Giáo án đủ môn Tuần 8 Lớp 3

Giáo án đủ môn Tuần 8 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện:

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. Thấy được con người luôn quan tâm, thương yêu lẫn nhau trong cộng đồng.

 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết nhập vai một bạn nhỏ kể lại được toàn bộ câu chuyện, nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.

 3. Thái độ: Biết quan tâm giúp đỡ mọi người.

II.Đồ dùng dạy - học:

 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi câu luyện đọc.

 - HS : SGK

III.Các hoạt động dạy - học:

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ môn Tuần 8 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện: 
các em nhỏ và cụ già
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. Thấy được con người luôn quan tâm, thương yêu lẫn nhau trong cộng đồng.
 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết nhập vai một bạn nhỏ kể lại được toàn bộ câu chuyện, nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
 3. Thái độ: Biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
 - HS : SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc bài thơ “Bận” trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói kết hợp tranh)
 2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 . Đọc từng câu
 . Đọc từng đoạn trước lớp
 Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
 . Đọc từng đoạn trong nhóm
 . Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt.
 3. Tìm hiểu bài
+ Câu 1(SGK)? (Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.)
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? (các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.)
+ Câu 2 : Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? (Các bạn băn khoăn có bạn đoán ông cụ bị ốm có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó . . . Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.)
+ Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy? (Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.)
+ Câu 3: Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? ( Cụ bà bị ốm đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.)
+ Câu 4: Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn ? (HS phát biểu theo suy nghĩ của mình )
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm để chọn một tên khác cho câu chuyện.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
*ý chính: Con người phải biết yêu thương nhau, quan tâm đến nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau.
 3. Luyện đọc lại: 
- Gọi HS thi đọc các đoạn 1,2,3,4,5
- Nhận xét, biểu dương bạn đọc tốt.
Kể chuyện
- Nêu nhiệm vụ
- Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ trong truyện
D. Củng cố - Dặn dò:
 - Liên hệ thực tế.
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về kể lại câu chuyện.
- Lớp trưởng báo cáo 
- 3 em đọc bài
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Nêu cách đọc
- Đọc bài theo nhóm 5
- 2 nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét
- Đọc đoạn 1 + 2
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc đoạn 3 + 4
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc đoạn 5
- Trả lời
- Trả lời
- 2 em đọc lại ý chính
- 5 em thi đọc trước lớp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Kể chuyện theo nhóm đôi
- Kể chuyện trước lớp
- Nhận xét
- Liên hệ 
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán: 
luyện tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về bảng nhân, chia 7.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng bảng nhân, chia 7 để làm bài tập .
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV : Hình vẽ bài tập 4
 - HS : Bảng con 
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi HS đọc bảng chia 7
C.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: Tính nhẩm
a.
7 x 8 = 56
56 : 7 = 8
7 x 9 = 63
63 : 7 = 9
7 x 6 = 42
42 : 7 = 6
7 x 7 = 49 
49 : 7 = 7
 b.
70 : 7 = 10
63 : 7 = 9
14 : 7 = 2
28 : 7 = 4
42 : 6 = 7
42 : 7 = 6
30 : 6 = 5
35 : 5 = 7
35 : 7 = 5
18 : 2 = 9
27 : 3 = 9
56 : 7 = 8
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 28 : 7 35 : 7 21 : 7
 28 7 35 7 21 7
 28 4 35 5 21 3
 0 0 0
 42 : 7 42 : 6 25 : 5
 42 7 42 6 25 5
 42 6 42 7 25 5
 0 0 0
Bài 3: Tóm tắt:
 7 học sinh : 1 nhóm
 35 học sinh : ... nhóm?
Bài giải:
 35 học sinh chia được số nhóm là:
 35 : 7 = 5 ( nhóm )
 Đáp số: 5 nhóm
- Chốt lại lời giải đúng
 Bài 4: Tìm số con mèo trong mỗi hình (SGK)
- Yêu cầu quan sát hình vẽ SGK tìm số con mèo - Đáp án
 a. 21 : 7 = 3(con mèo) b. 14 : 7 = 2(con mèo)
D.Củng cố - Dặn dò: 
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về làm bài trong VBT.
- Hát
- 3 em đọc bảng chia 7
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu miệng kết quả tính
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài tập, nêu cách đặt tính và cách tính
- Làm bài ra bảng con
- Đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, 
- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát hình vẽ trong SGKnêu cách tìm số con mèo có trong mỗi hình.
 - Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Toán: 
Giảm đi một số lần
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách giảm đi một số lần. Biết so sánh phân biệt giảm đi nhiều lần với giảm đi một số đơn vị 
2. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV : Hình vẽ như SGK
 - HS : Bảng con
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
 + GV gọi HS làm bài trên bảng, cả lớp làm ra bảng con. Đặt tính rồi tính
 14 : 7 = 2 49 :7 = 7 63 : 7 = 9
 14 7 49 7 63 7
 14 2 49 7 63 9
 0 0 0
C.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( Dùng lời nói )
2. Giới thiệu cách giảm 1 số đi nhiều lần: 
* Ví dụ: Cho hs quan sát hình vẽ như SGK
 Hỏi: Số gà ở hàng trên có mấy con? (6 con)
 Muốn tìm số gà ở hàng dưới ta làm thế nào?
 6 : 3 = 2 (con gà)
- Như vậy số con gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
8 cm
 * Ví dụ: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK lên bảng cho HS quan sát
A | | | | | B
C | | D
2 cm
Độ dài đoạn thẳng AB = 8 cm
Độ dài đoạn thẳng CD = 8 : 4 = 2 (cm)
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Ta chia số đó cho số lần)
3. Thực hành:
 Bài 1: Viết theo mẫu
Số đã cho
 12
 48
 36 
Giảm 4 lần
12 : 4 = 3
48 : 4 = 12
36 : 4 = 9
Giảm6 lần
12 : 6 = 2
48 : 6 = 8
36 : 6 = 6
Bài 2: Giải bài toán( theo bài giải mẫu)
 a/ Cho HS quan sát tóm tắt bài toán trên bảng, hướng dẫn giải bài toán ý a
40 quả
Có: | | | | | 
? quả
Còn lại:| | 
Bài giải:
Số quả bưởi còn lại là:
 40 : 4 = 10 ( quả )
 Đáp số: 10 quả.
b/ Gọi HS đọc bài toán ý b, yêu cầu nêu tóm tắt bài toán rồi tự làm bài ra vở
Bài giải:
 Làm công việc đó bằng máy thì hết số giờ là:
 30 : 5 = 6 ( giờ )
 Đáp số: 6 giờ
Bài 3: 
Đoạn thẳng AB dài 8 cm
a. Độ dài đoạn thẳng CD bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần
 Độ dài đoạn thẳng CD là:
 8 : 4 = 2 (cm)
 b. Độ dài đoạn thẳng MN bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 cm
 Độ dài đoạn thẳng MN là:
 8 - 4 = 4 (cm)
- Giúp HS phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
D.Củng cố - Dặn dò:
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà làm bài tập trong VBT.
- Lớp trưởng báo cáo 
- 3 em làm bài trên bảng
- Lớp làm ra bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ
- Trả lời
- Trả lời
- Nêu nhận xét
- Quan sát hình vẽ trên bảng
- Nêu yêu cầu bài toán
- Nêu cách tìm độ dài đoạn thẳng CD
- Trả lời
- Nêu yêu cầu bài1 và cách làm
- Làm bài vào sgk
- 2 em chữa bài trên bảng 
- Lớp nhận xét.
Đọc yêu - Nêu yêu cầu bài toán
- Quan sát tóm tắt bài toán
- Nêu cách giải
- Nêu yêu cầu bài toán
- Tóm tắt bài toán
- Tự làm bài vào vở
- 1 em chữa bài trên bảng
- Lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu bài toán
- Tự tính và vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu bài tập vào vở
- So sánh kết quả và cách làm 2 ý của bài tập 3
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả ( Nghe - viết ):
các em nhỏ và cụ già
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của câu chuyện “ Các em nhỏ và cụ già”. Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi theo nghĩa đã cho.
2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV : Viết nội dung bài tập 2a trên bảng lớp
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
 + Đọc cho HS viết: con dao, củ riềng, gia đình...
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
2. Hướng dẫn nghe- viết:
* Đọc bài viết
Gọi 2 em đọc lại bài
 + Đoạn này kể chuyện gì? ( Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn: Cụ bà ốm nặng phải nằm bệnh viện khó qua khỏi, cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn, các bạn làm cho lòng cụ nhẹ hơn.)
+ Đoạn văn trên có mấy câu? ( 7 câu)
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa?( Chữ đầu đoạn, đầu câu.)
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng dấu câu gì ? ( Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.)
GV đọc cho HS viết chữ khó vào bảng con:
 ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt,
Đọc cho HS viết bài vào vở 
* Chấm, chữa bài: Chấm 8 bài, nhận xét từng bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/ r/ gi có nghĩa như sau:
Đọc từng ý, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời
Làm sạch quần áo bằng cách vò, chải, giũ trong nước (Giặt)
Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng (rát)
Trái nghĩa với ngang (dọc)
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
D. Củng cố - Dặn dò :
 - Hệ thống bài, nhận xét giờ học
 - Nhắc HS về sửa lại những chữ viết sai.
- Hát
- 2 em lên bảng viết
- Lớp viết ra bảng con
- Lắng nghe
- Theo dõi trong sgk
- 2 em đọc lại bài
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Viết tiếng, từ khó vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài tập và nội dung từng ý.
- Trả lời
- Trả lời 
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tự nhiên và Xã hội: 
vệ sinh thần kinh
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu một số việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh , kể được những thức ăn uống có hại cho cơ quan thần kinh.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phát hiện trạng thái tâm lí đối với cơ quan thần kinh.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Hình vẽ SGK .
 - HS : SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
 + Hãy nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh?
 + Chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh trên hình vẽ ?
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( Dùng lời nói )
 2. Nội dung:
a/ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Nêu được một số việc nên và không nên làm  ... .
2. Kĩ năng: Vận dụng làm được bài tập
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - GV: 6 hình vuông bằng nhựa
 - HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
B.Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi HS làm bài tập 2 tiết trước
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 2. Hướng dẫn cách tìm số chia:
- GV gắn 6 hình vuông lên bảng thành 2 hàng đều nhau
 - Yêu cầu HS tìm số hình vuông trong mỗi hàng
và nêu phép tính:
 6 : 2 = 3
Thương
Số chia
Số bị chia
- Gọi số chia là x ta có phép tính:
: x = 3
 x = 6 : 3
 x = 2
- Yêu cầu HS tìm x trong phép chia sau:
: x = 5
 x = 30 : 5 
 x = 6
* Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào? (Ta lấy số bị chia chia cho thương.)
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
35 : 5 = 7
35 : 7 = 5
28 : 7 = 4
28 : 4 = 7
24 : 6 = 4
24 : 4 = 6
21 : 3 = 7
21 : 7 = 3
 Bài 2: Tìm x
 12 : x = 2 42 : x = 6
 x = 12 : 2 x = 42 : 6 
 x = 6 x = 7
 x : 5 = 4 x ´ 7 = 70
 x = 4 ´ 5 x = 70 : 7
 x = 20 x = 10
 27 : x = 3 36 : x = 6
 x = 27 : 3 x = 36 : 6
 x = 9 x = 6
 Bài 3: ( * ) Trong phép chia hết , 7 chia cho mấy để được
Thương lớn nhất ? ( 7 : 1 = 7 )
Thương bé nhất ? ( 7 : 7 = 1 )
D.Củng cố - Dặn dò: 
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ. 
 - Nhắc HS về học bài, làm bài tập trong VBT.
- Lớp trưởng báo cáo 
- 2 em làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Nêu phép chia
- Nêu cách tìm số chia
- áp dụng làm phép tính
- Trả lời
- 2 em nhắc lại cách tìm số chia chưa biết
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nêu miệng kết quả tính
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra bảng con
- Nhắc lại cách tìm số bị chia và số chia chưa biết
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nêu cách làm
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập viết: 
ôn chữ hoa g
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS cách viết chữ hoa G. Viết tên riêng Gò Công và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Mẫu chữ hoa G, tên riêng Gò Công
 - HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu hs viết chữ hoa E, Ê. 
- Nhận xét
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 2. Hướng dẫn viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa G, nêu cách viết
- GV viết mẫu lên bảng lớp, vừa viết, vừa nêu cách viết
* Luyện viết từ ứng dụng
- Gắn từ ứng dụng lên bảng, gọi HS đọc
- Giới thiệu tên riêng Gò Công: Là tên thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đóng quân của Trương Định một lãnh tụ khởi nghĩa thời chống Pháp
- GV viết mẫu lên bảng, kết hợp nêu cách viết
* Luyện viết câu ứng dụng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
* ý nghĩa: Khuyên anh em trong nhà phải biếtđoàn kết, thương yêu nhau
* Viết bài vào vở: GV nêu yêu cầu viết bài trong vở tập viết và cho HS viết bài
 3. Chấm chữa bài: 
 - Chấm 7 bài, nhận xét từng bài
 - Biểu dương những HS viết chữ đẹp
D.Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về viết bài ở nhà.
- Hát
- 2 em viết trên bảng
- Lớp viết bảng con
- Lắng nghe
- Quan sát chữ mẫu, nhận xét cách viết
- Quan sát, lắng nghe
- Viết chữ G, C, K ra bảng con.
- Đọc từ ứng dụng
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Viết từ ứng dụng ra bảng con
- Đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
vệ sinh thần kinh
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Lập được thời gian biểu, biết sắp xếp thời gian hằng ngày hợp lí.
2. Kĩ năng: Nhận biết các bộ phận của cơ quan thần kinh.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
II.Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Hình vẽ cơ quan thần kinh, hình trong SGK
 - HS : Tranh sgk
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ:
+ Những trạng thái tâm lí như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( dùng lời nói)
 2. Hoạt động 1: Thảo luận
+ Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK thảo luận câu hỏi trong phiếu theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
*Kết luận: Khi ngủ,cơ quan thần kinh đặc biệt là não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều từ 10 tuổi trở lên cần ngủ một ngày 7 đến 8 giờ
3. Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân mỗi ngày
 + Mục tiêu: Lập được thời gian biểu về các hoạt động hợp lí ( gồm thời gian và công việc)
- Yêu cầu HS lập TGB vào VBT
- Gọi một số HS trình bày
- Nhận xét, kết luận
D.Củng cố- Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ sgk thảo luận theo cặp câu hỏi trong phiếu
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Làm bài cá nhân
- Một số em trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Toán: 
luyện tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính, nhân và chia số có 
hai chữ số với số có một chữ số, xem đồng hồ .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng để giải bài tập.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Mô hình đồng hồ
 - HS : Bảng con
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
B. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài
 42 : x = 6 27 : x = 3
 x = 42 : 6 x = 27 : 3
 x = 7 x = 9
3. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tìm x
 x + 12 = 36 x ´ 6 = 30
 x = 36 - 12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5
 80 - x = 30 42 : x =7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7
 x = 50 x = 6
Bài 2: Tính
 35	26	 64 2	80 4
x 2 x 4 6 32 8 20
 70 104 04 00
 0 0
Bài 3: Tóm tắt:
36 lít
? lít
 | | | |
Bài giải: 
 Trong thùng còn lại số lít dầu là:
 36 : 3 = 12 ( lít )
 Đáp số: 12 lít dầu
Bài 4: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng
- Cho HS quan sát mô hình đồng hồ và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng trong SGK
Đáp án đúng là: Khoanh vào chữ B ( Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút.)
D.Củng cố - Dặn dò:
 - Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
 - Về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
- Lớp trưởng báo cáo 
- 2 em làm bài
- Lớp làm ra bảng con
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập nêu cách tìm thành phần chưa biết của từng phép tính
- Làm bài ra giấy nháp
- Lần lượt lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào bảng con
- Đọc bài toán nêu yêu cầu, tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở. 
- 1 em chữa bài trên bảng
- Lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát mô hình đồng hồ và khoanh vào ý đúng SGK và nêu miệng kết quả.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập làm văn: 
kể về người hàng xóm
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến. Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu . 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết thành câu đủ ý, dễ hiểu.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu con người trong cộng đồng.
II.Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ: 
 + Kể lại câu chuyện : “Không nỡ nhìn”
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( Dùng lời nói)
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Kể về người hàng xóm mà em quý mến
- Hướng dẫn HS kể về người hàng xóm theo câu hỏi gợi ý SGK, lưu ý HS kể kĩ hơn về hình dáng, tính tình của người đó.
- Gọi 1 em giỏi kể mẫu sau đó cho HS kể chuyện theo cặp
- Yêu cầu HS kể trước lớp
- Nhận xét, biểu dương những HS kể tốt.
Bài 2: Viết những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
- Lưu ý HS viết chân thật những điều em vừa kể
- Quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, biểu dương những HS có bài làm tốt.
D. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học
 - Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp.
- Hát
- 2 em kể lại câu chuyện
- Lắng nghe
- Một em đọc yêu cầu bài tập và nội dung câu hỏi gợi ý.
- 1 em giỏi kể trước lớp
- Kể chuyện theo cặp
- Một số em kể trước lớp
- Nhận xét
- Đoc yêu cầu bài tập 
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến7 câu
- Tiếp nối đọc bài trước lớp
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả: 
tiếng ru
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và2 trình bày đúng thể thơ lục bát, làm đúng bài tập phân bệt d/ r/ gi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Chép bài tập 2a lên bảng lớp
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc cho HS viết trên bảng con, cả lớp viết trên bảng con (giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ)
C.Bài mới
 1. Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 2. Hướng dẫn viết chính tả
* Đọc bài chính tả
Bài thơ viết theo thể thơ gì?( Viết theo thể thơ lục bát)
- Cách trình bày bài thơ lục bát có điều gì cần chú ý?( Câu 6 viết cách lề 2 ô câu 8 viết cách lề 1 ô
Trong bài thơ có những dấu câu gì?( dấu chấm phẩy, dấu gạch nối, dấu chấm than)
- Yêu cầu HS nhớ viết lại 2 khổ thơ đầu
- Quan sát, giúp đỡ những HS viết yếu.
 *. Chấm, chữa bài.
GV chấm 7 bài, nhận xét từng bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2a: Tìm các tư chứa tiếng bắt đầu bằng d/ r /gi
 Làm chín vàng thức ăn trong dầu mỡ sôi(rán)
Trái nghĩa với khó(dễ)
Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới( giao thừa)
D.Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học, biểu dương những HS viết chữ đẹp
 - Nhắc HS về nhà sửa lại những lỗi đã mắc.
- Hát
- 2 em viết trên bảng
- Lớp viết ra bảng con
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Trả lời
- Trả lời
- Nhớ viết 2 khổ thơ đầu, theo trí nhớ của mình
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập trên bảng. - - Đọc từng ý, nêu miệng kết quả bài tập 
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 sinh hoạt đội
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc