Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 tiết 25, 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 tiết 25, 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

 Môn: Mĩ thuật

Tiết 25 Bài: VẼ MÀU VÀO HÌNH CỦA TRANH DÂN GIAN

I – MỤC TIÊU :

? - Học sinh làm quen với tranh dân gian Vịt Nam

? Biết cách vẽ màu vào hình vẽ Lợn ăn cây dáy

Hs khá giỏi : Vẽ màu đều, kín tranh.

- Thấy được vẻ đẹp của tranh dân gian Vịt Nam. Yêu thích hội họa

 II - CHUẨN BỊ:

 GV :Một vài tranh dân gian

 Tranh lợn ăn cây ráy đã tô màu

HS:Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp

 

docx 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 tiết 25, 26 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Môn : Mĩ thuật
Tiết 25 Bài : VẼ MÀU VÀO HÌNH CỦA TRANH DÂN GIAN
TUẦN 25
I – MỤC TIÊU :
Học sinh làm quen với tranh dân gian Việt Nam
Biết cách vẽ màu vào hình vẽ Lợn ăn cây dáy
Hs khá giỏi : Vẽ màu đều, kín tranh.
Thấy được vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam. Yêu thích hộâi họa
II - CHUẨN BỊ:
GV :Một vài tranh dân gian
 Tranh lợn ăn cây ráy đã tô màu
HS:Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Vở vẽ, bút chì, sáp
Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu tranh dân gian
- GV giới thiệu tranh 1 số tranh dân gian.
- Đây là tranh dân gian của làng tranh Đông Hồ.
- Cho HS quan sát và nhận xét
+ Tranh Đông Hồ là loại tranh đẹp, bài hôm nay sẽ vẽ màu vào tranh “ Lợn ăn cây ráy” của làng tranh Đông Hồ. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- HS quan sát nhậm xét
b. Hướng dẫn HS vẽ màu :
+ Nêu hình dáng của con lợn .
+ Lợn có nét gì nổi bật ? 
+ Cây ráy có màu sắc gì ?
+ Mô đất nơi con lợn đứng như thế nào?
3.Thực hành:
- HS thực hành tô màu vào tranh “ Lợn ăn cây ráy” em thích ở Vở Tập vẽ 1.
Giáo viên giúp học sinh tìm chọn và vẽ màu thay đởi. Khơng vẽ màu ra ngoài hình vẽ.
-GV chấm, thu bài
Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
-HS quan sát, nhận xét
+ Tranh Đông Hồ có màu sắc rất đẹp, hài hòa, nét nổi bật.
Mắt híp, mũi dài, tai to, đuơi ngắn 
Có hình xoáy âm dương trên mình
Thân màu nâu, lá màu xanh
Nâu pha đen
+ Thực hành vẽ.
Học sinh trình bày bài vẽ trước lớp.
Lớp nhận xét.
 Màu sắc: có đậm nhạt, phong phú, ít ra ngoài hình vẽ.
Tự tìm bài vẽ mình thích. 
3. Củng cố: Các em vừa học bài gì? Vẽ màu vào hình tranh dân gian.
Tranh có tên gì? Lợn ăn cây ráy
4. Dặn dò: Về tìm thêm và xem tranh dân gian.
Chuẩn bị tiết sau : Vẽ chim và hoa..
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------------0-----------------------------------
 Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011
Môn : Mĩ thuật
Tiết 26 Bài : VẼ CHIM VÀ HOA
TUẦN 26
I – MỤC TIÊU :
Giúp HS
Hiểu được nội dung đề tài Vẽ chim và hoa
Biết cách vẽ tranh đề tài về chim và hoa
Vẽ được tranh có chim và hoa
Hs khá giỏi : Vẽ được tranh chim và hoa cân đối màu sắc phù hợp
* KT: Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc.
Một số biện pháp cơ bản BVMT thiên nhiên
 - Thái độ tình cảm: Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên.
Có ý thức giữ gìn môi trường.
- Biết giữ gìn cảnh quan môi trường. ( Mức độ tích hợp : Bộ phận)
Yêu thích hộâi họa
II - CHUẨN BỊ:
GV :Một vài tranh chim và hoa
 HS:Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. Vở vẽ, bút chì, sáp
Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu một số tranh ảnh có chim và hoa
- Cho HS quan sát và nhận xét
 Tranh vẽ gì ? 
 Em hãy kể các loài hoa mà em biết?
 Hãy kể các màu sắc của hoa?
Các bộ phận của hoa?
 Em hãy kể tên của các loài chim mà em biết?
Các bộ phận của chim?
 Chim thường co ùnhững màu lông như thế nào ?
* Giảng : Có rất nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp.
* Đây là vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc.
Chúng ta có nên săn bắt và phá tổ chim non không?
Đến công viên em có hái hoa, bẻ lá ngắt cành không?
Một số biện pháp cơ bản BVMT thiên nhiên là:
Chúng ta không nên săn bắt và phá tổ chim non và yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên.
Có ý thức giữ gìn môi trường để cho môi trường xanh, sạch đẹp.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ tranh :
+ Vẽ hoa.
- Tạo dáng hoa : Thân, cành, lá, hoa, quả.
+ Vẽ chim.
- Tạo thân hình của chim : đầu, mỏ, mình, đuôi, chân, cánh, màu lông.
+ Tạo dáng xong em tô màu.
3. Thực hành:
- Cho HS thực hành vẽ tranh chim và hoa
Hướng dẫn học sinh vẽ hình chim và hoa vừa với phần giấy ở Vở Tập vẽ 1
Gợi ý học sinh tìm thêm hình ảnh cho bài vẽ sinh động hơn.
Hướng dẫn học sinh vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV thu bài, chấm. 
Giáo viên cùng học sinh nhận xét 1 số bài đã hoàn thành về :
Cách thể hiện đề tài ( bằng nhiều cách nhưng vẫn rõ nội dung)
Cách vẽ hình ( hình dáng sinh động, có hình chính , hình phụ)
Màu sắc tươi vui trong sáng.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ đẹp theo ý thích mình.
HS quan sát, nhận xét
 Tranh vẽ chim và hoa
 Hoa hồng, hoa mai, hoa huệ
 Màu vàng, đỏ, tím, 
Đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
 Chim sáo, chim bồ câu, chim chích chòe, chim yến 
 Đầu, mình, cánh, đuôi, chân
 Có rất nhiều màu lông : xám, trắng,
Chúng ta không nên săn bắt và phá tổ chim non nên yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên.
Đến công viên em không hái hoa bẻ lá, ngắt cành để cho môi trường xanh, sạch đẹp. đẹp
Vẽ tạo dáng hoa : Thân, cành, lá, hoa, quả.
- Vẽ tạo thân hình của chim : đầu, mỏ, mình, đuôi, chân, cánh, màu lông.
- Tô màu theo ý thích.
Thực hành vẽ.
Hs khá giỏi : Vẽ được tranh chim và hoa cân đối màu sắc phù hợp
 Học sinh nhận xét 1 số bài đã hoàn thành về :
Cách thể hiện đề tài ( bằng nhiều cáh nhưng vẫn rõ nội dung)
Cách vẽ hình ( hình dáng sinh động, có hình chính , hình phụ)
Màu sắc tươi vui trong sáng.
Học sinh tìm bài vẽ đẹp theo ý thích mình.
3. Củng cố: Các em vừa học bài gì? Vẽ chim và hoa
4. Dặn dò: Về nhà vẽ một tranh chim và hoa trên giấy khổ A4 ( khác với tranh ở lớp).
Chuẩn bị tiết sau : Vẽ hoặc nặn cái ô tô
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------------0-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxMi thuat lop 1.docx