Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường tiểu học Lê Hồng Phong

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường tiểu học Lê Hồng Phong

Môn: Tập đọc –kể chuyện ( Tiết 22-23 )

Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

 I / Mục tiêu:

 A / Tập đọc:

- HS hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm ,sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng,buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

+Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sếu ,u sầu, nghẹn ngào.

-Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ : lùi dần, lộ rõ ,sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi,

+ Bước đầu đọc đúng các kiểu câu : câu kể, câu hỏi.

 + Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật ( đám trẻ, cụ già )

- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong lớp, trong trường và những người xung quanh.

 

doc 54 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 08
Thứ
Tên mơn dạy
Tiết 
Tên bài dạy
2
5/10
Chào cờ
Tập đọc 
Kể chuyện
Tốn
22
23
36
Các em nhỏ và cụ già.
Các em nhỏ và cụ già.
Luyện tập.
3
6/10
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tốn
Chính tả 
Đạo đức 
8
8
37
15
8
Ơn tập bài hát: Gà gáy.
Vẽ tranh: Vẽ chân dung.
Giảm đi một số lần.
Các em nhỏ và cụ già.
Quan tâm, chăm sĩc ơng bà, cha mẹ, anh chị em.(Tiết 2)
4
7/10
Thể dục
Tốn
Tập đọc
Luyện từ và câu
Tự nhiên - xã hội
15
38
24
8
15
Ơn di chuyển hướng phải, trái. Trị chơi: “Chim về tổ”.Luyện tập.
Tiếng ru.
Từ ngữ về cộng đồng. Ơn tập câu: Ai làm gì?
Vệ sinh thần kinh.
5
8/10
Tốn
Tập viết
Chính tả (Nghe- viết)
Thủ cơng
39
8
16
8
Tìm số chia.
Ơn chữ hoa G.
Tiếng ru.
Gấp, cắt, dán bơng hoa (tiếp theo).
6
9/10
Thể dục
Tập làm văn
Tốn
Tự nhiên - xã hội
Sinh hoạt
8
40
8
16
8
Đi chuyển hướng phải, trái.
Kể về người hàng xĩm.
Luyện tập.
Vệ sinh thần kinh (tiếp theo).
Sơ kết tuần 8.
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Môn: Tập đọc –kể chuyện ( Tiết 22-23 ) 
Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I / Mục tiêu:
 A / Tập đọc:
- HS hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm ,sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng,buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
+Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sếu ,u sầu, nghẹn ngào. 
-Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ : lùi dần, lộ rõ ,sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi,
+ Bước đầu đọc đúng các kiểu câu : câu kể, câu hỏi. 
 + Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật ( đám trẻ, cụ già )
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong lớp, trong trường và những người xung quanh.
 B / Kể chuyện:
- HS năm được nội dung câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” và kể lại được.
-Rèn kỹ năng kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- GDHS biết quan tâm đến mọi người xung quanh
II/Phương tiện: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 III / Hoạt động dạy – học: 
TẬP ĐỌC
 1 / Bài cũ : 
-2 HS lên học thuộc lòng bài : 
- Bé bận những việc gì?
H:Vì sao mọi người ,mọi vật vật bận mà vui ? 
-Nhận xét – ghi điểm.
 2/ Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b.Luyện đọc:
-GV đọc diễn cảm toàn bài 
*Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. 
+Viết lên bảng các từ khó.HS đọc CN-ĐT 
-Đọc từng đoạn trước lớp .
+5HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài. Gv k/hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi. 
-Yêu cầu 2 HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. 
-Đọc từng đoạn trong nhóm. 
+Mỗi nhóm 5HS ,lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
-5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài. 
-1HS đọc cả bài. 
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Lớp đọc thầm đoạn 1 và2. 
H:Các bạn nhỏ đi đâu? 
H:Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ dừng lại? 
H:Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
H:Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ? 
-Lớp đọc thầm đoạn 3 và4. 
H: Ông cụ gặp chuyện gì buồn? 
-HS thảo luận cặp đôi và trả lời.
H:Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? 
-1HS đọc đoạn 5. 
-Trao đổi theo nhóm để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK. 
H:Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
-Gv nhận xét chốt lại nội dung bài.
d.Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu lại bài. 
-Yêu cầu HS luyện đọc theo vai. 
-4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2,3 ,4 ,5. 
–6HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai. 
–2 –3 nhóm thi đọc 
-Tuyên dương nhóm đọc tốt.
KỂ CHUYỆN 
-1HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện
H:Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ,em cần chú ý gì về cách xưng hô? 
- Bận. 
-Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, bận khóc, cười, nhìn ánh sáng...
-Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui, vì bận rộn luôn chân tay, con người sẽ khỏe mạnh hơn, vì làm được việc tốt người ta sẽ thấy hài lòng về mình, vì nhờ lao động con người thấy mình có ích, được mọi người yêu mến.
-Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học bài:Các em nhỏ và cụ già
- Lùi dần, lộ rõ ,sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi
-Các bạn nhỏ về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ . 
-Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi,cặp mắt lộ vẻ u sầu . 
-Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau.Có bạn đoán cụ bị ốm,có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ. 
-Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
-Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ./ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện./ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
+Những đứa trẻ tốt bụng. 
+Chia sẻ. 
+Cám ơn các cháu.
-Con người phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
-Sự quan tâm ,giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
-Xưng hô là ( tôi, mình, em ) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện.
 *Kể mẫu:
 -GV chọn 3HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- HS 1 kể đoạn 1,2.HS 2 kể đoạn 3. HS 3 kể đoạn 4,5. 
-Lớp theo dõi và nhận xét.
 * Kể theo nhóm: 
-Mỗi nhóm 3HS ,lần lượt từng HS kể 1đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
* Kể trước lớp: 
-2 –3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
-1HS kể lại câu chuyện trước lớp. 
-Tuyên dương HS kể tốt nhất. 
3/ Củng cố :
H: Ông cụ gặp chuyện gì buồn? 
H:Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? 
H:Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
H:Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ?
-Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ./ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện./ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
-Biết quan tâm giúp đỡ người khác.
-GV nhận xét tiết học.
4/Dặn dò:
 -Về nhà tập kể lại và kể cho mọi người nghe.Đọc bài và TLCH cuối bài
- Xem trước bài:Tiếng ru.
**********************
Môn: Toán : ( Tiết:36 )
Bài: LUYỆN TẬP
 I / Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố về phép chia trong bảng chia 7. Tìm 1/7 của một số.
-Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân 7vào giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
-GD HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 II/ Hoạt động dạy –học: 
1 / Bài cũ :
-3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 7. 
-1 HS lên giải bài 3 VBT
-Nhận xét –ghi điểm HS
2 / Bài mới : 
a.Giới thiệu bài –ghi đề
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : Hs nêu y/c của bài
-4HS lên bảng làm 
- Lớp làm bảng con.
H:Khi đã biết 7x8 =56, có thể ghi ngay kết quả của 56 :7 được không?Vì sao? 
b / HS đọc từng cặp phép tính trong bài. 
-4HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con. 
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
-1HS đọc yêu cầu
-4HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở
-Nhận xét –ghi điểm HS.
 Bài 3: 1HS đọc đề 
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở.
H:Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 chia cho 7? 
-Chữa bài và ghi điểm HS. 
Bài 4: -1HS đọc yêu cầu của bài.
H:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
H:Hình a, có tất cả bao nhiêu con mèo? 
H:Muốn tìm 1/7 số con mèo trong hình a ta phải, làm thế nào? 
H:Muốn tìm 1/ 7 số con mèo trong hình b, em làm như thế nào? 
- HS làm phiếu BT
- GV chấm 1 số phiếu – Nhận xét 
Bài 3: Giải: 
 Số lít dầu mỗi can có là :
 35 : 7 = 5 ( lít )
 Đáp số : 5 lít
-Để nắm vững các kiến thức đã học .Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học bài:Luyện tập
Bài 1 : Tính nhẩm 
7 x 8 =56 7 x 9= 63 7x 6=42 
 7 x 7=49
56:7= 8 63:7=9 42:7= 6 49:7=7
-Khi đã biết 7x8 =56 có thể ghi ngay 56:7=8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
70:7=10 28:7=4 30:6=5 18:2=6
63:7=9 42:6=7 35:5= 7 27:3=9
14:7=2 42:7=6 35:7=5 56:7=8 
Bài 2: 
-28 7 -35 7 -21 7 
 28 4 35 5 21 3 
 0 0 0 
-42 7 -42 6 -25 5 
 42 6 42 7 25 5 
 0 0 0 
Bài 3: 
 Giải: 
 Số nhóm chia được là:
 35: 7 = 5 ( nhóm )
 Đáp số :5 nhóm.
-Vì có tất cả 35 HS ,chia đều thành các nhóm mỗi nhóm có 7 HS .Như vậy số nhóm chia được bằng tổng số HS của 1 nhóm. 
Bài 4: 
-Tìm 1/7 số mèo có trong mỗi hình. 
-Hình a, có tất cả 21 con mèo. 
-Một phần bảy số con mèo trong hình a, là: 21 : 3 = 7 ( con mèo )
- Khoanh vào 3 con mèo ở hình a.
- 1/7 số con mèo trong hình b, là: 
14 : 7 = 2 ( con mèo ) 
-Khoanh vào 2 con mèo.
3/ Củng cố :
-Gọi HS học thuộc bảng chia 7.
-Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào? 
Ta lấy số đó chia cho số phần 
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập trong VBT
-Chuẩn bị bài
Giảm đi một số lần.
*********************
Chiều thứ hai,ngày 3 tháng 10 năm 2011
Môn: Đạo đức (Tiết 8)
Bài:QUAN TÂM CHĂM SÓC
 ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T2)
I / Mục tiêu:
	- Giúp HS hiểu
 	-Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
 	+Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
	- R ...  lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS làm việc theo cặp: Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý. 
-5 - 6 HS kể ,lớp theo dõi và nhận xét.
-Nhận xét, bổ sung vào bài kể của HS.
 Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-Anh thanh niên ích kỉ, không muốn nhường chỗ cho người khác, lại giả vờ lịch sự: Không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Kể về người hàng xóm
 Bài 1: 
-Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao? 
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
- GV nhắc học sinh chú ý:
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc bài trước lớp. 
 -Nhận xét bài viết của HS. 
- Các em viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. Có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
3 /Củng cố : 
H. Khi kể về người hàng xóm em cần kể những gì?
-Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 
Oân tập
************************
Môn: Tự nhiên –xã hội( Tiết 16)
Bài: VỆ SINH THẦN KINH (TT)
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
 -Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
 -Lập và thực hiện được thời gian biểu hàng ngày.
 -GD HS có ý thức sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,... một cách hợp lí.
II/Phương tiện:Bảng mẫu một thời giân biểu, giấy bút cho các nhóm.
II/ Hoạt động dạy –học:
 1/ Bài cũ: 
-Thu vở bài tập về nhà của HS. 
–2 HS lên bảng. 
H:Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh? 
-Nhận xét–đánh giá câu trả lời của HS.
 2 /Bài mới : 
a.Giới thiệu bài –ghi đề
b.Hoạt động1 :
-HS tiến hành thảo luận theo nhóm và ghi lại kết quả ra giấy. 
H:Các thành viên trong nhóm đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ? 
H:Theo em ,một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng ,từ mấy giờ đến mấy giờ? 
H:Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh? 
H:Để ngủ ngon em thường làm gì? 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung nhận xét.
-GV k/ luận, ghi một số ý chính lên bảng.
c.Hoạt động2: 
Bước 1: Hoạt động cá nhân
-GV phôtô sẵn thời gian biểu trong SGK và phát cho HS. 
-Mỗi cá nhân HS nhận 1 phiếu, điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu. 
-Sau 3 phút, HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận cặp đôi.
-Đại diện 3 –4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân hoặc bạn bên cạnh. 
Bước 2: Hoạt động nhóm. 
H:Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? 
H:Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để làm gì ? 
-HS đại diện các nhóm trình bày kết qủa.
-Nhận xét ,bổ sung. 
-Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh. 
-Hôm nay chúng ta học bài: Vệ sinh thần kinh
Thảo luận.
-Thức dậy lúc 6 giờ sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối.
-Một ngày mỗi người nên ngủ 7 –8 tiếng , từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.
-Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khẻo mạnh.
-Em thường ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp.
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Thực hành lập thời gian biểu cá nhân.
-Chúng ta phải lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học. 
-Để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cơ quan thần kinh. 
* Kết luận: 
Khi thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách có khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao được hiệu quả công việc, học tập.
3 / Củng cố :
H:Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh? 
H:Để ngủ ngon em thường làm gì? 
-Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khẻo mạnh.
-Em thường ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp.
-Giáo viên gọi 2 học sinh đọc mục: Bạn cần biết, trong SGK.
- Aên, ngủ, học tập, làm việc........ để giữ gìn cơ quan thần kinh.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập ở vở bài tập TN-XH 
- Chuẩn bị bài 
Ôn tập và kiểm tra.
*******************************
Chiều thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2011
Luyện toán
Bài: LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu:
-Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính.
+Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với số có một chữ số. xem đồng hồ.
-Rèn KN tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính làm , nhân (chia) số có hai chữ số với số có một chữ số. xem đồng Hồ nhanh, chính xác cho HS.
-GD HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 II /Hoạt động dạy –học:
A.kiểm tra
-Cho học sinh nêu lại bài buổi sáng
-Nhận xét phần Kt
B.bài mới
1.GTB: Gv ghi đề
2.Cho học sinh làm vở Bt
Bài 1: học sinh nêu Y/c Bt
-Gv hướng dẫn học sinh làm
-Nhận xét sửa sai
Bài 2: học sinh nêu Y/c Bt
-Gv hướng dẫn học sinh làm
-Nhận xét sửa sai
Bài 3: học sinh nêu Y/c Bt
-Gv hướng dẫn học sinh làm
-Nhận xét sửa sai
Bài 4: học sinh nêu Y/c Bt
-Gv hướng dẫn học sinh làm
-Nhận xét sửa sai
Bài 1: tìm x.
X + 15 =20
X = 20 – 15
X = 5
x - 18 =16
X = 16 +18
X = 34
72 - x =50
X = 72 – 50
X = 22
X 7 =42
X = 42 : 7
X = 6
X : 7 =5
X = 5 7
X = 35
49 : x =7
X = 49: 7
X = 7
36 -X =14
X = 36 – 14
X = 16
24 : X =6
X = 24: 6
X = 4
28 : x =20
X = 28 – 20
X = 8
Bài 2: tính.
 36
 X 4
144
 50
 X 3
150
 22
 X 4
144
 36
 X 6
216
 35
 X 4
140
64 2 
 6 32 
 04 
 4 
 0 
 96 3 
 9 32 
 06 
 6 
 0 
60 3
6 20
0
88 4
8 22
08
 8
 0
Bài 3: Giải
Cửa hàng còn lại số đồng hồ là:
24 : 6 = 4( đồng hồ)
Đáp số: 4 đồng hồ
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số dư trong phép chia 38 : 5 là:
C
A.1 B. 2 .3 D. 4
 *********************
RènTập làm văn
Kể về người hàng xóm
I/ Mục tiêu:
- Hs nghe kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.-
- Biết viết lại những điều mình kể thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớpviết 4 câu hỏi gợi ý.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. 
Gv giúp Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn: 
+ Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm gia đình em đối với người hàng xóm thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gai đình em thế nào
- Gv mời 1 Hs khá kể lại.
- Gv rút kinh nghiệm
- Gv mời từng cặp Hs kể. 
- Gv mời 3 – 4 hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
* Hoạt động 2: Từng Hs làm việc. 
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Sau đó Gv mời 5 Hs đọc bài.
- Gv nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bài 2:
. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn kể về người hàng xóm mà em quý mến:
 Người hàng xómem... nhất là bácCúc. Năm nay bác khoảng chừng....tuổi. Bác Cúc làm việc ở.... Mọi người trong gia đình em đều...bác. Nhiều hôm rãnh rỗi, em thường theo...sang nhà bác ...rất vui vẻ. Bác Cúc cũng rất...gia đình em. Hôm nào có món gì ngon , bác thường.....Bác hay....em về việc ....và....cho em nhiều điều tốt.
Từ cần điền.
Quý mến, 50 tuổi, công ti may mặc Thắng lợi, yêu mến, mẹ, nói chuyện,( chơi đùa), quý, mang sang cho, hỏi thăm, học hành , chỉ bảo.
IIII. củng cố ,dặn dò
-GV hệ thốnglại bài học.
- Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học bài, xem và chuẩn bị bài học sau.
***************************
SINH HOẠT
TUẦN 8
 I / Mục tiêu:
-Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của bản thân mình trong tuần qua để có hướng khắc phục trong tuần tới.
-Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê cao .
 II / Nội dung sinh hoạt:
 - Tổ trưởng của 3 tổ lên nhận xét ,đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
 -Tuyên dương các bạn tốt, phê bình các bạn chưa tốt trong tuần.
 -Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chunng.
 -GV nhận xét, bổ sung.
 1/ Đạo đức:
 -Đa số các em ngoan , lễ phép với thầy cô giáo và người lớn.
 -Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp quy định.
 2/ Học tập:
 -Các em đã ý thức được việc học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đến lớp chăm chú nghe cô giảng bài và phát biểu bài sôi nổi.
 -Bên cạnh đó còn rải rác một số em chưa chịu khó học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 3/ Kế hoạch tuần 9:
- Giáo dục học sinh tự học bài, làm bài, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Nhắc nhở học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm trong giờ chơi.
- Thi đua học tập, rèn luyện đạo đức dành nhiều điểm giỏi.
- Đi, về phải thực hiện đúng luật giao thông.
- Học và ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ I hai môn tiếng việt và toán.
 -Tiếp tục thu các khoản tiên theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop tuan 8 2 buoi theo CKTKN.doc