Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 27

Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 27

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 ( tiết 1,2)

I. Mục tiêu:

1/ Kiểm tra lấy điểm Tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2/ Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập hai (gồm cả các văn bản thông thường).

- 6 tranh minh hoạ truyện kể (bài tập 2) trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 5496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng việt
ôn tập - kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 1,2)
I. Mục tiêu:
1/ Kiểm tra lấy điểm Tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2/ Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập hai (gồm cả các văn bản thông thường). 
- 6 tranh minh hoạ truyện kể (bài tập 2) trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
a/ Ôn tập :
1/ Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu nội dung học tập trong tuần: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong suốt 8 tuần đầu học kì II.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp)
 Phần Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này cũng như các tiết 2, 3, 4, 5, 6, 7 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. 
 Các tiết 1, 2, 3, 4 kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7, kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
*GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
* Kiểm tra, đánh giá.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động
+ Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
+ Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy một quả táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. ở một cây thông bên cạnh, một anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:
 - Anh Quạ ơi! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với!
Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo gọi: 
 - Chị Nhím đừng sợ! Quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào!
Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, Nhím hết sợ, dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của mình. Thỏ quả quyết: “Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Quạ khăng khăng: “Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo: “Chính tôi mới là người bắt được quả táo!” Ba con vật chẳng ai chịu ai.
Tranh 4: Ba con vật cãi nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
 - Có chuyện gì thế, các cháu?
Thỏ, Quạ và Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
Tranh 5: Sau khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bác Gấu ôn tồn bảo:
 - Các cháu người nào cũng góp công, góp sức để có được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo làm ba phần đều nhau.
Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra ngay. Thỏ bèn chia quả táo thành bốn phần, phần thứ tư nó mời bác Gấu. Bác bảo: “Bác có công gì đâu mà các cháu chia phần cho bác!” Cả ba đều thưa: “Bác có công lớn là đã giúp chúng cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác!” Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
*Luyện tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS.
- HS trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung 1 tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể.
- HS nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh.
- 1, 2 HS kể toàn truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét (về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng phép nhân hoá), bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sống động.
B/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt in.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
tiếng việt
ôn tập - kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 3 )
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (Yêu cầu như tiết 1).
 - Ôn luyện về nhân hoá: các cách nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26.
 - Bảng lớp chép sẵn bài thơ “Em thương” (bài tập 2).
 - 3, 4 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2: kẻ bảng để HS làm bài tập 2a (xem mẫu ở phần lời giải); bảng để nối cột (bài tập 2b – xem SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
a/ ôn tập :
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp). 
Phần Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này cũng như các tiết 1, 3, 4, 5, 6, 7 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. 
 Các tiết 1, 2, 3, 4 kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7, kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
*GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Đọc bài thơ sau
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hoá làn gió và sợi nắng.
Sự vật
được nhân hoá
Từ chỉ đặc điểm
của con người 
Từ chỉ hoạt động
của con người 
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gâỳ
run run, ngã
b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A.
Làn gió
giống một người bạn ngồi trong vườn cây
giống một người gầy yếu
Sợi nắng
giống một bạn nhỏ mồ côi
 c) Tác giả bài thơ dành tình cảm yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
*Luyện tập.
- GV đọc bài thơ “Em thương” (giọng tình cảm, thiết tha, trìu mến). 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thành tiếng các câu hỏi a, b, c. Cả lớp theo dõi trong VBT.
- HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS viết bài vào vở bài tập.
B/ Củng cố – dặn dò:
 - GV khen những HS học tốt; nhắc nhở những HS chưa kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc; chuẩn bị nội dung để làm tốt bài tập thực hành (đóng vai chi đội trưởng trình bày báo cáo (bài tập 2, tiết ôn tập tới)).
- GV nhận xét, dặn dò.
tiếng việt
ôn tập - kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 4)
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (Yêu cầu như tiết 1).
 - Ôn tập về trình bày báo cáo (miệng) – báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
 - Đọc thêm bài chiếc máy bơm. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu học kì II).
 - Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Ôn tập: 
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp). 
Phần Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết này cũng như các tiết 1, 2, 4, 5, 6, 7 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. 
 Các tiết 1, 2, 3, 4 kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7, kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
*GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô (thầy) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh.”
Nội dung báo cáo:
a) Về học tập
b) Về lao động
c) Về công tác khác
- Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết Tập Làm Văn tuần 20?
(Những điểm khác:
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác).
- Chú ý thay lời “Kính gửi...” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa...” (vì là báo cáo miệng).
* Ví dụ về một báo cáo:
 Kính thưa cô tổng phụ trách.
 Thay mặt chi đội lớp 3G, em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội trong tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh” vừa qua như sau:
 a) Về học tập: Toàn chi đội đạt 156 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là ba bạn: Lê Hồng Hoa, Hồ Cẩm Tú, Trần Quốc Tuấn. Phân đội đạt được nhiều điểm 9,10 nhất là phân đội 1. Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” của trường, chi đội chúng em đã có bạn Nguyễn Lan Hương giành giải nhất và Hoàng Việt Hà giành giải nhì.
 b) Về lao động: Chi đội 3G đã tham gia hai ngày công làm sạch đ ... o Linh, Đỗ Cẩm Tú, Nguyễn Hoàng Anh. Phân đội đạt được nhiều điểm 9,10 nhất là phân đội 1. Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” của trường, chi đội chúng em đã có bạn Nguyễn Lan Hương giành giải nhất và Hoàng Việt Hà giành giải nhì.
2. Về lao động: Chi đội 3A đã tham gia hai ngày công làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm. Ngoài ra, chi đội còn chăm sóc tốt công trình măng non, giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
3. Về công tác khác: Chi đội chúng em đã kết nạp được thêm 3 đội viên mới, tổ chức 1 buổi sinh hoạt với chủ đề “Văn minh lịch sự”; đóng góp được 120.000 đồng ủng hộ các bạn những vùng gặp khó khăn.
 Chi đội trưởng
 Dương Quỳnh Trang
- 1 HS đọc yêu cầu cầu của bài và mẫu báo cáo. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc các em nhớ nội dung của bài đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- HS viết báo cáo vào vở (vở bài tập hoặc bản mẫu báo cáo).
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
Vở 
bài 
tập.
Bảng phụ
1’
B/ Củng cố – dặn dò:
- GV yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra học thuộc lòng và những HS kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục ôn luyện.
- Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết sau
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009
tiếng việt
ôn tập - kiểm tra Giữa học kì 2 ( tiết 6)
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 - Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (r/d/gi; l/n; tr/ch; uôt/uôc; ât/âc; iêt/iêc; ai/ay). 
II. Đồ dùng dạy học:
 - 7 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng.
 - 3 phiếu viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ ôn tập:
1/ Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*Trực tiếp.
2/ Kiểm tra học thuộc lòng: (khoảng 1/3 số HS trong lớp). 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. GV cho điểm. Với những HS không thuộc bài, GV cho các em về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lại vào tiết sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: - GV nêu yêu cầu của bài tập.
Đáp án:
 Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào giấy nháp, vở (hoặc vở bài tập).
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp.
- Cả lớp làm bài vào vở (hoặc vở bài tập) theo lời giải đúng.
B/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhắc những HS chưa có điểm kiểm tra học thuộc lòng về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Yêu cầu HS làm thử bài luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì II.
...........................
Môn: tiếng việt
Thứ....... , ngày.....tháng.....năm 200...
Tiết: 7 / Tuần: 27
Lớp: 3
Tên bài dạy:
ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 Giữa học kì II 
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 - Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 7 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng.
 - Một số tờ giấy cỡ to phô tô ô chữ (kèm những bản cỡ nhỏ đủ phát cho từng HS, nếu không có vở bài tập).
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp 
Ghi chú
* ổn định tổ chức: 
A/ Ôn tập:
1’
1/ Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
Phấn
màu
15’
2/ Kiểm tra học thuộc lòng: (số HS còn lại). 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. GV cho điểm. Với những HS không thuộc bài, GV cho các em về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lại vào tiết sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-GV cho điểm. 
* Luyện tập.
Phiếu
bốc
thăm
tên
bài 
đọc
23’
3/ Giải ô chữ.
a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây:
* Các bước làm bài:
+Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì.
+ Bước 2: Ghi từ ngữ vào ô trống theo dòng (hàng ngang) có đánh số thứ tự. Viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái (xem mẫu). Các từ ngữ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trên từng dòng.
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
* Đáp án: 
Dòng 1:
Phá cỗ
Dòng 5:
Tham quan
Dòng 2:
Nhạc sĩ
Dòng 6:
Chơi đàn
Dòng 3:
Pháo hoa
Dòng 7:
Tiến sĩ
Dòng 4:
Mặt trăng
Dòng 8:
bé nhỏ
b)Từ mới xuất hiện ở ô chữ in màu: phát minh
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu. 
-GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, hướng dẫn HS làm bài.
- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu. 
-HS làm bài theo nhóm. Cả nhóm trao đổi thật nhanh, điền nhanh từ tìm được lần lượt từ dòng 2 đến dòng 8. 
-Sau thời gian quy định, các nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, đại diện nhóm đọc kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ đúng, nhanh.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
Vở bài tập, bảng phụ
1’
B/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhắc những HS làm bài tập 2 chưa xong về nhà hoàn thành bài.
- Yêu cầu HS chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra giữa học kì II.
- GV nhận xét tiết học,dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
Tiết 8
kiểm tra
Đọc - hiểu, luyện từ và câu
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 8), GV, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương tự ra đề kiểm tra Đọc - hiểu, Luyện từ và câu theo gợi ý sau:
- Văn bản có độ dài khoảng 130 chữ. Có thể chọn văn bản trong SGK (các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26) hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học với trình độ của HS lớp 3.
- Phần câu hỏi và bài tập không quá 5 câu (ra đề kiểu trắc nghiệm lựa chọn), trong đó có 2 hoặc 3 câu kiểm tra sự hiểu bài và 2 hoặc 3 câu kiểu tra về từ và câu.
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). Các bước tiến hành như sau:
+ GV phát đề kiểm tra cho từng HS (Với những vùng khó khăn không có điều kiện phôtô đề, GV chép đề kiểm tra lên bảng).
+ HS đọc thật kĩ bài văn, bài thơ trong khoảng 15 phút. (GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kĩ văn bản thì rất dễ giải sai bài tập).
+ HS khoanh tròn ý đúng (hoặc đánh dấu ´ vào ô trống bằng bút chì. Làm bài xong, kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc kĩ lại bài thơ, rà soát lời giải cuối cùng, đánh dấu chính thức bằng bút mực.
ở những nơi không có điều kiện phôtô đề phát cho từng HS, HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c để trả lời. Ví dụ, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 8 (SGK):
Câu 1: ý c
Câu 2: ý a
Câu 3: ý b
Câu 4: ý a
Câu 5: ý b
Tiết 9
Kiểm tra
Chính tả - tập làm văn
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 9), GV, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương tự ra đề kiểm tra Chính tả, Tập làm văn theo gợi ý sau:
1. Chính tả: chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng 55 chữ, viết trong thời gian khoảng 12 phút. Có thể chọn văn bản trong SGK hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học với trình độ của HS lớp 3.
2. Tập làm văn: HS viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học. Nếu nội dung này có liên quan đến nội dung bài chính tả càng tốt.
Thời gian làm bài khoảng 28 phút
Chú ý: Các điểm kiểm tra Đọc thành tiếng, Học thuộc lòng, Đọc - Hiểu và Luyện từ và câu, Chính tả và Tập làm văn được tính theo quy định của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hình thức chế bản đề kiểm tra (phôtô phát cho từng HS)
Họ và tên:	
Lớp: 3..
Ngày tháng năm 200..
Kiểm tra giữa học kì II - môn tiếng việt lớp 3
Bài kiểm tra đọc
Đọc thầm
(30 phút)
Họ và tên:	
Lớp: 3..
Ngày tháng năm 200..
Kiểm tra giữa học kì II - môn tiếng việt lớp 3
Bài kiểm tra viết
A. Chính tả (Nghe - viết)
(12 phút)
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
B. Tập làm văn
(28 phút)
	Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT27_tiengviet.doc