Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học An Sơn

Toán

LUYỆN TẬP

I- Mục tiêu:

 HS có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương) và vận dụng phép chia để giải toán.

 Rèn kỹ năng cho HS thực hiện phép chia, giải toán có một, hai phép tính.

 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tự tin cẩn thận trong tính toán.

II- Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ ghi BT3

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
 HS có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương) và vận dụng phép chia để giải toán.
 Rèn kỹ năng cho HS thực hiện phép chia, giải toán có một, hai phép tính.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tự tin cẩn thận trong tính toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT3
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách làm bài 3 tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung: Bài tập thực hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS làm bảng.
- Gọi HS chữa bài.
- Phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào có dư ?
Bài tập 2 (a; b):
- Gọi HS làm bảng.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
HS K- G: Làm thêm phần c
Bài tập 3:
- Hướng dẫn tóm tắt.
- Gọi HS giải.
- GV thu chấm, nhận xét.
Bài tập 4:
- GV: 6000 : 3 = ?
Nhẩm: 6 nghìn : 3 = 2 nghìn
 Vởy: 6000 : 3 = 2000
- Gọi HS làm miệng.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét về số dư và số chia trong các phép chia.
- Xem lại cách chia có chữ số 0 ở thương.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- 2 HS lên bảng, dưới nháp.
- HS nhận xét nêu cách chia.
- 2 HS nêu, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng, dưới nháp.
- 1 số HS nêu cách làm.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS tóm tắt.
- HS giải bảng, dưới làm vở bài tập.
2024 : 4 = 506 (kg)
2024 - 506 = 1518 (kg)
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS lần lượt nêu miệng cả bài.
Tập đọc - Kể chuyện.
Đối đáp với vua
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc.
 HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.
- Rèn kỹ năng đọc đúng 1 số từ ngữ: Truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo,....
- Hiểu nghĩa các từ ngữ giải nghĩa ở cuối bài
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có bản lĩnh.
B- Kể chuyện:
 Xếp lại các tranh theo thứ tự câu chuyện và kể lại từng đoạn câu chuyện.
 HS K- G: Kể được cả câu chuyện.
 Rèn kỹ năng nói và nghe cho HS để kể tiếp được câu chuyện, nhận xét được bạn kể.
 Giáo dục tính mạnh dạn tự tin cho HS.
GDKNS :Tự nhân thức, thể hiện sự tự tin, ra quyết định.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học.
Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
- Nêu cách trình bày quảng cáo.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc lần 1.
- HD đọc nối câu.
- Giúp HS phát âm nhhững từ khó đọc.
- HD đọc nối đọan.
* Đoạn 1:
- Giảng từ: Minh Mạng, ngự giá, xa giá.
- HD đọc ngắt đoạn 1.
* Đoạn 2:
- GV nhận xét cách đọc.
- Đoạn này đọc giọng thế nào ?
* Đoạn 3:
- Giảng từ: Đối, tức cảnh, chỉnh.
- HD cách ngắt giữa các cụm từ.
* Đoạn 4:
- Giọng đọc đoạn này thế nào ?
+ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc thầm đoạn 1.
- GV nêu câu hỏi 1 SGK.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Vua ra vế đối thế nào ?
- Câu đối lại thế nào ?
- GV có thể phân tích cho HS thấy vế đối của Cao Bá Quát hay như thế nào.
- Nội dung câu chuyện là gì ?
+ Luyện đọc lại: HS đọc lại cả bài.
- HS nghe.
- HS nghe và theo dõi SGK.
- HS nối câu đọc cả bài.
- 4 HS đọc nối 4 đoạn.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Tinh nghịch.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc lại 2 câu đối.
- HS theo dõi đánh dấu SGK.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Giọng khâm phục.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh SGK.
- 1 HS, nhận xét.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
Câu đối của Cao Bá Quát :
- Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
- Biểu lộ sự bất bình.
- Đối chọi lại vế đối của nhà vua rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời.
- Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh.
Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ.
- Gọi HS nhắc lại.
- Hướng dẫn kể chuyện.
- Yêu cầu xếp 4 bức tranh.
- Gọi HS nêu lại cách xếp.
- Gọi HS kể chuyện.
- Gọi HS kể.
- Gọi HS K- G kể cả chuyện.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Câu tục ngữ nào có 2 vế đối ?
- Về kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
- HS nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 HS nêu lại cách xếp tranh.
- 4 HS kể tiếp 4 đoạn.
- 2 HS kể, HS khác theo dõi.
Chiều : 
Toán ( tăng)
Luyện : về nhân chia số có bốn chữ số với số có một chữ số
I- Mục tiêu:
 Củng cố lại phép nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải toán.
 Rèn kỹ năng tính toán cho HS.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích học toán, tính cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 3,4.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
Bài tập 1: Đặt tính và tính.
 1486 x 2 1289 : 4
 1336 x 3 1578 : 3
 2469 x 2 2819 : 7
Bài tập 2: Tìm X.
 x : 7 = 217
 X x 9 = 2763
 X x 2 = 1846
- Yêu cầu nêu cách tìm thừa số, SBC.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
Một bếp ăn tập thể ngày hôm trước dùng hết 1215 kg gạo; hôm sau dùng bằng 1/3 hôm trước. Hỏi 2 ngày đó ăn hết bao nhiêu kg gạo ?
Bài tập 4: Một cửa hàng nhận về 2050 kg gạo. Người ta đx bán 1/5 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
- GV cho HS giải vở.
- GV cùng HS chữa bài, kết luận đúng sai.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tìm thừa số, SBC chưa biết
- Chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 2 HS chữa.
- 1 HS nêu cách thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS giải vào bảng con.
- 3 HS lên bảng chữa.
- 1 HS đọc đầu bài trên bảng, HS khác theo dõi.
- 1 HS tóm tắt, 
- 1 HS giải bảng, dưới làm vở chấm.
1215 : 3 = 405 (kg)
1215 + 405 = 1620 (kg)
- 1 HS đọc đầu bài trên bảng.
- 1 HS chữa bài trên bảng.
Tiếng Việt( tăng)
Luyện đọc, kể chuyện: đối đáp với vua.
I- Mục tiêu.
	- Luyện đọc và kể lại câu chuyện "Đối đáp với Vua"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, sinh động.
	- Khâm phục danh nhân "Cao Bá Quát".
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
 + Để đọc đúng bài tập đọc cần phải đọc với giọng như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn. Lưu ý rèn cho HSY.
+ Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Cậu bé Cao Bá Quát là người như thế nào ?
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài.
b- Kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện.
- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm đôi nối tiếp các đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò :
 - Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
 - HS chuẩn bị bài sau
- Đoạn 1: Trang nghiêm.
- Đoạn 2: Tinh nghịch.
- Đoạn 3: Hồi hộp.
- Đoạn 4: Đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục.
- Học sinh luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
-...................
-..................
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh kể nối tiếp 4 đoạn.
- Các nhóm lên kể.
- Đại diện các nhóm kể.
- 1 HS.
Câu lạc bộ
GV chuyên soạn giảng
Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
Sáng : Đạo đức
Tôn trọng đám tang (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với người thân của họ. Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
	- Biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
	- Có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi khổ của những gia đình có người vừa mất.	
II- Chuẩn bị.
	- Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- GT bài.
2- Nội dung.
a- Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
- Giáo viên đọc lần lượt ý kiến trong bài tập 3 trang 37 vở bài tập đạo đức.
Kết luận: Tàn thành các ý kiến b, c. Không tán thành các ý kiến a.
b- Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: Biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi thảo luận các tính huống trong bài tập 4 trang 38 vở bài tập đạo đức.
c- Hoạt động 3: Trò chơi "Nên và không nên"
Mục tiêu: Củng cố bài.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang.
Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình. Nêu rõ lý do.
- Các nhóm làm việc => đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận => trình bày kết quả thảo luận.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhắc lại ND bài
	- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
 Thực hiện các phép tính nhân chia các số có bốn chữ số cho số có một chữ số
 Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
 Rèn kỹ năng thực hiện phép tính và giải toán.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT4
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách giải bài 2, 3 tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:HD học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 (120):
- Gọi HS lên bảng, dưới làm vở nháp.
- Gọi HS chữa bài.
Nêu cách nhân, cách chia
Bài tập 2 (120):
- Gọi HS làm bảng, dưới làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài kết luận đúng sai.
Bài tập 4 (120):
- HD tóm tắt bài toán.
- Gọi HS giải vở.
- GV thu chấm và chữa bài và kết luận đúng sai.
Bài 3: HS K- G
3. Củng cố- Dặn dò:
- Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Qua bài học này ta củng cố được kiến thức gì?.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 4 HS lên bảng, mỗi HS 1 cột.
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS chữa 3 câu a, b, c dưới làm câu d.
- 2 HS nêu cách thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
Chiều r ...  giá 800 đồng, Tồ đưa cho cô bán hàng 5000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tồ bao nhiêu tiền.
- GV thu chấm 1 số bài và nhận xét, kết luận đúng, sai.
 Bài tập 3: GV chép bảng lớp:
Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải:
Buổi sáng: 256 kg
Buổi chiều: Gấp 3 lần buổi sáng.
Cả ngày: .... kg?
- GV cùng HS nhận xét kết luận đúng, sai.
 Bài tập 4: Dành cho HS giỏi:
 GV treo bảng phụ 
 Một bể có thể chứa được 1800 lít nước, có 2 vòi chảy vào bể; vòi thứ nhất chảy 10 phút được 40 lít; vòi thứ hai chảy 6 phút được 30 lít. Hỏi khi bể cạn cả 2 vòi cùng chảy thì bao lâu mới đầy ?
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS chú ý cách giải toán.
- Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài vào nháp, đổi bài kiểm tra chéo nhau.
- Gọi 1 HS lên chữa.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Yêu cầu HS giải bài vào vở.
- Gọi 1 HS chữa bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- GV gợi ý để HS hiểu được sơ đồ đã cho ta biết cái gì của bài toán ?
- Yêu cầu HS giải bài vào nháp, 1 HS lên đặt đề toán sau đó 1 HS lên chữa.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- GV kiểm tra bài của HS.
- Gọi 1 HS chữa bài, nhận xét.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện đọc: Mặt trời mọc ở đằng ... tây
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, rành mạch, học thuộc bài thơ.
 - Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Pu - Skin, chuyện lạ, vô lí, .....	
- Ngắt, nghỉ đúng dấu câu, đọc thơ khác văn xuôi.
	 - Hiểu được 1 số từ ngữ ở cuối bài.
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Đối đáp với vua.
- Nêu nội dung bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: + Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- HD đọc nối câu.
- HD đọc: Pu - Skin.
- HD đọc đoạn.
* Đoạn 1:
- Gọi HS nhận xét.
- Khi đọc đoạn 1 giọng đọc thế nào ?
- Gọi HS đọc lại.
* Đoạn 2:
- Đoạn 2 đọc có khác gì với đoạn 1 không ?
- Gọi HS đọc lại.
* Đoạn 3:
- Nêu cách đọc đoạn 3.
- Gọi HS đọc nối đoạn.
- GV cho HS đọc đồng thanh.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
- Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?
- GV nêu câu hỏi 1 SGK.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2.
- GV nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nêu câu hỏi 3 SGK.
- GV nhận xét kết luận đúng sai.
- Giảng từ: Thiên hạ, vô lí.
- Nội dung đoạn 1, 2 là gì ?
- GV giảng cho HS hiểu nội dung đoạn 3.
+ Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc nối 3 đoạn.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Chọn nhười đọc hay nhất.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa của bài.
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc, HS khác theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc.
- HS nối nhau đọc cả bài.
- 3 HS đọc nối 3 đoạn.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 2 HS nhận xét.
- Giọng kể nhẹ nhàng, vui.
- Giọng câu thơ đọc khác văn xuôi.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Tương tự đoạn 1 giọng vui, hài hước.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- Giọng kể nhẹ nhàng, vui.
- 1 HS đọc lại.
- 3 HS đọc, nhận xét.
- Cả lớp đọc.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Trong giờ văn.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 1 số HS trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi.
- 2 HS đọc, HS khác theo dõi.
Thực hành
I . Mục tiêu .
-HS hoàn thiện các bài tập trong ngày
- Rèn cho h/s cách tự học
- Có ý thức học tập tốt .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1.Học sinh - Hoàn thành bài viết chữ hoa R.
+ Gv cho hs quan sát chữ mẫu R.
+ Yêu cầu hs nhắc lại cách viết chữ R.
+ Gv yêu cầu hs hoàn thành bài viết chữ hoa R trong vở tập viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho hs
2.Hoàn thiện bài tập Toán:
GV lưu ý h/s cách đọc giờ với đồng hồ có chữ số La Mã
HSKTHN yêu cầu đọc giờ đúng với đồng hồ có chữ số La Mã 
3. BT dành cho HS K- G:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS bỏ que diêm đã chuẩn bị.
- GV cho HS viết: các số 10, 21, 8 với 5 que diêm.
- GV quan sát, kiểm tra.
Có 3 que diêm xếp được 5 số: 3, 4, 6, 9, 11 (III, IV, VI, IX, XI)
Bài tập 2: Thay đổi vị trí một que diêm để được phép tính đúng:
XI I X
XIII VII XX
Củng cố- Dặn dò: 
 Chôt lại các nội dung thực hành
Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 11 tháng 02 năm 2011
Sáng Ngoại ngữ 
Gv chuyên soạn giảng
Toán
Thực hành xem đồng hồ
I- Mục tiêu:
HS nhận biết về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
 Củng cố cách xem đồng hồ và rèn kỹ năng xem chính xác đến từng phút.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
Mô hình đồng hồ.
II- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc các số của bài 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: HS nghe.
b. Nội dung: Hướng dẫn cách xem đồng hồ.
- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ trong phần bài học.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ.
- Quan sát tiếp.
- Vị trí kim ngắn ở đâu ?
- Vị trí kim dài ở đâu ?
- Cho HS tính vạch ghi số từ 12 đến vị trí kim hiện tại của kim dài, được 13 phút.
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- Tương tự giới thiệu tiếp.
+ Thực hành:
Bài tập 1: Hướng dẫn làm phần đầu xác định vị trí kim ngắn, kim dài rồi nêu.
- HD làm miệng phần còn lại.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cùng HS chữa.
Bài tập 3:
- Hướng dẫn làm 1 phần.
- Yêu cầu tự làm tiếp.
- GV cùng HS chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS chú ý cách xem đồng hồ.
- HS nghe.
- HS quan sát mặt đồng hồ.
- 6 giờ 10 phút.
- HS quan sát mặt đồng hồ thứ 2.
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe cách tính.
- HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi, 1 HS nêu số giờ, phút: 2 giờ 9 phút.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS làm bài rồi trả lời.
- 1HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi cách làm.
- HS tự làm bài.
Chính tả
Nghe viết: Tiếng đàn
I- Mục tiêu:
HS nghe viết chính xác đoạn cuối bài: Tiếng đàn.
Rèn kỹ năng nghe viết đúng và đẹp, tìm được các từ có 2 tiếng bắt đầu bằng s/x
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có ý thức rèn luyện chữ viết. 
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 2.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết các từ: 
Sào rau, xông lên, dòng sông, ...
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại.
- Chi tiết nào tả cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn.
- Đoạn văn có mấy câu ?.
- Tìm những chữ phải viết hoa ?
- HD viết từ khó.
- GV cho HS viết bảng và đọc lại.
- GV đọc cho HS viết.
- GV soát lỗi và chấm.
+Hướng dẫn bài tập.
Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- Cho HS làm theo nhóm đôi.
- Gọi HS chữa bài trên bảng phụ.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Dặn HS viết sai chú ý khi viết chính tả.
- HS nghe.
- HS theo dõi SGK.
- 1 HS đọc.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Có 6 câu.
- 2 HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS đọc thầm SGK, tìm các từ, tiếng khó viết.
- HS viết bảng, đọc lại.
- HS viết bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS làm việc theo nhóm.
- 1 HS chữa.
Sinh hoạt
Kiểm đIểm nền nếp tuần 24
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong tuần của mình, của bạn.
 Hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức một buổi sinh hoạt Sao
 Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thân ái đối với bạn bè.
II- Nội dung
 Tổ chức cho HS buổi sinh hoạt dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần
- Các tổ trưởng bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần
+ Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn. Đi học đều, đúng giờ.
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, đồ dùng học tập...
 Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập
+ Học tập: Tích cực học tập, rèn luyện trong các giờ học.
 Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ nghiêm túc.
 Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: 
 Đi học đúng giờ, có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ. 
 Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
 + Lao động- TD VS :Tích cực, tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Hoạt động ngoại khoá thường xuyên, TD, ca múa hát đều dặn
* Tồn tại: - Một số bạn chưa tích cực rèn chữ viết: An, Diễn...
 - Còn nhiều bạn chưa chú ý vệ sinh cá nhân.
2. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao mừng ngày 8-3
- Duy trì mọi nền nếp lớp tốt.
- Chuẩn bị cho kế nạp Đội lần 1
- Các cá nhân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đồng phục.
- Đảm bảo tốt về sức khoẻ và ATGT.
3. Sinh hoạt Sao nhi đồng- Sinh hoạt văn nghệ
 Lớp trưởng, lớp phó tự điều hành ( Chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân)
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 
Tiếng Việt tăng 
Luyện từ và câu - Ôn: Từ ngữ về Nghệ thuật. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
	- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật. Ôn luyện về dấu phẩy.
	- Mở rộng vốn từ nghệ thuật, sử dụng dấu phẩy trong câu.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài 1: 
- Tìm các từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật thuộc các ngành.
a) Nghệ thuật ngôn ngữ: thơ,...
b) Nghệ thuật sân khấu: kịch,...
c) Nghệ thuật điện ảnh: phim hoạt hình,...
 Bài 2:
- Tìm các từ có tiến sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật. M: ca sĩ
- Tìm các từ có tiếng nhạc đướng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc. M: nhạc cụ.
 Bài 3:
- Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác các em nhỏ đã chạy ùa tới vây quanh Bác. Ai cũng muốn ngắm nhìn Bác cho thật rõ.
 Bác đi giữa đoàn học sinh tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ phòng ăn nhà bếp nơi tắm rửa.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Hoạt động nhóm theo yêu cầu của bài.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc lại toàn bộ đoạn văn.
3- Củng cố, dặn dò :
	- Nhắc lại nội dung ôn tập.
 - Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 24(4).doc