số 0, số 1 trong phép nhân và phép chia.
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc các quy tắc số 0, số 1 trong phép nhân và phép chia.
- Hát
- HS trả lời miệng
- Bất kì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó
- Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- HS nêu yêu cầu
- Lớp làm theo nhóm đôi
- Các nhóm đôi chữa bài:
1 3 = 3 4 1 = 4 5 : 1 = 5
0 : 5 = 5 2 0 = 0 0 : 3 = 0
- HS đọc đề
- HS làm theo nhóm 4
- Các nhóm chữa bài:
 Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết . Vậy thừa số trong phép nhân của An là: 
 0 : 9 = 0
 Đáp số: 0
- HS đọc đề
- Lớp làm vở
- 1 HSKG chữa bài:
 Bài giải:
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. Vậy số bị chia trong phép chia của Hà là:
 0 3 = 0
 Đáp số: 0
- Vài HS nêu
 Tiếng việt củng cố
Tiết 54: ôn tập : Nói về một con vật mà em yêu thích
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 câu ) để nói về một con vật mà em yêu thích.
- Biết trình bày rõ ràng các câu.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài:
2. Hướng dẫn ôn:
- GV nêu yêu cầu: Dựa vào câu hỏi gợi ý để viết thành đoạn văn ngắn tả về con vật em thích.
* Gợi ý: 
+ Đó là con gì? ở đâu ?
+ Con vật ấy có gì nổi bật?
+ Hoạt động của con vật đó có gì ngộ nghĩnh ,đáng yêu?
- Yêu cầu viết ngắn gọn , đủ ý, câu liên kết thành đoạn văn tả một con vật em thích.
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
V. Dặn dò:
- Về nhà tập tả lại con vật mà em thích cho người thân nghe.
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- HS đọc câu hỏi gợi ý
- HS viết vào vở
- 1 vài HS đọc bài của mình
- Lớp nhận xét.
* Bài mẫu:
Bố em đã nhiều lần nuôi chó, nhưng con chó sống gắn bó với gia đình em lâu nhất là con mực. Mực to cao, đứng ngồi , đi lại đàng hoàng chững chạc, trông rất sang. Tai to, trán vuông, bẹt. Đôi mắt tròn đen pha nâu. Mõm to, dài, mấy sợi ria mép lún phún. Đêm đêm, mực tự động lùng sục quanh vườn. Có tiếng động lạ ở góc nào là mực hồng hộc phóng tới ngay. Bố em đi đâu vắng hơi lâu là mực đi tìm, lấy chân khều khều hoặc dùng lưỡi liếm, ra ý gọi về. Mỗi lần muốn lại chơi với em hay gạ ăn, đuôi mực ngoáy tía lia, một chân trước giơ cao lên bắt, cái đầu nghênh nghênh, đôi mắt đen nâu hiền lành trông đến đáng yêu.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Công ước quốc tế Quyền trẻ em:
Chủ đề 5: ý kiến của em
ý kiến của em cũng quan trọng cần được mọi người tôn trọng.
Em cần biết tôn trọng ý kiến người khác.
A. Mục tiêu: 
 - HS hiểu được các em có quyền được có ý kiến riêng về những việc có liên quan và có quyền bầy tỏ ý kiến đó đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người. ý kiến của em sẽ được mọi người lắng nghe. Em cũng cần nghe theo ý kiến của bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ mạnh dạn, tự tin. Có ý kiến riêng về ý muốn của mình và các vấn đề của tổ, lớp. Biết nói ý kiến của mình trước tập thể, trong gia đình một cách rõ ràng.
- HS biết lắng nghe, không ngắt lời người khác.
B. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh 18, 19, 28, 30 trong bộ tranh “Quyền và bổn phận trẻ em” .
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
 *HĐ 1: Quan sát tranh và thảo luận.
 - GV lần lượt cho HS quan sát các tranh 18, 19, 28, 30 trong bộ tranh “Quyền và bổn phận trẻ em” và trao đổi, thảo luận.
 - Các bạn trong tranh đang làm gì?
 - Em và các bạn trong lớp, trong tổ có thường đọc báo, đọc sách và hội họp như các bạn không?
 - Đọc sách, đọc báo có lợi gì?
 - Nếu các em được nói ra điều em muốn biết, nói ra ý muốn của em về việc gì mà em thích, các em cảm thấy nh thế nào?
*GV chốt lại: Trẻ em có quyền được nói lên ý nghĩ của mình, có quyền được biết thông tin từ sách báo, có quyện được nói ý muốn của mình về các điều mà em thích
*HĐ2: Trò chơi: Ba người cùng nói:
GV mời 3 bạn đứng trước lớp, 3 người cùng nói chuyện với bạn về điều mình muốn nói.Cả 3 đều tranh nhau nói, kkhông ai nghe ai.
- GV hỏi 3 hs vừa nói chuyện gì?
- Vì sao em không hiểu bạn nói gì không?
- Từ câu chuyện của 3 bạn em rút ra điều gì?
* GV chốt lại: Cần phải lắng nghe ý kiến của người khác, không được ngắt lời khi người khác đang nói.Muốn ngắt lời bạn cần phải xin lỗi trước
IV. Củng cố:
- Hệ thống nội dung bài: Trẻ em có quyền được nêu ý kiến, cần bạo dạn tự tin bày tỏ ý kiến của mình.
V. Dặn dò:
- Thực hiện tốt nội dung bài học
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
 Thủ công
Tiết 27: Làm đồng hồ đeo tay( T1)
A. Mục tiêu:
- Biết cách Làm đồng hồ đeo tay
- Làm được đồng hồ đeo tay
+ Với HS khéo tay: làm được đồng hồ đeo tay.đồng hồ cân đối 
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm của mình.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy, quy trình làm đồng hồ, giấy thủ công.
- HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. GV HD HS quan sát và nhận xét
- Đồng hồ được làm bằng gì ?
- Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dây đồng hồ được làm bằng gì ?
- Ngoài giấy thủ công ta còn có thể sử dụng vật liệu gì làm đồng hồ đeo tay ?
- Liên hệ về hình dáng và màu sắc, vật liệu làm mặt và dây đồng hồ đeo tay
2. GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1 : Cắt thành các nan giấy
- Cắt 1 nan giấy dài 24 ô, rộng 3 ô làm mặt
- Cắt 1 nan khác dài khoảng 30 - 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt vát hai bên của hai đầu làm dây đồng hồ
- Cắt 1 nan dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai cài dây đồng hồ 
+ Bước 2 : làm mặt đồng hồ
- Gấp 1 đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô ( H1 ). Gấp tiếp như H2 được H3
+ Bước 3 : Gài dây đeo đồng hồ
- gài 1 đầu vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ. Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối rồi luồn đầu nan qua 1 khe khác, kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo. Dán nối hai đầu của nan giấy làm đai để giữ dây đồng hồ.
+ Bước 4 : Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
- HD lấy 4 điểm chính để ghi số 12, 3, 6, 9, chấm các điểm chỉ giờ khác. Vẽ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Gài dây đeo vào mặt đồng hồ, gài đầu dây thừa qua đai, ta được chiếc đồng hồ đeo tay hoàn chỉnh
3. HS thực hành
- GV theo dõi giúp HS lúng túng
- Trưng bày sản phẩm.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà tập làm đồng hồ đeo tay.
- Hát
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ
+ HS quan sát đồng hồ mẫu
- Bằng giấy thủ công
- Bằng giấy
- Lá chuối, lá dừa, ....
- HS liên hệ
+ HS quan sát
+ HS tập làm đồng hồ đeo tay bằng giấy
	 Toán củng cố
 Tiết 51: Luyện tập chung
A. Mục tiêu: 
- Củng cố lại các bảng nhân, chia đã học.
- Kĩ năng tìm số bị chia, tìm thừa số
- Vận dụng bảng nhân chia đã học vào giải toán.
- Bài 4: Dành cho HSKG.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng nhóm, bút dạ
- HS: Bảng , phấn
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn giải các bài tập:
*Bài 1: Tính nhẩm
2 5 = 10 3 4 = 12 25 : 5 = 5
10 : 5 = 2 2 7 = 14 24 : 4 = 6
10 : 2 = 5 14 : 2 = 7 18 : 3 = 6
*Bài 2: Tính 
2 3 1 =6 8 : 4 1 = 2
4 5 : 2 = 10 12 : 2 1 = 6
4 : 2 3 = 6 8 : 4 7 = 14
30 : 3 : 2 = 5 3 5 : 3 = 5
*Bài 3: ( Nhóm đôi )
a, Tìm x: x 2 = 8 x 4 = 24
 x = 8 : 2 x = 24 : 4
 x = 4 x = 6
 3 x = 18 5 x = 30
 x = 18 : 3 x = 30 : 5
 x = 6 x = 6
b, Tìm y: y : 2 = 2 y : 4 = 8
 y = 2 2 y = 8 4
 y = 4 y = 32
 y : 5 = 5 y : 3 = 5
 y = 5 5 y = 5 3
 y = 25 y = 15
*Bài 4: ( Dành cho HSKG)
 Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Buổi sáng: 
 21kg 
Buổi chiều:
 ?kg
- Phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài
- Chấm bài, nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS đọc thuộc các bảng nhân, chia đã học.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong các biểu thức.
- HS làm bảng nhóm theo nhóm đôi
- Các nhóm đôi lên chữa bài
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết
- Nêu cách tìm số bị chia
- Nêu yêu cầu
- Đặt lại đề toán
- Lớp làm vào vở
- 1 HS chữa bài:
 Bài giải:
 Buổi chiều bán được số gạo là:
 21: 3=7 ( Kg )
 Đáp số: 7 Kg gạo
Hoàn thiện kiến thức	
Tiết 27: Luyện viết Chữ hoa V
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa V ( 2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ); câu ứng dụng cỡ nhỏ: Vui như trẩy hội ( 4 lần); Văn ôn võ luyện cỡ nhỏ , chữ nghiêng nét thanh, nét đậm ( 4 lần).
- HSKG: Viết đủ số dòng quy định.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Mẫu chữ V, bảng phụ 
- HS : vở ô li
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : Ươm
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng tuần 24
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ V
- Chữ V cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
+ GV hướng dẫn HS quy trình viết
- GV vừa viết vừa nhắc lại quy trình:
+ Nét 1: Điểm bắt đầu trên đường kẻ 5 viết nét 
cong trái rồi lượn ngang dừng lại ở ĐK6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 đổi chiều bút viết nét lượn dọc từ trên xuống dừng bút ở ĐK1.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 3 lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc xuôi phải điểm dừng ở đường kẻ 5.
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
3. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Nêu cách hiểu cụm từ trên?
GV chốt lại
* HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
- Nhận xét độ cao của các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
+ GV viết mẫu 
* HD HS viết chữ bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết
4. HD HS viết vào vở ô li
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi, giúp đỡ
5. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà tập viết thêm trong vở TV.
- Hát
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Ươm cây gây rừng
+ HS quan sát chữ mẫu
- Chữ V cao 5 li
- Gồm 3 nét, nét 1 là nét kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét lượn dọc, nét 3 là nét móc xuôi phải.
- HS quan sát
+ HS tập viết chữ V 2, 3 lượt
- Vài HS đọc: Vui như trẩy hội
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- V, b, g : cao 2,5 li. t : cao 1,5 li. r, s : cao 1,5 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
+ HS quan sát
- HS viết 2 lượt
+ HS luyện viết theo yêu cầu vào vở tập viết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_27_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc