Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 2

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; lời nói nhân vật đặt sau dấu chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

2. Kĩ năng : Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : an / ang

- Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.

- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng

- Điền an hay ang, điền chữ l hay n

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Xuyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-Tiết 1:
Chính tả(tập chép)
CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; lời nói nhân vật đặt sau dấu chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Kĩ năng : Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : an / ang 
Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng 
Điền an hay ang, điền chữ l hay n
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết đoạn văn cần chép, nội dung bài tập, bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 1’ )
GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý học sinh khi học chính tả cần chuẩn bị đồ dùng cho giờ học như vở, bút, bảng, 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em : 
Chép lại đúng một đoạn trong bài : “Cậu bé thông minh”. 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : n/l ( an/ang ). 
Oân lại bảng chữ và học tên các chữ do nhiều chữ cái ghép lại.
- Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh tập chép ( 20’ )
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên hướng dẫn HS cách trình bày một bài chính tả:
 + Từ lề đỏ thụt vào 3 ô viết chỗ sửa lỗi (2 ô tập 5 ô li).
+ Từ chỗ sủa lỗi lùi vào 4 ô viết chính tả (3 ô tập 5 ô li).
+ Tựa bài ghi ngay dưới chữ chính tả.
Giáo viên chép đoạn trong bài tập đọc lên bảng và đọc đoạn đó.
Gọi học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét đoạn sẽ chép. Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Đoạn chép có mấy câu ?
Câu 1: Hôm sau  ba mâm cỗ
Câu 2 : Cậu bé đưa cho  nói :
Câu 3 : Còn lại
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : chim sẻ nhỏ, kim khâu, mâm cỗ, xẻ thịt
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Học sinh chép bài vào vở
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Cho HS chép bài chính tả vào vở
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng/sai ), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày(đúng/sai, đẹp/xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 11’ )
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
	Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu 
GV đọc mẫu : a – a.
Giáo viên chỉ dòng 2 và nói : tên chữ là á thì cách viết chữ á như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh viết 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua sửa bài
Gọi học sinh nhìn bảng đọc 10 chữ và tên chữ
Giáo viên cho học sinh học thuộc thứ tự 10 chữ và tên chữ bằng cách :
Xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu học sinh nói lại.
Xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ, yêu cầu học sinh nhìn chữ ở cột chữ nói lại.
Giáo viên xoá hết bảng, gọi học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ.
Hát
- Học sinh chú ý.
- Nghe giới thiệu.
- Nhắc lại
- Học sinh theo dõi ghi nhớ cách trình bài chính tả.
Học sinh quan sát Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Cậu bé thông minh
Đoạn chép có 3 câu
Học sinh đọc
Câu 1, 3 có dấu chấm; câu 2 có dấu hai chấm
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống : l hoặc n; an hoặc ang
Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
Học sinh viết : ă
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân 
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần 1-Tiết 2:
Chính tả(nghe-viết)
CHƠI CHUYỀN
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở ( hoặc chia vở làm 2 phần để viết như trong SGK ).
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác bài thơ 56 chữ trong bài Chơi chuyền.
Điền đúng vào chỗ trống các vần ao hay oao
Tìm đúng các tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang theo nghĩa đã cho.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập BT3
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 10 tên chữ : a, á, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê, e, ê.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe – viết một bài thơ tả một trò chơi rất quen thuộc của các bạn gái qua bài : “Chơi chuyền”. 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : n/l ( ao/oao ). 
Hoạt động 1:hướng dẫn nghe-viết (20’)
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài thơ.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi 
+ Khổ thơ 1 nói điều gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và hỏi 
+ Khổ thơ 2 nói điều gì ?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
+ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép ? Vì sao ?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài thơ ở giữa trang vở ( hoặc chia vở làm 2 phần để viết như trong SGK ).
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : hòn cuội, mềm mại, dây chuyền, dẻo dai.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng/sai ), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu ), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 11’ )
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
	Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm
Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền : miệng nói “Chuyền chuyền một ”, mắt sáng ngời nhìn theo hòn cuội, tay mềm mai vơ que chuyền.
Học sinh đọc thầm
Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong day chuyền nhà máy.
3 chữ
Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.
Các câu : “Chuyền chuyền một  Hai, hai đôi” được đặt trong ngoặc kép vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này.
Viết bài thơ ở giữa trang vở 
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống : vần ao hoặc oao
Tìm các từ : chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có vần an hoặc ang
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần 2-Tiết 3:
Chính tả(nghe-viết)
Ai có lỗi?
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kế ... lẫn : tr / ch, iên / iêng
Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ.
Thuộc lòng tên 11 chữ tiếp theo trong bảng chữ
3.Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : nhà nghèo, ngoẹo đầu, cái gương, vườn rau.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe - viết chính xác một đoạn văn ( 61 chữ ) của truyện Trận bóng dưới lòng đường. 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, iên / iêng
Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ.
Thuộc lòng tên 11 chữ tiếp theo trong bảng chữ
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác một đoạn văn ( 61 chữ ) của truyện Trận bóng dưới lòng đường.
Phương pháp : Vấn đáp thực hành
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ?
+ Lời các nhân vật được đặt sau những dấu gì ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Câu 1: Một chiếc xích lô xịch tới.
Câu 2 : Bác đứng tuổi  bực bội : 
Câu 3 : Thật là quá quắt !.
Câu 4 : Quang sợ tái cả người
Câu 5 : Bỗng cậu  ông nội thế.
Câu 6 : Cậu bé  mếu máo :
Câu 7 : Ông ơi  cụ ơi  !
Câu 8 : Còn lại
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : xích lô, quá quắt, bỗng,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, iên / iêng. 
Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
tr hoặc ch
Mình  òn, mũi nhọn
 ẳng phải bò,  âu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn.
Là cái :
Bút mực
iên hoặc iêng
Trên trời có g/ nước trong
Con k / chẳng lọt, con ong chẳng vào.
Là quả :
dừa
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Số thứ tự
Chữ
Tên chữ
1
quy
2
e - rờ
3
ét – sì
4
tê
5
tê hát
6
tê e - rờ
7
u
8
ư
9
vê
10
ích - xì
11
i dài
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
( 20’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Trận bóng dưới lòng đường
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người
Lời các nhân vật được đặt sau những dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng
Đoạn văn có 8 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống và ghi lời giải câu đố :
Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần 7-Tiết 14:
Chính tả (nghe-viết)
BẬN
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn. Củng cố cách trình bày bài thơ thể bốn chữ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li.
2.Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng các khổ 2 và 3 của bài thơ Bận.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó : bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : oe / oen, tr / ch hoặc vần iên / iêng.
3.Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết bài thơ Bận 
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : giếng nước, khiêng, viên phấn, thiên nhiên.
Gọi hướng dẫn đọc thuộc lòng tên 11 chữ cuối bảng chữ
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe – viết đúng chính tả, chính xác trình bày đúng các khổ 2 và 3 của bài thơ Bận. 
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : oe / oen, tr / ch hoặc vần iên / iêng. 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ ) 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ khổ 2, 3 
Gọi học sinh đọc lại.
Giáo viên hỏi :
+ Khổ thơ này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Bài thơ này có mấy dòng thơ ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai 
Học sinh chép bài vào vở
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Cho HS chép bài chính tả vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Nhanh nhẹn 
Nhoẻn miệng cười 
Sắt hoen gỉ
Hèn nhát
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gv chọn 4 trong 6 tiếng cho hs làm bài.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt : các em có thể ghép thành các tiếng sau :
trung : trung thành, trung kiên, kiên trung, trung bình, tập trung, trung hậu, trung dũng, trung kiên , 
chung : chung thuỷ, thuỷ chung, chung chung, chung sức, chung lòng, chung sống, của chung, 
trống : cái trống, trống trải, trống trơn, trống rỗng, gà trống, 
chống : chống chọi, chống đỡ, chống trả, chèo chống,  
kiên : kiên cường, kiên nhẫn, kiên trung, kiên cố, kiên định, 
kiêng : ăn kiêng, kiêng nể, kiêng dè, kiêng cữ, kiêng khem
tiến : tiến lên, tiên tiến, tiến bộ, cấp tiến, tiến triển, 
tiếng : nổi tiếng, danh tiếng, tiếng nói, tiếng kêu, tiếng than, tiếng khóc, tiếng cười,  
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Cả lớp đọc thầm.
Khổ thơ này chép từ bài Bận
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài thơ này có 14 dòng thơ
Học sinh đọc
Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ.
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền en hoặc oen vào chỗ trống : 
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1-7.doc