Giáo án Lớp 3 Tuần 20 đến 29

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 đến 29

Buổi chiều

Tiết 1: TOÁN

 Điểm ở giữa- trung điểm của một đoạn thẳng

I. Mục tiêu: Giúp HS.

- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.

- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

II. Các hoạt động dạy học.

A. KTBC: - HS hỏi đáp nhau về nội dung bài: Đọc, viết số có bốn chữ số.

 - HS + GV nhận xét

doc 264 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
(Nghỉ )
_______________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: Toán
 Điểm ở giữa- trung điểm của một đoạn thẳng
I. Mục tiêu: Giúp HS.	
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.	
II. Các hoạt động dạy học.
A. KTBC:	- HS hỏi đáp nhau về nội dung bài: Đọc, viết số có bốn chữ số.
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát.
 A 0 B
+ 3 điểm A, O, B là ba điểm như thế nào?
- Là ba điểm thẳng hàng theo thứ tự 
A -> O -> B (từ trái sang phải).
+ Điêm O nằm ở đâu trên đường thẳng?
- O là điểm giữa A và B
- HS xác định điểm O
+ A là điểm bên trái điểm O
+ B là điểm bên phải điểm O
- Nhưng với điều kịên là ba điểm là thẳng hàng.
- HS tự lấy VD
GV: Điểm 0 được coi là điểm giữa hai điểm A và B khi và chỉ khi 0, A, B thẳng hàng và đứng giữa hai điểm A và B.
Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát.
- Điểm M nằm ở đâu?
- M là điểm nằm giữa A và B.
+ So sánh độ dài đoạn thẳng AM với độ dài đoạn thẳng BM?
- AM = BM cùng bằng 3 cm
-> Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
-> Nhiều HS nhắc lại
- HS tự lấyVD về trung điểm của đoạn thẳng.
GV: M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi M là điểm giữa của A và B ; MA= MB.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: 
- GV yêu cầu:
-HS nêu yêu cầu.
- HS làm nháp + nêu kết quả.
a. Nêu 3 điểm thẳng hàng?
b.
-> A, M, B; M, O, N; C, N, D.
+ M là điểm giữa A và B.
+ O là điểm giữa M và N.
+ N là điểm giữa C và D.
-> GV nhận xét, ghi điểm.
=> Củng cố về điểm ở giữa và ba điểm thẳng hàng.
Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vở + Nêu đáp án, giải thích cách làm..
=> Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O là điểm giữa của hai điểm A và B và OA = OB = 2cm
+ M không là trung điểm của đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng.
+ H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì EH = 2cm; HG = 3cm.
 HG = 3cm
Vậy a, e là đúng; b, c, d là sai.
C. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại ND bài.
- Đánh giá tiết học.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt (tăng)
 Kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu:
- Luyện cho hs biết nghe kể lại một câu chuyện 
- Hs kể lại câu chuyện đã đọc: Hai Bà Trưng. 
- Rèn kĩ năng nói cho hs.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Hs tự chọn một câu chuyện và kể.
B. Luyện tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể câu chuyện: Hai Bà Trưng.
- Gv kể lại câu chuyện:
? Ai là nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà?
? Vì sao Hai Bà Trưng cha mất sớm nhưng đều trở thành những người tài giỏi, tinh thông võ nghệ?
? Bọn giặc phương Bắc đã gây tội ác gì với nhân dân ta?
? Những câu nào trong bài thể hiện được khí thế mạnh mẽ của đoàn quân Hai Bà Trưng?
? Vì sao Hai Bà Trưng lại được tôn làm vua nước Nam?
? Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô ở đâu?
Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện.
- Gv yêu cầu:
- Nhận xét, tuyên dương, chọn những hs kể tốt. Gv ghi điểm.
- Hs nghe. 
- Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.
- Vì hai bà được mẹ dạy dỗ nên...
- Chúng chém giết đồng bào rất dã man. Chúng...
- Hai bà lên mình voi cùng quân sĩ ầm ầm ra trận, hỏi tôị kẻ thù. Quân hai bà khí thế như chẻ tre, đánh đâu thắng đấy.
- Vì Hai Bà đã đánh đuổi được bọn giặc, đất nước đã sạch bónh quân thù.
- ở Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hs kể theo cặp cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________
Tiết 3: Đạo đức(tăng)
 Hoàn thiện kiến thức môn Đạo đức
I. Mục tiêu:
- Hoàn thiện kiến thức bài: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Hs biết tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới; biết giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.
- Giáo dục hs biết tôn trọng, quý mến các thiếu nhi nước khác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ôn lí thuyết.
? Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ các bạn bè quốc tế? (biết đoàn kết, quan tâm,...)
? Vì sao chúng ta phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế? (...đều là anh em một nhà; thể hiện tình đoàn kết).
2. Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Điền chữ Đ trước hành động em cho là đúng, chữ S trước hành động em cho là sai.
 Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
 ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cu Ba.
 Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
 Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
 Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
 Gíup đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường nói chuyện.
- Gv yêu cầu:
- Gv nhận xét, kết luận đáp án đúng
Bài 2: Giới thiệu những bài hát, bài thơ của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
+ Giới thiệu bài hát: Trái đất này là của chúng mình - Định Hải.
- Gv giới thiệu tên bài hát
- Gv và hs nhận xét, bình chọn những bạn hát hay.
+ Giới thiệu bài thơ: Gửi bạn Chi- Lê của Trần Đăng Khoa (sgv Đạo đức 3- trang 105)
- Gv đọc bài thơ.
- Gv và hs nhận xét, bình chọn những bạn đọc hay.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs thảo luận theo cặp.
- 1 số cặp nêu đáp án.
- Hs nghe, hát tập thể- cá nhân bài hát đó.
- Hs nghe.
- 1 số hs đọc lại bài thơ trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét gìơ học.
___________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 1năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc
Chú ở bên Bác Hồ
I. Mục tiêu
- Hiểu biết tên các địa danh. Học thuộc lòng bài thơ.
- Nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. (trả lời được các câu hỏi, học thuộc bài thơ).
- Đọc đúng: đảo nổi, Kon Tum, Đắc Lắc, hoe.
- Biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ.	
- Đọc bài: ở lại với chiến khu.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới	
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. Giáo viên nhận xét uốn nắn.
- Đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 1 em đọc toàn bài.
(?) Những câu thơ nào cho thấy Nga rất nhớ chú?
(?) Nga nhắc đến chú, thái độ của ba mẹ ra sao?
(?) Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào? 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Luyện đọc thuộc bài thơ.
- Thi đọc thuộc bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh nghe, đọc nhẩm theo.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh thực hiện.
- Đọc theo nhóm 4.
- Lớp thực hiện.
- 1 em đọc toàn bài – Lớp đọc thầm.
- Nga nhắc: Chú bây giờ ở đâu ..
- Mẹ thương .., ba nhớ .., giải thích: Chú ở bên Bác Hồ.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Đọc lại bài (4 - 6 em).
- Học sinh thực hiện.
__________________________________________
Tiết 2 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố về khái niệm trung điểm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu học sinh xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài 1:
- Giáo viên giải thích mẫu.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
*Chốt cách xđ trung điểm của đt.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Cho thực hành gấp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Chốt cách gấp.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3 em nêu, lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh quan sát, sau đó hoàn thiện các phần còn lại.
- Học sinh đọc thầm.
- Học sinh thực hành.
__________________________________________
Tiết 3 chính tả 
 Nghe - viết: ở lại với chiến khu
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác 1 đoạn của bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Giải câu đố, viết đúng chính tả, khoảng cách các chữ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép bài tập.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho học sinh viết: liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- Đọc đoạn viết.
(?) Lời bài hát trong bài nói lên điều gì?
* Hướng dẫn cách trình bày.
(?) Đoạn viết có mấy câu? Trong đoạn có những từ nào phải viết hoa? Vì sao? Những dấu câu nào được sử dụng trong bài?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Cho học sinh nêu các từ mà học sinh cho là khó viết. 
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
*Hoạt động 2: Viết chính tả.
- Đọc chậm từng câu.
- Yêu cầu học sinh soát lỗi.
* Chấm bài, sửa lỗi.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
- Treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Viết bảng con.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 2 em đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Tinh thần quyết chiến đấu không sợ hi sinh gian khổ của cac chiến sĩ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh liệt kê, viết vào bảng con.
- Nghe đọc, viết vở.
- Học sinh làm bài vào VBT và 1 em nêu kết quả, các em khác bổ sung.
- Các bài khác học sinh tự làm.
_____________________________________________
Tiết 4 Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
I. Muùc tieõu: 
- Biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,...
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế phù hợp với khả 
năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- HS K+G biết được trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè , quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ v ... oa. 
- GV đọc 1 số tiếng, từ khó 
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát, sửa sai.
B2. HS viết bài.
- GV đọc bài 
- HS nghe - viết vào vở 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS 
B3. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- HS chữa lỗi vào vở 
- GV thu vở chấm điểm, chữa những lỗi mà HS thường mắc.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2 
- HS nêu yêu cầu
- HS đọc thầm truyện vui, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả trước lớp. 
- GV và HS chữa bài, chốt đáp án đúng:
a. Bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh ,ra sao, sút 
- GV gọi HS đọc lại truyện vui 
- 3 -> 4 HS đọc 
+ Truyện vui trên gây cười ở điểm nào 
-> HS nêu 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Chuẩn bị bài sau.
________________________________________________
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích HCN, hình vuông 
II. Các HĐ dạy - học:
A. KTBC: 	- Nêu quy tắc tính DT hình chữ nhật ?
	- Nêu quy tắc tính DT hình vuông ?
	 - HS + GV nhận xét
B. Bài mới:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình vuông.
- HS nêu.
- Yêu cầu làm vào vở, nêu đáp án trước lớp. 
- Làm bài vào vở, nêu đáp án trước lớp.
- GV và HS chữa bài.
=> Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
Bài 2: GV yêu cầu:
- Đọc đề, phân tích bài toán trước lớp.
- Nêu các bước giải:
B1: Tính diện tích một viên gạch.
B2: Tính diện tích chín viên gạch.
- GV yêu cầu :
- Giải vào vở- Một HS lên bảng chữa bài.
- Trao đổi vở chữa bài.
- GV và HS chữa bài.
=> Củng cố về tính diện tích hình vuông qua bài toán có lời văn.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; chu vi, diện tích hình vuông. 
- HS nêu.
- Giải vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
=> Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình vuông.
C. Củng cố dặn dò 
- Nêu cách tính diện tích HCN, hình vuông?
- Chuẩn bị bài sau
_________________________________________
Tiết 4 Tự nhiên và xã hội
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên ( T2)
 (Đã soạn thứ tư)
________________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1:	 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổ chức vui văn nghệ chào mừng ngày 26-3
I. Mục tiêu:
- HS vui văn nghệ chào mừng ngày 26-3.
- Biểu diễn những tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 26-3.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- GV yêu cầu:
- Hình thức: múa, hát, đọc thơ, kể chuyện.
- Nội dung: ca ngợi đoàn, đội
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ, mỗi tổ từ 2-3 tiết mục.
2. Hoạt động 2: Biểu diễn trước lớp.
- GV yêu cầu các tổ lên bốc thăm thứ tự biểu diễn.
- Đại diện bốn tổ lên bốc thăm.
- Lần lượt các tổ lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị của tổ mình như: hát đơn ca, song ca, tốp ca, múa, kể chuyện, đọc thơ.
- Gv và hs nhận xét, bình chọn những tiết mục hay, biểu diễn tự nhiên và hấp dẫn.
- Tuyên dương những tổ chuẩn bị chu đáo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa ngày Thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh. 
-Dặn hs về nhà biểu diễn các tiết mục văn nghệ chúc mừng ngày 26-3
________________________________________
Tiết 2: Toán (tăng)
 Luyện tập về tính diện tích hình vuông
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập cách tính chu vi hình vuông.
- Hs biết vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn tính diện tích hình vuông ta làm ntn?
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình vuông có cạnh là 7cm.
- Gv yêu cầu:
* Chốt cách tính hình vuông.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng 
Bài 2: Một viên gạch hình vuông có cạnh là 6cm. Tính diện tích và chu vi viên gạch đó.
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích, chu vi hình vuông.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 3: Một tờ giấy hình vuông cạnh 50mm. Tính diện tích tờ giấy đó theo xăng- ti- mét vuông.
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình vuông
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 4: Tính diện tích hình vuông có chu vi bằng 3 dm 6 cm.
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình vuông
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs thảo luận cặp phân tích và giải bt.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 5( BT dành cho Hs KG )
Nếu tăng cạnh hỡnh vuụng lờn 2 lần thỡ diện tớch hỡnh vuụng tăng lờn bao nhiờu lần?
- Gv yêu cầu:
-GV củng cố :Khi tăng cành hỡnh vuụng lờn 2 lần thỡ diện tớch hỡnh vuụng tăng lờn 4 lần.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
-Hs làm bài
3. Củng cố, dặn dò:
-Nờu cỏch tớnh diện tớch hỡnh vuụng?
_____________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng 
Tiết 1 Tập làm văn
Viết về một trận thi đấu thể thao 
I- Mục tiêu:
- Dựa vào bài văn miệng tuần trước, viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại 1 trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe. Viết được 6 câu trở lên đối với hs K, G.
- Rèn kỹ năng viết rõ ràng thành câu hoàn chỉnh, đủ ý giúp người nghe hiểu được trận đấu.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ viết câu gợi ý, tranh ảnh
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC : Goi 2 em kể lại trận thi đấu thể thao em được xem hoặc được nghe mà em đã làm tuần trước
- Lớp nhận xét. 
B) Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC
2. Hướng dẫn làm bài tập
- gọi 1 em nêu yc: viết đoạn văn ngắn kể lại 1 trận thi đấu thể thao
- GV nhắc hs: có thể em nhìn thấy tận mắt có thể xem ti vi hoặc nghe người khác kể
- Treo bảng phụ- hs đọc gợi ý
- GV hd học sinh viết : 
+Đó là môn thể thao nào?
+Em tham gia hay chỉ xem?
+ Buổi thi đấu tổ chức ở đâu, khi nào?
+Buổi thi đấu diễn ra ntn?
+ Kết quả ra sao?
- Dựa vào đó để viết thành đoạn văn - Gv nhắc hs cách viết.
- Yc hs viết ra nháp ý chính rồi hãy viết vào vở
- Gọi 1 số em đọc bài viết của mình.
- GV cùng cả lớp nx -bổ sung.
3. Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Hs theo dõi .
- Lớp đọc thầm theo.
- 1 hs đọc gợi ý.
VD:
- Đó là 1 trận bóng đá.
- em đi xem...
- Tại sân vận động
- thi đấu rất sôi nổi, hào hứng giữa 2 đội
- Đội B thắng đội A với tỷ số 1/ 2
- HS viết ra nháp.
- HS viết vào vở.
- 1 số em đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, bổ sung
_____________________________________________
Tiết 2 Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
I) Mục tiêu: 
- biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải toán có lời văn và tính diện tích hcn.
- Hs làm thành thạo các phép tính.
II) Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
*HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép cộng
- GV đưa phép tính 45732 + 36194
+ Gọi hs nêu cách đặt tính
+ Nêu cách thực hiện phép cộng?
+ Gọi 1 em đứng tại chỗ thực hiện , gv ghi bảng.
- Gọi hs nhắc lại 
- Chốt cách đặt tính và tính
*HĐ2:Thực hành
+ Bài 1: GV ghi các phép tính lên bảng 
 - YC hs làm bảng con
 - Gọi HSY lên bảng.
* Chốt cách tính.
+ Bài 2: YC hs làm cột a vào vở
- Gọi 2 em chữa bài.
*Chốt cách đặt tính và tính
+ Bài 4: Gọi hs đọc bài 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- GV vẽ hình như sgk lên bảng
- YC hs tự giải bài toán.
*Củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc phép tính - Theo dõi
- Đặt các hàng thẳng cột với nhau.
- Cộng theo thứ tự từ phải sang trái. 
- HS thực hiện
- HS TB,Y nhắc lại
- HS làm bảng con
- HSY lên bảng.
- HS làm vào vở
- kết quả:82696, 59365
- HS nêu lại
*Không yêu cầu HSY
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm vào vở.
- Đáp số 5 km.
______________________________________________
Tiết 3: Thủ công
Làm đồng hồ để bàn (tiếp).
I-Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố cách làm đồng hồ để bàn.
- Hs làm đúng quy trình kĩ thuật. Làm đồng hồ tương đối cân đối. Hs K, G làm được đồng hồ để bàn cân đối.
- Hs yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Giấy màu, kéo, thước, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy- học:
*Hoạt động 1:KTBC.
- Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn.
- Gv yêu cầu 1 số hs nêu lại quy trình làm đồng hồ để bàn. Gv nhận xét, hệ thống lại .
- Giáo viên cho hs thi làm đồng hồ để bàn theo nhóm 4.
- H/s thực hành làm.
- G/v theo dõi nhắc nhở thêm.
- Tổ chức cho hs trang trí, trưng bày sản phẩm.
- Gv cùng hs đánh giá sản phẩm.
*Hoạt động 3: Nhận xét- dặn dò:
- nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
- H/s chuẩn bị cho giờ sau.
- H/s nêu.
+Bước 1:Cắt giấy.
+Bước 2:Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt,đế, chân đỡ đồng hồ )
+Bước 3: làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- H/s làm đồng hồ để bàn.
- H/s trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá lẫn nhau
- H/s nêu.
____________________________________________
Buổi chiều 
Tiết 1 Tự nhiên và xã hội
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên ( T2)
 (Đã soạn thứ tư)
________________________________________________
Tiết 2: Toán (tăng)
Luyện tập về tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Luyện tập cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Hs biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
? Nêu cách tính diện tích hình vuông?
? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
 - Hs nói theo cặp.
 - 1 số cặp nói trước lớp.
* Chốt cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình vuồng, biết cạnh hình vuông là 9cm.
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 2: Tính diện tích hình vuông, biết chu vi hình vuông là 36 m. 
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình vuông khi biết chu vi hình vuông.
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 3: Tính diện tích hình chữ nhật, biết chiều dài là 2m 4 dm, chiều rộng 6 dm. 
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 35 m, chiều rộng bằng 1/5 chiều dài. Hỏi diện tích mảnh vườn đó là bao nhiêu?
- Gv yêu cầu:
* Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật
- Hs đọc, xđ yêu cầu.
- Hs làm vở, 1 hs lên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu nội dung bài.
__________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 2029.doc