Giáo án đủ môn Tuần 26 Lớp 3

Giáo án đủ môn Tuần 26 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện:

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Chử Đồng tử là người có hiếu , chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.

 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng sau dấu câu. Kể lại được câu chuyện với giọng tự nhiên, linh hoạt.

 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn công lao to lớn của vợ chồng Chử Đồng Tử.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Tranh minh hoạ SGK

 - HS : SGK

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án đủ môn Tuần 26 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: 
sự tích lễ hội chử đồng tử
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Chử Đồng tử là người có hiếu , chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.
 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng sau dấu câu. Kể lại được câu chuyện với giọng tự nhiên, linh hoạt.
 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn công lao to lớn của vợ chồng Chử Đồng Tử.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh hoạ SGK	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bài : Tiếng đàn . Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn luỵên đọc:
* Đọc mẫu
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Theo dõi, sửa sai cho HS
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng
- Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
- Cho HS đọc đồng thanh toàn bài
 c. Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ? 
+ Câu 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? 
+ Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? 
+ Câu 5: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
ý chính: Bài ca ngợi Chử Đổng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đổng Tử.
 c. Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Hướng dẫn đọc một số câu, đoạn văn 
- Yêu cầu đọc theo nhóm đôi
- Mời một số em thi đọc trước lớp
- Nhận xét biểu dương những em đọc tốt
Kể chuyện
a.Giao nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết , HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện sau đó kể lại từng đoạn của câu chuyện .
b.Hướng dẫn làm bài tập 
- Dựa vào từng tranh đặt tên cho từng đoạn 
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung và đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện 
- Kể lại từng đoạn câu chuyện 
- Nhận xét	
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Báo cáo sĩ số 
- 2 em đọc bài “Tiếng đàn”.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu 
- 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp 
- Nêu cách đọc 
- 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn
- Đọc bài theo nhóm 4
- 2 nhóm thi đọc
- Nhận xét 
- Đọc đồng thanh toàn bài 
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
+ Nhà nghèo mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố, Chử đổng Tử đã quấn khố cho cha khi cha mất còn mình ở trần.
- Đọc thầm đoạn 2, kết hợp quan sát tranh trong SGK
+ Chử đổng Tử thấy thuyền lớn vội bới cát nằm trốn. Tình cờ công chúa cho quây màn để tắm. Nước làm trôi cát để lộ ra thân hình một chàng thanh niên khoẻ mạnh.
+ Công chúa biết cảnh ngộ của chàng rất cảm động cho là duyên trời bèn kết hôn cùng chàng. 
- Đọc đoạn 3
+ Hai vợ chồng Chử Đổng Tử đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Sau khi hoá lên trời Chử ĐổngTử còn hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Đọc đoạn 4
+ Nhân dân lập đền thờ nhiều nơi bên dòng sông Hồng.
- Nêu ý chính
- 2 em đọc ý chính
- Lắng nghe
- Đọc bài theo nhóm đôi
- Đọc thi trước lớp, cả lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Dựa vào tranh , đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện 
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán: 
luyện tập
( Giáo sinh thực tập soạn )
________________________________________
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức:Củng cố cho HS cách thực hiện các phép tính với đơn vị là đồng. Giải toán có liên quan đến đơn vị tiền tệ.
 2.Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học 
 3.Thái độ:HS có ý thức tự giác , tích cực học tập 
II. Đồ dùng dạy- học
 Thầy: Các tờ giấy bạc 200 đ, 500 đ, 1000 đ, 2000 đ, 5000 đ	
 Trò :
III. Các hoạt động dạy- học
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước - Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất? 
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu miệng kết quả 
Lời giải: Chiếc ví c) nhiều tiền nhất có : 10 000 đồng
Bài 2: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ?
a.Phải lấy ra 3 tờ 1000 đ, 1 tờ 500 đ, 1 tờ 100 đ để được 3600 đồng 
b.Phải lấy ra 1 tờ 5000 đ, 1 tờ 2000 đ, 1 tờ 500 đ để được 7500 đồng 
c. Phải lấy ra 1 tờ 2000 đ, 1tờ 1000 đ, 1tờ 100 đ để được 3100 đồng 
Bài 3:Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau(SGK)
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi 
Mời đại diện các nhóm trình bày 
Nhận xét, kết luận 
a.Mai có 3000 đồng đủ tiền mua một cái kéo
b.Nam có , đủ tiền mua bút và kéo hoặc mua sáp màu và thước.
Bài 4: Bài giải
 Mẹ mua hết số tiền là:
 6700 + 2300 = 9000(đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
 10 000 - 9000 = 1000(đồng)
 Đáp số: 1000 đồng
4.Củng cố:GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5.Dặn dò: GV nhắc HS về nhà học bài
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Quan sát hình vẽ trong SGK và trả lời miệng 
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài 2
- Làm bài vào giấy nháp
- Một số HS trình bày
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Quan sát tranh , thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét 
- Lắng nghe 
- Ghi nhớ 
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán: 
làm quen với thống kê số liệu
( Giáo sinh thực tập soạn )
______________________________
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với dãy số liệu. Biết xử lí số liệu ở mức đơn giản và lập được dãy số liệu.
 2.Kĩ năng: Nhận biết dãy số liệu và xử lí được dãy số liệu. 
 3.Thái độ: Thấy được ứng dụng của toán thống kê trong cuộc sống 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 Tr 133 
 - Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b. Làm quen với dãy số liệu: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 134, đọc số đo chiều cao của các bạn, trả lời câu hỏi 
+ Bức tranh nói lên điều gì ?
Kết luận: Viết các số đo chiều cao của bốn bạn ta được dãy số liệu.
122 cm ; 130 cm ; 127 cm ; 118 cm 
- Nhìn vào dãy số liệu trên ta biết:
Số thứ nhất là 122 cm, số thứ hai là 130 cm, số thứ ba là 127 cm, số thứ tư là 118 cm.
- Dãy số liệu trên có 4 số 
 c. Thực hành:
Bài 1: Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự là: 129 cm ; 132 cm ; 125 cm ; 135 cm
- Dựa vào dãy số liệu trên, trả lời các câu hỏi (SGK)
Bài 2: ( * ) Dãy chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày:1 ; 8 ; 15 ; 22 ; 29
- Nhìn vào dãy số trên trả lời câu hỏi (SGK)
Bài 3: Số kg gạo trong mỗi bao được ghi (SGK tr 135)
- Hãy viết dãy số ki- lô-gam gạo của 5 bao gạo trên
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà xem trước bài 4 để làm vào buổi chiều.
- Báo cáo sĩ số
- 1 em lên bảng làm bài 4
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát tranh trong SGK. Đọc số đo chiều cao của các bạn
- Trả lời
- Nêu yêu cầu bài 1
- Làm bài ra nháp
- Nối tiếp trình bày
- Nhận xét
a.
Tên
Hùng
Dũng
Hà
Quân
Ch cao
125 cm
129 cm
132 cm
135 cm
b. Dũng cao hơn Hùng 4 cm. Hà thấp hơn Quân 3 cm. Hà cao hơn Hùng. Dũng thấp hơn quân.
- Đọc yêu cầu bài 2
- Nêu miệng kết quả
+ Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật
+ Chủ nhật đầu tiên là ngày 1
+ Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng
- Đọc yêu cầu bài 3, quan sát hình vẽ trong SGK 
- Làm bài vào vở
- 2 em lên bảng chữa bài
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
35 kg ; 40 kg ; 45 kg ; 50 kg ; 60 kg
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
60 kg ; 50 kg ; 45 kg ; 40 kg ; 35 kg
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
Tôm - cua
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết chỉ và nói được các bộ phận của con tôm, cua được quan sát. Biết ích lợi của tôm và cua .
 2.Kĩ năng: Phân biệt con tôm và cua .
 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài vật sống dưới nước .
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Các hình trong SGK trang 98,99, sưu tầm tranh, ảnh về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.	
 - HS : Sưu tầm tranh ảnh về tôm, cua.
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hãy kể tên một số côn trùng có lợi và có hại.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
+ Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên và các bộ phận cơ thể của tôm và cua.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi 
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
* Kết luận: Tôm cua có hình dạng và kích thước khác nhau, chúng không có xương sống, được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, có nhiều chân, được phân thành các đốt.
 c.Hoạt động 2: Thảoluận cả lớp 
+ Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm, cua
- Cho HS thảo luận cả lớp về nơi sống và ích lợi của tôm, cua
* Kết luận: Tôm, cua là thức ăn có nhiều đạm. Nước ta có nhiều ao, đầm, hồ thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm rất phát triển, nó đã thành mặt hàng xuất khẩu.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát tôm, cua trong SGK và tranh ảnh đã sưu tầm được thảo luận về kích thước hình dáng, lớp bảo vệ bên ngoài, xương sống, số chân có gì đặc biệt
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận cả lớp về nơi sống, ích lợi của tôm và cua.
- 2 em đọc phần kết luận trong SGK.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả: 
sự tích lễ hội chử đồng tử
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe - viết đúng một đoạn của bài “ Lễ hội Chử Đồng Tử”. Làm đúng các bài tập chính tả.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày đẹp.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ  ...  trong lễ hội: 
Bài 3: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu (SGK)
- Yêu cầu HS đọc từng ý, làm bài vào VBT
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 emlên bảng làm bài tập
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tâp
- Đọc từng từ ở cột A và nghĩa ở cột B rồi nối cho thích hợp
- Nối tiếp trình bày
- Nhận xét 
+ Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
+ Hội: Cuộc vui được tổ chức cho đông ngườidựa theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- Làm bài vào vở
- Trình bày
+ Lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương, đền Gióng, Tháp Bà, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, ...
+ Hội vật, bơi chải, đua thuyền, chọi trâu, đua ngựa, thả diều, chọi gà, ...
+ Cúng phật, lễ phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, ...
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
- Tự làm bài vào VBT
- 3 em lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2010
Toán: 
luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về thống kê số liệu 
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
 3.Thái độ: Có ý thức, tự giác, học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Kẻ sẵn bảng số liệu bài 1	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bảng thống kê số liệu bài tập 3 tiết trước
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Hãy điền số liệu thích hợp vào bảng thống kê số thóc của gia đình chị út trong ba năm
- Yêu cầu HS đọc các số thóc gia đình chị út thu hoạch trong 3 năm, viết số liệu vào bảng thống kê
Bài 2: Dựa vào bảng thống kê số cây đã trồng của Na trong 4 năm
- Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi (SGK)
Bài 3: Nhìn vào dãy số liệu khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
 90 ; 80 ; 70 ; 60 ; 50 ; 40 ; 30 ; 20 ; 10. 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ hoc.
- Nhắc HS về nhà làm bài 4(tr 139).
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 3 em đọc bảng thống kê
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập 
- Đọc các số thóc thu hoạch trong 3 năm của chị út và điền số liệu vào bảng trong SGK, một em lên bảng làm bài
- Nhận xét
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200 kg
3500 kg
5400 kg
- Đọc yêu cầu bài 2
- Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi SGK
- Một số em trình bày
- Nhận xét
Năm
Loại cây
2000
2001
2002
2003
Thông
1875 cây
2167 cây
1980 cây
2540 cây
Bạch đàn
1745
cây
2040 cây
2165 cây
2515 cây
a. Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là: 
 2165 - 1745 = 420(cây)
b. Năm 2003 bản Na trồng được số cây thông và bạch đàn là: 
 2540 + 2515 = 5055(cây)
- Nêu yêu cầu bài 3 và các số trong SGK
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Chữa bài, nhận xét
a. Dãy số trên có tất cả 9 số (khoanh vào chữ A)
b. Số thứ tư trong dãy là số 60 (khoanh vào chữ C)
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập viết: 
ôn chữ hoa t
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ li cỡ nhỏ.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày đẹp.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Mẫu chữ T, từ ứng dụng trên dòng kẻ li	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc cho HS viết
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn viết chữ hoa: 
* Luyện viết chữ hoa
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa T, D, N - Yêu cầu HS nêu cách viết.
- Viết mẫu lên bảng 
- Cho HS viết chữ hoa vào bảng con 
- Quan sát giúp đỡ những em viết chưa đẹp.
*Luyện viết từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng: Tân trào 
*Luyện viết câu ứng dụng
* Hướng dẫn viết bài vào vở
- Nêu yêu cầu viết, nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng
*Chấm, chữa bài: 
- Chấm 6 bài, nhận xét từng bài
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà viết bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con chữ Sầm Sơn
- Lắng nghe
- Quan sát chữ mẫu, nêu cách viết
- Quan sát
- Viết chữ hoa vào bảng con
- Đọc từ ứng dụng
+ Tân trào thuộc huyện Sơn Dương ,tỉnh Tuyên Quang, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam.
- Viết từ ứng dụng vào bảng con
- Đọc câu ứng dụng
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Nêu ý nghĩa câu ứng dụng
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
cá
( Giáo sinh thực tập soạn )
__________________________________
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức: Biết chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ thể cá được quan sát. Biết ích lợi của cá đối với đời sống con người.
 2.Kĩ năng:Nhận biết một số loài cá
 3.Thái độ:Biết bảo vệ và chăm sóc các loại cá.
II. Đồ dùng dạy- học
 Thầy: Các hình trong SGK(trang 100, 101)	
 Trò : Sưu tầm tranh ảnh về cá và đánh bắt cá
III. Các hoạt động dạy- học
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm và ích lợi của tôm, cua
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu:Chỉ tên và nói được các bộ phận trên cơ thể cá
Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước thở bằng mang, cơ thể thường có vẩy bao bọc
 c.Hoạt động 2:Thảo luận cả lớp
Mục tiêu:Nêu được ích lợi của cá
Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm, chỉ ra các loài cá sống ở nước ngọt và các loài cá sống ở nước mặn và ích lợi của cá
Mời đại diện các nhóm trình bày
Kết luận:Cá được sử dụng làm thức ăn ngon và bổ
Nước ta có nhiều sông suối, ao, hồ. Biển là môi trường thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt cá
Ngày nay cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4.Củng cố:GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5.Dặn dò: GV nhắc HS về nhà học bài
- Hát
- 2 HS nêu, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm, thảo luận theo nhóm 4. phan loại các loại cá nước ngọt, cá nước mặn
- Đại diện xcác nhóm trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Toán: 
kiểm tra định kì giữa kì II
_______________________________
Tập làm văn: 
kể về một ngày hội
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết kể và viết lại điều đã kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu kể về một ngày hội .
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt tự nhiên, dễ hiểu, giúp người nghe hình dung ra quang cảnh của ngày hội.
 3.Thái độ: Yêu quý, có hứng thú với những quang cảnh trong ngày hội.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Viết sẵn câu hỏi gợi ý bài tập 1	
 - HS : SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS kể lại quang cảnh hoạt động lễ hội
( Tiêt TLV trước)
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Kể lại một ngày hội mà em biết
- Hướng dẫn HS làm bài
- Có thể kể về một lễ hội 
- Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và các hoạt động trong ngày hội
- Yêu cầu kể theo nhóm đôi
- Mời HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa cho HS về cách diễn đạt, dùng từ
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( 5 - 6 câu)
- Yêu cầu làm bài vào vở
- Mời một số em trình bày bài trước lớp
- Nhận xét, biểu dương những em làm bài tốt
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- 2 em kể lại quang cảnh hoạt động lễ hội
 - Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
VD: Hội Đền Hùng, hội tung còn, hội chọi trâu, ...hoặc kể về một lễ hội mà em đã được xem trên truyền hình, xem phim, ...
- Kể theo nhóm đôi
- Nối tiếp kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp trình bày bài trước lớp
VD: Quê em có hội Lim. Hội được tổ chức hàng năm vào đầu xuân, sau ngày Tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật, hoặc chọi gà, kéo co,  Trên những cây đu mới dựng, các cặp thanh niên nam nữ nhún đu bay bổng. Dưới mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp trôi nhè nhẹ. Trên thuyền, các liền anh liền chị say sưa hát quan họ. Hội Lim thật đông vui. Em rất thích hội này. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày mở hội Lim. 
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả: 
rước đèn ông sao
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe - viết đúng một đoạn trong bài “ Rước đèn ông sao”. Làm đúng các bài tập phân biệt r / d / gi.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Viết sẵn nội dung bài tập 2a	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc cho HS viết.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn nghe - viết:
* Đọc mẫu
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
* Hướng dẫn luyện viết từ khó
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con
* Hướng dẫn viết bài vào vở
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
* Chấm, chữa bài
- Chấm 7 bài, nhận xét.
- Nhận xét từng bài
3.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Tìm và viết tiếp tên con vật, đồ vật bắt đầu bằng r / d / gi
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà sửa lỗi trong bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con
chốn xa, Trường sa, chăm chỉ,
trong trẻo
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc bài
+ Các chữ đầu câu, tên riêng: 
Tết Trung thu, Tâm
- Viết từ khó ra bảng con
quả bưởi, sắm mâm cỗ, nải chuối
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Soát lại bài
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
+ r : rổ, rá, rắn, rết
+ d : dao, dây, dê, dế
+ gi : giường, giá sách, giáo mác
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
sinh hoạt đội

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc