Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường TH Lộc Hòa

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

HAI BÀ TRƯNG

I/. Mục tiêu

 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

 Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà trưng và nhân dân ta.( Trả lời được các câu hỏi ở SGK)

 GD HS yêu quý và biết ơn Hai Bà TRưng.

 KNS: KN đặt mục tiêu, KN kiên định

Kể chuyện:

 Kể lại được câu từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ.

 KNS: Lắng nghe tích cực, Tư duy sáng tạo.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:
HAI BÀ TRƯNG
I/. Mục tiêu
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà trưng và nhân dân ta.( Trả lời được các câu hỏi ở SGK)
GD HS yêu quý và biết ơn Hai Bà TRưng.
KNS: KN đặt mục tiêu, KN kiên định
Kể chuyện: 
Kể lại được câu từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ.
KNS: Lắng nghe tích cực, Tư duy sáng tạo.
 II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS. 
. 3/ Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. 
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó- 
-HD Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp
Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta.
-Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?
-Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời?
-Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
-HS đọc đoạn 3.
-Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
-YC HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
-Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?
-Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?
-Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào?
-Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn đoạn 3 và đọc trước lớp. 
-YC HS chọn một đoạn mà em thích để luyện đọc.
- -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a. Xác định YC: Gọi 1HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:- GV gọi HS khá kể mẫu tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện-
c. Kể theo nhóm:
-YC HS kể theo nhóm.
d. Kể trước lớp:
-Gọi HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
GDKNS:Em làm gì để đền đáp công ơn to lớn của hai Bà Trưng?
GV chốt ý GD HS
Nhận xét giờ học.
-Học sinh báo cáo.. 
-HS lắng nghe.
KT: Đọc hợp tác.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-Học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Mỗi nhóm 4 học sinh
KT: Đặt câu hỏi
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
- Chúng chém giết .. xuống biển mò ngọc trai, ..
-Câu: Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
-Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh.
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.
-Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã gây bao tội ác cho dân lại còn giết chết ông Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc.
-Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.
-Nữ tướng nói: Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp 
-Hai Bà Trưng mặc áo Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
-Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm 
KT: Đọc tích cực
-4 HS đọc và trả lời theo câu hỏi. Lớp nghe và nhận xét.
-1 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
KT: Làm việc nhóm
-Từng cặp HS kể.
-3 hoặc 4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
-Truyện ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà 
TOÁN:
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu: 
 -Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).
Bước đấu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số trong (trường hợp đơn giản).
Rèn tính chính xác ,nhanh nhẹn
II/ Chuẩn bị:
Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số: VD: số 1423.
-Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét để biết: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông?
-Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông?
-Nhóm thứ ba chỉ có hai cột, mỗi cột có 10 ô vuông vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Nhóm thứ tư có mấy ô vuông?
-Như vậy trên hình vẽ có bao nhiêu ô vuông tất cả?
-GV cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV HD HS nhận xét, chẳng hạn: coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị; coi 10 là một chục thì ở hàng chục có 2 chục, ta viết 2 ở hàng chục; coi 100 là một trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm; coi 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.
-GV nêu: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị được viết và đọc như thế nào? (Ghi bảng)
-GV HD HS phân tích số 1423.
-Số 1423 là số có mấy chữ số?
-Em hãy phân tích số 1423 từ trái sang phải? 
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1:Viết theo mẫu 
-GV HD HS nêu bài mẫu (tương tự như bài học) rồi cho HS tự làm và chữa bài.
-Lắng nghe.
HS quan sát sử dụng phép đếm thêm từ 100, 200, 300,.... 1000 trả lời: Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông.
-....có 400 ô vuông.
-....có 20 ô vuông.
-...có 3 ô vuông.
-...Có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
HS quan sát trên bảng và lắng nghe GV giảng bài.
Hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
I000
100
100
100
100
10
10
1
1
1
1
4
3
3
Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
Viết là: 1423.
Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba
-Là số có bốn chữ số.
-Kể từ trái sang phải: Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
-HS thực hiện theo YC của GV.
-Làm miệng
Đáp án: b. Viết: 3442. Đọc là: ba nghìn bốn trăn bốn mươi hai.
Bài 2:Viết(theo mẫu).
-Làm Vở
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đ. vị
5
9
4
7
5947
Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9
1
7
4
9174
Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn.
2
8
3
5
2835
Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Số -Gọi 1 HS đọc đề bài. Sau đó YC HS tự điền vào ô vuông theo hình thức thi đưa giữa các tổ.
1984
1985
1986
1987
1988
1989
2681
2682
2683
2684
2685
2686
a.
b.
c.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-YC HS về nhà luyện thêm cách đọc số có bốn chữ số.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau
 ĐẠO ĐỨC
Bài 9: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 1)
I.Yêu cầu:
Bước đầu biết thiều nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc,màu da,ngôn ngữ
Học sinh tích cực tham gia vào các HĐ đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường,địa phương tổ chức.
KNS: KN trình bày suy nghĩ, KN ứng xử, KN bình luận.
GDBVMT:Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT làm cho môi trương thêm xanh,sạch,đẹp..
GDTTHCM : Giáo dục HS biết đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ
II Chuẩn bị:
Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới:
+ Em đã gặp,trò chuyện với những bạn nhỏ nước ngoài bao giờ chưa ?
+ Em thấy họ thế nào?
.GTB: - Ghi tựa.
.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm .
MT:Tình cảm của thiếu nhi thế giới vàt hiếu nhi VN
- YC các nhóm xem tranh và thảo luận trả lời các câu hỏi:
1. Trong tranh, ảnh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai?
2. Em thấy buổi giao lưu như thế nào? 
3. Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không?
GV nhận xét kết luận chung.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp
MT:Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới.
-HS thảo luận cặp đôi trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi:
+Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ thiếu nhi thế giới.
-Nghe HS báo cáo.
-Kết luận: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, mhững nước còn nghèo, có chiến tranh. Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gởi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em với thiếu nhi quốc tế.
-HS mang đồ dùng cho GV kiểm tra (sách, vở, đồ dùng,...)
KT: chia nhóm
1. Trong tranh các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài.
2. Không khí giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười.
3. Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn giao lưu, giúp đỡ bạn bè ở nhiều nước trên thế g ...  đình em được thải qua đường ống, thông xuống cống chung của xóm. Nước thải của bệnh viện được thải trực tiếp xuống cống.
+theo em, hệ thống cống rãnh ở hình 4 là hợp vệ sinh. Vì nước thải ở đây được đổ ra ống cống có nắp đậy xung quanh.
+Nước thải được chảy qua đường ống kín, không hở ra bên ngoài.
+Nếu nước thải đổ ra sông, ao, hồ cần phải được xử lí hết các chất độc hại
-Lắng nghe và ghi nhớ.
SDNLTK&HQ:Biết sử lí nước sạch hợp vệ sinh là BV nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG.
I . Mục tiêu:
-Nghe – kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng.
- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc . 
-Rèn tính mạnh dạn ,tự tin
KNS: Lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Ủng trong SGK.
Câu hỏi gợi ý câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị tập vở của HS.
-Nhận xét chung.
3. Dạy bài mới:
+ kể tên những vị anh hùng mà em biết ? 
+ Em sẽ làm gì để nhớ ơn họ?
GV chốt ý gtb-ghi tựa
HĐ1:.HD HS nghe kể chuyện:
-GV kể mẫu lần 1:
-Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
-GV: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và 1288).
-GV kể mẫu lần 2:
+Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
-GV kể chuyện lần 3:
*Hướng dẫn HS kể:
-Kể theo nhóm.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
HĐ2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b và c:
-GV nhắc lại YC: Các em vừa trả lời 2 câu hỏi (Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? và Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?).
-GV nhận xét, ghi điểm.
4/ Củng cố –Dặn dò:
+ Em sẽ làm gì nếu gặp một việc khó khăn?
GV chốt ý GDHS 
Nhận xét giờ học.
-Về nhà các em tập kể lại câu chuyện và kể cho gia đình nghe
- HS báo cáo trước lớp.
HS trả lời.
KT: Hỏi đáp trước lớp
-HS lắng nghe.
-Có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, các người lính.
-Lắng nghe.
+....ngồi đan sọt.
+Vì chàng trai mải mê đan sọt không biết kiệu Trần Hưng Đạo đã đến ....Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chở ngồi.
+Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai. Chàng trai mải nghĩ đến việc nước đến nỗi bị giáo đâm chảy máu vẫn không biết đau.
KT:Làm việc nhóm-đóng vai
-HS kể theo nhóm 3.
-Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Các thi kể phân vai. Lớp nhận xét.
KT: Viết tích cực
-1 HS đọc YC bài tập 2.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
-Lớp theo dõi nhận xét.
TOÁN:
 SỐ 10000 – LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu: 
Nhận biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn).
Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.( HSKG làm thêm BT6)
Giáo dục tính chính xác ,khoa học
II/ Chuẩn bị:
10 tấm bìa viết số 1000 (như SGK).
II/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên viết số và đọc số.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu số 10 000.
-Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi: Có bao nhiêu nghìn?
-GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? 
-Gọi 1 HS nêu lại.
 Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? 
-Gọi 1 HS nêu lại.
-GV giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. Gọi vài HS chỉ vào số 10 000 và đọc số “mười nghìn” hoặc “một vạn”.
-Số 10 000 là số có mấy chữ số? 
-Số 10 000 gồm có các số nào?
-Vậy em có biết số nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào không?
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000
-YC HS tự làm bài. Sau đó đọc các số đó.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
GV: Làm sao để nhận biết các số tròn nghìn?
Bài 2Viết các số từ 9300 đến 9900
-HS tự làm như bài tập 1. có thể cho dãy số khác.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 3:Viết các số tư ø9940 đến 9990
-Làm tương tự với BT 2. (các số tròn chục)
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000
-HD làm tương tự BT 3.
-GV hỏi: Số 10 000 là số 9999 thêm vào bao nhiêu đơn vị?
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 5: Viết số liền trước,liền sau mỗi số:2665,2002,1999,9999,6890.
-GV hỏi: Muốn tìm được số liền trước hoặc liền sau ta làm sao?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
BT6: Dành cho HSKG
4/ Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-YC HS luyện thêm về đọc và viết các số có bốn chữ số.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
9000 + 20 + 5 = 9025 4000 + 400 + 4= 4440
2000 + 20 = 2020
. 
 -HS thực hiện đếm thêm từ 1000, 2000, và trả lời: Có 8000. Rồi đọc số: “tám nghìn” 
-Tám nghìn thêm một nghìn là chín nghìn.
-1 HS nêu rồi tự viết 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa và đọc số: “Chín nghìn”.
-Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn.
-1 HS nêu, rồi nhìn vào số 10 000 để đọc số: “mười nghìn”.
-3 -4 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh.
- Số 10 000 là số có 5 chữ số.
-Gồm có một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
-Số nhỏ nhất có 5 chữ số là số mười nghìn hoặc một vạn.
-1 HS nêu YC bài tập.
-Làm miệng 
-Đáp án: 1000; 2000; ; 10 000. 
Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. 
-1 HS nêu YC bài tập.
_Làm Phiếu
* 9300; 9400; ;9900.
HS làm vở
9940,9950,.,9990
1 HS nêu YC bài tập. 
-Làm nhóm 
-Đáp án: 9995; 9996; ; 9999; 10 000. 
-Số 10 000 là số 9999 thêm vào 1 đơn vị.
-1 HS nêu YC bài tập.
-Làm vở 
-Muốn tìm được số liền trước thì ta lấy số đó trừ đi 1; còn muốn tìm đước số liền sau thì ta lấy số đó cộng thêm 1.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
2664
2665
2667
2001
2002
2003
1998
1999
2000
9998
9999
10 000
6889
6890
6891
	SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
 HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.
 Giáo dục HS ý thức học tập tốt
 Nhắc nhở HS thực hiện theo kế hoạch đề ra.
 II/ Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: Một số em chưa có ý thức học tập còn làm việc riêng trong giờ học: 
Về học tập: Một số em về nhà chưa học bài khi đến lớp như: 
 Hay quên sách vở , đồ dùng học tập: 
Về vệ sinh: Tổ trực nhật tốt 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Các tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh học chưa tốt hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
 Tổ trưởng tổ trực nhật có nhiệm vụ phân công và nhắc nhở các bạn trong tổ mình thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
 III/. Kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp tác phong
 - Duy trì việc đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đoàn kết giúp nhau trong học tập.
 - Làm tốt khâu vệ sinh trường,lớp.
 - Đi học đem theo nước uống 
 - Duy trì việc chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học
 - Thường xuyên rèn chữ viết 
 - Giữ vệ sinh chung
 - Duy trì tốt đôi bạn giúp nhau
HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÔI LÀ CON GÌ ?
 I/MỤC TIÊU:
 -Nhận biết một số loài động vật khác nhau thông qua cấu trúc hình dạng ,màu sắc ,thức ăn và nơi ở của chúng 
 - Luyện tập kĩ năng đặt câu hỏi có câu trả lời có hoặc không 
 -GDHS yêu thích các con vật 
II/CHUẨN BỊ:
 1/ Thời gian: 35- 40 phút
 2/Địa điểm: Trong lớp học hoặc sân trường.
 3/ Đối tượng: Học sinh 
 GV: Một số con vật cắt từ các tranh 
 Kim hoặc keo 2 mặt 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1:Động não 
Giới thiệu 
Cho HS xem tranh các` con vật 
Đặt câu hỏi để HD HS nhận biết các con vật qua cá đặc điểm của chúng 
Hoạt động 2:Luyện tập cách đặt một số câu hỏi có câu trả lời có hoặc không để xác định và phân biệt các con vật khác nhau 
Y/C HS thảo luận nhóm hai 
 GVHD HS thảo luận để tìm cho mình một câu hỏi có câu trả lời “có” “không”
Hoạt động 3: Phân biệt các con vật qua trò chơi Tôi là con gì ?
 HD luật chơi 
 Y/C HS đứng thành hình tròn .1 HS vào giữa và được 1 HS khác gắn trên lưng một con vật mà bạn kia không biết mình mang tên con vật gì .Sau đó HS này đătcâu hỏi (5 câu)các hs khác chỉ trả lời có hoặc không hết câu hỏi mà HS chưa trả lời được mình là con gì thì phải vị trí ấy 
.GV cho HS chơi mẫu 
GV cho HS chơi thật
Nhận xét tuy6n dương 
Hoạt động 4: Tổng kết dặn dò
 _ HS luôn biết yêu thích các con vật có ích 
HS xem tranh và nghe các câu hỏi để nhận biết các con vật .
HS thảo luận nhóm 2 và ghi vào phiếu 
Câu hỏi đúng sẽ được tuyên dương 
Tôi có sống trong rừng không ?
Tôi có phải 4 chân không 
Tôi có ăn lá không ? Tôi có sống trong hang không?.....
HS lắng nghe 
HS chơi mẫu 
HS chơi thật

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc