Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục tiu:

 Giúp HS :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh, các số có ba chữ số.

II.Đồ dùng dạy-học:

Bảng phụ cĩ ghi nội dung của bi tập 1

III.Cc Hoạt động dạy -học chủ yếu:

 

doc 46 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	GIÁO ÁN TOÁN
TUẦN 1	Thứ ngày tháng năm
Tiết 1	ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh, các số có ba chữ số.
II.Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1
III.Các Hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Dạy –học bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Ôn tập về đọc, viết số:
GV đọc cho HS viết các số sau theo lời đọc:
Bốn trăm năm mươi sáu
Hai trăm hai mươi bảy
Một trăm linh sáu
-Viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số) yêu cầu một dãy bàn HS nối tiếp nhau đọc các số được ghi trên bảng.
-Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK. Sau khi làm xong HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
3.Ôn tập về thứ tự số:
GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của BT2.Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào ô trống.
Chữa bài:
-Tại sao trong phần a) lại điền 312 vào sau 311?
Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1.
-Tại sao trong phần b)lại điền 398 vào sau 399?
-Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.
-Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.
4.Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số.
GV yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi:BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
-Tại sao điền 303<330
Bài 4:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó đọc dãy số của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?Vì sao nói số 375 là số lớn nhất?
-Số nào là số bé nhất trong các số trên?Vì sao?
-HS đổi chéo vở để KT bài
Bài 5
GV gọi một HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Chữa bài
Mở rộng bài toán:
Điền dấu>< vào chỗ chấm trong các dãy số sau:
A/162241245
B/537519425
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
B.Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
-GV nhận xét tiết học.
-Xem bài tới: cộng trừ các số có ba chữ số
-4HS viết số trên bnảg lớp cả lớp làm vào bảng con.
-10HS nối tiếp nhau đọc số, HS cả lớp nghe và nhận xét.
-Làm bài và nhận xét bài của bạn
-Suy nghĩ và tự làm bài, hai học sinh lên bảng lớp làm bài.
-Vì số đầu tiên là 310 số thứ haii là 311, đếm 310, 311 đến 312. Hoặc 310 + 1=312 nên điền 312.
-Vì 400-1=399, 399-1=398.Hoặc 399 là số liền trước của 400, 398 là số liền trước của 399.
-BT yêu cầu chúng ta so sánh các số.
-3HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở BT.
Vì hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục 0 chục nên 303 bé hơn 330.
-Các số:375, 421,573,241, 735,142.
-HS cả lớp làm bài vào vở BT.
-Số lớn nhất trong các số trên là 735. Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
-Số bé nhất trong các số trên là 142.Vì 142 có số trăm bé nhất.
Viết các số 537,162,830,241,519,425.
A/Theo thứ tự từ bé đến lớn.
B/Theo thứ tự từ lớn đến bé.
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở BT
-GV gọi hai HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm vào vở BT.
TUẦN 1	Thứ ngày tháng năm
Tiết 1	ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS :ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.(không nhớ).
	Củng cố giải bài toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
II.Các Hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 1.
Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài:
Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Ôn tập về phép cộng và phép trừ(không nhớ) các số có ba chữ số.
Bài 1:BT1 yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Y/c HS tự làm bài tập.
-HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
-HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
Bài 2:Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS làm bài
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn (nhận xét về đặc tính và kết quả)
c.Ôn tập giải toán về nhiều hơn ít hơn:
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề
-Khối lớp một có bao nhiêu học sinh?
-Số học sinh của khối lớp hai như thế nào so với số HS của khối lớp Một?
-Vậy muốn tính số HS của khối lớp Hai ta phải làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài
-Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài
-Bài toán hỏi gì?
-Giá tiền của một tem thư như thế nào so với giá tiền một phong bì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS
Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ(Trong phép cộng các số tự nhiên, các số hạng không bao giờ lớn hơn tổng, vì thể có thể tìm ngay được đâu là tổng, đâu là số hạng trong ba số đã cho)
-Chữa bài và cho điểm HS.
-Bài tập luyện thêm
Đặt tính và tính:
325+142 623+275 764-342
d/ Củng cố,dặn dò:
-GV dặn HS về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số(không nhớ) và giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
-Xem bài tới: Luyện tập.
-GV nhận xét tiết học.
-3HS làm bài trên bảng
-Nghe giói thiệu
-Bt yêu cầu tính nhẫm
-9 HS nối tếp nhau nhẩm từng phép tính.
VD:HS1: 4 trăm cộng 3 trăm bằng 7 trăm.
-Đặt tính rồi tính.
-4HS lên bnảg làm bài 
HS cả lớp làm vở BT
HS1: 352 +416 =768
352
416
 +
768
 *2 cộng 6 bằng 8 viết 8
 *5 cộng 1 bằng 6,viết 6
 *3 cộng 4 bằng 7,viết 7
-Khối lớp Một có 245 HS, khối lớp Hai có ít hơn Khối lớp Một 32 HS.Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS?
-Khối lớp Một có 245 HS
Số HS của Khối lớp Hai ít hơn số học sinh của khối lớp Một là 32 em.
-Ta phải thực hiên phép trừ 245-32
-1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở BT
Giải.
Khối Hai có số HS là:
245-32=213(HS)
Đáp số:213 HS
-Giá tiền một phong bì là 200 đồng, giá tiền một tem thư nhiều hơn giá tiền một phong bì là 600 đồng. Hỏi giá tiền một tem thư là bao nhiêu?
-Bài toán hỏi một giá tiền của một tem thư.
-Giá tiền của một tem thư nhiều hơn giá tiền của một phong bì là 600 đồng.
-1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vào vở BT.
Giải:
Giá tiền một tem thư là:
200+600=800(đồng)
Đáp số:800 đồng
-Với ba số 315,40,355 và các dấu +,-,= em hãy lập các phép tính đúng.
-Lập các phép tính
315 + 40 = 355
40 + 315 = 355
355 – 315 = 40
355 – 40 = 315
764
342
+
422
623
275
+
898
325
142
+
467
HS làm vào bảng con
	Thứ tư ngày tháng 9 năm 2005
Tiết 3	LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
	-Củng cố kĩ năng tính cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
	-Củng cố, ôn tập bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn và xếp ghép hình.
II.Đồ dùng dạy-học:
Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân BT 4.
III.Các Hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài củ:
-Kiểm tra các bài tập về nhà của tiết 2.
-Nhận xét, chữa bài, ghi điểm cho HS.
2.Dạy- học bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu bài
-Ghi tựa bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện.
+Đặt tính như thế nào?
+Thực hiện tính từ đâu đến đâu?
Bài 2:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Tại sao trong phần a/ để tìm x em lại thực hiện phép cộng 344 + 125?
-Tại sao trong phần b/ để tìm x em lại thực hiện phép trừ 266 – 125 ?
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-GV gọi một HS đọc đề bài
-Đội đồng diển thể dục có tất cả bao người?
-Trong đó có bao nhiêu nam?
-Vậy ta muốn tính số nữ ta phải làm gì?
-Tại sao?
-Yêu cầu HS làm bài
Bài 4:
-Tổ chức cho HS thi ghép hình giữa các tổ. Trong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng.
-Tuyên dương tổ thắng cuộc.
-Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác.
3.Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà làm BT luyện tập thêm:
Tìm x:
 x– 345 = 134
 132 + x = 657
-Xem bài tới: Cộng các số có ba chữ số(có nhớ một lần).
-GV nhận xét tiết học. 
3 HS lên bảng làm bài.
Nghe giới thiệu.
-3 HS lên bảng làm bài(mỗi HS thực hiện hai phép tính)
HS cả lớp làm bài vào vở BT
+Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
+Thực hiện tính từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
x – 125 = 344
x = 344 – 125
x = 469
x + 125 = 266
x = 266 – 125
x = 141
-Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 125 = 344, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Vì x là số hạng trong phép cộng x+125=266, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Một đội (công nhân) đồng diễn thể dục gồm 285 người, trong đó có 140 nam.Hỏi đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu nữ?
-Đội đồng diễn thể dục có tất cả 285 người.
-Trong đó có 140 nam.
-Ta phải thực hiện phép trừ 285-140
-Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết số nam là 140, muốn tính số nữ ta phải lấy tổng số người trừ đi số nam đã biết.
-1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Số nữ có trong đội đồng diễn là:
285 – 140 = 145 (người)
Đáp số: 145 người.
-Ghép hình như sau:
-Có 5 hình tam giác.
Thứ	ngày	tháng	 năm 2005
Tiết 4:CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I.Mục tiêu:
Giúp HS
Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số(có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng)
II.Các hoạt động dạt-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
KT các BT đã giao về nhà
Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2.Dạy- học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Nêu mục đích tiết học 
Ghi tựa bài lên bảng.
-Giới thiệu phép cộng
435 + 127
GV nêu phép tính 435 + 127 = ?
Yêu cầu HS đặt tính (dọc) theo cột dọc.
-Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào?
- Hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau.
-12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-Hãy thực hiện cộng các chục với nhau.
5 chục, thêm 1 chục là mấy chục?
Vậy 3 cộng 2 bằng 5,thêm 1 bằng 6, viết 6 vào hàng chục.
-Hãy thực hiện cộng các số trăm với nhau.
Vậy 435 cộng 127 bằng bao nhiêu?
-Giới thiệu phép cộng 256+162
-Tiến hành các bước tương tự như với phép cộng 435+127=562
Lưu ý: phép cộng 256+162=418 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng chục sang hàng trăm
b. Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Nêu yêu cầu  ...  9 năm 2005
	Toán
Tiết 15 	LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố cách xem giờ (chính xác đến 5 phút)
-Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể)
-Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản giải toán có lời văn;
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học và ghi tựa bài lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
GV có thể dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ tại lớp.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc tóm tắt-dựa vào tóm tắt để tìm cách giải.
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần
a.và hỏi:Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao?
Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam?
b.Cả hai hình trên đều trả lời “được”.
Bài 4: GV yêu cầu HS tính kết quả rồi mới điền dấu ><=
Chữa bài và cho điểm HS.
2.Củng cố-dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà làm LT thêm về xem đồng hồ, về các bảng nhân,bảng chia đã học.
Xem bài tới: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
A.6 giờ 15 phút.
B.2 giờ rưỡi.
C. 9 giờ kém 5 phút.
D. 8 giờ.
Bài giải:
Bốn chiếc thuyền chở được số người là:
5x4=20 (người)
Đáp số: 20 người.
-Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam.Vì có tất cả 12 quả cam,chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam.
-Hình 2 đã khoanh vào ¼ số quả cam.
-Ở hình 3 có 2 hàng như nhau, đã khoanh vào 1 hàng; Ờ hình 4 có 4 cột như nhau,khoanh vào 2 cột đều khoanh vào ½ số bông hoa.
 4 x 7 > 4 x 6
 28 24
 4 x 5 = 5 x 4
 20 20
 16 :4 < 16:2
 4 8
Có thể nói 4 lấy 7 lần thì lớn hơn 4 lấy 6 lần;4x5=5x4, vì đổi chỗ các thừa số trong một tích không thay đổi 16: 4<16:2; 16 chia làm 4 phần thì bé hơn 16 chia làm 2 phần.
TUẦN 4 	Thứ hai ngày 26 tháng năm 2005
	Toán
	Tiết 16:	LUYỆN TẬP CHUNG
A.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Ôn tập củng cố tính cộng, trừ các số có ba chữ số,cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
-Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị)
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả phép tính.
Gọi một,hai HS nêu cách tính.
HS đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS nắm được quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm x.
Bài 3: HS tự tính và nêu cách giải:
Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề toán kỹ rồi giải:
Bài 5: Cho HS vẽ lại hình theo đúng mẫu trong SGK
-Hình cây thông gồm những hình nào ghép lại với nhau?
2.Củng cố,dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các phần đã ôn tập và bổ sung để chuẩn bị KT 1 tiết.
Bài luyện tập thêm:
1. Đặt tính rồi tính:
453 + 278 237 + 496
612 – 256 734 – 387
2. Tính chu vi hình tam giác ABC biết: AB = 23 cm;BC = 45 cm;CA =53 cm.
Xem trước bài “bảng nhân 6”
Nhận xét tiết học.
+
728
245
483
415
415
830
+
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở BT
x × 4 = 32
x =32:4
x =8
Tìm thừa số trong một tích.
x : 8 = 4
x = 4 ×8
x = 32
Tìm số bị chia.
5 x 9 + 27 = 45 + 27
 =72
80 : 2 – 13 =40 – 13
 =27
Bài giải
Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 lít
Đáp số: 35 lít dầu
-Hình cây thông gồm hai hình tam giác tạo thành tán lá và một hình vuông tạo thành thân cây.
Tiết 17 	KIỂM TRA
Do Ban Giám Hiệu ra đề
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2005
	Toán
Tiết 18	 BẢNG NHÂN 6
 	A.Mục tiêu:
Giúp HS :
-Tự lập được và học thuộc bảng nhân 6.
-Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
B.Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
C.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ được học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 5, đó là bảng nhân 6.
GV ghi tựa bài.
b.Lập bảng nhân 6:
-Gắn 1 tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
-6 hình tròn được lấy mấy lần?
-6 được lấy mấy lần ?
-6 được lấy một lần nên ta lập phép nhân:
6 x 1 = 6.
-Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 6 hình tròn, vậy 6 hình tròn được lấy mấy lần?
-Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được lấy 2 lần.
-6 nhân 2 bằng mấy?
-Vì sao con biết 6 nhân 2 bằng 12?
-Viết lên bảng phép nhân 6 x 2 = 12 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
-Hướng dẫn HS lập phép nhân 6 x 3 = 18 tuơng tự như với phép nhân 6 x 2 = 12.
-Em nào tìm được kết quả của phép tính 6 x 4.
-Nếu HS tìm đúng kết quả thì GV cho HS nêu cách tìm và nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS không tìm được,GV chuyển tích 6 x 4 thành tổng 6 + 6 + 6 +6 rồi hướng dẫn HS tính tổng để tìm tích.
-Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng 6.
Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 6.Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 6, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3,,10.
Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng.
Tổ chức cho HS thi đọc thuợc lòng.
c.Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.HS đọc phép tính rồi nêu ngay kết quả.
Bài 2:Cho HS tự nêu bài toán rồi giải bài toán
Chữa bài nhận xét.
Bài 3: Cho HS tự nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài
Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 6.Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 6.
2.Củng cố,dặn dò:
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
-Xem bài tới: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
-Có 6 hình tròn
-6 hình tròn được lấy 1 lần
-6 được lấy 1 lần
HS đọc phép nhân 6 nhân 1 bằng 6.
-6 hình tròn được lấy 2lần.
-Đó là phép tính 6 x 2.
6 nhân 2 bằng 12
Vì 6 x 2 = 6 + 6 mà 6 + 6 = 12 nên 6 x 2 = 12.
-Sáu nhân hai bằng mười hai.
-6 x 4 = 6 + 6+ 6+6 = 24
-6 x 4 = 18 + 6(vì 6 x 4 = 6 x 3 + 6)
-6 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 6
6 x 4 = 24
6 x 6 = 36
6 x 8 = 48
Bài giải:
Số lít dầu của 5 thùng là:
6 x 5 = 30 (l)
Đáp số: 30 l dầu.
Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thên 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống. Số đầu tiên trong dãy số này là 6.
Tiếp sau số 6 là số 12.
Tiếp sau số 6 là số 12.6 cộng thêm 6 bằng 12.
-Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
Thứ 	ngày 	tháng 9 	năm 2005
Tiết 19
A.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
-Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thúc và giải toán.
B.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài củ:
Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kỳ trong bảng.
Nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài:Trong giờ học toán này,các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kỹ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 6.
GV ghi tựa bài.
b.Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
a.Cho HS nêu kết quả tính nhẩm để ghi nhớ bảng nhân 6.
b.Cho HS làm bài.Khi chữa bài nên HD HS tự nhận xét đặc điểm của từng cột phép tính để thấy,chẳng hạn: Khi đổi chổ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia.
GV HD và chữa từng bài tập.
Bài 3: Cho HS tự đọc bài toán rồi tự làm bài. GV gợi ý khi nêu câu lời giải HS có thể nêu khác nhau.
Bài 4:Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 5: Cho HS tự xếp hình theo mẫu trong SGK.
3.Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
Xem bài tới: Nhân số có hai chử số với số có một chữ số.
Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng trả lời
Cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc bãng nhân chưa?
9 HS tiếp nối nhau đọc từng phép tính trước lớp.
3 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vào vở BT
6 x 2 = 12 ; 2 x 6 = 12, vậy 2 x 6 = 6 x 2 vì cùng bằng 12 tương tự với các cột tính khác để có 3 x 6 =6 x 3
 5 x 6 =6 x 5
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT.
a.6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60
b.6 x 5 + 29 = 30 + 29 = 59
c.6 x 6 + 6 = 36 + 6 = 42
Bài giải:
Cả 4 học sinh mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
a. 12,18,24,30,36,42,48
b. 18,1,24,27,30,33,36
Mỗi số trong dãy a. bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 6.
Mỗi số trong dãy b. bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3
Thứ 	ngày 	tháng 	năm 2005
Tiết 20	NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ)
A.Mục tiêu:
Giúp HS 
Biết đặt tính rồi tính rồi tính nhanh số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
B.Đồ dùng dạy học:
Phấn màu,bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, không nhớ.
b.Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân:
GV viết lên bảng 12 x 3 = ? yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân.
GV hướng dẫn HS đặt tính.
Cho một vài HS nêu lại cách nhân.
Chú ý: Khi đặt tính, GV lưu ý HS viết thừa số 12 ở một dòng, thừa số 3 ở dòng dưới, sao cho 3 thẳng cột với 2, viết dấu nhân ở giữa hai dòng trên, rồi kẻ vạch ngang.
Khi tính phải lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 12, kể từ phải sang trái. Các chữ số ở tích nên viết sao cho: 6 thẳng cột với 3 và 2, 3 thẳng cột với 1.
c.Thực hành:
Bài 1: Bài tập này đã đặt tính, HS thực hiện nhân từ phải sang trái.
GV cho HS làm bài và chữa một phép nhân –Sau đó HS tự làm.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Yêu cầu HS viết phép nhân và tích như HD trong phần bài học.
Bài 3:GV cho HS đọc đề toán, nêu phép tính giải rồi viết bài giải.
Nhận xét chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nối nhanh phép tính ( có dạng số có hai chữ số nhân với số có một chữ số, không nhớ) với kết quả. Yêu cầu HS về nhà làm BT luyện thêm:
1.Đặt tính rồi tính tích, biết các thừa số lần lượt là: 33và 2;22và 3 
 44và 2;34và 2.
2.Tìm x:
x : 4 = 12 x : 2 = 24
Xem bài tới: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. (có nhớ).
HS nêu cách tìm tích
12 +12 + 12 = 36
12
x
12
3
36
 Vậy: 12 x 3 = 36
 *3 nhân 2 bằng6,viết 6
 *3 nhân 1 bằng 3,viết 3
Vậy 12 nhân 3 bằng 36
x
24
2
48
 *2 nhân 4 bằng 8, viết 8
 *2 nhân 2 bằng 4, viết 4
 Vậy 24 nhân 2 bằng 48
Bài giải:
Cả 4 hộp có số bút chì là:
12 x 4 = 48 (bút chì)
Đáp số: 48 bút chì màu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-4.doc