Giáo án Lớp 4 Tuần 27 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 27 - Hoàng Thị An

Tập đọc:

Dù sao trái đất vẫn quay !

I.Mục tiêu:

 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, Ga-li-lê; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

 - Rèn luyện tính dũng cảm, kiên trì vượt qua khó khăn.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê (sgk)

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ” - Trả lời câu hỏi của bài.

 ? Nêu nội dung bài ?

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1062Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 27 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai
Ngày soạn : 12 / 3 / 2010
Ngày dạy : 15 / 3 / 2010
Tập đọc:
Dù sao trái đất vẫn quay !
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, Ga-li-lê; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
 - Rèn luyện tính dũng cảm, kiên trì vượt qua khó khăn.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê (sgk)
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ” - Trả lời câu hỏi của bài.
 ? Nêu nội dung bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc bài.
 - H chia đoạn: 3 đoạn : 
 + Đ1: ...chúa trời: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
 + Đ2: ... gần bảy chục tuổi: Ga-li-lê bị xét xử.
 + Đ3: còn lại: Ga-li-lê bảo vệ chân lí.
 - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:
 + Hướng dẫn đọc từ khó: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, xung quanh, sửng sốt. 
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới sgk.
 - H luyên đọc đoạn theo nhóm đôi.
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
Đoạn 2: 1 H đọc;
 ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? (... ủng hộ tư tưởng ...)
 ? Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông ?
Đọc thầm toàn bài:
 ? Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?(...dám nói ngược ...)
 ? Nêu nội dung của bài ? (Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.)
*Luyện đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn - Gv hướng dẫn H tìm giọng đọc đúng.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Chưa đầy một thế kỉ sau ... vẫy quay !”:
 + Gv đọc mẫu - Hướng dẫn đọc - H luyện đọc theo nhóm 2 - thi đọc.
 ? Em thích câu văn nào nhất ? Vì sao ? Đọc thể hiện ?
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ?
 ? Em học tập được điều gì qua bài đọc ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
_____________________________
Chính tả (Nhớ-viêt):
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I.Mục tiêu:
 - Nhớ -viết đúng bài chính tả; biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
 - Làm đúng BT chính tả phương ngữ 2a.
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ to. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Gv đọc 2 H viết bảng những từ ngữ có vần in / inh. 
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nhớ-viết:
 - 1 H đọc yêu cầu của bài viết chính tả - Đọc thuộc 3 khổ thơ cuối của bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - H theo dõi sgk, H đọc thầm .
 - H chú ý những từ khó, cách trình bày. 
 - H gấp sgk - nhớ lại - H viết bài, dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu: 
 - H làm vào vở.
 - H đọc thầm - Trao đổi nhóm 2.
 - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - Các nhóm làm bài thi đua.
 - Lớp nhận xét - Gv bổ sung .
Bài 3a: H đọc thầm đoạn văn - xem tranh minh hoạ. (Nếu còn thời gian)
 -H làm vở bài - nêu kết quả - Gv chấm 5 bai, nhận xét: sa mạc - xen kẻ.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Tìm 5 từ có âm s/ x.
 - Ghi nhớ những từ đã luyện tập.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
__________________________________
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào ?
 - 1 H : Tính: 	 : + ; x - 
 - Lớp làm vở nháp: 11 : ; 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1: (137): H nêu yêu cầu:
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài - Gv chú ý rèn H yếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất .
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Hướng dẫn H lập phân số rồi tìm phân số của một số.
 Bài giải: a. Phân số chỉ ba tổ học sinh là 
 b. Số H của ba tổ là: 32 x = 24 (bạn)
 - H chữa bài lên bảng.
 - Lớp dổi chéo bài kiểm tra, nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 3: H đọc đề : (H khá, giỏi)
 - Lớp giải vào vở - Gv chấm bài - nhận xét.
 - 1 H chữa bài: 32 850 : 3 = 10 950 (l)
32 850 + 10 950 = 43 800 (l)
56 200 + 43 800 = 100 000 (l)
 - Lớp nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Ba
 Ngày soạn : 13 /3 / 2010
Ngày dạy : 16 / 3 / 2010
Toán:
Kiểm tra định kì (Giữa học kì II)
Đề do trường ra
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Câu khiến
I.Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. 
 - Biết nhận diện câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, nói với anh chị hoặc với thầy cô (BT3). (H khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong sgk (BT2. mục III); đặt được 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau (BT3))
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ (Bài tập 1-nhận xét) 
- Bốn băng giấy. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? 1 H chữa bài tập 2 tiết trước. ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét: 
Bài 1, 2: H nêu yêu cầu: 
 - Gv treo bảng phụ viết sẵn các câu khiến.
 ? Nêu tác dụng, dấu hiệu của các câu trên ?
( “Mẹ mời ... cho con” . Tác dụng: dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào; dấu hiệu có dấu chấm than ở cuối câu.)
Bài 3: H nêu yêu cầu: 
 - H tự đặt câu - 6 H của 2 dãy lên bảng viết mỗi bên 3 câu (1 em 1 câu).
 - Lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
 Chú ý: - Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu, đề nghị ... nhẹ nhàng.
 - Đặt dấu chấm than ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu, đề nghị ... mạnh mẽ.
 Ví dụ: Cho mình mượn quyển vở của cậu với.
 	 Nam ơi ! Cho tớ mượn quyển vở của bạn với !
 c. Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc ghi nhớ.
 ? Lấy ví dụ minh họa ?
 d.Luyện tập”
Bài 1: 4 H nối tiếp nêu yêu cầu:
 - Trao đổi nhóm 2 - Gv phát 4 băng giấy (mỗi băng viết một đoạn văn) 
 - 4 H gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn - sau đó trình bày với giọng phù hợp.
 a. Hãy gọi người...
 b. Lần sau, khi nhảy múa ... nhé ! Đừng ... boong tàu !
 c. Nhà vua ... Long Vương !
 d. Con đi chặt ..., mang về đây cho ta.
Bài 2: Gv nêu yêu cầu: (H Khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong sgk)
 - GV phát giấy cho 4 nhóm - Các nhóm làm vào giấy.
 - Trình bày, nhận xét, bổ sung.
Bài 3: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi đặt được 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau )
 - H làm vào vở.
T. Lưu ý: Đặt câu khiến phải phù hợp đối tượng.
 - Gv chấm bài 1 tổ - Nhận xét.
 - 1 số H trình bày. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn thành bài.
 ? Thế nào là câu khiến ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Địa lí:
Người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền Trung
I.Mục tiêu:
 - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Trình bày 1 số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,....
 (H khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: do khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.)
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ dân cư Việt Nam.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung có nhều đồng bằng nhỏ hẹp ?
 ? Vì sao khí hậu giữa 2 khu vực của miền Trung có sự khác biệt ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động:
1.Dân cư tập trung khá đông đúc:
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - H quan sát bản đồ dân cư Việt Nam.
 - Gv nêu số dân các tỉnh miền Trung.
 ? ở miền Trung, giữa vùng biển và vùng núi Trường Sơn thì vùng nào dân cư đông hơn ?
 ? So với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở dây như thế nào ? (không đông bằng dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ)
 ? Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở duyên hải miền Trung ?
 - Các nhóm thảo luận - nêu - Lớp nhận xét.
T.Trang phục của người Kinh, Chăm mặc hằng ngày giống nhau như áo sơ mi, quần dài để tiện cho lao động sản xuất.
2.Hoạt động sản xuất của người dân:
 - Làm việc cả lớp:
 ? Ghi nhanh các ảnh từ hình 3- hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất ?
 - Gv kẻ bảng: H điền 4 cột tương ứng với các ảnh H quan sát - thi đua điền đúng, nhanh.
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
Ngành khác
- lúa, mía
- Gia súc ( bò)
- Đánh cá, nuôi tôm
- muối.
 - 2 H nêu kết quả.
 - 1 H đọc bảng (sgk-140)
 - 4 nhóm trình bày lần lượt từng ngành sản xuất - điều kiện để sản xuất từng ngành.
H khá, giỏi: 
 ? Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối ? ( do khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu các dân tộc sống tập trung ở đồng bằng duyên hải miền Trung ? Dân tộc nào sống chủ yếu ở đây ?
 ? Nêu những hoạt động sản xuất của người dân vùng này ?
 ? Để miền Trung nói riêng và môi trường biển nói chung có điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản thì chung ta cần phải làm gì cho môi trường ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ tư
Ngày soạn: 13 / 3 / 2010
Ngày dạy : 17 / 3 / 2010
Toán:
Hình thoi
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - T. Bảng phụ. 4 thanh nhựa (Bộ lắp ghép kĩ thuật), Bộ đồ dùng học Toán.
 - H: Giấy kẻ ô vuông, thước, kéo, 4 thanh nhựa (Bộ lắp ghép kĩ thuật)
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Gv nhận xét bài kiểm tra - Đọc điểm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hình thành biểu tượng về hình thoi:
 - Gv và H cùng ghép mô hình hình vuông (H quan sát Gv thực hiện) - Vẽ lại mô hình hình vuông lên bảng, vở, giấy - H quan sát. 
T. “Xô” lệch hình vuông trên thành một hình mới - vẽ mô hình hình mới lên bảng. 
 - H quan sát làm theo mẫu, nhận xét.
T. Hình mới này gọi là hình thoi – Giới thiệu bài – (Bg) 1: Hình thành biểu tượng hình thoi:
 ? Trong thực tế, em biết hình thoi dùng làm gì hay những đồ vật nào được làm có dạng hình thoi ?
 - H quan sát hình vẽ trang trí sgk - Gv vẽ lên bảng ... ch hình chữ nhật vừa tạo thành ?
 ? Nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình ?
 ? Nêu công thức tính diện tích hính thoi ABCD ?
Sht = 
 ? Nêu quy tắc tính diện tích hình thoi ? H nhắc lại.
 c.Thực hành:
Bài 1(142): H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất : a. 6 cm2 b. 14 cm2
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vở - 1 H chữa bài. 
 - 1 H chữa bài lên bảng - GV chấm bài 1 tổ.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả: a. (5 x 20) : 2 = 50 dm2; 
 	 b. (4 x 15) : 2 = 30 dm2
Bài 3: H nêu yêu cầu: Tính: (Nếu còn thời gian) 
 - H làm vở - 2 H làm phiếu.
 - Lớp nhận xét : a. S b. Đ 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ? 
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Tập làm văn:
Miêu tả cây cối
 (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
 - Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong sgk. (hoặc đề bài do Gv lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
 - H biết chịu khó, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ: viết dàn ý, đề bài của bài văn miêu tả cây cối.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Đề bài: 
 - Các đề bài ở sgk và tham khảo một số đề bài sau: Gv treo bảng phụ:
 1. Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
 2. Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 3. Em thích nhất loài hoa nào nhất ? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 - 1 H đọc đề bài .
 c.H viết bài: 
T. Nhắc H: Chọn đề, phân tích đề, viết nhanh dàn ý	 ra vở nháp, viết vào vở. Chú ý cách trình bày, dùng từ đặt câu, lỗi chính tả...
 - Hoàn thành bài vào vở.
 d. Thu bài:
 - Gv thu bài - chấm .
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Tiếp tục hoàn thành bài viết cho hay hơn. 
_____________________________
Luyện từ và câu:
Cách đặt câu khiến
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). 
 - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). H khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bút màu đỏ, 3 băng giấy, 3 khổ giấy rộng.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Thế nào là câu khiến ? ví dụ ?
 ? Tìm và đọc 3 câu khiến ở sgk Tiếng Việt hoặc Toán ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét: 
 H nêu yêu cầu: 
 ? Hãy chuyển câu kể “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” thành câu khiến theo 4 cách (sgk)
 - H làm bài - Gv dán 3 băng giấy - 3 H chuyển theo 3 cách khác nhau.
 - H đọc lại theo giọng điệu phù hợp .
Cách 1: Nhà vua/ hãy (nên, phải, đừng, chớ ) / hoàn gươm lại cho Long Vương !
Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương / đi, thôi. nào.
Cách 3: Xin/ mong / nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương .
Cách 4: 1- 2 H đọc lại câu “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” Câu khiến nhờ giọng điệu.
Lưu ý: - Những yêu cầu, đề nghị mạnh (có: hãy, đừng, chớ) ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu (!). Những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng thì cuối câu nên dùng dấu (.)
 - Có thể dùng phối hợp các cách:
+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương !
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương .
+ Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi !
 c. Phần Ghi nhớ:
 - Nêu 4 cách đặt câu khiến.
 - 3 H đọc ghi nhớ.
 d. Luyện tập:
Bài 1: 1 nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở bài tập - Gv phát 4 băng giấy cho 4 H viết 1 câu kể. 
 - H dán băng giấy - Lớp nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: Gv nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở.
 - Gv chấm 5 bài - Nhận xét.
 - H trình bày, nhận xét, bổ sung.
Bài 3, 4: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở.
 - Gv chấm bài 1 tổ - Nhận xét.
 - 1 số H trình bày. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn thành bài.
 ? Thế nào là câu khiến ?
 ? Có mấy cách đặt câu khiến ? Khi sử dụng câu khiến trong giao tiếp em phải chú ý điều gì ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
__________________________________
Lịch sử:
Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
I.Mục tiêu:
 - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà cửa, cư dân ngoại quốc,...). 
 - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh vè các thành thị này.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập của học sinh.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Mô tả cuộc hành trình khai khẩn đất hoang ở cuối thế kỉ XVI ? 
 ? Cuộc khẩn hoang có tác dụng gì ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
T.Thành thị: Thành thị giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương ngghiệp phát triển.
 - Gv giới thiệu bản đồ địa lí Việt Nam - H đọc sgk. 
 ? Xác định trên bản đồ vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ?
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân:
 ? Đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ?
 - Điền vào bảng thống kê - Dựa vào bảng thống kê và sgk mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An thế kỉ XVI-XVII ?
Đặc điểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu á.
Lớn bằng thị trấn ở một số nước chân á.
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
- Ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập. Nhiều phố phường.
Phố Hiến
- Các cư dân từ nhiều nước đến ở.
- Trên 200 nước nhà.
- Nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
- Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành thị này.
- Phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong.
-Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
 ? Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào cuối thế kỉ XVI-XVII ?
 ? Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
 3.Củng cố, dặn dò:
 - H đọc bài học.
 ? Xác định vị trí Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ Việt Nam ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Sáu
Ngày soạn : 14 / 3 / 2010
Ngày dạy : 19 / 3 / 2010
Toán:
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 - Tính được diện tích hình thoi.
 - H cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học:
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?
 - 1 H : Tính: Diện tích hính thoi biết độ dài của hai đường chéo: 
 6 cm và 1 dm ?
 - Lớp làm vở nháp. 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(143): H nêu yêu cầu:
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất :
 a. ( 19 x 12 ) : 2 = 114 (cm2)
 b. Đổi 30 cm = 3 dm hoặc 7 dm = 70 cm
 (3 x 7) : 2 = (dm2)	 (30 x 70) : 2 = 1 050 (cm2)
Bài 2: H đọc đề bài::
 - Lớp làm vở . 
 - 1 H chữa bài lên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả: (14 x 10) : 2 = 70 (cm2)
Bài 3: H nêu yêu cầu: 
 - H nêu cách xếp.
 ? Xác định độ dài của 2 đường chéo hình thoi - Tính diện tích hình thoi.
 - H làm vở - 2 H làm phiếu - Lớp nhận xét.
 - Gv chấm bài - nhận xét, chốt.
Bài 4: Thực hành gấp giấy (nếu còn thời gian).
 - H gấp theo sgk.
 - Đối chiếu hình đã gấp với các đặc điểm của hình thoi (sgk)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ? 
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Tập làm văn:
Trả bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sữa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của Gv. (H khá, giỏi biết nhận xét và sữa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động).
 - Nhận thức được bài hay của bạn.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập để H thống kê lỗi và sữa chữa : 25 tờ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Gv nhận xét chung:
 - Gv ghi đề - H đọc đề.
 - Gv nhận xét kết quả làm bài: 
 + Những ưu điểm chính:
 + Những hạn chế:
 - Thông báo kết quả:
 c.Hướng dẫn H chữa bài:
 - Gv phát phiếu học tập cho H.
 - H đọc lời nhận xét của Gv trong bài - xem những lỗi Gv chỉ rõ.
 - Viết vào phiếu:
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Lỗi
Sữa lỗi
Lỗi
Sữa lỗi
 - Đổi chéo phiếu - kiểm tra.
 - Lớp nhận xét - 2 H chữa bài lên bảng.
 d.Hướng dẫn H học tập những đoạn, bài văn hay:
 - Gv đọc những đoạn, bài văn hay.
 - H trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay của đoạn, bài văn.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Giáo dục an toàn giao thông
I.Mục tiêu:
 Giúp H biết:
 - Về các phương tiện giao thông công cộng và những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn khi đi tàu xe. 
 - Có ý thức tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền mọi người có ý thức tham gia giao thông an toàn.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh , ảnh sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Mô tả biển báo cấm đậu, cấm rẽ trái, rẽ phải khi tham gia giao thông đường thuỷ ?
 ? Khi tham gia giao thông đường thuỷ em cần chú ý điều gì ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các phương tiện giao thông công cộng :
 - H quan sát hình sgk.
 ? Kể tên các loại phương tiện giao thông mà em biết ? 
 ? Những phương tiện nào gọi là phương tiện giao thông công cộng ? 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về những điều cần nhớ để tham gia giao thông an toàn: 
 a.Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn khi đi tàu, xe: 
 - H quan sát hình sgk:
 ? Các bức tranh chụp cảnh gì ? 
 ? Khi ở nhà ga, bến tàu, bến xe chúng ta cần có thái độ như thế nào ? 
 ? Khi lên xuống xe em cần chú ý điều gì ? 
 ? Khi ngồi trên ghế ô tô hoặc tàu hoả em cần nhớ điều gì ?
 b. Ghi nhớ:
 - H nêu ghi nhớ của bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Theo em khi tham gia giao thông đường bộ có những nguy hiểm nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc