2 Bài kiểm tra Học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh (Có đáp án)

2 Bài kiểm tra Học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh (Có đáp án)

khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

 

doc 7 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "2 Bài kiểm tra Học kỳ 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Mỹ Chánh 	Thứ ngày tháng năm 2011
Lớp: 5	Kiểm tra Giữa Học kì II Năm học: 2010 -2011
Họ tên: .	Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 5
	Thời gian: 30 phút
Điểm
Nhận xét
GV coi kiểm tra
GV chấm kiểm tra 
*Đọc thaønh tiếng: .........điểm
*Đọc hiểu : ..........điểm Đề 1
A- Đọc thầm Phong cảnh đền Hùng
 Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. 
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. 
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. 
	Theo ĐOÀN MINH TUẤN 
B– Dựa vào nội dung bài học, chọn ý trả lời đúng (5 điểm). Mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Đền Hùng thờ: 
	a) An Dương Vương
	b) Vua Hùng Vương thứ 18
	c) Các vị vua Hùng
 2. Đền Hùng ở tỉnh:
	a) Lào Cai	b) Phú Thọ	c) Khánh Hòa
 3. Ý của đoạn 2 (từ Lăng của các vị vua Hùng  đến xanh mát) là:
	a) Giới thiệu về vị trí, vẻ đẹp, sự trang nghiêm ở đền Thượng.
	b) Miêu tả vẻ đẹp, sự hùng vĩ của cảnh vật xung quanh đền Hùng.
	c) Cả hai ý trên.
 4. Ý chính của bài là: 
	a) Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ
	b) Bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
	c) Cả hai ý trên. 
 5. Bài văn được đọc diễn cảm với:
	a) Thái độ tự hào, ca ngợi. 
	b) Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
	c) Giọng vui, hồ hởi thể hiện niềm vui trước vẻ đẹp của vùng đất Tổ. 
 6. Câu ca dao: 
	“Dù ai đi ngược về xuôi
	Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” thể hiện nội dung:
	a) Ca ngợi truyền thống tốt đẹp thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc của người Việt Nam.
	b) Khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
	c) Cả hai ý trên đều đúng. 
 7. Trong đoạn cuối (từ Trước đền Thượng  đến hết) có mấy từ đồng nghĩa với từ đất nước? 
	a) Có 1 từ. Đó là từ: ..
	b) Có 2 từ. Đó là các từ: 
	c) Có 3 từ. Đó là các từ:  
 8. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có: 
	a) 2 vế câu	b) 3 vế câu	c) 4 vế câu
 9. Hai câu đầu trong bài liên kết với nhau bằng cách:
	a) Lặp từ ngữ. Đó là từ: 
	b) Thay thế từ ngữ. Đó là từ: , thay thế cho từ: 
	c) Bằng cả hai cách trên.
 10. Câu ghép “Dù tôi chưa đến được đền Hùng nhưng tôi vẫn luôn nhớ về nơi ấy.” biểu thị quan hệ: 
	a) Nguyên nhân - kết quả
	b) Điều kiện (GT) – kết quả 
	c) Tương phản.
Trường Tiểu học Mỹ Chánh 	Thứ ngày tháng năm 2011
Lớp: 5	Kiểm tra Giữa Học kì II Năm học: 2010 -2011
Họ tên: .	Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 5
	Thời gian: 30 phút
Điểm
Nhận xét
GV coi kiểm tra 
GV chấm kiểm tra 
*Đọc thaønh tiếng: .........điểm
*Đọc hiểu : ..........điểm Đề 2
A- Đọc thầm Phong cảnh đền Hùng
 Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. 
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. 
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. 
	Theo ĐOÀN MINH TUẤN 
B – Dựa vào nội dung bài học, chọn ý trả lời đúng (5 điểm). Mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Đền Hùng ở tỉnh:
	a) Lào Cai	b) Phú Thọ	c) Khánh Hòa
 2. Đền Hùng thờ: 
	a) An Dương Vương
	b) Vua Hùng Vương thứ 18
	c) Các vị vua Hùng
 3. Ý của đoạn 2 (từ Lăng của các vị vua Hùng  đến xanh mát) là:
	a) Giới thiệu về vị trí, vẻ đẹp, sự trang nghiêm ở đền Thượng.
	b) Miêu tả vẻ đẹp, sự hùng vĩ của cảnh vật xung quanh đền Hùng.
	c) Cả hai ý trên.
 4. Bài văn được đọc diễn cảm với:
	a) Thái độ tự hào, ca ngợi. 
	b) Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
	c) Giọng vui, hồ hởi thể hiện niềm vui trước vẻ đẹp của vùng đất Tổ. 
 5. Câu ca dao: 
	“Dù ai đi ngược về xuôi
	Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” thể hiện nội dung:
	a) Ca ngợi truyền thống tốt đẹp thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc của người Việt Nam.
	b) Khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
	c) Cả hai ý trên đều đúng. 
 6. Ý chính của bài là: 
	a) Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ
	b) Bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
	c) Cả hai ý trên. 
 7. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có: 
	a) 2 vế câu	b) 3 vế câu	c) 4 vế câu
 8. Hai câu đầu trong bài liên kết với nhau bằng cách:
	a) Lặp từ ngữ. Đó là từ: 
	b) Thay thế từ ngữ. Đó là từ: , thay thế cho từ: 
	c) Bằng cả hai cách trên.
 9. Trong đoạn cuối (từ Trước đền Thượng  đến hết) có mấy từ đồng nghĩa với từ đất nước? 
	a) Có 1 từ. Đó là từ: ..
	b) Có 2 từ. Đó là các từ: 
	c) Có 3 từ. Đó là các từ:  
 10. Câu ghép “Dù tôi chưa đến được đền Hùng nhưng tôi vẫn luôn nhớ về nơi ấy.” biểu thị quan hệ: 
	a) Nguyên nhân - kết quả
	b) Điều kiện (GT) – kết quả 
	c) Tương phản.
Trường Tiểu học Mỹ Chánh 	Thứ ngày tháng năm 20101
Lớp: 5	Kiểm tra Giữa Học kì II Năm học: 2010-2011
Họ tên: .	Môn: Tiếng Việt (Viết) – Lớp 5
	Thời gian: 55 phút
Điểm
Nhận xét
GV coi kiểm tra 
GV chấm kiểm tra 
I. Chính tả (5 điểm): 15 phút	Điểm: .
	Bài: Phong cảnh đền Hùng, SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69. 
	(từ Lăng của các vị vua Hùng  thắng giặc Ân xâm lược)
II. Tập làm văn (5 điểm): 40 phút	Điểm: .
	Đề tài: 
	Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. 
Bài làm	
Trường Tiểu học Mỹ Chánh 
Lớp: 5
ĐÁP ÁN
	Môn: Tiếng Việt GKII Năm học: 2010 - 2011
I. Đọc hiểu (5 điểm).
Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước ý đúng được 0,5 điểm.
	Đề 1
1. c	2. b	3.b	4. c	5. a	 
6. c	7. a	8. a	9. a	10. c
	Đề 2
1. b	2. c	3. b	4. a	5. c	 
6. c	7. a	8. a	9. a	10. c
II. Chính tả (5 điểm)
Hs viết sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
III. Tập làm văn (5 điểm)
 1. Mở bài:
 Giới thiệu được tên bạn định tả, quen thân nhau khi nào?	 (0,75đ)
 2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, )	 	(1,5đ) 
b) Tả tình tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,)	(1,5đ) 
 3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về bạn được tả	 	 (0,75đ)
* Hình thức (0,5 điểm)
	- Bài làm sạch sẽ, chữ viết đẹp 	 (0,25đ)
	- Dùng từ, đặt câu chính xác, câu văn có hình ảnh,	 (0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_bai_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2010_20.doc