Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - GV: Bùi Thụy Ngân Hà

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - GV: Bùi Thụy Ngân Hà

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I/ Mục Tiêu: A/ Tập Đọc:

 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 HS luyện đọc đúng các từ thường sai do phương ngữ. Đọc biết phân biệt lời nói của người dẫn chuyện và các nhân vật. Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung.

2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 Hiểu các từ mới có trong bài. Nắm được cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trong luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng.

B/ Kể chuyện:

 Rèn kĩ năng nói, HS biết nhập vai từng nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện.

 Rèn kĩ ngăng nghe. Biết nghe và kể lại được câu chuyện.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - GV: Bùi Thụy Ngân Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I/ Mục Tiêu: A/ Tập Đọc: 
 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
HS luyện đọc đúng các từ thường sai do phương ngữ. Đọc biết phân biệt lời nói của người dẫn chuyện và các nhân vật. Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung.
2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu các từ mới có trong bài. Nắm được cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trong luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng.
B/ Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói, HS biết nhập vai từng nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện.
Rèn kĩ ngăng nghe. Biết nghe và kể lại được câu chuyện..
II/ Đồ Dùng Dạy Học:
Tranh MH câu chuyện.
III/ Các Hoạt Động Dạy Học:
T
G
Hoạt Động GV
Họat Động HS
1/Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
Nhận Xét- Ghi Điểm.
3/ Bài mới: GT bài – Ghi tựa.
b. Luyện đọc:
* Đọc mẫu lần 1:
-Giọng nhân vật: Giọng tâm sự, nhẹ nhàng, hồn nhiên.
* Hướng dẫn luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ:
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó.
-Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ.
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó:
- GV chú ý nhận xét- sửa sai – tuyên dương.
- Đọc bài theo nhóm đôi. HS đọc thi đua theo nhóm chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu nội dung bài.
-1HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc câu hỏi SGK.
Câu 1: Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
Câu 2:Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
Câu 3:Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
Câu 4: Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
 Câu 5:Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nại do mình gây ra? 
6/ Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
- GV chốt lại: Câu chuyện muốn khuyên các em: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình, cho người qua đường. Người lớn cũng như trẻ em cũng phải tôn trọng luật lệ giao thông, tôn trong các luệt lệ, qui tắc nơi công cộng.
-Đọc bài theo cách phân vai. Thi đua theo nhóm.
B/ Kể Chuyện:
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
-GV HD kể theo tranh vẽ: 
-Câu chuyện có mấy nhân vật?
-HS nhìn vào tranh kể theo từng đoạn câu chuyện. Chú ý lời của từng nhân vật.
-Kể thi đua theo nhóm.
-Kể thi đua từng cá nhân trước lớp.
- GV nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
4/ Củng cố- dặn dò: 
-GV hỏi lại nội dung câu chuyện.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét chung tiết học.
-HS về nhà kể lại cho mọi người trong gia đình nghe. Và xem trước bài “ Lừa và ngựa”
- 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK.
- HS lắng nghe và theo dõi
- HS đọc bài từng câu nối tiếp theo.
- Đọc trôi chảy, đúng các từ thường sai do tiếng địa phương.
 -Luyện đọc câu văn dài: Đọc từng đoạn nối tiếp theo dãy, Ngắt nghỉ đúng chỗ, dấu chấm dấu phẩy. Ở câu văn dài. Kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới trong bài: Cánh phải; cầu thủ; khung thành; đối phương; húi cua. (SGK)
-4 em một nhóm đọc và thi đọc.
-1HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời câu theo ý của mình nhưng đúng với nôi dung:
1/ Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
2/ Vì Long mãi đá bóng suýt phải tông vào xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
3/ Quang sút bóng chợt trên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khuỵu xuống.
4/Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
-Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang. Quang sợ tái cả người. Quang nhận thấy chiếc lưng còng của ông cụ sao giống ông nội thế. Quang vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa méu máo: ông ơi  cụ ơi cháu xin lỗi.
-HS tự phát biểu và rút ra bài học:
-Không được đá bóng dưới lòng đường.
-Lòng đường không phải là chỗ đá bóng.
-Đá bóng dươí lòng đường rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn cho chính mình, cho người khác.
-Phải tôn trọng trật tự nơi công cộng.
-Không được làm phiền gây họa cho người khác.
-Cử 2 nhóm thi đọc.
-1 HS nêu yêu cầu.
-HS nêu từng nhân vật. 
-HS nhìn vào tranh kể.
-2 nhóm kể thi đua.
-Thi kể từng cá nhân trước lớp.
-Lớp nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
-2 HS trả lời.
-Lắng nghe.
TOÁN
BẢNG NHÂN 7
I/ Mục Tiêu:
Giúp HS: Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng bảng nhân.
II/ Đồ Dùng Học Tập:
Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn. 
III/ Các Hoạt Động Dạy Học:
T
G
Hoạt Động GV
Hoạt Động HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV nhận xét- Ghi điểm:
3/ Bài mới:
- GT bài – ghi tựa.
- HD lập bảng nhân.
- GV dùng các tấm bìa để HD lập bảng nhân 7.(Tương tự như lập bảng nhân 6)
-HS học thuộc bảng nhân 7 tại lớp.
Luyện Tập:
 Bài 1: Tính nhẩm( SGK)
 Bài 2: Bài toán:
-HS đọc đề bài toán.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ta làm sao?
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
7
14
21
42
63
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
4/ Củng cố:
-Trò chơi: Điền số vào ô trống:
7
14
21
42
63
7
14
21
42
63
-Nhũng số trong ô trống là những số nào trong bảng nhân.
5/ Dặn dò: 
-Vê nhà học thuọc bảng nhân 7.
- 1HS lên bảng: 17 : 2 14 : 3 
- 1 HS làm bài tập 3 SGK.
- HS dùng những tấm bài có 7 chấm tròn, dưới sự HD của GV để thực hiện lần lượt từng tấm bìa, để rút ra bảng nhân 7. HS nắn vững mối quan hệ giữa phép nhân và phép tính cộng.
 7 x 1 = 7 7 x 6 = 42
 7 x 2 = 14 7 x 7 = 49
 7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 
 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
 7 x 5 = 35 7 x 10 =70
-1 số HS đọc lại bảng nhân 7.
-Thi đọc thuộc bảng nhân 7.
-Dựa vào bảng nhân HS lần lượt tính nhẩm các phép tính trong bài tập 1. HS nêu miệng.
- HS nêu YC bài toán.
-1 tuần : 7 ngày 
-4 tuần : ? ngày
-HS làm vào vở: Giải:
 Số ngày 4 tuần lễ là:
 7 x 4 = 28 ( ngày)
 Đáp số: 28 ngày
-HS nêu YC bài. Nắm được điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi.
-1 HS lên bảng làm bài 3. Cả lớp làm vở bài tập.
-1 số HS đọc thuộc lại bảng nhân.
-Đại diện 2 dãy, mỗi dãy 5 HS lên bảng, mỗi em điềm 1 số vào ô trống. Dãy nào nhanh đúng là dãy đó thắng.
-Lớp nhận xét – tuyên dương.
-Là tích trong bảng nhân 7.
THỂ DỤC
ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI.
 TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”.
I/ Mục tiêu: 
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. YC biết và thực hiện đươc động tác tương đối chính xác.
Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. YC biết và thực hiện đươc động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”, HS biết cách chơi và chơi đúng luật.
II/ Đia điểm- Phương tiện:
Học tại sân trường và chuần bị dụng cụ học môn thể dục.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động GV
TG
Hoạt động HS
1/ Phần mở đầu:
-GV nhận lớp phổ biến nội dung YC bài học.
-Yêu cầu HS khởi động.
2/ Phần cơ bản:
-Ôn tập lại ĐHĐN cho HS.
-GV theo dõi sử sai
-Học đi chuyển hướng phải trái.
-GV theo dõi sử sai
-GV điểu khiển.
-GV nhắc nhở những học thường mắc lỡi. -Sửa sai.
-Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
-GV hướng dẫn cách chơi. Nhắc nhở các em chơi phải chú ý an toàn.
3/ Phần kết thúc:
-GV cùng HS hệ thống lại bài học.
-Về nhà ôn chuyển hướng sang phải trái.
2 phút
15 phút
5 phút
8 phút
13 phút
5 phút
-HS giậm chân tại chỗ chạy dọc theo sân trường. Khởi động.
-Đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhịp.
-HS Tiếp tục ôn tập hợp hàng dọc hàng ngang dóng hàng. Thực hiện theo tổ nhóm.
-Ôn động tác đi chuyển hướng phải trái.
-HS chú ý GV HD cách chơi và chơi theo sự hướng dẫn của GV. Thực hiện như tiết trước.
-HS hát tại chỗ.
TẬP ĐỌC
LỪA VÀ NGỰA
I/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Luyện đọc đúng các từ thường sai do phương ngữ. Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (Lừa và ngựa).
Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu điều câu chuyện muốn nói với em; Bạn bè phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn. Giúp bạn nhiều khi chính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là làm hại mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh MH SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
T
G
Hoạt Động GV
Hoạt Động HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gv nhận xét- Ghi điểm.
3/ Bài mới: 
a.GT bài: - Ghi tựa.
b.Luyện đọc: 
*GV Đọc mẫu lần 1: Giọng nhân vật: Giọng, nhẹ nhàng, hồn nhiên.
* HD luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ:
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó.
-Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ.
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó:
-HS đọc theo nhóm.
-Lớp đồng thanh.
c.Tìm hiểu nội dung bài:
-GV đọc câu hỏi SGK HD HS trả lời.
-HS đọc lại toàn bài.
Câu 1: Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?
Câu 2: Vì sao ngựa không giúp lừa?
Câu 3: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Câu 4:Truyện này muốn nói với em điều gì?
-Các em có khi nào từ chối giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn không?
d.Luyện đọc lại bài:
-HD đọc diễn cảm bài.
-Thi đọc phân vai theo nhóm.
4/ Củng cố:
-Câu chuyện nói lên điều gì?
-GDTT cho HS về tính nết của mình trong cuộc sống phải biết yêu thươ ... Ổn định:
2/ Bài cũ:
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: 
-GT bài – ghi tựa.
-Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
-GV hd quan sát tranh MH.
-GV kể lần 1 (giọng vui, khôi hài)
-GV hỏi: Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
-Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
-Anh trả lời thế nào?
-GV kể lần 2.
-Yêu cầu hs thi nhau kể lại câu chuyện.
? Em có nhận xét gì về câu chuyện.
-GV chốt lại ý khôi hài của câu chuyện.
Anh thanh niên trên chuyến xe buýt không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Các em cần có nếp sông văn minh nơi cộng cộng: bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái; nam giới khỏe mạnh phải biết nhương chỗ cho người già yếu.
Bài tập 2. Hs đọc YC đề bài tập.
-GV HD HS cách tổ chức cuộc họp.
-Thảo luận và báo cáo theo tổ.
-Nhận xét tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
-GV nhận xét chung tiết học.
4/ Củng cố:
-GV hỏi lại bài.
-Giáo dục TT cho HS.
-GV nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
-3 hs đọc bài làm “ Kể lại buổi đầu đi học”
-HS đọc YC bài- đọc câu hỏi gợi ý. Chú ý nghe GV kể.
-Anh ngồi hai tay ôm mặt.
-Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
-Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
-HS chăm chú nghe.
-1 HS giỏi kể lại. Từng cặp HS tập kể.
-4 HS thi đua kể lại câu chuỵên.
-HS trả lời nhiều ý kiến khác nhau.
-HS đọc yêu câu nội dung. 1HS đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (SGK).
-HS chọn nội dung vấn đề họp. Tôn trọng luật đi đường; Bảo vệ của công; Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
-Các tổ hoạt thảo luận theo nội dung cuộc họp.
-Các nhóm báo cáo bài làm nội dung thảo luận của nhóm mình.
-Lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ,
 CHA MẸ, ANH CHỊ EM.
I/ Mục tiêu: HS hiểu:
Trẻ em có quyền được sống với gia đình có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không có nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
HS biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh MH bài học.
Các bài thơ bài hát về chủ đề gia đình.
III/ Các Hoạt Động Dạy Học:
T
G
Hoạt động gv
Hoạt động hs
1/ Khởi Động:
- Hoạt động 1:
GVKL: Mỗi người chúng ta đều có 1 gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hổ trợ và giúp đỡ.
 Hoạt Động 2:
-GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” cho cả lớp nghe. (Tranh MH)
- GVKL: Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc, ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
- Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và những người trong gia đình.
Hoạt Động 3: Đánh giá hành vi.
- GVKL: Vịêc làm của các bạn Hương (trong tình huống a), Phong (trong tình huống c) và Hồng (trong tình huống đ) là thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
-Vịêc làm của các bạn Sâm (trong tình huống b) và Linh (trong tình huống d) Là chưa thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
-GV hỏi: Các em có làm được những việc như bạn: Hương, Phong, Hồng không?
4/ Hướng dẫn thực hành.
-Yêu cầu HS tìm những bài hát, bài thơ, bài ca dao nói về tình cảm gia đình.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà học bài.
- Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau.
- HS nêu lên được nội dung bài hát.
- HS kể về sự quan tâm chăm sóc của gia đình giành cho mình trứơc lớp.
- HS hiểu được T/C và sự quan tâm chăm sóc của gia đình giành cho mình. Hiểu được giá trị được quyền sống trong gia đình.
- 1 số HS nhắc lại.
- Qua câu chyệu HS nắm được bổn phận của mình là phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em.
- HS biết đồng tình với những hành vi, vịêc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em.
-Lằng nghe GV giảng.
-HS tự trả lời.
-HS tìm bài thơ, bài hát, ca dao về tình cảm gia đình.
-HS tự vẽ ra giấy một món quà tặng cho người thân trong gia đình.
TOÁN
BẢNG CHIA 7
I Mục tiêu: Giúp HS:
Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. Thực hành chia 7 (trong bảng chia) 
Áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan.
II/ Chuẩn bị:
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III/ Lên lớp:
T
G
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC: 
3/Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ Giảng bài: Lập bảng chia 7.
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: 7 lấy 1 được mấy? 
- Hãy viết phép tính tương ứng với 7 được lấy 1 lần được 7.
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
Vậy 7 : 7 được mấy?
- HS đọc phần ghi bảng: 7 : 7 = 1
* GV gắn lên bảng 2 tấm bìa và hình thành tương tự như vậy cho đến hết bảng chia 7.
-GV hỏi và cho HS nhận xét vế SBC – SC – T trong bảng chia 7.
c/ Học thuộc lòng bảng chia7:
- HS nhìn bảng đọc ĐT bảng chia 7 vừa xây dựng được.
- YC HS tự học thuộc.
- Thi đọc thuộc bảng chia 7.
d/ Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm:
- TB YC chúng ta làm gì?
- HS suy nghĩ tự làm bài.
Bài 2: Xác định YC của bài sau đó HS tự làm.
-Hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 :5 được không? Vì sao?
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề. 
-BT cho biết gì? 
-BT hỏi gì?
-YC HS suy nghĩ và giải BT.
-Chữa bài và ghi điểm.
Bài 4: YC HS đọc đề bài.
-Sau đó tự giải.
-Chữa bài ghi điểm.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Gọi vài HS lên đọc thuộc bảng chia 7.
-Trò chơi thi nhau đố về bảng chia 7-
-Về nhà học thêm cho thuộc bài.
-HS lắng nghe.
-Được 7.
-7 x 1 = 7
-Có 1 tấm bìa.
-Phép tính: 7 : 7 = 1
- 7 : 7 = 1
-HS thực hiện theo YC của GV để hình thành bảng chia.
-HS trả lời.
-Đọc dãy các số bị chia: 7, 14, 21, 28,., 70. Và rút ra kết luận đây là số đếm thêm 7, bắt đầu từ 7.
-HS thi đọc cá nhân.
-1 HS đọc YC bài toán.
-HS nêu miệng.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
-Khi đã biết 7 x 5 = 35, ta có thể ghi ngay 35: 5 = 7 và 35 : 7 = 5, Vì lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
-HS thực hiện theo YC của GV.
Bài giải:
Mỗi hàng có số HS là:
 56 : 7 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
-1 HS lên bảng giải:
Bài giải:
Số hàng xếp được là:
 56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số: 8 hàng
-HS xung phong.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH.
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng.
Phân tích các hoạt động phản xạ.
Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
Thực hành một số phản xạ.
II/ Đồ dùng:
Các hình trong SGK.
III/ Lên lớp:
T
G
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định
2/ KTBC:
-Nêu các cơ quan thần kinh ?
-Kiểm tra một vaì vở BT của HS.
-Nhận xét đánh giá.
3/ Bài mới:
GTB: Hôm nay các em học bài Hoạt động thần kinh. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Em phản ứng như thế nào?
-YC HS thảo luận nhóm:
* Em phản ứng khi nào?
-Em chạm tay vào vật nóng.
-Em vô tình ngồi phải vật nhọn.
-Em nhìn thấy một cục phấn ném về phía mình.
-Em nhìn thấy người khác ăn chanh chua.
* Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó.
GVKL: Khi có một tác động bất ngờ nào đó tới cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng trở laị để bảo vệ cơ thể, gọi là các phản xạ. Tủy sống là trung ương thần kinh ĐKHĐPX này.
-YC HS kể thêm một vài PX khác.
Hoạt động 2: TH thử phản xạ đầu gối.
-Học tập theo nhóm sau đó trả lời câu hỏi.
-Em đã tác động như thế nào vaò cơ thể?
-Phản ứng cuả chân ntn?
-Do đâu chân có p/ư như thế?
GVKL: Nhờ có tủy sống ĐK, cẳng chân có PX với kích thích.
Hoạt động 3: Trò chơi ai p/ư nhanh.
-YC HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn.
-GVHD cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó cả lớp cùng chơi.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nêu một số p/ư mà em thường gặp trong cuộc sống?
-Nhận xét tiết học 
-Về nhà làm BT và học thuộc bài. Chuẩn bị baì sau.
-Gọi vài HS TL câu hỏi.
-HS lắng nghe nhắc lại.
-HS thảo luận trả lời theo nhóm. Các nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe và nhắc lại.
-HS chia thành các nhóm lần lượt bạn này ngồi, bạn kia thử phản xạ đầu gối.
-HS ngồi trên ghế cao, chân buông thõng. Dùng búa cao su đánh nhẹ phía dưới xương bánh chè.
-Cẳng chân bật ra phía trước.
-Do kích thích vào chân truyền qua dây TK tới tủy sống. Tủy sống ĐK chân PX.
-HS tham gia chơi tích cực.
-HS nêu 
-Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
1/ Đánh giá công tác tuần 7:
Các tổ trưởng báo cáo HĐ trong tuần qua. Sau đó GV chốt lại.
Nhìn chung so với tuần trước lớp ta tiến bộ rất nhiều cụ thể:
Ngoan, lễ phép, đi học đều.
Đến lớp có học bài và làm bài.
Tổ trực làm việc tốt.
Khen thưởng 5 bạn: 
2/ Công tác tuần 8:
Chuyển giao trực tuần cho tổ 4.
Tiếp tục truy bài đầu giờ.
Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tập văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
Vệ sinh lớp sạch sẽ.
Chuẩn bị hội thao ngày 20/11.
Kết thúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan Lop 3.doc