Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Ghi lên bảng: 486 - 273 95 - 76

- Nhận xét.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài.

3.2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ.

- Viết lên bảng: 432 – 215 627 – 143

- Y/c HS dựa vào cách thực hiện phép trừ hai số có nhớ để làm bài.

- Y/c 2HS trên bảng nêu cách thực hiện.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

- Y/c HS nhận xét điểm giống và khác nhau giữa 2 phép tính.

- GV nhắc lại cách thực hiện phép trừ.

3.3. Luyện tập thực hành:

* Bài 1, bài 2: (cột 1, 2, 3)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/c HS tự làm bài.

- 1 HS đọc kết quả bài 1; 1 HS đọc kết quả bài 2.

- GV, HS nhận xét bài.

* Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán trong SGK.

- Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?.

- Bạn Bình có bao nhiêu con tem.

- Bài toán yêu cầu ta làm gì?

 

docx 32 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiết 1:Trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hang chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ)
II. Chuẩn bị
 - GV: bảng nhóm
 - HS: sgk
II. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Ghi lên bảng: 486 - 273 95 - 76
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ.
- Viết lên bảng: 432 – 215 627 – 143 
- Y/c HS dựa vào cách thực hiện phép trừ hai số có nhớ để làm bài.
- Y/c 2HS trên bảng nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
- Y/c HS nhận xét điểm giống và khác nhau giữa 2 phép tính.
- GV nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
3.3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1, bài 2: (cột 1, 2, 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS tự làm bài.
- 1 HS đọc kết quả bài 1; 1 HS đọc kết quả bài 2.
- GV, HS nhận xét bài.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán trong SGK.
- Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?.
- Bạn Bình có bao nhiêu con tem.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- GV, HS nhận xét bài làm trên bảng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện phép tính cộng trừ.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- 2HS làm bảng phụ, cả lớp làm nháp.
- Giống nhau: đều là phép trừ hai số có 3 chữ số.
- Khác: một phép tính nhớ hàng đvị sang hàng chục; một phép tính nhớ hàng chục sang hàng trăm..
.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào SGK.
- HS tự KT bài mình.
-1 HS đọc..
- Có 135 con tem.
- Có 128 con tem.
- Tìm số tem của bạn Hoa.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài.
- 243 cm.; 27 cm
.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Ai có lỗi 
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc
 -Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
 -Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghỉ oots về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trot cư xữ không tốt với banhk. (trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Giao tiếp ứng xử văn hóa.
 - Thể hiện sự cảm thông.
 - Kiểm soát cảm xúc.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/
- Thảo luận đôi cặp – chia sẻ. - Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
1. KTBC: Hai bàn tay em
HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
GV nhận xét phần kiểm tra.
2. Bài mới:
a. Khám phá: GV nêu y/c bài học
b. Kết nối
b.1. luyện đọc:
-GV đọc mẫu bài văn.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 -Đọc từng câu.
 -Đọc từng đoạn trước lớp
 -Cho HS đọc chú giải. Có thể đặt câu với từ ngây.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Cho HS đọc trước lớp.
-Cho HS đọc cả bài
b.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH.
 + Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ?
 +Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau ?
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
 +Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
-Cho HS đọc thầm đoạn 4.
 +Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
 + EM đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ?
-Cho HS đọc thầm đoạn 5 và TLCH.
 +Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không ?Vì sao ?
+Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen 
 Tiết 2
c. Thực hành
c.1. Luyện đọc lại
GV chọn đọc mẫu 1,2 đoạn, chú ý cho HS về giọng đọc ở các đoạn.
-GV và cả lớp nhận xét.
Kể chuyện:
c.2. GV nêu nhiệm vụ: Các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện, bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh hoạ.
c.3. Hướng dẫn kể:
GV nhắc HS: Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Để hiểu y/c kể bằng lời của em, các em cần đọc VD về cách kể trong SGK
-GV cho 5 HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
-GV nhận xét HS kể.
d. Vận dụng
-Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
-GVKL: 
-Y/c HS về nhà tập kể lải câu chuyện
-Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện theo y/c
-Nghe giới thiệu
- Theo dõi
-HS nối nhau đọc từng câu.
-HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.----HS đọc chú giải.
-HS đặt câu: Chúng em kinh ngạc đến ngây người trước tài nghệ của chú diễn viên nhào lộn.
-HS đọc trong nhóm.
-3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1,2,3.
-2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4	
-1 HS đọc
-Đúng, vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn.
-HS thảo luận nhóm và trả lời: 
-HS luyện đọc theo y/c
- HS 3em/ nhóm đọc theo vai.
Cả lớp nhận xét, chọn nhóm đọc hay.
-Nghe y/c
-Chú ý
-Cả lớp đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát 5 tranh minh hoạ (En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu)
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe trong nhóm.
-5 HS thi kể
-Nhận xét, chọn bạn kể hay.
-Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau./ Bạn bè phải yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau./ Phải can đảm nận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.
ĐẠO ĐỨC
 Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU
 - Biết công lao động to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi đồng
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.
 - Kĩ năng đảm nhân trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ 
 - Thảo luận nhóm.- Kể chuyện.
VI . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Vở BT đạo đức
 - Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Bồ, về tình cảm giữa Bác Hố với thiếu nhi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- GV chia lớp thành nhóm bàn. Y/c HS suy nghĩ, thảo luận theo câu hỏi sau:
 + Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng ?
 + Em thực hiện những điều đó như thế nào ?
-GV y/c các nhóm báo cáo.
- GV nhận xét, sửa sai.
 + Còn điều nào em chưa thực hiện được ? Vì sao ?
- GVKL: Khen những HS thực hiện tốt 5 điều BH dạy, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt.
* Hoạt động 2: Trình bày tranh ảnh về Bác Hồ.
- GV cho HS thi đua hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh về Bác Hồ. 
- GV khen những HS sưu tầm được nhiều tư liệu về Bác Hồ và giới thiệu hay.
- GV giới thiệu thênm những tư liệu khác về Bác Hồ.
- GVKL: Bác Hồ không chỉ có công đối với dân tộc ta mà Bác còn là 1 nhà văn hoá lớn. Bác đã để lại cho ND ta 1 kho tàng văn thơ có giá trị to lớn. Vì thế ND ta ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
3. Vận dụng
* Hoạt động 3: Cuộc thi “ Hái hoa dân chủ”
- GV cho HS thi đua hái hoa và trả lời câu hỏi.
- Nội dung câu hỏi:
1. Quê Bác Hồ ở đâu ?
2. Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào ?
3. Bạn hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy ?
4. Hãy kể những việc bạn làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ ?
5. Bạn hãy kể 1 tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết ?
6. Bạn hãy đọc hoặc hát) 1 bài thơ nói về Bác Hồ?
7. Bác Hồ đọc bản TNĐL vào khi nào ? Ở 
đâu ?
- GVKL: Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc VN.Bác đã lãnh đạo ND ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Bác rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi, Bác dành cho các em những gì tốt đẹp nhất. Vì thế các em phải biết ơn BH, cố gắng học tập tốt, vâng lới ông bà cha mẹ để không phụ lòng Bác.
4. Vận dụng
GV cho HS hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
 - Dặn HS thực hiện tốt 5 điều BH dạy, chuẩn bị bài “Giữ lời hứa”.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS chia nhóm theo y/c. TG 3’.
-Đại diện các nhóm báo cáo:
. Em thực hiện được điều 2 là: học tập thật tốt, tham gia đủ các phong trào lao động ở trường tổ chức, giúp đỡ mẹ làm tốt việc nhà.
. Em thực hiện được điều 3 là : biết thương yêu, giúp đỡ, quan tâm đến bạn, thực hiện tốt nội quy trường lớp, ( tương tự với những điều còn lại )
-Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.
-HS tự nêu.
-HS thi đua trình bày kết quả sưu tầ được.
Cả lớp nhận xét, góp ý.
-2 đội HS tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi ghi trên bông hoa. Mỗi câu hỏi mà HS đáp đúng đạt 10 điểm.
-ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.
-HS đọc.
-HS kể.
-HS kể: VD truyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
-HS đọc hoặc hát
-Bác đọc bản TNĐL vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
-Thực hiện theo y/c.
Thứ 3 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiết 2: Luyện tập
I. Mục tiêu: GHS
- Biết thực hiện phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
-. Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép công hoặc một phép trừ)
II. Chuẩn bị
 - GV: bảng nhóm
 - HS: sgk
II. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Ghi lên bảng: 643 – 452 348 + 263
- Gọi 1 HS nêu cách thực hiện phép tính. 
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập thực hành..
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc kết quả..
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2: (2a)
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3: (cột 1, 2, 3)
- Y/c cả lớp đọc thầm bài toán.
- Bài toán y/c gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- GV, HS nhận xét bài làm trên bảng.
* Bài 4:
- Một HS đọc y/c đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS dựa vào tóm tắt đọc thành đề bài hoàn chỉnh.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV dùng bảng phụ có bài giải mẫu để sửa bài.
- Nhận xét, KT bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS thi đua làm nhanh các phép tính cộng trừ..
- Hoàn thành tiếp các bài tập.
- 2 HS làm bảng, cả lớp làm nháp.
- 1 HS đọc.
- 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào SGK
- Cả lớp theo dõi, kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài.
- Đọc thầm đề bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào SGK.
- HS tự kiểm tra bài ... iếp tục hoành thành bài viết trong VTV.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc thuộc.
- HS viết trên bảng, lớp viết vào bảng con.
- Đọc và nêu các chữ Ă, Â.
- Chữ Â gồm ba nét: 1 nét móc ngược trái, 1 nét móc ngược phải, 1 nét lượn ngang, viết thêm dấu mũ.
- Tương tự chữ A, thêm nét cong dưới.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ Â, L cao hai li rưỡi; các chữ còn lại cao một li.
- Viết: Âu Lạc.
- 1 HS đọc.
- Chữ A, h, k, Ă cao hai li rưỡi; chữ d, q hai li; chữ t cao một li rưỡi; các con chữ còn lại cao một li.
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Phòng bệnh đường hô hấp
I. MỤC TIÊU
 - Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng. viêm phế quản, viên phổi.
 - Biết cách giữ ấn cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
 - Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.
 II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin:
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm 
- Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ 
- Thảo luận cặp đôi. Trò chơi. - Đóng vai.
VI . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 - Các hình trong SGK trang 10; 11.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Khám phá : GV nêu y/c bài học.
2. Kết nối
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bệnh đường hô hấp
- GV hỏi:
 + Hãy kể tên các bộ phận hô hấp đã học ? 
 + Các bệnh đường hô hấp em thường gặp là gì ? (GV ghi nhanh tên các bệnh HS nêu lên bảng ).
-GVKL: Các bệnh đường hô hấp thường gặp là: Viêm họng, viêm phế quản, viêm a-mi-đan, sổ mũi, ho,
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng bệnh
- GV cho HS quan sát hình 1,2,3,4,5,6 trong SGK và thảo luận nhóm đôi với y/c sau:
 + Hỏi đáp về nội dung tranh ?
- GV cho từng cặp HS thực hiện hỏi đáp trước lớp.
 . Cảnh Nam đang nói chuyện với bạn của mình.
 . Cảnh bác sĩ đang nói chuyện với Nam, sau khi đã khám bệnh cho Nam.
- GV: Người bị viêm phế quản, viêm phổi thường bị ho, sốt. Đặc biệt với trẻ em nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị tử vong do không thở được.
- Hỏi: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
- GVKL: Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp là do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng 
3. Thực hành
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Bác sĩ”
- GV HD cách chơi: 
- Tổ chức cho HS chơi
 + Chơi trong nhóm.
 + Chơi trước lớp
- Tuyên dương những HS đóng vai đạt, hỏi đáp hay.
 4. Vận dụng
+Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đường hô hấp ?
+ Hãy nêu cách phòng bệnh ?
- Dặn HS phòng bệnh đường hô hấp. Chuẩn bị bài : Bệnh lao phổi.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu
-HS trả lời.
-Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
-Ho, đau họng, sổ mũi, viêm phổi,
-HS quan sát hình (trang 10, 11-SGK ) và thảo luận theo cặp. TG 5’.
-Hình 1; 2 : HS hỏi:
-Lắng nghe (1 HS đóng vai bệnh nhân, 1 HS đóng vai bác sĩ )
-HS chơi trong nhóm bàn.
-HS đóng vai trước lớp
-HS nêu
-HS nêu
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 6 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiêt 5: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia .
- vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
II. Chuẩn bị
 - GV: bảng nhóm
 - HS: sgk
II. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Ghi lên bảng: 42 x 2 32 x 3
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập thực hành..
* Bài 1: 
- Đưa bài tập: a/ 4 x 2 + 7
 b/ 32 : 4 + 106
- Y/c HS nêu cách tính.
- Y/c HS nhận xét bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Hình nào đã khoanh vào ¼ số vịt? Vì sao?
- Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số vịt.
* Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- Y/c HS suy nghĩ, tự làm bài.
- Nhận xét và KT bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Làm thêm các bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm bảng, cả lớp làm nháp.
- 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
- a/ 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15
b/ 32 : 4 + 106 = 8 + 106 = 114
- Hình a.
- Khoanh vài 1/3 số vịt.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 2 tiết 2
Nghe - Viết : Cô Giáo Tí Hon
Phân biệt ăn/ăng
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 2. Kĩ năng Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT(2) b. 
 3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2b.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra bài cũ : Kiểm một số từ hs viết sai nhiều ở tiết trước.
- Giới thiệu bài : Viết tựa,
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả (8 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn chuẩn bị :
Nội dung :Đọc đoạn văn .
Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ?
Nhận xét chính tả :
Đoạn văn có mấy câu ?
Tên riêng của đoạn văn ? Cách viết tên riêng ? 
Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở ?
Luyện viết từ khó :
Mời HS viết một số từ vào bảng con (cho HS tự phát hiện).
Đọc cho HS viết :
Nêu lại cách trình bày.
Đọc thong thả từng cụm từ .
Theo dõi, uốn nắn.
Đọc từng câu cho HS nghe. Yêu cầu chữa lỗi ra lề.
nhận xét ( 5 – 7 vở) ; yêu cầu các HS khác đổi vở kiểm lại.
b. Hoạt động 2: Bài tập (10 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập chính tả theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 2 – tr 18 :
Gắn bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 2. Mời HS nêu yêu cầu BT.
Mời sửa trên bảng & làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả. Xem lại bài tập.
Hs viết bảng con.
Dò bài viết trên bảng : tựa & đoạn (Bé treo nón  ríu rít đánh vần theo).
 chơi trò chơi lớp học.
 có 5 câu.
 Bé, viết hoa chữ cái đầu (B).
chữ đầu tiên lùi vào 1 ô so với đường kẻ.
Viết lần lượt các từ : nhánh trâm bầu, chống, nhịp nhịp, đánh vần, ...
Viết bài trong vở, rèn viết đúng, trình bày đẹp.
Dò trong sách – bắt lỗi – chữa lỗi.
Nộp một số vở theo yêu cầu của GV. Một số em còn lại đổi vở kiểm chéo lại lần nữa.
Đọc yêu cầu.
Làm bài – lên bảng chữa – tự làm lại vào vở bài tập.
Tìm những tiếng có thể ghép với mỡi tiếng sau :
b) – gắn : gắn bó, hàn gắn, 
gắng : cố gắng, gắng sức, gắng công, 
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP LÀM VĂN
Viết đơn
I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn cảu bài Đơn xin cào Đội (SGK tr. 9)
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Giao tiếp ứng xử văn hóa.
 - Thể hiện sự cảm thông.
 - Tư duy sáng tạo.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 - Đảm nhận. - Thảo luận.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - GV: một lá đơn mẫu (lớn để HS nhìn thấy)
 - HS: vở bài tập
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra:
- 2 HS nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
 - Kiểm tra vở của 1 số em biết trước chưa hoàn thành lá đơn.
- GV nhận xét phần kiểm tra
2. Bài mới:
a. Khám phá
- Nghỉ học các em phải làm gì? 
- Vậy hôm nay các em học tập làm văn Viết đơn.
b. Kết nối
b.1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV đưa bảng phụ lên bảng
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu 1 HS nêu quá trình viết 1 lá đơn?
+ Phần nào trong đơn viết theo mẫu?
+ Phần nào trong đơn không nhất thiềt phải viết theo mẫu?
- GV chốt lại những ý sau:
+ Phần lá đơn trình bày theo mẫu.
+ Phần lá đơn không nhất thiết phải theo mẫu: vì mỗi người có 1 lý do nguyện vọng và lời hứa riêng nên chúng ta được tự nhiên viết thoải mái, viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện dược đủ các ý cần thiết.
 - Nêu ví dụ cho HS tham khảo.
 - HS viết đơn vào vở bài tập.
 - Y/c 1 số HS đọc đơn.
 - Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa 
c. Vận dụng
- GV nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh ý: ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
- Y/c HS ghi nhớ mẫu đơn, nhắc nhở HS viết chưa đạt về nhà sửa lại.
- Dặn chuẩn bị bài tuần tới “Kể về gia đình”. Điền vào giấy tờ in sẵn.
- 2 HS trình bày về Đội TNTP HCM.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung.
- Em phải viết đơn xin phép.
- 1 HS đọc đề ở SGK trang 18.
- Dựa theo mẫu đơn đã học để viết đơn xin vào đội TNTP HCM.
- HS tự nêu.
- HS nghe giảng.
- Cả lớp cùng làm.
- 5 HS đọc
- HS nhận xét đúng các tiêu chí.
- HS nghe nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
THỦ CÔNG
Gấp tàu thuỷ hai ông khói ( tiết 2 )
I Mục tiêu:
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình.
II/ Chuẩn bị:
-Mẫu tàu thuỷ gấp bằng giấy khổ lớn để HS dễ thấy.
- Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Giấy nháp, giấy thủ công.
- Bút màu, kéo.
III/ Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1/ Ổn định.
2/ KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu: GV nêu yêu cầu bài học.
 b/ HS thực hành gấp tàu thuỷ:
-Y/c HS nhắc lại cách làm tàu thuỷ 2 ống khói.
- GV cho HS quan sát và nhắc lại quy trình theo 3 bước.
- GV: Sau khi gấp được tàu thuỷ 2 ống khói các em có thể dán vào vở, dùng bút màu trang tri tàu và xung quanh tàu cho đẹp.
- Cho HS thực hành gấp tàu thuỷ 2 ống khói. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá kết quả thực hành của HS. Chọn những sản phẩm đạt cho HS xem.
4/ Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập, và kết quả thực hành của HS.
Dăn HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, kéo, hồ dán để học bài : Gấp con ếch.
- Nhận xét tiết học.
-HS đưa đồ dùng cho GV kiểm tra.
-Nghe giới thiệu.
-HS nhắc cách làm tàu thuỷ.
-HS nêu 3 bước: 
 +Bước 1:Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
 +Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
 +Bước 3:Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói.
-HS thực hành gấp tàu thuỷ.
-HS trưng bày sản phẩm
- Lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.
Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_tong_hop_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.docx