Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 22 đến 29

Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 22 đến 29

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Sáng tạo

Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi

I. Mục tiêu cần đạt:

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, CT đã được học

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.( BT2)

- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi (BT3)

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.

- Vấn đáp

- Thuyết trình

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 658Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 22 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, CT đã được học
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.( BT2)
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi (BT3) 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Một tờ giấy khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1; 2 băng giấy viết 4 câu văn của bài tập 2; 2 băng giấy viết truyện vui : “điện“ - BT3
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu BT.
 - Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A 4 yêu cầu dựa vào các bài tập đọc, và chính tả ở các tuần 21, 22 để tìm các từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động trí thức. 
- Mời đại diện các nhóm dán nhanh bài làm lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lại câu đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc .
Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc thành tiếng về yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm .
- Dán lên bảng 2 băng giấy đã viết sẵn 4 câu .
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài .
- Yêu cầu đọc lại 4 câu sau khi đã điền dấu xong 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và truyện vui : “Điện“.
+ Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân. 
- Dán 2 tờ giấy lớn lên bảng. 
- Mời 2 em đại diện lên bảng thi làm bài nhanh rồi đọc kết quả.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung nếu có - Mời 3 – 4 học sinh đọc lại đoạn văn khi đã sửa xong các dấu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một em ọc yêu cầu bài tập1.
- Hai em đọc lại bài .
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung: tiến sĩ , đọc sách , học , mày mò, nhớ nhập tâm , nghề thêu, nhà bác học , viết , sáng tạo , người trí thức yêu nước vv
- Lớp quan sát bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo .
- Học sinh tự làm bài và chữa bài .
- Hai em lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim .
b/ Trong lớp, Liên luôn chú ý nghe giảng .
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
+ Bài tập 3 trong truyện vui “ Điện “ bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống , chúng ta cần kiểm tra lại .
- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào nháp.
- Hai học sinh lên thi làm trên bảng.
- Cả lớp nhận xét tuyên dương bạn thắng cuộc.
- 3 em đọc lại truyện vui sau khi đã điền đúng dấu câu.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Nhân hóa
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
I. Mục tiêu cần đạt:
- Tìm được những vậy được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1).
- Biết trả lời câu hỏi Như thế nào (BT2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi đó (BT 3)
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim. Ba tờ giấy khổ to kẻ bảng BT3. Bảng lớp viết 4 câu hỏi của bài tập 3.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 1 và 3 tuần 22.
- Gọi 1 em TLCH: Nhân hóa là gì ?
- Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi HS đọc bài thơ “đồng hồ báo thức“.
- Cho HS quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho HS thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.
- Yêu cầu lớp tự làm bài.
- Giáo viên dán tờ phiếu lên bảng lớp.
- Mời HS thi trả lời đúng nhanh.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
 Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp. 
- Mời nhiều cặp lên bảng hỏi - đáp trước lớp.
- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: -Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu nhiều em nối tiếp đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai em lên bảng làm lại BT1 và 3 tuần 22. 
- Một học sinh nhắc lại nhân hóa là gì ?
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một học đọc yêu cầu bài tập1.
- Hai em đọc bài thơ.
- Cả lớp quan sát các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
- HS tự làm bài.
- HS thi trả lời đúng và nhanh.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng:
+ Kim giờ gọi là : bác tả bằng từ ngữ :
 thận trọng nhích từng li, từng li 
+ Kim phút gọi bằng anh tả bằng TN : lầm lì đi từng bước, từng bước.
+Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. 
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS trao đổi theo cặp.
- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
- Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét bổ sung:
a/ Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào ? 
b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ? 
c/ Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?
d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ? 
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Từ ngữ về nghệ thuật - Dấu phẩy
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được một số từ ngữ về Nghệ thuật ( BT1).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2)
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- Bút dạ + 2 tờ phiếu to kẻ bảng nội dung ở bài tập 1. Ba tờ giấy khổ to viết đoạn văn bài tập 2.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 3 tuần 23.
- Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Dán lên bảng lớp 2 tờ giấy khổ to.
- Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm để chơi tiếp sức.
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bảng từ đầy đủ.
Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3HS lên thi làm bài.
- GV theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Nội dung đoạn văn vừa hoàn chỉnh nói lên điều gì ?
- Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu phẩy đầy đủ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai em lên bảng làm bài tập 3 tuần 23.
- Một em nhắc lại nhân hóa là gì ?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Hai nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp đọc đồng thanh và làm vào vở theo lời giải đúng:
+ Các từ chỉ người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, giáo sư, bác học, họa sĩ, nhạc sĩ,
+ Chỉ hoạt động nghệ thuật : đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, quay phim, thiết kế, 
+ Các môn : điện ảnh, kịch nói, múa, cải lương, hội họa, kiến trúc 
- Một học sinh đọc bài tập 2. cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Cả lớp tự làm bài.
- Ba em lên bảng thi làm bài.
- Sau khi điền đúng các dấu phẩy vào đoạn văn thì đọc to để cả lớp nghe và nhận xét.
+ Nội dung đoạn văn : Nói về công việc của những người làm nghệ thuật. 
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của hình ảnh nhân hóa (BT1).
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? ( BT2).
- Trả lời đúng 2, 3 câu hỏi Vì sao. Trong BT3. 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: 3 tờ phiếu to kẻ bảng lời giải bài tập 1. Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 và 3, 
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
- Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp tự làm bài. 
- Dán lên bảng lớp 3 tờ giấy khổ to.
- Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm để chơi tiếp sức.
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2: - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- Mời 1 em lên bảng làm bài. 
- Giáo viên chốt lời giải đúng. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
+ Tìm những TN chỉ những người hoạt động nghệ thuật
+ Tìm những TN chỉ các hoạt động nghệ thuật. 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một em đọc yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập. 
- Lớp suy nghĩ làm bài. 
- 3 nhóm lên bảng thi chơi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Những sự vật được nhân hóa
Các sự vật được gọi bằng
Các sự vật được tả bằng các TN
- Lúa
- Tre
- Đàn cò
- Mặt trời
- Gió
 chị
 cậu
 bác
 cô
phất phơ bím tóc bá vai thì thầm đứng học áo trắng khiêng nắng qua sông
đạp xe qua ngọn núi chăn mây trên trời
- Một học sinh đọc bài tập 2 (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. 
a/ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. 
b/ Những chàng Man – gát rất bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất. 
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT 1)
- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2)
- Đặt được dâu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3). 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Ba tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1. Bốn băng giấy lớn mỗi băng viết một câu văn của bài tập 3.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm BT1 và BT 3 tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Dán lên bảng lớp 3 tờ giấy khổ to.
- Mời 3 em lên bảng thi làm bài.
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm viết nhanh một số lễ hội, các hoạt động của lễ hội và hội vào phiếu.
- Mời 3HS lên bảng thi làm bài.
- GV theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
 - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập , cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Dán 4 băng giấy đã viết sẵn 4 câu văn lên bảng.
- Mời 4 em lên bảng thi làm bài.
- Theo dõi nhận xét, tuyên dương em thắng cuộc. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai em lên bảng làm bài tập 3 tuần 25.
- Một em nhắc lại nhân hóa là gì ?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Lớp suy nghĩ và tự làm bài.
- Ba em lên bảng nối các từ với những câu thích hợp. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc.
+ Lễ : Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
+ Hội : Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
+ Lễ hội : Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Chia nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập.
- Ba em đại diện cho 3 nhóm lên bảng làm bài.
+ Tên một số lễ hội : Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, tháp Bà, núi Bà,
+ Tên hội : hội vật, bơi trải, chọi trâu, đua ngựa, đua thuyền, thả diều, hội Lim,
- Một em đọc yêu cầu bài tập (Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn). 
- Cả lớp đọc thầm.
- Lớp tự suy nghĩ để làm bài.
- 4 em lên bảng thi làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
I. Mục tiêu cần đạt:
- Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa. (BT1).
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: 3 tờ phiếu to viết 3 câu văn ở bài tập 2. Bảng lớp viết truyện vui bài tập 3. 
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em lên bảng làm BT: Tìm các sự vật được nhân hóa trong bài thơ Em thương và các TN được dùng để nhân hóa các sự vật đó ?
- Nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
 - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời 3 em nêu miệng kết quả. 
- Ý nghĩa của việc nhân hóa sự vật ?
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm và làm bài, làm xong dán bài trên bảng. 
- GV theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
 - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập , cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời 2 em lên bảng thi làm bài.
- Theo dõi nhận xét, tuyên dương em thắng cuộc. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Lớp suy nghĩ và tự làm bài.
- Ba em nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung: 
+ Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. 
+ Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập.
- 3 nhóm dánbài lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
a/ Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng 
b/ Cả một vùng mở hội để tưởng nhớ ông. 
c/ Ngày mai thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. 
- Một em đọc yêu cầu bài tập (Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong các câu văn). 
- Lớp tự suy nghĩ để làm bài.
- 2 em lên bảng thi làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kể được tên một số môn thể thao (BT1)
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Thể thao (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3) 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- Một số tranh ảnh nói về các môn thể thao có trong bài tập 1.Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 3.2 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 1.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 2 và bài tập 3. 
- Chấm vở hai bàn tổ 1.
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : - Yêu cầu một em đọc bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm và thực hiện làm bài vào vở.
- Dán 2 tờ giấy tô đã viết sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng.
- Mời nhóm đại diện lên bảng thi tiếp sức làm bài.
- Theo dõi nhận xét từng từng câu
- GV chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
Bài 2:
- Mời một em đọc nội dung bài tập vui “ Cao cờ “ cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân.
- Mời 3 em nêu miệng, GV chốt lại : được thua, không ăn, thắng, hòa.
Mời một em đọc lại câu chuyện vui.
+ Anh chàng trong chuyện có cao cờ không ? Anh ta có tháng nổi ván nào trong cuộc chơi không ?
+ Câu truyện đáng cuời ở điểm nào ?
Bài 3: - Yêu cầu một em đọc bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yeu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời ba em lên bảng làm bài.
- Theo dõi nhận xét việc HS điền các dấu phẩy ở từng câu
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Hai HS làm miệng bài tập số 3 và bài tập 2 mỗi em làm một bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Lớp suy nghĩ và tự làm bài cá nhân.
- Hai nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức điền từ vào chỗ trống trên bảng.
- Em cuối cùng ghi số lượng từ của nhóm tìm được.
- Lớp đọc đồng thanh các từ điền vào bảng đã hoàn chỉnh.
- Một HS đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Lớp làm việc cá nhân.
- Ba em nêu miệng kết quả.
- Một em đọc lại câu chuyện vui.
+ Anh này đánh cờ rất kém, không thắng nổi ván nào.
- Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua 
- Một em đọc đề bài 3.
- Lớp tự suy nghĩ để làm bài.
- 3 em lên bảng làm bài tập.
- Điền dấu phẩy vào những chỗ phù hợp trong câu văn.
a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt,
b/ Muốn cơ thể khỏe mạnh,
c/ Để trở thành con ngoàn, trò giỏi,
- Lớp quan sát và nhận xét bài bạn.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC Lop 3 T 22 29.doc