Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

- Đọc đúng các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, làm lụng,.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,.Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật.

- Thấy được sức lao động của con người là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

B - Kể chuyện.

 - Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện => kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 - Dựa vào tranh kể lại truyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.

 - Giáo dục ý thức yêu lao động.

II - Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ 2 ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tiết 2+3 tập đọc - kể chuyện
Hũ bạc của người cha
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, làm lụng,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật.
- Thấy được sức lao động của con người là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
B - Kể chuyện.
	- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện => kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Dựa vào tranh kể lại truyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.
	- Giáo dục ý thức yêu lao động.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: "Một trường tiểu học ở vùng cao".
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa một số từ khó và đặt câu với 1 số từ đó.
c- Tìm hiểu bài.
? + Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
 + Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
 + Em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là gì?
 + Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
 + Người con trai đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
 + Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì?
 + Vì sao người con phản ứng như vậy?
 + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
 + Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ: thản nhiên, dành dụm,...
-...vì con trai của ông lười biếng.
-...siêng năng, chăm chỉ tự mình kiếm nổi bát cơm.
- ... tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ.
-...vì ông muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không?
...anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chín mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.
-...vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ.
- Vì anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó.
-...ông cười chảy nước mắt vì vui mừng.
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền - Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc hay đoạn 4 và 5.
- Tổ chức luyện đọc theo vai.
e- Kể chuyện.
? + Nêu yêu cầu của bài 1.
- Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt 5 tranh => tự sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn của truyện theo tranh.
 + Tổ chức kể toàn bộ câu chuyện theo vai.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 4 và đoạn 5
- Đọc theo các vai : người dẫn chuyện, ông lão.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát => báo cáo kết quả quan sát.
- Học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh kể lại câu chuyện theo vai.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: toán
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
I - Mục tiêu.
 - Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài số 3.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
 - Tự nghĩ một phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số? Đặt tính và tính?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
 * Giới thiệu phép chia; 648 : 3
 ? + Nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3?
 - Yêu cầu một số học sinh nêu lại cách thực hiện.
 ? + Phép chia này có đặc điểm gì ?
 - Yêu cầu học sinh thực hiện vào giấy nháp phép chia 648 : 3
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ một ví dụ có đặc điểm tương tự phép chia trên. Đặt tính và tính vào bảng con.
* Giới thiệu phép chia; 236 : 5 
- Giáo viên tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3
? + Nêu đặc điểm của phép chia này?
- Yêu cầu học sinh tự lấy một phép chia có đặc điểm tương tự và đặt tính, nêu cách thực hiện.
c- Luyện tập.
 Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
? + Các phép tính có đặc điểm gì?
 Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu học sinh đọc cột thứ nhất.
- Giáo viên hướng dẫn trường hợp thứ nhất.
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột => tính kết quả.
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Học sinh nêu miệng cách thực hiện.
- Là phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh tự nghĩ ví dụ.
- Nêu cách thực hiện.
- Đặt tính và tính.
- Là phép chia có dư ở các lượt chia.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính và nêu cách thực hiện các phép tính.
- 2 học sinh lên bảng làm theo dãy.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Làm bài vào vở.
- Viết vào ô trống.
- Học sinh đặt đề toán => làm bài.
- ...giảm một số đi nhiều lần.
3 - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 5: quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết nhận xét và đánh giá hành vi về việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gv nhận xét đánh giá.
C.Bài mới:
1. Hoạt động 1: Gt các tư liệu sưu tầm được về chủ đề bài học.
- Y/ c hs trưng bày các tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được.
- Gv tổng kết: Khen các cá nhân và nhóm hs đã sưu tâm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
 Hoạt động 2: Đánh giá
- Yêu cầu hs nhận xét các hành vi
- Gvkl:Các câu a, d , e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Các việc b, c, đ là những việc không nên làm
- Yêu cầu hs liên hệ theo các việc làm trên.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống đóng vai.
- Gv chia hs theo nhóm, y/c mỗi nhóm thảo luận đóng vai một tình huống trong vở bài tập đạo đức.
- Gvkl chốt lại cách ứng xử theo từng tình huống.
- KL chung: Nêu câu ca dao trong sách bài tập.
3. Củng cố dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn, những lúc đó rất cần đến sự thông cảm giúp đỡ của hàng xóm láng giềng để vượt qua khó khăn.
- Hs để lên bàn các tranh vẽ, bài thơ... đã sưu tâm được.
- Từng cá nhân hoặc nhóm lên trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày hs nhận xét bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm đôi để nhận xét các hành vi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
- Hs liên hệ.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
 Thứ 3 ngày 16 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: tập đọc
Nhà rông ở Tây Nguyên
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: múa rông chiêng, ngọn giáo,...Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của một số từ mới cùng với đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.
	- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
	- Thấy được những truyền thống văn hoá của các dân tộc Việt Nam => thêm yêu nền văn hoá Việt Nam.
II. Đồ dùng: 
	- ảnh minh hoạ nhà rông. 
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc những khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà bố ở".
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới trong bài: rông chiêng, nông cụ, già làng, cúng tế,...
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
c- Tìm hiểu bài.
? + Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
 + Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
 + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
 + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
 + Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi học bài này?
d- luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc hay.
- Cả lớp đọc thấm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu => luyện đọc từ.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ nông cụ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...để dùng lâu dài, chứa được nhiều người.....
-...rất trang nghiêm...
-...là nơi có bếp lửa, nơi các già làng họp...
- ...là nơi ngủ của trai làng để bảo vệ buôn làng.
-...rất độc đáo, đồ sộ.
-...thể hiện nét văn hoá của Tây Nguyên.
- Học sinh luyện đọc cá nhân, luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc hay trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: toán
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Thực hiện được phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số với trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
	- Biết đặt tính và tính phép chia có chữ số 0 ở hàng đơn vị của số thương.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Tự nghĩ phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Đặt tính và tính?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Giới thiệu phép chia. 560 : 8
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính.
 + Nêu cách thực hiện.
? + Có nhận xét gì về chữ số hàng đơn vị của số bị chia?
- Yêu cầu học sinh tự lấy 1 số ví dụ tương tự => nêu cách thực hiện.
c- Giới thiệu phép chia 632 : 7.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép chia 632 : 7. 
(Nếu học sinh bị sai ở lần chia thứ 2 => giáo viên hướng d ... ới thiệu cấu tạo bảng chia.
- Hàng đầu tiên là thương số.
- Cột đầu tiên là số chia.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là số bị chia.
2- Cách sử dụng bảng chia.
Giáo viên nêu ví dụ; 12 : 4 = ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép chia 12 : 4 
- Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12. Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3. Vậy 12 : 4 = 3
- Yêu cầu học sinh thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng.
3- Thực hành.
 Bài 1:
? + Yêu cầu chính của bài là gì?
- Yêu cầu học sinh làm miệng bài toán.
 Bài 2: Yêu cầu của bài là gì?
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => Tìm hiểu đề toán => làm bài.
? + Bài tập củng cố kiến thức gì?
 + Muốn tìm số bị chia, số chia, thương làm như thế nào?
 Bài 3.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 4.
- Yêu cầu học sinh làm theo yêu cầu của bài trên bộ đồ dùng toán 3.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh lên bảng thực hành.
- Dùng bảng chia để tìm số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh làm miệng.
- Điền số vào chỗ trống.
- Học sinh đặt đề toán và tìm kết quả tương ứng với đề toán.
- Tìm số bị chia, số chia, thương.
-......
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh thực hành.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: tập viết
Ôn chữ hoa L
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua bài tập ứng dụng. 
Lê lợi.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
	- Viết đúng mẫu, đẹp chữ hoa, tên riêng và câu ứng dụng.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	Mẫu chữ viết hoa: L.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: Yết Kiêu, Khi.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài?
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết chữ L.
- Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* Luyện viết từ ứng dụng: Lê Lợi.
Giáo viên giới thiệu về tiểu sử vị anh hùng Lê Lợi.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số lượng chữ, chiều cao, khoảng cách các chữ trong từ ứng dụng.
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
+ Em hiểu câu tục ngữ muốn nói gì?
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Lời nói, Lựa lời.
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập Viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
d- Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm.
- L.
- Học sinh nêu.
- Nghe, quan sát.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh luyện viết từ ứng dụng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
-...khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.
- Học sinh luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Hoạt động nông nghiệp
I - Mục tiêu.
	- Biết một số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của những hoạt động nông nghiệp.
	- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương.
	- Có ý thức tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Kể tên các hoạt động thông tin, liên lạc. Các hoạt động đó có vai trò gì?
2 - Bài mới.
a- Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp.
- Yêu cầu học sinh quan sát 5 bức tranh trong sách giáo khoa.
? + ảnh chụp cảnh gì?
 + Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì?
 + Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì?
Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, trồng rừng...được gọi là hoạt động nông nghiệp.
? + Sản phẩm nông nghiệp dùng đề làm gì?
 + Nếu không còn hoạt động nông nghiệp cuộc sống chúng ta sẽ thiếu những gì?
Kết luận: Hoạt động nông nghiệp rất quan trong, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.
b- Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp địa phương em.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
- Học sinh quan sát.
...............
-...cá, thóc gạo, gia cầm,...
-...hoạt động nông nghiệp.
- làm thức ăn cho con người, vật nuôi và để xuất khẩu.
-...không có thức ăn.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu thảo luận.
Hoạt động nông nghiệp
Sản phẩm của hoạt động
Tranh ảnh minh hoạ
Trồng lúa
lúa gạo
...........
...........
..............
- Yêu cầu sau 10 phút các nhóm trình bày, báo cáo kết quả thảo luận.
? + Vậy hoạt động nông nghiệp chính ở địa phương là gì?
c- Hoạt động 3: Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam.
Giáo viên tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ với hệ thống câu hỏi có trong SGK - 141.
? + Tìm những câu tục ngữ, ca dao về nông nghiệp của ông cha ta?
 + Công việc sản xuất nông nghiệp vật vả hay rễ dàng?
 + Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm nông nghiệp?
 + Đối với người sản xuất nông nghiệp em có thái độ như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày.
...............
- Đại diện các nhóm lên chơi trò chơi.
- Học sinh tự tìm.
-...vất vả.
-...biết quí trọng, tiết kiệm, giữ gìn.
-...kính trọng, biết ơn.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
 Thứ 6 ngày 19 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em
I - Mục tiêu.
	- Nghe nhớ lại để kể đúng nội dung truyện vui "Giấu cày" Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
	- Kể được câu chuyện "Giấu cày" với giọng kể vui, khôi hài. Viết đoạn văn chân thực, câu văn rõ ràng.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Kể lại truyện vui "Tôi cũng như bác".
	- Giới thiệu về tổ em.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
? + Giáo viên hỏi theo hệ thống câu hỏi gợi ý có trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Yêu cầu một số học sinh lên kể lại câu chuyện.
 Bài 2:
- Yêu cầu chính của bài số 2 là gì?
- 1 Học sinh lên bảng giới thiệu về tổ của mình dựa theo các gợi ý và kể miệng ở tiết trước.
- Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh kể.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh giới thiệu về tổ của mình.
- Cả lớp làm bài.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Tiết 2: toán
Luyện tập - 76
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về nhân chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (bước đầu làm quen với cách chia ngắn gọn).
	- Rèn kỹ năng tính chia và giải toán có 2 phép tính.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ 1 phép tính nhân có 1 thừa số chưa biết? Tìm thừa số đó?
2 - Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài.
 Bài 1.
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con.
 Bài 2:
- Giáo viên nêu phép tính 948 : 4 = ?
- Yêu cầu một học sinh nêu cách tính.
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con.
 Bài 3 - 4.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài 3 => làm bài vào vở.
- Giáo viên tóm tắt đề toán bài 4 sau đó yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt.
 + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán => làm bài vào vở.
 Bài 5.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
? + Nêu cách tính?
 + Bài toán củng cố kiến thức gì?
 + Muốn tính độ dài đường gấp khúc làm như thế nào?
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh đặt tính, tính trên bảng con và nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính.
- Học sinh nêu cách tính ngắn gọn.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Học sinh tìm hiểu đề => làm bài vào vở.
- Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Học sinh làm bài vào vở.
..........
- Tính độ dài đường gấp khúc.
...........
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Hát nhạc
 Học BàI HáT NGàY MùA VUI (lời 2)
GIớI THIệU MộT VàI NHạC Cụ DÂN TộC
I.Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu , đều giọng.
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp 
HS hiểu biết sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc
 II.Chuẩn bị của GV:
III.Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Oân tập hát Ngày mùa vui
Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
Hoạt động 2: 
Tập biểu diễn bài hát 
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
 Hoạt động 3 : Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc
+ Đàn bầu GV cho xem tranh và thuyết trình Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là Độc huyền cầm. Aâm thanh của đàn bầu ngân nga thánh thót 
+Đàn tranh:HS xem tranh , GV thuyết trình : Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là Tam thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng hoà tấu trong các dàn nhạc dân tộc
+Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình Đàn này có thân hùnh tròn, giống như mặt trăngtron nên được gọi là đàn nguyệt có nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.
Củng cố – dặn dò
GV nhận xét ,dặn dò
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
HS theo dõi .
HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 5:	sinh hoạt lớp
Tuần 15
I- Kiểm điểm công tác tuần 15.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp có tiến bộ.
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường.
	- Một số học sinh còn nói tục trong khi giao tiếp với bạn bè.
	II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Học kiến thức kết hợp ôn tập để chuẩn bị thi định kỳ lần 2.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 3 tuan 15.doc