Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phan Bội Châu

Toán: LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

II/ Chuẩn bị:

III/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ Hai ngày 17 tháng 01 năm 2011 
Toán: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
Bài 1:
- GV viết lên bảng phép tính:
4000 + 3000 = ?
- GV nêu cách nhẩm đúng như SGK đã trình bày. Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- 1 HS đọc YC bài.
- GV viết lên bảng phép tính:
- GV nêu cách nhẩm đúng như SGK đã trình bày. Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV tiến hành hướng dẫn HS làm bài như cách làm bài tập 2 tiết 100.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài tập.
- GV nêu YC HS tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán. 
4. Củng cố – Dặn dò:
- HS về nhà luyện tập thêm về cộng các chữ số có nhiều chữ số.
- Nhận xét giờ học, Chuẩn bị bài sau.
- Nghe giới thiệu.
- HS theo dõi.
5000 + 1000 = 6000 4000 + 5000 = 9000
6000 + 2000 = 8000 8000 + 2000 = 10000
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS theo dõi. Sau đó tự làm bài, 1 HS chữa bài miệng trước lớp.
 2541 5348 4827 805
+ 4238 + 936 +2634 + 6475 
 6779 6284 7461 7280
- 1 HS đọc yêu cầu.
Bài giải:
Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
432 x 2 = 864 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán được cả hai buổi là:
432 + 864 = 1296 (l)
 Đáp số: 1296 l
Tập đọc - Kể chuyện: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ Mục tiêu: 
 A. Tập đọc: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.(trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện: 
 - Kể lại được1 đoạn của câu chuyện.
 - HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc mẫu một lần. 
*GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
- Hướng dẫn phát âm từ khó: 
- Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi uốn nắn
- HD tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
- HS đặt câu với từ mới.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
- HS đọc thầm đoạn1
- Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2
- Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- HS đọc thầm đoạn 3,4
- Trần Quốc Khái đã làm cách nào để sống?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Trần Quốc Khái đã làm cách nào để xuống đất bình an vô sự ?
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
*GV chốt lại: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo của ông Trần quốc Khái.
* Luyện đọc lại:
- GV chọn đoạn 3 trong bài và đọc trước lớp.
- Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo vai.
- Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
 * Kể chuyện:
1. Nêu yêu cầu:
- Gọi 1 HS đọc YC SGK.
- GV gợi ý đặt các tên như sau:
+ Khi đặt tên cho đoạn các em nhớ đặt ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung của đoạn.
+ Cho HS nói tên đã đặt.
- Nhận xét và tuyên dương những bạn đặt tên hay.
b. Kể mẫu:
- GV cho HS kể mẫu.
- GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
- HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố-Dặn dò: 
- Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bài chú ở bên bác và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi GV đọc mẫu. 
- Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
- Mỗi HS đọc 1 đọan 
- HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
- HS đặt câu với từ bình an vô sự.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS đồng thanh cả bài.
- HS đọc thầm 
- Học khi đi đốn củi, học lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo không có đèn cậu bắt đom đóm để lấy ánh sáng đọc sách.
- Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung quốc đã sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi để xem ông làm cách nào xuống được.
+ Trần Quốc Khái chỉ thấy có hai pho tượng Phật và có ba chữ trên bức trướng “Phật ở trong lòng” ông hiểu ý bèn bẻ tay pho tượng để ăn lam.ù.Từ đó ngày 2 bữa ông cứ ung dung bẻ tượng mà ăn.
+ Không bỏ phí thời gian: Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu nhờ đó mà ông nhập tâm cách thêu và làm lọng.
+ Để xuống đất bình an: Ông nhìn that những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống.
- Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì ông đã truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng khiến cho nghề này lan rộng ra khắp nơi.
- HS tự phát biểu.
- HS theo dõi GV đọc.
- HS đọc.
- HS xung phong thi đọc.
- 5 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- 1 HS đọc YC
+ HS làm bài cá nhân.
đoạn 1:Cậu bé ham học / Cậu bé chăm học
đoạn 2: Thử tài / Đứng trước thử thách /
đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái.
 4: Hạ cánh an toàn/ Vượt qua thử thách.
Tranh 5: Truyền nghề cho dân.
- 2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 2
- HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
- HS nhận xét cách kể của bạn.
- 5 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Nếu ham học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Ta cần biết ơn những người có công với dân, với nước.
Thứ Ba, ngày 18 tháng 01 năm 2011
Tập đọc: BÀN TAY CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ)
II/ Chuẩn bị:
- Tranh MH bài TĐ
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Ông tổ nghề thêu.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: 
a/ GTB: 
b/ Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- 4 HS nối tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. YC HS đặt câu với từ: phô.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã làm ra gì?
+ Từ tờ giấy đỏ, cô giáo đã làm ra những gì?
+ Thêm tờ giấy xanh, cô giáo đã làm ra những gì?
+ Với giấy trắng, xanh, đỏ cô đã tạo ra được cảnh gì?
+ Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
GV chốt: Bàn tay cô giáo thật khéo léo, mềm mại. Đôi bàn tay ấy như có phép nhiệm màu. Chính đôi bàn tay cô đã đem đến cho HS biết bao niềm vui và bao điều kì lạ.
d/ Học thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ:
- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
- Xoá dần bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố – Dặn dò:
- Bài thơ ca ngợi điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện YC.
- HS lắng nghe – nhắc lại đề bài.
- Theo dõi GV đọc.
- HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
- Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
- HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
- 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. 2 HS đặt câu.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK
+ Cô đã gấp được chiếc thuyền xinh xắn.
+ Cô đã làm ra được ông mặt trời với nhiều tia nắng toả
+ Cô đã tạo ra được mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh con thuyền.
+ Cô đã tạo ra được trước mặt HS cảnh biển vào buổi bình minh.
+ Cô giáo có đôi bàn tay thật khéo léo. Đôi bàn tay cô giáo như có phép nhiệm màu.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân.
- 2 - 3 HS thi đọc cả bài trước lớp.
- Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo đã tạo ra biết bao điều kì lạ.
Toán: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải bài toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000). 
II/ Chuẩn bị: Phấn màu, thước thẳng .
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn thực hiên phép trừ 8652 – 3917
* Giới thiệu phép trừ: GV nêu bài toán: Nhà máy có 8652 tấn xi măng, đã xuất đi 3917 tấn xi măng. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu tấn xi măng?
- GV hỏi: Để biết nhà máy còn lại bao nhiêu sản phẩm chúng ta làm như thế nào?
- HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép trừ 8652 – 3917.
* Đặt tính và tính 8652 – 3917.
- GV hỏi: Khi tính 8652 – 3917 chúng ta đặt tính như thế nào?
 Hãy nêu từng bước cụ thể.
- Vậy 8652 – 3917 = 4735
e. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS nêu YC bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc YC.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS nêu lại cách thực hiện tính trừ các số có đến 4 chữ số.
- HS tự làm tiếp bài
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tình và kết quả tính.
- Chữa bài và cho điểm.
Bài 3:
- Goi 1 HS dđọc yêu cầu BT.
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- HS làm bài.
Có: 4283m
Đã bán: 1635m
Còn lại: m?
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: 
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Em vẽ đoạn thẳng ấy như th ...  khi học xong bài học, hs có khả năng: 
- Nêu được chức năng của thân cây.
- Kể ra những ích lợi của một số thân cây.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ Đồ dùng:
- Các hình trong sgk trang 80-81.
III/ Lên lớp: 	 
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- 2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 41.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học tiếp bài Thân cây.
2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.	
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Cách tiến hành:
- Gv cho HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 sgk và trả lời các câu hỏi trong sgv trang 102.
- Kết luận: theo sgv trang 102.
3. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.	
. Mục tiêu : HS kể ra những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và vật.
Cách tiến hành: 
w Bước 1: Làm việc theo nhóm:
 - Các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 sgk, thảo luận theo gợi ý sgv trang 102. 
wBước 2: Làm việc cả lớp:
 * Kết luận: theo sgv trang 102.
4. Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:	
- Cho HS nhắc lại nội dung đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Rễ cây. 
- HS làm việc với sgk, trả lời câu hỏi.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 sgk, thảo luận, thư ký ghi lại ý kiến của các bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý.
Toán: THÁNG - NĂM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
II. Chuẩn bị: Tờ lịch 2010.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét - ghi điểm:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong các tháng.
* Các tháng trong một năm:
- GV treo tờ lịch năm 2005 như sách GK hoặc tờ lịch hiện hành, yêu cầu hs quan sát.
- Một năm có bao nhiêu tháng đó là những tháng nào?
- HS lên bảng chỉ vào tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm. Theo dõi HS nêu và ghi tên các tháng trên bảng.
* Giới thiệu số ngày trong từng tháng:
- HS quan sát tiếp tờ lịch, tháng một và hỏi: Tháng Một có bao nhiêu ngày?
- Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày?
- Những tháng nào có 31 ngày?
- Những tháng nào có 30 ngày?
- Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
- Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng 2 có 28 ngày, những năm nhuận có 366 ngày thì tháng 2 có 29 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV treo tờ lịch của năm hiện hành, YC từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi của SGK. Có thể hỏi thêm các câu hỏi như:
+ Tháng Hai năm nay có bao nhiêu ngày?
+ Số ngày của các tháng khác có thay đổ gì không?
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
- HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2011 và trả lời các câu hỏi của bài. Hướng dẫn HS tìm các thứ của một ngày trong một tháng.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện tập thêm về cách xem ngày, tháng trên lịch.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm BT.
- Nghe giới thiệu.-1 HS nêu YC bài.
- 1 HS đọc đề SGK.
- Một năm có 12 tháng, kể (từ 1 –12).
- Tháng Một có 31 ngày.
- Tháng 2 có 28 ngày; tháng 3 có 31 ngày, 
- Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.
- Tháng 4; 6; 9; 11.
- Tháng 2 có 28 ngày.
- HS thực hành theo cặp, sau đó 3 đến 4 cặp hỏi – đáp.
 - HS thực hành trước lớp.
- HS lắng nghe gv hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài: những ngày Chủ nhật trong tháng Tám là những ngày 1,8,15,22,29.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Tập làm văn: NÓI VỀ TRÍ THỨC (NK)
 NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG 
I. Mục tiêu:
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT.
- BT yêu cầu các em có 4 bức tranh như vậy, nhiệm vụ của các em là quan sát và nói rõ những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai? Họ đang làm gì?
- Cho HS làm bài.
- Em hãy quan sát tranh 1.2.3.4 và nói cho cả lớp nghe: Người trong tranh ấy là ai? Đang làm gì?
- Cho làm việc theo nhóm.
- 1 HS làm mẫu.
- Các nhóm khác trao đổi thống nhất ý kiến về 4 bức tranh.
- Cho HS thi.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: 
- HS đọc yếu cầu BT.
- GV kể chuyện lần 1: chuyện “Nâng niu từng hạt giống” 
- Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
- Vì sao ông Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
- Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?
- Sau đợt rét, các hạt giống như thế nào?
- GV kể chuyện lần 2: 
- Cho HS tập kể.
- Hỏi: Qua câu chuyện em thấy ông Lương Định Của là người như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài
- Nhận xét tiết học.
- Tìm đọc về nhà bác học Ê-đi-xơn.
- Lắng nghe và thực hiện theo YC của GV.
- 1 HS đọc YC SGK.
- Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét.
* Tranh 1: Người trí thức trong tranh là bác sĩ (y sĩ) đang khám bệnh cho 1 cậu bé.BS xem nhiệt kế để ktra nhiệt độ cho em.
* Tranh 2: 3 Người trí thức trong tranh là các kĩ sưcầu đường. Họ đang đứng âtrước mô hình một cây cầu hiện đại.Họ trao đổi, bàn bạc về cách thiết kế cấuao cho tiẹn lợi, hợp lývà tạo được vẻ đẹp cho TP
* Tranh 3: cô giáo đang dạy bài TĐ .Trông côâ dịu dàng, ân cần .Các bạn HS đang chăm chú nghe cô giảng bài.
* Tranh 4: những nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm.Họ mặc trang phục của phòng thí nghiệm. Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Lắng nghe.
- Nhận được mười hạt giống.
- Vì khi đó, trời rét đậm, nếu gieo, những hạt giống nảy mầm nhưng sẽ chết vì rét.
- Ông chia 10 hạt giống làm 2 phần. Năm hạt đem gieo, năm hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người để hơi ấm của cơ thể làm thóc nảy mầm.
- Chỉ có 5 hạt ông Lương Định Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
- Lắng nghe.
- Từng HS tập kể.
- Là người rất say mê khoa học. Ông rất quí những hạt lúa giống. Ông nâng niu giữ gìn từng hạt. Ông đóng góp cho nước nhà nhiều công trình nghiên cứu về giống lúa mới.
- Lắng nghe và ghi nhận.
Thể dục: NHẢY DÂY
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chânvà biết cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện:
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, 2 em một dây nhảy và sân chơi cho trò chơi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát
- Đi đều theo 1- 4 hàng dọc
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập
2. Phần cơ bản:
- Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
+ GV nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động một để HS nắm được.
+ Khi tổ chức tập luyện có thể chia thành từng nhóm tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. GV hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
+ Cho từng tổ nhảy lò cò về phía trước 3-5 mét một lần, sau đó GV nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng. GV phổ biến qui tắc chơi và cho lớp chơi thử một lần. GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi.
+Cho các em chơi chính thức và có thi đua
Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp vỗ tay, hát 
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện nội dung nhảy dây đã học.
5
phút
25
phút
5
phút
- Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
- Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, vai, hông, 
- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Lớp trưởng điều khiển cho lớp đi.
- Thực hiện chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
- Cả lớp cùng tập luyện dưới sự HD của GV.
+ HS quan sát và nhớ để chuẩn bị tập luyện.
+ HS tập luyện cùng GV.
+ HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS cùng tập luyện. 
- Lắng nghe và thực hiện.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Tham gia chơi tích cực.
- Hát 1 bài. 
- Nhắc lại ND bài học.
- Lắng nghe và ghi nhận.
 Thể dục: ÔN NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện:
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát
- Đi đều theo 1-4 hàng dọc
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
2. Phần cơ bản:
- Học nhảy cá nhân kiểu chụm hai chân
+ Cho HS đứng tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây và cho HS tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
+ Khi tổ chức tập luyện có thể chia thành từng nhóm tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS, đồng thời động viên kịp thời những em nhảy đúng ra làm động tác để tất cả cúng quan sát và nhận xét.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
+ Cho từng tổ nhảy lò cò về phía trước 3-5 mét một lần, sau đó GV nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng. GV phổ biến qui tắc chơi và cho lớp chơi thử một lần. GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi.
+ Cho các em chơi chính thức và có thi đua giữa các tổ.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vổ tay, hát: 1 phút
- GV cùng HS hệ thống bài:1 phút.
- Nhận xét gời học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn nhảy dây
5 phút
25
Phút
5
phút
- Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
- Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, vai, hông,
- Lớp thực hiện giậm chân tại chỗ.
+ HS quan sát và nhớ để chuẩn bị tập luyện.
+ HS tập luyện cùng GV.
+ HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS cùng tập luyện. 
- Lắng nghe và thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- Hát 1 bài. 
- Nhắc lại ND bài học.
- Lắng nghe và ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 (CKTKN).doc