Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Buổi chiều

 KHOA HỌC

 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

I – MỤC TIÊU:

- Củng cố về mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.

- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.

- Giáo dục lòng ham tìm hiểu khoa học.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

HS: Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại ( đồng, nhôm, sắt ) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ .

GV: Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây, ghim giấy, một số loại công tắc).

- Hình trang 94,95,97 SGK

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn 22/2
 Thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2007
 Khoa học
 Lắp mạch điện đơn giản
I – Mục tiêu:
- Củng cố về mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- Giáo dục lòng ham tìm hiểu khoa học.
II - Đồ dùng dạy – học:
HS: Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại ( đồng, nhôm, sắt ) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ .
GV: Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây, ghim giấy, một số loại công tắc).
- Hình trang 94,95,97 SGK
III – Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
Gv Nêu vai trò của điện trong cuộc sống của con người?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 B. Bài mới (32’)
1. Giới thiệu bài (2’)Gv sử dụng các đồ dùng gt bài 
2. Tìm hiểu bài : (26’)
Hoạt động 2: Làm thí nghiệp phát hiện vật dẫn điện
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn hoặc cách điện.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Cho 2 nhóm làm phiếu khổ to
Các nhóm là thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
- HS rút ra kết luận mục “ Bạn cần biết”
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện
- HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện
HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp ( có thể sử dụng cái ghim giấy)
3 .Củng cố: (3’)
Nhận xét tiết học
Dặn thực hành lắp mạch điện đơn giản
Chuẩn bị cho bài sau: Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện an toàn tiết kiệm.
 Toán *
 Luyện tập tính thể tích hình hộp chữ nhật 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về tính diện tích của hình hộp chữ nhật .
- Rèn luyện kĩ năng tính V của hình hộp chữ nhật . Học sinh thực hành tính thành thạo các bài toán liên quan đến V hình hộp cn .
- Giáo dục học sinh áp dụng vào thực tế để tính V của các đồ vật có dạng hình hộp cn .
II/ Đồ dùng :
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Nội dung :
a/Giới thiệu bài :
 Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv nêu qui tắc và công thức tính V hình hộp chữ nhật ? Đối với các đơn vị đo khác nhau trong một hình ta phải làm ntn ?
Bài tập 1: Vbt toán tr 37 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài vào vở - lên bảng giải bài .
Gv tính V của nó với các số đo là số tp và phân số ta cần chú ý cách thực hiện tính .
Học sinh nhận xét bài làm .
Bài tập 2:
 Một khối gỗ có dạng hình hộp cn có chiều dài là 15dm , chiều rộng là 130cm chiều cao bằng 3/5 chiều dài . Tính V của khối gỗ đó . Nếu 1 dmnặng 10 kg thì khối đó nặng bao nhiêu kg?
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tóm tắt bài .
Gv tìm thể tích của khối gỗ ta làm ntn ? tính chiều cao ta làm ntn ? tìm được V rồi bài toán quay về loại toán nào ? nêu phương pháp giải bài ?
Học sinh làm voà vở - lên bảng giải - nhận xét bổ sung .
Gv bản chất của bài toán này là gì ? 
Bài tập 3: 
Học sinh làm bài vào vở -lên bảng giải bài .
Gv bài toán này có mấy cách giải ? nêu cụ thể từng cách giải ?
3/Củng cố dặn dò : Nêu qui tắc tính V hình hộp cn ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . 
 Soạn 22/2
 Thứ 3 ngày 26 tháng 2 năm 2007
 Tiếng Việt *
Ôn : Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là an ninh - trật tự , nắm vững vốn từ an ninh .
- Rèn luyện cho học sinh cách dùng từ đặt câu , với chủ đề an ninh , trật tự . Cách sử dụng từ đặt câu.
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ đặt câu đúng ngữ pháp .
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
Gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
Gv thế nào là trật tự - an ninh ? nêu ví dụ về trật tự an ninh ?
Gv tìm những danh từ, động từ chỉ về an ninh - trật tự ?
Bài tập 1 : Vở bài tập tv tr33.
Học sinh đọc và làm bài vào vở - lên bảng giải bài .
Gv Gv thế nào là ổn định về chính trị và xã hội ? 
Bài tập 2: Tìm và ghi các danh từ , động từ kết hợp với từ an ninh .
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải - nhận xet bổ sung .
Gv để tìm và xác định từ cho chính xác ta cần phân biệt được danh từ là ntn , động từ làtừ ntn?
Bài tập 3: vbt tv tr 34
Học sinh đọc và làm bài - lên bảng giải bài .
Gv nhận xét bổ sung . Ngoài các cơ quan tổ chức trên còn có tổ chức nào ở địa phương giữ an ninh trật tự ? 
3/Củng cố dặn dò :
 Gv thế nào là an ninh - trật tự ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 ĐạO ĐứC
Em yêu tổ quốc Việt Nam 
 I. MụC TIÊU.
 - HS biết được biết được những ngày và các mốc thời gian của dân tộc và các mốc lịch sử , các truyền thống của dân tộc , một số thắng cảnh của đất nước ta ....
- Rèn luyện cho học sinh ý thức trách nhiệm vứi tổ quốc , với quê hương . Nắm vững các mốc thời gian lịch sử của dân tộc .
 - Giáo dục học sinh ý thức tự hào và có trách nhiện với đất nước mình .
 II. Đồ DùNG DạY - HọC
 - Tranh vẽ về quê hương đất nước 
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC 
A. KIểM TRA BàI Cũ(3')
	GV em yêu tổ quốc thể hiện bằng các hoạt động ntn ?
B. BàI MớI (26')
 1.Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp 
 2. Tìm hiểu bài. (23')
Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
HĐ1 :Làm bài tập 1 sgk 
* Mục tiêu : Củng cố kt về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành :Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm 4 theo nội dung bài tập .
 -Gv yêu cầu các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến .
 - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - nhận xét bổ sung . 
*KL :- Ngày 2/9/1945 là ngày .....
Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí .
Các nhóm thảo luận - gt một sự kiện bài thơ , bài hát ....
Học sinh các nhóm nhận xét bổ sung .
Học sinh nêu kl.
HĐ 2 :Đóng vai 
* Mục tiêu : Học sinh tghể hiện tình yêu quê hương đất nước ....
* Cách tiến hành : Gv yêu cầu học sinh đóng vai thể hện các chủ đề ...
 - Gv yêu cầu các nhóm rình bày ý kiến của mình ..
* KL : Kl ca gợi các nhóm hoàn thành .....
Học sinh thảo luận 
- Vài HS nhắc lại kết luận.
HĐ 3: triển lãm nhỏ 
* Mục tiêu : Thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương , đất nước của mình qua tranh vẽ .
* Cách tiến hành : Yêu cầu học sinh vẽ tranh theo nhóm.
 -Gv yêu cầu các nhóm trao đổi .?
 - Gv nhận xét bổ sung .
Gv vậy đối với tổ quốc Việt Nam ta em làm gì để xứng đáng là yêu tổ quốc ?
Học sinh hoạt động theo nhóm .
Các nhóm trưng bày tranh - nhận xét bổ sung .
Học sinh liên hệ bản thân .
 3. Củng cố - dặn dò :(3')
 - Tóm tắt nội dung bài: HS nhắc lại nội dung cần biết tr. SGK.
 - Nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
 Soạn 26/ 2
 Thứ 4 ngày 28 tháng 2 năm 2007
 Khoa Học
 An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I – Mục tiêu:
- HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật: tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và chát đường dây, cháy nhà
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
- Có ý thức sử dụng điện ở gia đình, trường học một cách an toàn, tiết kiệm
II - Đồ dùng dạy – học
HS: Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi  pin ( một số pin tiểu, pin trung). Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn
GV: Chuẩn bị chung: cầu chì - Hình và thông tin trang 98,99 SGK
III – Hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra bài cũ (3’); ? Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy VD?- HS – GV nhận xét
 B. Bài mới (31’) 
1. Giới thiệu bài Gv gt bài trực tiếp 
2. Tìm hiểu bài :(28’)
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu giao việc
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật 
- Liên hệ thực tế khi ở nhà và ở trường.?
HS thảo luận nhóm 6( sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV bổ sung thêm một số trường hợp có thể gây điện giật
Từng nhóm trình bày kết quả
Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện
*Cách tiên hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK
HS thực hành theo nhóm: 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện ( ghi số vôn)
Gv ý nghĩa của số vôn ghi trên các thiết bị ? 
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm : Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chi bằng dây sắt hay dây đồng
Từng nhóm trình bày kết quả
Học sinh trả lời .
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện
* Mục tiêu: HS giải thích được lý do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu thảo luận;
- Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện
HS thảo luận theo câu hỏi:
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí
Bước 3:Liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà 
GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện.
Hs liên hệ ( GV dặn HS tìm hiểu trước). HS thảo luận theo cặp, 
3. Củng cố dặn dò( 3 phút ) 
- Ta cần sử dụng điện như thế nào? Để tránh lãng phí điện cần chú ý gì?
Dặn dò: áp dụng bài học, chuẩn bị cho bài ôn tập.
 Toán *
 Luyện tập tính thể tích hình lập phương 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững cách tính thể tích của hình lập phương . Hiểu được bản chất của V hình lập phương .
- Rèn luyện cho học sinh thực hành thành thạo cách tính thể tích của hình lập phương .
- Gioá dục học sinh ý thức học tập vận dụng vào tính thể tích hình lập phương ở ngoài thực tế .
II/ Đồ dùng :
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv nêu qui tắc tính thể tích hình lập phương ? từ V hình lập phương ta có thể tính được cạnh của hình lập phương không ?
Bài tập 1: 
Một hình lập phương có cạnh là 0,28 cm . Tính thể tích hình lập phương đó .
Gv yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài .
Gv tính V biết cạnh của nó ta làm ntn ? từ đây ta có thể tìm cạnh biết thể tích của hình lập phương đó không ? 
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Bài tập 2: 1/ tr 36 vbt t.
Học sinh đọc bài và làm bài -lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung . 
Gv so với diện tích một mặt và V thì nó gấp b ao nhiêu lần về số đo ?
Bài tập 3 : tr 37 vbtt.
Học sinh đọc bài và tóm tắt bài .
 a= 0,15 m.
 1 dm nặng 10 kg.
 Hỏi khối ....? kg
Gv khối gỗ đó có dạng hình gì ? để tính trọng lượng của nó ta làm ntn ?
 Gv khi tính được thể tích rồi cần đưa về dạng bài toán nào đã học ?
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải - nhận xét bài .
3/ củng cố dặn dò :
 Gv nêu cách tìm diện tích một mặt của hình lập phương ? cách tính V của hình đó ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Soạn 26/ 2
 Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2007
 Lịch Sử 
 Soạn hội giảng 
 Hoạt động tập thể
 Đọc thơ , múa hát chào mừng ngày 8/3
I/ Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày 8/3 . Nắm vững các bài thơ bài hát múa chào mừng ngày 8/3.
- Rèn cho học sinh thuộc và vận dụng tốt các bài thơ, bài hát vào các động tác múa hát chào mừng ngày 8/3. Học sinh mạnh dạn trong các hoạt động .
- Giáo dục ý thức học tập tốt để dành điểm cao tặng bà tặng mẹ và cô...
II/Nội dung:
1/ Kiểm tra :
Gv tập hợp lớp phổ biến nội dung của giờ học .
2/ Nội dung :
Gv yêu cầu một số học sinh đọc bài thơ về ngày 8/3. Và nêu ý nghĩa của nó ?
Học sinh thứ tự từng học sinh lên bảng đọc bài thơ - nhậ xét bổ sung .
Gv yêu cầu lớp hát bài hát ngày mồng tám tháng 3?
Học sinh cả lớp thực hiện hát bài - gv theo dõi sửa chữa học sinh còn hát sai.
Gv yêu cầu thứ tự từng tổ hát - các tổ còn lại nậh xét bổ sung ?
Học sinh các tổ hát - các tổ khác nhận xét bổ sung .
Gv nêu ý nghĩa của bài hát ? em đã học tập như thế nào để tặng thầy cô giáo ?
3/ Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau ôn tiếp .
 Tiếng việt *
 Ôn tập về văn tả đồ vật 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố học sinh nắm vững được cách viết bài văn tả đồ vật . Hiểu được cách viết đoạn bài văn tả đồ vật .
- Rèn luyện cho học sinh cách viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật . Cách dùng các từ và hình ảnh so sánh nhân hoá .
- Gaío dục học sinh ý thức yêu quí đồ vật .
II/ Đồ dùng : Giấy tô ki , bút dạ .
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv nêu cấu tạo cảu bài văn tả về đồ vật ? trong thân bài các biện pháp tu từ nào được sử dụng ? 
Gv khi sử dụng các phương pháp so sánh và nhân hoá ta cần chú ý đến gì ?
Bài tập 1: tr 35 vbttv.
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài ?
Học sinh đọc nối tiếp 3 học sinh .
Gv cách mở bài của bài văn , thân bài và kết bài như thế nào ? tìm mở bài thân bài và kết bài ?
Học sinh nêu - nhận xét bổ sung .
Gv tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài ?
Gv thế nào là nhân hoá và so sánh trong bài ? 
Học sinh tìm vào vở - lên bảng - nhận xét bổ sung .
Bài tập 2: Vbt tv tr 38.
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài .
Gv yêu cầu học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài 
Học sinh trình bày - nhận xét bổ sung .
Gv nêu hình ảnh so sánh ở trong đoạn viết ?
Gv để có hình ảnh so sánh hay và thực tiễn ta cần chú ý điều gì ?
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật ? khi viết tả đồ vâth cần có cảm xúc ntn ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau ôn tập tiếp .
 Soạn 26/2
 Thứ 6 ngày 2 tháng 3 năm 2007
 Tiếng Viêt*
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng . Học sinh hiểu được 
Trong câu ghép có cặp từ hô ứng và tác dụng của nó .
- Rèn luyện cách xác định cặp từ hô ứng trong câu . Cách dùng cặp từ hô ứng trong câu .
- Giáo dục học sinh sử dụng các cặp từ hô ứng đúng ngữ pháp .
II/ Đồ dùng : Bảng phụ chép bài tập 2 vbt tv 37.
III/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv thế nào là cặp từ hô ứng trong câu ? các cặp từ hô ứng trong câu thường gặp ?
Gv các ví trí của cặp từ hô ứng trong câu thường ở vị trí nào ? nó có khác gì so với cặp quan hệ từ chỉ tăng tiến , nguyên nhân - kết quả ?
Bài tập 1: vbttv tr 37.
Gv nêu cách xác định các vế câu ghép trong bài ? cách xác định các cặp từ hô ứng ?
Học sinh đọc và làm bài vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Gv có thể thay thế cặp từ hô ứng này bằng cặp từ hô ứng khác được không ? hãy thay thế chúng ?
Bài tập 2: vbt tv tr 37 
Học sinh đọc bài và nêu yêu cầu của bài .
Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải bài vào bảng phụ .
Gv chú ý có thể thay bằng các cặp hô ứng từ khác nhau trong một câu .
Học sinh nhận xét bổ sung .
 Mưa càng to , gió thổi càng mạnh .
 Trời vừa hửng nắng, nông dân đã ra đồng .
 ......................................................................
Gv để thay thế các từ khác trong các cặp từ hô ứng ta cần chú ý đên điều gì ? 
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv nêu tác dụng của cặp từ hô ứng ? các cặp từ hô ứng thường đi với nhau?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . 
 Tự học 
Toán
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh tự hoàn thành các bài tập trong tuần còn chưa xong .
- Rèn luyện ý thức tự học tự làm bài và hoàn thành các bài tập mon toán trong tuần và các kiến thức liên quan đến V của một hình .
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập tốt hơn.
II/ Nội dung :
1/ Giới thiệu : Gv chia lớp thành các nhóm đối tượng học sinh .
 2/ Tự học :
Gv yêu cầu các nhóm tự hoàn thành các bt trong vở bài tập toán còn lại trong tuần.
Nhóm học sinh khá làm các bài tập : 2 tr 39 , bt 4 tr 41 , bt 3 tr44.
Nhóm học sinh trung bình làm các bài tập 1,2 tr 43 , bt 3 tr45 .
Nhóm học sinh yêu làm các bài tập 1 tr 36 ,1 tr 37 .
Gv yêu cầu các nhóm trả lời kết quả - nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò : Về nhà chuẩn bị tốt bài tuần sau . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 chieu.doc