Giáo án Tập đọc Cửa Tùng ( lớp 3- Tuần 13)

Giáo án Tập đọc Cửa Tùng ( lớp 3- Tuần 13)

Tập đọc

CỬA TÙNG ( LỚP 3- TUẦN 13)

I- MỤC TIÊU:

1.Đọc thành tiếng:

Học sinh đọc đúng các từ dễ lẫn của địa phương như : luỹ tre làng, Hiền Lương, nước biển, xanh lục.

Biết đọc đúng giọng văn miêu tả.

2.Đọc hiểu:

- Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim, Bà Chúa của các bãi tắm.

- Nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

3.Thái độ:

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý các danh lam thắng cảnh của đất nước.

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 7033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Cửa Tùng ( lớp 3- Tuần 13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án dự thi: “ giáo án tốt- giờ học hay”
Tập đọc
Cửa Tùng ( Lớp 3- tuần 13)
I- Mục tiêu:
1.Đọc thành tiếng:
Học sinh đọc đúng các từ dễ lẫn của địa phương như : luỹ tre làng, Hiền Lương, nước biển, xanh lục.
Biết đọc đúng giọng văn miêu tả.
2.Đọc hiểu:
- Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim, Bà Chúa của các bãi tắm.
- Nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
3.Thái độ: 
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý các danh lam thắng cảnh của đất nước.
II- Đồ dùng dạy học:
- ảnh minh hoạ bãi biển Cửa Tùng
- Bản đồ Việt Nam
- Bảng phụ ghi câu luyện đọc “Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục"
- Phiếu hoạt động nhóm đoạn 2.
III- các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.(2-3 phút)
- 1 HS đọc đoạn 1 bài "Người con Tây Nguyên"
 HS nhận xét. GV nhận xét, kết luận và cho điểm
- 1HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
( Đất nước mình mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi)
HS nhận xét. GV nhận xét cho điểm
- GV nhận xét chung giờ kiểm tra
2. Bài mới (30- 32phút)
a) Giới thiệu bài: (1-2 phút)
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và cho biết : Bức tranh vẽ những gì?
Gọi 2 - 3 em trả lời( Bức tranh vẽ biển màu xanh, bờ cát dài phẳng lặng,mịn màng, những con sóng lăn tăn, hàng cây xanh mướt, xa xa có những ngọn núi nhấp nhô )
 GV: Đúng rồi! Đó là một trong những cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung nước ta, một cửa biển kì vĩ, nước biển thay đổi theo từng thời điểm trong ngày tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp . Hôm nay thầy sẽ cùng các em đến thăm bãi biển đó thông qua bài tập đọc Cửa Tùng của nhà văn Thuỵ Chương.
* Giáo viên ghi tên đầu bài lên bảng- Học sinh mở vở ghi bài.
b) Luyện đọc : ( 10-11 phút)
Yêu cầu học sinh mở SGK trang 109 theo dõi giáo viên đọc bài.
- GV đọc mẫu- Học sinh lắng nghe
* Vừa rồi các em đã nghe thầy đọc bài, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi luyện đọc . Trước hết các em sẽ đọc nối tiếp câu. Bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc cả tên đầu bài. 
- HS đọc nối tiếp lần 1( Sửa sai cho HS)- GV nghe HS đọc và phát hiện lỗi sai của học sinh.
Gọi HS nhận xét các bạn đọc lần 1- Sửa lỗi phát âm cho các bạn đọc sai. 
GVKL: Vừa rồi các em đã đọc nối tiếp câu lần 1, thầy thấy các em còn mắc một số lỗi sau: 
GV ghi từ nhiều HS đọc sai lên bảng:VD: Luỹ tre làng, Hiền Lương, nước biển.
Gọi 2-3 học sinh đọc lại các từ trên bảng- lưu ý khi đọc các từ trên ( phát âm đúng phụ âm l/n)
- Bây giờ thầy mời 1 nhóm khác đọc nối tiếp câu lần 2 cho thật đúng.
*Đọc nối tiếp câu lần 2 ( tiếp tục sửa sai nếu có)
GV: Vừa rồi các em đã luyện đọc câu khá đúng, bây giờ thầy trò mình sẽ chuyển sang luyện đọc đoạn. Bài này thầy chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 “ từ đầu đến ... gió thổi” 
Đoạn 2 từ “ Từ cầu Hiền Lương....xanh lục”. 
Đoạn 3 còn lại.
 Bây giờ thầy mời 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài cho thầy. Các em khác nghe và nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa, trả lời câu hỏi có chính xác không? 
Đọc nối tiếp đoạn lần 1.
Hỏi học sinh đọc đoạn 1 : Sông Bến Hải chảy qua tỉnh nào?- Học sinh trả lời chú giải.
Hỏi học sinh đọc đoạn 2: "Hiền Lương là địa danh ở đâu"? - Học sinh trả lời chú giải.
Hỏi học sinh đọc đoạn 3: Bạch Kim có nghĩa là gì? - Học sinh trả lời chú giải. 
- Gọi học sinh nhận xét 3 bạn đọc và trả lời- GV nhận xét đọc đoạn lần 1
Tiếp theo thầy mời 3 bạn khác đọc thật to, rõ ràng nối tiếp 3 đoạn của bài. Các em chú ý xem các bạn đọc đúng chưa, các câu dài trong bài được các bạn ngắt, nghỉ như thế nào nhé.
Học sinh đọc đoạn lần 2
GV đưa câu dài lên bảng : "Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục"
Các em tự nhẩm và nêu cách ngắt, nghỉ của các câu trên.
- Học sinh trả lời- Nhận xét- GV kết luận (ngắt ở sau các dấu phẩy như các chữ “biển, trưa’ và ngắt ở sau tiếng “ôí”, “lơ”; nghỉ ở sau dấu chấm câu.)
"Bình minh,/mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/nước biển nhuộm màu hồng nhạt.//Trưa/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục//"
1-2 em đọc lại câu vừa ngắt.
Giáo viên nhận xét đọc đoạn lần 2 và cách ngắt nghỉ câu.
Để các em được luyện đọc nhiều hơn thầy sẽ cho các em luyện đọc theo nhóm đôi. Các em tự chia nhau đọc luân phiên, em nào đọc đoạn 1 sẽ đọc đoạn 3, em còn lại đọc đoạn 2. Các em nghe bạn mình đọc rồi nhận xét và sửa sai cho bạn. Thời gian luyện đọc theo nhóm là 2 phút.
Học sinh luyện đọc theo nhóm- Giáo viên quan sát, giúp đỡ các nhóm có học sinh đọc yếu.
GV kiểm tra 1 - 2 nhóm - Học sinh các nhóm khác theo dõi và nhận xét - GV nhận xét kết luận, cho điểm động viên.
GV: Các em đã luyện đọc câu và đoạn, bây giờ thầy mời một bạn đọc to cả bài, các em theo dõi và đọc thầm theo bạn nhé.
1 HS đọc to cả bài.
GV: Vừa rồi các em đã đi luyện đọc bài văn, để thấy được cái hay cái đẹp của bài thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài.
b) Tìm hiểu bài ( 10-11 phút)
Các em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho thầy biết cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
(Hai bên bờ sông Bến Hải là thôn xóm với luỹ tre mướt rặng phi lao rì rào gió thổi.)
GV chỉ bản đồ Việt nam và giới thiệu: Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị, đây là con sông chia cắt hai miền Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975. Con sông này đã chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng của những người dân Quảng Trị cũng như của dân tộc ta, vì thế tác giả viết con sông "in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước".Không chỉ là con sông ghi lại một thời kì lịch sử mà Bến Hải còn là một dòng sông đẹp với đôi bờ xanh mướt luỹ tre với những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Giáo viên ghi bảng từ: xanh mướt, rì rào.
GV: Dọc theo bờ sông Bến Hải còn có gì đẹp các em hãy đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm 4 cho thầy các câu hỏi sau, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận trong thời gian 4 phút:
GV phát phiếu thảo luận nhóm, gọi học cho HS đọc sinh đọc nội dung thảo luận nhóm:
Em hãy đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi sau:
1.Cửa Tùng ở đâu?
2.Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng?
3.Em hiểu thế nào là Bà Chúa của các bãi tắm?
4. Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
Học sinh thảo luận nhóm- GV giúp đỡ các nhóm yếu.
Gọi các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung- GV kết luận.
 Cửa Tùng ở đâu?
(Cửa Tùng ở nơi cửa sông Bến Hải chảy ra biển.)
Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng?
(Bãi cát ở đây từng được ca ngợi là bà chúa của các bãi tắm)
Em hiểu thế nào là Bà Chúa của các bãi tắm?
(là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm)
Sắc màu cuả nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
(Buổi sáng mặt trời đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà nước biển xanh lục.)
GVKL: Cửa Tùng ở nơi dòng Bến Hải chảy ra biển, đây là bãi tắm được mệnh danh là Bà Chúa của các bãi tắm bởi ở đây có bãi cát rộng, phẳng lặng, mịn màng và bởi sự thay đổi màu sắc rất đặc biệt của nước biển Cửa Tùng: Buổi sáng khi bình minh lên mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển. Trưa nước biển chuyển màu xanh lơ và đến khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Chính sự chuyển màu sắc của nước biển đã làm cho Cửa Tùng thêm đẹp và hấp dẫn.
GV ghi bảng từ : Bà Chúa của các bãi tắm, ba sắc màu trong một ngày.
 Các em hãy đọc thầm đoạn 3 và cho thầy biết người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng với gì? (Chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển)
Vậy em hiểu đồi mồi là gì?
(Một loài rùa biển, mai có vân đẹp.) 
Học sinh trả lời- nhận xét- GVKL
GV: Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh bờ biển Cửa Tùng như chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển làm tăng thêm vẻ duyên dáng hấp dẫn của Cửa Tùng.
GV ghi bảng từ : đồi mồi
Vừa rồi các em đã được tìm hiểu các đoạn của bài. Vậy em nào cho thầy biết nội dung chính của bài là gì?
Gọi 1 - 2 em trả lời- Học sinh khác nhận xét- GVKL và ghi nội dung chính lên bảng
(Ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta)
Gọi 2-3 học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
c) Luyện đọc hay ( 7-8 phút)
Trong bài này thầy thấy có đoạn 2 rất hay, các em hãy đọc thầm đoạn 2 và tìm cách đọc hay cho thầy 
Gọi 1-2 HS nêu cách đọc- Học sinh khác nhận xét, bổ sung- GVKL
(Giọng nhẹ nhàng, thong thả, nhấn giọng các từ chỉ vẻ đẹp của Cửa Tùng như: mênh mông, bà chúa, ba sắc màu, bình minh, đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục)
Gọi 3-4 em đọc – HS nhận xét bạn đọc hay chưa, có diễn tả được vẻ đẹp của bãi biển Cửa Tùng không...?- GVKL cho điểm động viên.
Cho HS thi đọc giữa nam và nữ- Mỗi bên cử một bạn đọc- Hai học sinh đó lên bảng và đọc thi- ở dưới nghe, nhận xét xem bạn nào đọc hay hơn và cho điểm các bạn. 
HS nhận xét, cho điểm- GV nhận xét kết luận cho điểm động viên.
3.Củng cố - dặn dò:(2-3 phút)
- Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng? 
Gọi 2 - 3 học sinh trả lời nêu lí do mình thích.
- Khi có dịp ra biển em cần làm gì để cho biển luôn sạch, đẹp?
Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung..
GVKL: Bãi biển Cửa Tùng là một trong những bãi biển đẹp của nước ta và chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ để không chỉ Cửa Tùng mà tất cả mọi nơi trên đất nước ta đều đẹp, sạch sẽ và trong lành bằng những việc làm cụ thể như không vứt rác bừa bãi, chăm sóc cây xanh, giữ vệ sinh môi trường... 
- Các em về đọc kĩ lại bài và đọc trước 2-3 lần bài "Người liên lạc nhỏ" trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 Họ và tên: Nguyễn Duy Luyện ( 37 tuổi)
 Giáo viên Trường Tiểu học Lâm Thao- Lương Tài- Bắc Ninh
 Điện thoại : 0944755377

Tài liệu đính kèm:

  • doccua tung tuan 14.doc