Giáo án Kĩ thuật + Thể dục + Đạo đức 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Kĩ thuật + Thể dục + Đạo đức 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 12:HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

1.Kiến thức:

- HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ & bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

2.Kĩ năng:

- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Kính yêu ông bà, cha mẹ.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK

- Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng

- Bài hát Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật + Thể dục + Đạo đức 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 12:HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ & bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2.Kĩ năng:
Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Thái độ:
Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng
Bài hát Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
1’
5’
8’
8’
2’
1’
Khởi động: Hát tập thể bài Cho 
con– Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
Bài hát nói về điều gì?
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, 
che chở của cha mẹ đối với mình? 
Là người con trong gia đình, em có thể 
làm gì để cha mẹ vui lòng?
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài:
Hoạt động1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng
GV gọi HS đọc truyện :Phần thưởng
Y/c HS đọc lại truyện theo lối phân vai
+ Đối với HS đóng vai Hưng: Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng?
+ Đối với HS đóng vai bà của Hưng: “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
GV yêu cầu lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử
GV kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào? Vì sao?
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi(BT1)
GV nêu yêu cầu của bài tập
GV kết luận nêu ý đúng.
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Nếu con cháu không biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (BT2)
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho từng nhóm
GV kết luận về nội dung các bức tranh & khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp
GV mời vài HS đọc phần ghi nhớ.
Củng cố 
Em đã làm được gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Dặn dò: 
Sưu tầm truyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 5)
Em hãy viết, vẽ, kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 6)
Hát
HS cả lớp hát
HS trả lời
HS nhắc lại tựa.
HS đọc- cả lớp theo dõi
HS trả lời + HS khác nhận xét bổ sung
+ vì em kính yêu bà, yêu quý bà của mình, biết quan tâm tới bà.
+ Bà cảm thấy vui.
Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử
+ chúng ta phải biết kính trọng, quan tâm, chăm sóc, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Vì ông bà cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng yêu thương chúng ta.
HS trao đổi trong nhóm+ Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Việc làm của bạn Loan (tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) & bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
+ hiếu thảo với ông bà cha mẹ là luôn thương yêu, kính trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
+ Ông bà cha me rất buồn, gia đình không hạnh phúc. 
Các nhóm thảo luận + Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tranh 1: Đứa bé chưa ngoan.( chưa kính trọng ông và bố của mình)
Tranh 2: Người cháu hiếu thảo.( biết chăm sóc động viên bà khi bà bị ốm)
HS đọc ghi nhớ
HS nêu
KĨ THUẬT
 TIẾT 14 :KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT(T3)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức – Kĩ năng:
HS biết cách gấp mép vải và gấp được mép vải, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi đột thưa hoặc đột mau . 
2. Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm được . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn . 
Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm .
Chỉ; Kim Kéo, thước , bút chì.
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
.Khởi động:
Bài cũ:
Yêu cầu HS nêu quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
Bài mới
Giới thiệu bài:
Bài ‘Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”(tiết 2,3)
Phát triển
*Hoạt động 1:HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải 
-Gv nêu lại các bước thực hiện:
+Gấp mép vải.
+Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS.
-Yêu cầu HS thực hành, GV quan sát uốn nắn.
Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của HS 
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
-Nêu các tiêu chuẩn cho HS đánh giá:
+
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm mình và sản phẩm người khác.
Củng cố:
-Nhận xét chung, tuyên dương những sản phẩm đẹp.
Dặn dò:
-Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau 
Hát 
2 HS nêu quy trình. 
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV 
Trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.
THỂ DỤC
TIẾT 23:HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG.
 TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I-MUC TIÊU:
-Trò chơi “Con Cóc là cậu ông Trời”. Yêu cầu học sinh nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực, chủ động.
- Học động tác thăng bằng. Học sinh nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
Trò chơi: GV tự chọn. 
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn 5 động tác đã học 2 lần, mỗi động tác 8 nhịp. 
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
Học động tác thăng bằng: 5 lần. Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS bắt chước tập theo. Dần dần GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập. 
Tập lại từ đầu đến động tác thăng bằng: 
b. Trò chơi : Con Cóc là cậu ông Trời. 
GV cho HS tập hợp theo đội hình chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. 
Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi.
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
Đứng vỗ tay hát.
Thực hiện các động tác thả lỏng. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 – 10’
1 – 2’
1 – 2’
3 - 5’
18–22’
13 -15’
2 lần. 
5 - 7’
4 – 6’
1 – 2’
1 – 2’
1 – 2’
1 – 2’
HS tập hợp thành 4 hàng dọc

€ € € €
 € € € €
€ € € €
€ € € €
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành + Nhóm trưởng điều khiển.

€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
HS chơi theo độâi hình vòng tròn.
HS tập hợp đội hình hàng ngang

€ € € € € € €
€ € € € € € €
THỂ DỤC
TIẾT 24:HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY. TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I-MUC TIÊU:
-Trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu tham gia chơi đúng luật.
-Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kĩ thuật.
-Học động tác nhảy. Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Khởi động các khớp. 
Trò chơi: GV tự chọn
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn 6 động tác đã học. 
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. 
GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
Học động tác nhảy: Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS bắt chước tập theo. Dần dần GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập. 
Cho một vài HS lên thực hiện 1 lần cho cả lớp xem. 
GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vùa học. 
b. Trò chơi vận động:
 GV cho HS tập hợp theo đội hình chơi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. 
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
Chạy nhẹ nhàng một vòng quanh sân tập. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 – 10’
1 – 2’
1 – 2’
3 - 5’
18–22’
13 -15’
1-2 lần
5 - 7’
4 – 6’
1 – 2’
1 – 2’
1 – 2’
HS tập hợp thành 2 hàng ngang.
€ € € € € € €
 € € € € € € €

HS chơi trò chơi. 
HS thực hành theo đội hình hàng ngang.
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
 
Nhóm trưởng điều khiển.
€ 
€ €
€ €
€ € 
€ €
 € 
 € € € € € €
HS chơi theo đội hình vòng tròn
HS tập hợp đội hình hàng ngang
 € € € € € € €
 € € € € € € €


Tài liệu đính kèm:

  • docDD-KT-TD.doc