Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 1 (Phần 3) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 1 (Phần 3) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng

 I/ MỤC TIÊU :

- Nhận biết và sử dụng đúng một số thông thường dùng ở miền Bắc , miền Trung , miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương .

- Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi , dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn .

- Củng cố mẫu câu Ai là gì ? .

 II/ CHUẨN BỊ

- Bảng kẻ sẵn (2lần) bảng phân loại ở BT1 và các từ ngữ địa phương .

- Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2 .

- Một tờ phiếu to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở BT3 .

 

doc 12 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 1 (Phần 3) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ ĐỊA PHƯƠNG – DẤU CHẤM HỎI , DẤU CHẤM THAN 
 I/ MỤC TIÊU :
Nhận biết và sử dụng đúng một số thông thường dùng ở miền Bắc , miền Trung , miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương .
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi , dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn . 
Củng cố mẫu câu Ai là gì ? .
 II/ CHUẨN BỊ 
Bảng kẻ sẵn (2lần) bảng phân loại ở BT1 và các từ ngữ địa phương .
Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2 .
 Một tờ phiếu to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở BT3 . 
 III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ :
GV nhận xét – Ghi điểm .
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : trong tiết luyện từ và câu hôm nay , các em sẽ được luyện tập 2 kiểu bài .
- Kiểu 1 : Các bài về từ địa phương giúp các em có hiểu biết về một số từ ngữ thường được sử dụng ở các miền trên đất nước ta . 
- Kiểu 2 : Bài tập điền dấu câu vào ô trống giúp các em sử dụng đúng hai loại dấu câu : dấu chấm hỏi , dấu chấm than . 
- Ghi tựa
a/ Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1 : 
GV giúp các em hiểu ý nghĩa của bài : Các từ trong mỗi cặp có nghĩa giống nhau (bố/ba, mẹ /má) Nhiệm vụ của các em là đặt đúng vào bảng phân loại : từ nào dùng ở miền Nam , từ nào dùng ở miền Bắc . 
GV chốt lời giải đúng : 
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam 
Bố, mẹ , anh cả , quả , hoa , dứa , sắn , ngan 
Ba , má , anh hai , trái , bông , thơm , khóm , mì , vịt xiêm . 
GV : qua bài tập này , các em sẽ thấy từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú . Cùng một sự vật , đối tương mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau . 
Bài tập 2 :
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK , làm vào vở , nêu kết quả để nhận xét .
- GV giúp các em hiểu .Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu ca ngợi mẹ Nguyễn Thị Suốt –một phụ nữ Quảng Bình đã vượt qua bom đạn địch chở hàng nghìn chuyến đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . Bằng cách sử dụng từ ngữ địa phương ở quê hương mẹ Suốt , tác giả đã làm cho bài thơ trở nên hay hơn vì thể hiện được đúng lời một bà mẹ quê ở Quảng Bình . 
Lời giải : gan chi / gan gì , gan rứa / gan thế , mẹ nờ /me àï . chờ chi /chờ gì , tàu bay hắn / tàu bay nó , tui / tôi 
Bài tập 3 : 
GV nhắc các em chú ý : Các em chỉ cần viết vào giấy nháp câu văn có ô trống cần điền .
VD : Một người kêu lên : Cá heo 
GV chữa bài tập : Một người kêu lên : Cá heo
!
!
 Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A 
Cá heo nhảy múa đẹp quá ! 
Có đau không , chú mình ? lần sau , khi nhảy múa , phải chú ý nhé ! 
4-5 . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-GV biểu dương những HS học tốt.
-Yêu cầu HS đọc lại bài tập đã làm 
-GV nhận xét tiết học .
- 2HS nhau làm miệng BT2 và BT3 . Mỗi em bài . 
- 3HS nhắc lại 
1HS đọc yêu cầu bài tập : 
- Một HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa .
- 2 HS lên bảng thi làm bài đúng , nhanh 
- HS cả lớp nhận xét .
- Một HS đọc yêu cầu của BT,đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn 
- HS đọc lần lượt từng dòng thơ trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm . Viết kết quả vào giấy nháp .
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp .
 - Cả lớp nhận xét 
-Bốn năm HS đọc lại kết quả để củng cố , ghi nhớ các cặp từ cùng nghĩa .
- Một HS đọc lại đọc thơ sau khi thay thế các từ dịa phương bằng từ cùng nghĩa . 
- HS đọc thầm bài tập trong SGK , nêu yêu cầu của bài 3
-Vài HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn đọc lại .
-HS lắng nghe .
-2 -3 HS đọc lớp đọc thầm .
- 2 HS lên bảng . Cả lớp làm vở .
ÔN TẬP TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO 
 I . MỤC TIÊU:
- Tìm hiểu được các từ chỉ đặc diểm trong các câu thơ (BT1)
- Xác định được các nhân vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3). 
II . CHUẨN BỊ 
Bảng lớp kẻ sẵn những câu thơ ở BT1 ; 3 câu văn ở BT3 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ :
GV nhận xét – Ghi điểm .
3 . Bài mới :
Giới thiệu bài : trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được luyện tập bài :
- Ôn về từ chỉ đặc điểm : tìm được các từ chỉ đặc điểm ; vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm , xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh .
- Tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ? ; tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi (con gì , cái gì) ? và thế nào ? .
- Ghi tựa
a/ Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1 : 
GV giúp các em hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm 
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ? 
GV gạch dưới các từ xanh : 
(trong tre xanh , lúa xanh viết trên bảng lớp )
GV chốt lời giải đúng : 
+ Sông máng ở dòng 3 ,4 có đặc điểm gì ? 
Tương tự GV yêu cầu các em tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo . 
Lởi giải : 
Tre xanh , lúa xanh 
Sông máng lượn quanh 
Một dòng xanh mát 
Trời mây bát ngát 
Xanh ngắt mùa thu . 
Bài tập 2 : 
- GV hướng dẫn HS cách làm bài : Các em phải đọc lần lượt từng dòng , từng câu thơ , tìm xem trong mỗi dòng , mỗi câu thơ , tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì ?
- Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau ? 
Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì ? 
GV treo tờ phiếu đã kẻ bảng , điền nội dung vào bảng vá chốt lại lời giải đúng . 
Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì ?
Sự vật B
a) Tiếng suối
trong
tiếng hát
c) Ông
Bà
hiền
hiền
hạt gạo
suối trong
c)Giọtnước (cam Xã Đoài)
vàng
mật ong
GV chốt lời giiải đúng :
Câu
Ai(cái gì, con gì )
Thế nào
Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm 
Anh Kim Đồng 
Nhanh trí và 
dũng cảm 
Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê . 
Những hạt sương 
Long lanh như 
những bónh 
đèn pha lê 
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người 
đông nghịt 
người 
4-5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-GV biểu dương những HS học tốt.
-Yêu cầu HS học thuộc các câu thơ có hình ảnh so sánh . 
-GV nhận xét tiết học .
- HS làm miệng BT2 , một HS làmBT3 . 
- 3HS nhắc lại 
- HS đọc yêu cầu SGK : Xếp những từ
 ngữ đã cho vào 2 nhóm ; Chỉ sự vật ở
 quê hương, Chỉ tình cảm đối với quê 
hương 
- HS nhận xét .
-Lớp theo dõi đọc thầm .
-Lớp làm vào vở bài tập .
- HS đọc nội dung bài tập
- Một HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài“
 Vẽ quê hương” 
 xanh 
 xanh mát 
-Vài HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ .
-HS lắng nghe .
-2 -3 HS đọc lớp đọc thầm .
- Một HS đọc yêu cầu của bài .
- HS đọc câu a : 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 so sánh tiếng suối với tiếng hát . 
 đặc điểm trong tiếng suối trong 
như tiếng hát xa .
- Tương tự HS suy nghĩ làm bài b, c, d.
- HS phát biểu ý kiến , 
- 2 HS lên bảng . Cả lớp làm vở .
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập . 
Dùng mỗi từ ngữ đã cho để dặt câu theo 
đúng mẫu Ai làm gì ? 
- HS làm bài cá nhân vào vở 
- HS phát biểu ý kiến .
- HS làm vào vở theo lời giải đúng :
MỞ RỘNG VỐN TỪ:CÁC DÂN TỘC – LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
 I . Mục đích yêu cầu :
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc : biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta ; (BT1)
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2).
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3).
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
II . CHUẨN BỊ 
5 tờ giấy khổ A4 đề HS làm bái tập 1 theo nhóm. Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT4. 
Bốn băng giấy viết 4 câu ở bài tập 2.Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK. 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ :
GV nhận xét – Ghi điểm .
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về các dân tộc. Sau đó, tập đặt những câu có hình ảnh so sánh. 
- Ghi tựa
a) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : 
GV nêu yêu cầu của bài ( kể tên một số dân tộc thiểu số mà em biết) 
- Nhắc các em chú ý chỉ kể tên dân tộc thiểu số . Dân tộc Kinh có số dân rất đông, khong phải dân tộc thiểu số. 
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy .
- GV dán giấy viết tên một số dân tộc chia theo khu vực ; Chỉ vào bản đồ nơi cư trú của dân tộc đó. 
Các dân tộc thiểu số phia Bắc 
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Giáy, Tà ôi,
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung 
Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Chăm,
Các dân tộc thiểu số miền Nam 
Khơ me, Hoa, Xtiêng, 
Bài tập 2 :
GV dán 4 băng giấy (viết sẵn 4 câu văn) .
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang .
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà Rông để múa hát .
c) Để tránh thú dữ nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn .
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện của dân tộc Chăm. 
Bài tập 3 : 
+ Tranh 1 : Trăng được so với quả bóng tròn/ quả bóng được so với mặt trăng .
+ Tran ... hoa được so với nụ cười của em bé.
+ Tranh 3 : Ngọn đèn được so với ngôi sao/ Ngôi sao được so với ngọn đèn .
+ Tranh 4 : Hình dáng của nước ta được so với chữ S ./ Chữ S được so với hình dáng của nước ta. 
GV khen ngợi những HS viết được những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp .
Bài 4 : 
GV điền từ ngữ đúng vào chỗ trống trong các câu văn viết trên bảng .
Câu a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra. 
Câu b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ. 
Câu c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi/ như trái núi . 
4-5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-GV biểu dương những HS học tốt.
-Yêu cầu HS xem lại bài tập 3 và 4 đã làm 
-GV nhận xét tiết học .
- 2HS nhau làm miệng BT2 và BT3 . Mỗi em bài . 
- 3HS nhắc lại 
1HS đọc yêu cầu bài tập : 
+ HS trao đổi, viết nhanh tên các dân tộc thiểu số . 
+ Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả .
+ Cả lớp nhận xét, bình luận nhóm nào có hiểu biết rộng .
- Một HS đọc nội dung, làm bài cá nhân .
- 4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh 
- HS cả lớp nhận xét .
- 4 HS đọc lại câu đã hoàn chỉnh .
- Một HS đọc yêu cầu của bài, quan sát từng cặp tranh vẽ.
- 4 HS nối tiếp nói lên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh . 
- HS làm bài cá nhân, mỗi em tập viết câu văn có hình ảnh so sánh hợp với từng tranh .
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp .
 - Cả lớp nhận xét 
 - Một HS đọc nội dung, làm bài cá nhân . 
+ HS nối tiếp đọc bài làm . Cả lớp nhận xét . 
+ 4 HS đọc lại kết quả (trên bảng) 
+ Cả lớp sửa lại bài (nếu sai) 
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẢI
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1, BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II/ Chuẩn bị : Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoáthhhhhhhhhhhhh
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: : 
 Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh .
G ọi 2 HS lên bảng , yêu cầu 
làm miệng bài tập 4/126
3/ Bài mới :
Giới thiệu : Trong tiết luyện từ và câu này ác em sẽ cùng mở rộng vốn từ về thành thị xã – nông thôn , sau đó luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy 
 GV ghi tựa 
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1/135
+ Em hãy kể tên 
+ Chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 1 bút
để ghi tên các vùng quê , các thành phố mà nhóm tìm được vào giấy .
Bài tập 2
 Hãy kể tên và sự vật công việc
Bài 3: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp .
4-5. Củng cố –Dặn dò :
Thu bài – chấm điểm 
Về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau .
 Nhận xét tiết học
a/ Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi thái sơn/ như nước trong nguồn chảy ra .
b/ Trời mưa , đường cát sét trơn như bôi mỡ .
c/ Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi / như trái núi .
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét .
HS đọc yêu cầu 
Nhận đồ dùng học tập .
Làm việc theo nhóm + giải vào vở .
+ Các thành phố ở miền Bắc : Hà Nội , Hải Phòng , Hạ Long , Lạng Sơn , Điện Biên , Việt Trì , Thái Nguyên , Nam Định . . . .
+ Các thành phố ở miền Trung : Thanh Hoá , Vinh ,Huế , Đà Nẳng ,Plây-cu ,Đà Lạt , Buôn –Ma –Thuột. . . .
 + Các thành phố ở miền Nam : Thành phố Hồ Chí Minh , Cần Thơ , Nha Trang , Quy Nhơn . . .
HS theo dõi – Nhận xét .
SỰ VẬT
CÔNG VIỆC
Thành phố
Nông thôn
Đường phồ,nhà cao tầng, nhà máy,bệnh viện,công viên,cửa hàng ,xe cộ, bến tàu,bến xe, đèn cao áp,nhà hát ,rạp chiếu phim. . . . 
Đường đát,vườn cây, ao cá,cây đa , luỷ tre, giếng nước,nhà vănhoá,quang , thúng,cuốc,cày,liềm,máy cày. . . . 
buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc,dệt may,nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm. . . . 
trồng trọt, chăn nuôi ,cấy lúa ,cày bừa,gặt hái,vỡ đất,đập đất,tuốt lúa,nhổ mạ,bể ngô, đào khoai,nuôi lợn,phung thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò . . . . 
HS đọc yêu cầu 
Nghe GV hướng dẫn sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để làm bài.
1 HS lên bảng làm bài 
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Hồ Chủ Tịch
:Đồng bào Kinh hay Tày , Mường , Dao , Gia –rai hay Ê –đê, Xơ- đăng hay Ba- navà các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam , đều là anh em ruột thịt . Chúng ta sống chết có nhau , sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau .
-Cả lớp theo dõi và nhận xét .
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ?
DẤU PHẨY.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người, vật. (BT1).
- Ôn tập mẫu câu Ai thế nào ? Để miêu tả được một đối tượng (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a,b).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong BT 2. 
- Bảng lớp viết sẵn ba câu văn của bài 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của G V
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: : 
 Làm BT1 và 3 tiết luyện câu tuần trước.
- Nhận xét TD
-Hai HS lên làm lại BT 2 và 3. 
- Nhận xét. 
3/ Bài mới :
Gtb- ghi tựa
- Ôn về các từ chỉ đặc điểm của người, vật. 
- Ôn tập mẫu câu Ai thế nào ? (biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể). 
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. 
 HD làm bài tập 
Bài 1 Bài yêu cầu gì ? Tìm các ngữ nói` về đặc điểm của một nhân vật. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho các nhóm viết vào. 
- GV nhận xét chốt lại ý đúng : 
a) Mến : : dũng cảm/ tốt bụng / không ngần ngại cứu người / biết sống vì người khác. 
b) Đom Đóm : chuyên cần / chăm chỉ / tốt bụng. 
c) Chàng Mồ Côi : thông minh/ tài trí / công minh / biết bảo vệ lẽ phải /  
Chủ quán : tham lam / dối trá / xấu xa / vu oan cho người /  
* Những từ này là tính từ, động từ hoặc là từ chỉ trạng thái, nhận thức. 
 Bài tập 2 : Bài yêu cầu ta làm gì ? 
- GV gọi một HS khá làm mẫu : đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
Ai
thế nào ?
a) Bác nông dân 
Rất rất chịu khó 
b) Bông hoa trong vườn 
Thơm ngát / thật tươi tắn  
c) Buối sớm hôm qua 
Lạnh buốt/ chỉ hơi lành lạnh 
Bài tập 3 : Đọc yêu cầu bài. 
- GV dán giấy lên bảng, HD làm cá nhân. 
- Gọi 3 em lên bảng điền dấu phẩy đúng nhanh. 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
a) Eùch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. 
b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. 
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 
4-5. Củng cố - dặn dò 
- Hôm nay học bài gì ?
- Về nhà em nào chưa làm xong làm lạ.
- Nhận xét tiết học. 
* Nhắc lại tựa bài. 
* Đọc yêu cầu bài trên bảng. .
- Đọc yêu cầu của đề bài, thảo luận nhóm ghi những đặc điểm của nhân vật. 
- Sau khi viết xong các nhóm đọc lên. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét chéo. Bình chọn nhóm nhất (viết đúng, nhiều đặc điểm). 
- HS viết lại vào vở. 
* Đọc yêu cầu bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? 
- Một HS khá đặt : Bác nông dân rất chăm chỉ. 
- Các em làm cá nhân vào vở, sau đó đọc lên. 
- Nhận xét, chữa bài.
- Đọc lại những câu văn đúng vừa làm. 
* Đọc nội dung bài 3.
- Mở vở làm vào vở. 
- Lớp theo dõi nhận xét. 
Bé cười tươi như hoa. 
Đèn sáng như sao trên trời. 
Đất nước ta cong cong hình chữ S. 
* Đọc nội dung yêu cầu của bài.
- Mở vở làm vào vở, sau đó đọc lại kết quả.
- Lớp nhận xét, sửa lại bài nếu sai. 
ÔN TẬP HKI 
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Tiếp tục KT lấy điểm HTL.
Rèn kĩ năng viết thư thể hiện đúng ND thăm hỏi người thân (hoặc 1 người mà em quý mến) Câu văn ngắn gọn rõ ràng. 
II . DÙNG DẠY HỌC :.Phiếu viết tên các bài HTL 
-Bảng phụ viết tên các bài HTLtrong sách tiếng việt 3 tập 1
-VBT
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: : 
 KT sự chuẩn bị của HS 
GV -nhận xét chung 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài : GV giới thiệu tuần 18 là tuần ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra KQ học tập môn tiếng việt của các em suốt HKI .Hôm nay KT HTL và kĩ năng viết thư 
Ghi tựa
-KT tập đọc :(khoảng 1/3 số HS trong lớp )
a).GV gọi tên từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (xem lại bài 2 phút )
YC đọc thực hiện theo phiếu 
YC đọc trả lời câu hỏi 
GV ghi điểm theo HD của Vụ Giáo dụcTiểu học .Với những HS không đạt YC thì cho về nhà ôn luyện lại tiết sau KT 
- Bài tập 2
a)HD HS chuẩn bị
 Đọc YC bài 
-Giúp các em xác định đúng :
Đối tượng viết thư là người thân (hoặc người em quý mến )như ông bà ,cô bác ,
Nội dung thư :thăm hỏi về sức khỏe, về tình hình ăn ở, học tập, làm việc 
YC HS làm vào vở 1 HS làm bảng lớp 
Chấm chữa bài 
GV chấm bài 1 tổ 
NX TD –Nhắc nhở 1 số cẩu thả cần cẩn thận chú ý để làm đúng các bài khác . 
4-5.Củng cố -dặn dò :
NX tiết học 
* .NX.TD. 
.Về nhà ôn bài tiếp tiết sau KT.Làm bài luyện tập ở tiết 9để chuẩn bị KT cuối HKI .
. Chuẩn bị bài sau. 
Lớp lắng nghe 
Nhắc lại 
HS thực hiện 
Lớp lắng nghe 
 HS phát biểu .-
HS NX sửa sai nếu cần 
Lớp theo dõi suy nghĩ làm bài 
HS NX 
1 tổ nộp vở chấm .
Lắng nghe rút KN 

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau lop31.doc