Giáo án Thứ 3 Tuần 21 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 21 Lớp 3

Thể dục Bài 41 : Nhảy dây

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức cơ bản

đúng.

-Trò chơi Lò cò tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 21 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức cơ bản 
đúng. 
-Trò chơi Lò cò tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Đi đều.bước Đứng lại.đứng
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
-Tập so dây
-Mô phỏng động tác trao dây
-Quay dây và vào dây để nhảy
Nhận xét
b.Trò chơi : Lò cò tiếp sức
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Đi thường.bước Đứng lại..đứng
HS vừa đi vừa thả lỏng
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập nhảy dây
 5p
 27p
19p
2-3lần 
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 21	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu ( 20’ )
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọingười phải kính trọng. Ông còn nhánh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Lê Quý Đôn sống vào thời nhà Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học,, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 4 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Điền tr hoặc ch vào chỗ trống :
Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chỗ trống :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 21	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
 Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
Kĩ năng: học sinh thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ( 1’ )
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép trừ 8652 – 3917 ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
GV viết phép tính 8652 – 3917 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ.
Nếu học sinh tính không được, Giáo viên hướng dẫn học sinh :
+ Ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
+ 2 trừ 7 được không ?
GV : 2 không trừ được 7 nên ở đây ta thực hiện giống như bài phép trừ số có ba chữ số cho một chữ số, có nhớ
+ Bạn nào có thể thực hiện trừ các đơn vị với nhau ?
Giáo viên giảng: khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các số chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn. Có 2 cách trả :
Giữ nguyên số chục của số bị trừ, sau đó ta cộng thêm 1 chục vào số chục của số trừ. Cụ thể ta lấy 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
Ta bớt 1 chục ở số bị trừ rồi trừ các chục cho nhau. Cụ thể ta lấy 5 bớt 1 bằng 4, 4 trừ 1 bằng 3, viết 3
+ Hãy thực hiện trừ các số trăm với nhau.
+ Hãy thực hiện trừ các số nghìn với nhau.
+ Vậy 8652 – 3917 bằng bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
Giáo viên nêu quy tắc khái quát thực hiện phép trừ các số có bốn chứ số: “ Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số, ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng với chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn thẳng cột với chữ số hàng nghìn
Cho học sinh nêu lại quy tắc.
Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
 Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ 
Bài 1 : tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
Trò chơi : “ Máy bay hạ cánh. 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
Bài 2 : đặt tính rồi tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ?
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Học sinh theo dõi
1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
-
8652
3917
4735
2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1
1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4
Tính từ hàng đơn vị
2 không trừ được 7 
2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1
15 gồm 1 chục và 5 đơn vị 
Nghe giảng và cùng thực hiện trừ các số chục cho nhau: 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1
3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4 
8652 – 3917 = 4735
Cá nhân
Học sinh nêu
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
HS nêu
HS đọc.
Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Một cửa hàng có 4550kg đường, đã bán được 1935kg đường.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập . 
Tuần : 21	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo.
Kĩ năng : HS nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo.
Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo ). 
Thái độ : HS có ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 78, 79.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Thực vật ( 4’ )
Nói tên từng bộ phận của mỗi cây 
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thân cây ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm (7’ )
Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trang 78, 79 trong SGK và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo ( mềm )
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên ghi kết quả thảo luận của các nhóm vào bảng 
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ (cứng)
Thân thảo 
( mềm )
1
Cây nhãn
x
x
2
Cây bí đỏ 
( bí ngô )
x
x
3
Cây dưa chuột
x
x
4
Cây rau muống
x
x
5
Cây lúa
x
x
6
Cây su hào
x
x
7
Các cây gỗ trong rừng
x
x
+ Cây su hào có gì đặc biệt ?
Kết luận: các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo
Cây su hào có thân phình to thành củ 
Hoạt động 2: chơi trò chơi Bingo ( 7’ )
Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo )
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu, mỗi phiếu viết tên 1 cây. 
Xoài 
Ngô
Mướp
Cà chua
Dưa hấu
Bí ngô
Kơ-nia
Cau
Tía tô
Hồ tiêu
Bàng
Rau ngót
Dưa chuột
Mây
Bưởi 
Cà rốt 
Rau má 
Phượng vĩ 
Lá lốt
Hoa cúc
Yêu cầu mỗi nhóm cử lần lượt từng bạn lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu cuối cùng thì hô to : “Bingo”. Nhóm nào gắn phiếu xong, nhanh, đúng thì nhóm đó thắng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc :
Cấu tạo
Cách mọc 
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
xoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ , bưởi
Ngô, Cà chua, Tía tô, Hoa cúc
Bò
Bí ngô, Rau má , Lá lốt, Dưa hấu
Leo
Mây
Mướp, Hồ tiêu, Dưa chuột
Hát
Học sinh trình bày 
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Cây su hào có thân phình to thành củ.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Lớp chia thành 2 nhóm 
Học sinh chơi theo hướng dẫn của Giáo viên 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 42: Thân cây ( tiếp theo ).
Tuần : 21	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
I. Mục tiêu
- HS biết cách đan nong mốt.
Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật.
Yêu thích các sản phẩm đan nan
 II. Chuẩn bị
- Tranh qui trình kĩ thuật đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu có màu khác nhau.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
3 . Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong mốt.
- Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu và hướng dẫn HS quan sát để rút ra kết luận:
 Hs quan sát rút ra nhận xét 
- GV liên hệ thực tế: Ứng dụng để đan rổ, rá...
- Để đan nong mốt, người ta sử dụng các nan đan bằng nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa,..để làm đồ dùng trong gia đình. Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong mốt bằng bìa với cách đan đơn giản nhất.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
 Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong mốt.
- Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
 Cách tiến hành:
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Cắt 9 nan dọc: Cắt 9 nan dọc hình chữ nhật có chiều dài 9 ô và rộng 1 ô.
Hs lắng nghe 
- Cắt 7 nan dọc và 4 nan dùng để dán nẽpung quanh dài 9 ô, rộng 1 ô khác màu nan dọc và nan dán nẹp.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa. 
- Cách đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nanvà lẹch nhau 1 nan dọc giữa 2 hang nan ngang liêng kề.
 Trình tự thục hiện:
- Đan nan ngang thứ nhất: Đặt nan dọc lên bàn, phần gáy ở dưới. Nhấc các nan 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ 1 vào và dồncác nan cho khít.
- Đan nan ngang thứ hai: Nhấc các nan 1, 3, 5, 7 lên và luồn nan ngang thứ 2 vào rồi dồn các nancho khít. 
- Đan nan ngang thứ ba: Đan giống nan 1 
- Đan nan ngang thứ nhất: Đan giống nan 2 
Cứ thế đan cho đến hết.
Chú ý: Đan xong mỗi nan phải đồn cho khít rồi mới đan nan tiếp theo.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh cho tấm đan. 
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Lần lượt dán từng nan xung quanh tấm dan. Để giữ cho tấm đan khong bị tuột. Lưu ý HS dán cho phẳng và sát mép tấm đan cho đẹp.
- GV gọi HS nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét. Sau đó, tổ chức chi HS kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt.
 5 hs nhắc lại 
hs thực hành trên giấy nháp 
* Hoạt động cuối: Nhận xét, dặn dò (5’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
Lắng nghe 
- Dặn dò HS về nhà tập đan nong mốt trên giấy nháp và mang dụng cụ cho gì học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 21.doc