Bài dạy Khối 3 Tuần 13

Bài dạy Khối 3 Tuần 13

Tập đọc –Kể chuyện Tuần 13

Bài:NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

Ngày dạy:

I-MỤC TIÊU:

A.Tập đọc

• HS đọc thành tiếng đọc đúng các từ dễ sai:bok pa,càn quét,huân chương,hạt ngọc.Đọc đúng dấu câu.Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật

• Rèn kĩ năng đọc hiểu nghĩa một số từ khó:quét,lũ làng,Sao Rua,mạnh hung,người Thượng

• HS hiểu được câu chuyện ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

B.Kể chuyện

• Rèn kĩ năng nói:kể 1 đoạn câu chuyện theo lời nhân vật

• Rèn kĩ năng nghe:Kể tiếp lời bạn và nhận xét được bạn kể

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Khối 3 Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc –Kể chuyện	Tuần 13
Bài:NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
A.Tập đọc
HS đọc thành tiếng đọc đúng các từ dễ sai:bok pa,càn quét,huân chương,hạt ngọc.Đọc đúng dấu câu.Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
Rèn kĩ năng đọc hiểu nghĩa một số từ khó:quét,lũ làng,Sao Rua,mạnh hung,người Thượng
HS hiểu được câu chuyện ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
B.Kể chuyện
Rèn kĩ năng nói:kể 1 đoạn câu chuyện theo lời nhân vật
Rèn kĩ năng nghe:Kể tiếp lời bạn và nhận xét được bạn kể
II-CHUẨN BỊ:
 -Tranh minh hoạ,tranh 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
	TẬP ĐỌC
1.KTBC:Cảnh đẹp non sông
 Gọi 3 HS đọc bài
2.DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Luyện đọc
Mục tiêu:Đọc đúng các từ ,đọc đúng các dấu câu và hiểu nghĩa một số từ mới
Cách tiến hành:
-GV đọc toàn bài
-Cho HS đọc nối tiếp từng câu
-Cho HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp đọc đúng câu kể ,câu hỏi,giải thích một số từ khó:
-Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi 
-Gọi 1 HS đọc cả bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
Mục tiêu:HS cảm nhận được nội dung câu chuyện
Cách tiến hành:
 -Câu1:
-Câu 2:
 -Câu 3
-Câu 4:
Hoạt động 3:Luyện đọc lại
 -GV đọc mẫu đoạn 3
 Cho Hs thi đọc đoạn 3
 KỂ CHUYỆN
Hoạt động :Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện
Mục tiêu:HS kể lại từng đoạn bằng lời nhân vật
Cách tiến hành:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu
	-Cho HS kể từng đoạn trong nhóm
 -Cho Hs thi đua kể
Đọc cá nhân
Nghe
Nối tiếp
Nối tiếp
Thực hiện
Đi dự Đại hội thi đua
 Đất nước rất mạnh,mọi người đều đoàn kết làm rẩy
Được mời lên kể chuyện,
ảnh bok Hồ,quần áo,lá cờ,huân chương,rửa tay thật sạch khi xem
Thực hiện-Chọn nhóm đọc hay
Đọc
Kể 
Kể nhóm
Nhận xét –bình chọn
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Toán	
Bài:SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Vận dụng giải toán 
Rèn tính chính xác cẩn thận
II-CHUẨN BỊ:
 -Nội dung bài tập
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Nêu ví dụ
Mục tiêu:HS biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Cách tiến hành:
-GV nêu bài toán:Đoạn thẳng AB dài 2 cm,đoạn thẳng CD dài 6 cm.Đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
 -Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần đoạn AB.Vấy ta nói Độ dài đoạn AB bằng 1/3 độ dài đoạn CD
 Muốn tìm độ dài đoạn AB bằng 1 phần mấy CD ta làm sao?
Hoạt động 2:Giới thiệu bài toán
 	GV nêubài toán SGK,hướng dẫn HS phân tích bài toán :tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ta làm sao?
 Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
 Vậy tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ?
Hoạt động 3:Thực hành
Mục tiêu:HS biết so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
Cách tiến hành:
-Bài 1:HS đọc yêu cầu
 Gọi HS lần lượt lên bảng làm
 -Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán
 Cho HS giải vào vở
 Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần:
	24 : 6 = 4 (lần)
 Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số sách ngăn dưới
	 Đáp số:1/4
GV chấm một số vở -nhận xét
Hoạt động 4:Củng cố
 Gọi 2 HS lên bảng thi đua thực hiện bài 3
 GV nhận xét-Tuyên dương
 Về nhà xem lại bài tập và làm thêm vào vở bài tập
Làm nháp-nhận xét
6 : 2 = 3 (lần)
lấy độ dài đoạn CD chia cho độ dài AB
tuổi mẹ chia cho tuổi con
30 : 6= 5 (lần)
1/5
Đọc
Thực hiện
Bảng con
Đọc
Thực hiện
Làm vở
Thực hiện
Nhận xét
	 Âm nhạc	Tuần 13
Bài:ÔN BÀI HÁT:CON CHIM NON
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
Biết cách nhấn mạnh ở nhịp ¾
Biết gõ đệm nhịp ¾ bài hát.
II-CHUẨN BỊ:
GV:máy nghe;đĩa,các động tác phụ hoạ
HS:tập bài hát
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Ôn bài hát:Con chim non
Mục tiêu:HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Cách tiến hành:
-Cho HS nghe bài hát
-Cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm
-Hướng dẫn HShát kết hợp nhịp theo nhịp 3
 +Vỗ 2 tay xuống bàn àphách mạnh
 +Vỗ 2 tay vào nhau à2 phách nhẹ
-Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3
 +Nhóm 1:gõ trống phách mạnh
 +Nhóm 2:gõ thanh phách:2 phách nhẹ
-Luyện tập luân phiên theo nhóm
Hoạt động 2:Tập hát kết hợp phụ hoạ theo nhịp 3 
Mục tiêu:HS vừa hát vừa phụ hoạ vận động
Cách tiến hành:
-Động tác 1:(phách mạnh):chân trái bước sang ngang
-Động tác 2(phách 2)Chân phải chụm vào chân trái
-Động tác 3(phách 3)Chân trái giậm tại chỗ 1 cái
Cho HS tập các động tác theo nhịp đếm 1,2,3
HS nghe băng nhạc và vận động theo bài hát
Hoạt động 3:Củng cố
 Gọi một số HS biểu diễn trước lớp
Về nhà tập hát và vận động
Nghe
Cả lớp,dãy bàn ,tổ
Cả lớp
Thực hiện nhóm
Thực hiện
Thực hiện
Biểu diễn
Nhận xét
Thể dục	Tuần 13
Bài:ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
Ôn 7 động tác:vươn thở,tay,chân,lườn,bụng toàn thân,nhảy.Yêu cầu tập tương đối chính xác
Chơi trò chơi: Chim về tổ:Yêu cầu biết cách chơi,chơi chủ động
II-CHUẨN BỊ:
 -Địa điểm:sân trường
 -Phương tiện:còi
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Phần mở đầu
 -GV phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
 -Giậm chân tại chỗ vỗ tay hát
 -Khởi động các khớp
 -Trò chơi:Kết bạn
 2.Phần cơ bản:
 -Ôn 7 động tác đã học
 +Cả lớp thực hiện 1 lần
 +Chia tổ ôn luyện
 +Thi đua giữa các tổ
 GV nhận xét
 +Chọn 5,6 em tập đúng đẹp lên biểu diễn
 -Học động tác điều hoà
 +Lần đầu:GV làm mẫu ,giải thích hô nhịp chậm
 +Lần 2,3:Gv làm mẫu hô nhịp cho HS tập
 +Lần 4,5:chỉ hô nhịp
 *Chú ý:Nhịp 1,5 tay lên cao,thả lỏng,nâng đùi lên vuông góc,cẳng chân thả lỏng.Nhịp 2,6 hai tay hạ xuống bắt chéo trước ngực.
 -Trò chơi:Chim về tổ
 +GV nêu tên trò chơi
 +Gọi HS nhắc lại cách chơi
 +Cho HS thực hiện trò chơi
 +GV điều khiển trò chơi:Những em bị lẻ 3 lần phải chạy xung quanh sân 3 vòng
3.Phần kết thúc:
 -Tập một số động tác hồi tỉnh
 -GV và HS hệ thống lại bài.
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà ôn lại các động tác đã học
Nghe
Thực hiện
Thực hiện
Thực hiện 2-4 hàng dọc
Thực hiện theo tổ
Thi đua
Thực hiện
Nhắc lại
Thực hiện trò chơi
 Chính tả	Tuần 13
Bài:ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
Nghe viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây,trình bày rõ ràng,sạch đẹp.
Viết đúng các tiếng có vần khó:iu/uyu,giảI câu đố.
Rèn tính cẩn thận chính xác
II-CHUẨN BỊ:
 -Nội dung các bài tập
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.KTBC:
 Gọi 2 HS lên bảng viết các từ có tr/ch ;at/ac
2.DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả
Mục tiêu:HS nghe viết chính xác và trình bày đúng 
Cách tiến hành:
-Bước 1:Hướng dẫn HS chuẩn bị
 +GV đọc toàn bài
 +Gọi 2 HS đọc lại
 +Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào?
 +Bài viết có mấy câu?
 +Những chữ nào trong bài phải viết hoa?Vì sao
 +Hướng dẫn HS rút ra từ khó:toả sáng,lăn tăn,nở muộn,ngào ngạt
 -Bước 2:GV đọc bài cho HS viết
 -Bước 3:Cho HS soát lỗi
 GV chấm một số vở-nhận xét
 Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu:HS viết đúng các từ có vần oc/ooc
Cách tiến hành:
-Bài 2:
 +Gv nêu yêu cầu bài
 +Chia nhóm cho HS thảo luận
 +Các nhóm lên trình bày
 GVKL:Đường đi khúc khuỷu,gầy khẳng khiu,khuỷu tay.
-Bài 3b:
 +Cho HS lên bảng viết lời giải đọc kết quả
 +Gv cho HS giơ bảng,mời HS có lời giải đúng và HS có lời giải sai cho cả lớp nhận xét và giải thích lời giải
 +GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:con khỉ,cây chổi,quả đu đủ.
Hoạt động 3:Củng cố
 Gọi HS viết lại các từ khó mà các em đã viết sai
 GV nhận xét-Tuyên dương
 Về nhà sửa lại các từ đã viết sai
Bảng con-nhận xét
Nghe
Đọc
Trả lời
viết bảng con
Đọc
Thảo luận
Thực hiện-nhận xét
Bảng con
Thực hiện
Thực hiện
Nhận xét
	Toán	Tuần 13
Bài:LUYỆN TẬP
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS rèn kĩ năng so sành số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
Vận dụng vào việc giải toán.
Rèn HS tính xác,cẩn thận.
II-CHUẨN BỊ:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.KTBC:
 GọI HS lên thực hiện:Chị hái 18 bông hoa,em hái được 6 bông hoa.Hỏi em hái được một phần mấy của chị?
2.DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Thực hành
Mục tiêu:HS biết vận dụng so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
Cách tiến hành:
-Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu
 GọI HS lần lượt lên bảng thực hiện
 GV nhận xét
-Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu bài
 Bài toán cho biết gì?Hỏi gì?
 Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
 Số trâu gấp số bò số lần:
	28 :7 = 4 (lần)
	Vậy số bò bằng ¼ số trâu
 -Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán
 Cho HS làm vào vở
 	Số con đang bơi dưới ao:
	48 : 8 = 6 (con vịt)
	Số con vịt trên bờ:
	48 – 6 = 12(con)
-Bài 4:Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS lên bảng thực hiện
GV chấm một số bài –nhận xét
Hoạt động 2 :Củng cố
 Gọi 2 HS lên thi đua so sánh 2 số:8 và 32
 8 bằng 1 phần mấy của 32
 GV nhận xét-Tuyên dương
 Về nhà xem lại bài tập 
Bảng con
Đọc
Thực hiện
Đọc
Bảng con
Thực hiện
Làm vở
Lắp ghép
Thực hiện-nhận xét
 -Nội dung bài tập
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Tự nhiên xã hội	Tuần 13
Bài :MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG(tiếp theo)
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
Kể được tên một số hoạt động ở trường ngoài giờ hoạt động
Nêu ích lợi của hoạt động trên
Tham gia tích cực các hoạt động ở trường,phù hợp với sức khoẻ và khả naăng của mình.
II-CHUẨN BỊ:
 -Tranh trang 48,49
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Quan sát theo nhóm
Mục tiêu:Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp.Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia một số hoạt động
Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo nhóm
 Các nhóm quan sát tranh trang 48,19 thảo luận các hình 1,2,3,4,5,6 thể hiện hoạt động gì?Ở đâu?Thái độ của các bạn trong tranh thế nào?
 Bước 2:Gọi một số HS trình bày
GVKL:Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học:vui chơi,giải trí,văn nghệ,thể thao,làm vệ sinh,tưới cây,trồng cây,giúp gia đình thương binh liệt sĩ.
Hoạt động 2:Thảo luận theo nhóm
Mục tiêu:Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường
Cách tiến hành:
Bước 1:Thảo luận
Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng
STT
Tên hoạt động
Ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả cao
1
2
 Bước 2:Các nhóm trình bày ý kiến
Gv giới thiệu một số ngoài giờ lên lớp của HS,bổ sung các hoạt động nhà trường tổ chức mà HS chưa tham gia.
GVKL:Các hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ,cơ thể khoẻ mạnh,giúp các em nâng cao kiến thức và hoạt động giao tiếp,tăng cường tinh thần đồng đội,biết quan tâm và gi ... 
HS khả năng sử dụng thời gian sử dụng nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ,khoẻ mạnh và an toàn.
Biết được những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Lựa chọn và chơi những trò chơi phòng tránh nguy hiểm khi ở trường
II-CHUẨN BỊ:
 -Các tranh minh hoạ trng 50,51/SGK
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Quan sát theo cặp
Mục tiêu:Biết cách sử dụng thờI gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ,khoẻ mạnh ,an toàn.Nhận biết một số trò chơi nguy hiểm
Cách tiến hành:
Bước 1:Các cặp quan tranh trang 50,51/SGK và trả lời câu hỏi: +Bạn cho biết tranh vẽ gì?
 +Chỉ và nói những trò chơi dễ gây nguy hiểm trong tranh?
 +Điều gì xảy ra nếu chơi các trò chơi đó?
 +Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
 Bước 2:Cho một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp
 GV chốt ý:Sau những giờ học mệt mỏi cácem cần đi lại vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi,nhưng không chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau cũng không nên chơi trò chơi nguy hiểm
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Biết lựa chọn và chơi những trò chơi phòng tránh nguy hiểm
Cách tiến hành:
Bước 1:Thảo luận nhóm
 Các nhóm kể lại các trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi.Nhận xét xem trò chơi nào có ích,trò nào nguy hiểm
Bước 2:Các nhóm trình bày 
GV phân tích mức độ nguy hiểm một số trò chơi:bắn súng,đá bóng,leo trèo
Hoạt động 3:Củng cố 
 Gọi 2 Hs thi đua tìm những trò chơi có ích
 GV nhận xét-Tuyên dương
 *Dặn dò:GV nhắc nhở HS không nên chơi các trò chơi nguy hiểm
Quan sát
Thảo luận
Trình bày –nhận xét
Thảo luận
Lắng nghe
Thực hiện
Nhận xét
	Thể dục	Tuần 13
Bài:ÔN BÀI THỂ DỤC
TRÒ CHƠI:ĐUA NGỰA
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
Ôn bài thể dục đã học.
Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
Trò chơi:Đua ngựa.Yêư cầu cách chơi và chơi chủ động
II-ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
 -Địa điểm:sân trường,kẻ sân đua ngựa
 -Phương tiện:còi
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Phần mở đầu:
 -GV phổ biến yêu cầu bài dạy
 -Chạy một vòng sân
 -Chạy tự nhiên 2-4 hàng dọc
 -Xoay các khớp tay,chân,hông
 -Ôn các động tác đã học
 -Chơi:Chẳn lẻ
2.Phần cơ bản:
 -Cho HS tập lại các động tác đã học
 +Cả lớp thực hiện GV điều khiển
 +Chia tổ ôn luyện bài thể dục
 +Thi đua giữa các tổ
 Gv nhận xét
 -Trò chơi:đua ngựa
 +Gv nêu tên trò chơi
 +GV giải thích cách cưỡi ngựa và phi ngựa,luật chơi
 +HS làm thử cách cưỡi ngựa,phi ngựa và trao ngựa cho bạn.
 +GV hướng dẫn cách chơi:Em đầu cưỡi ngựa phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy bằng 2 chân để bật người lên cao,về trước rồi rơi xuống tư thế chân trước chân sau,hai đùi kẹp lấy ngựa.Động tác tiếp tục cho đến vạch giới hạn phi vòng quay trở lại vạch xuất phát trao ngựa cho bạn thứ hai.
 +Cho HS thực hiện trò chơi
 +Chia theo tổ để chơi
3.Phần kết thúc:
 -Tập một số động tác hồi tĩnh,sau đó vỗ tay,hát
 -GV+HS hệ thống bài
 -Nhận xét giờ học 
 -Giao bài tập:Ôn lại các động tác đã học
Thực hiện
Thực hiện
Lắng nghe
Thực hiện trò chơi
Luyện từ và câu	Tuần 13
Bài:MỞ RỘNG VỐN TỪ:TỪ ĐỊA PHƯƠNG
DẤU CHẤM HỎI,CHẤM THAN
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở Bắc-Trung Nam qua bài tập phân loại từ ngữ thay thế cho từ địa phương.
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi,chấm than qua bài tập đặt câu thích hợp.
Rèn HS sử dụng Tiếng Việt vào hoat động giao tiếp.
II-CHUẨN BỊ:
 -Nội dung các bài tập
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
KTBC:
 -Gọi 2 HS làm bài tập 1
 -Gọi 2 HS làm bài tập 3
DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài 1,2
Mục tiêu:Nhận biết và sử dụng đúng một số từ ngữ Bắc-Trung –Nam qua phân loại từ ngữ.
Cách tiến hành:
*Bài 1:-Gọi Hs đọc yêu cầu 
Gv giải thích thêm yêu cầu
-Cho HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng thực hiện
 GV nhận xét chốt lại:
Miền Bắc
Miền Nam
Bố mẹ,anh cả,quả,hoa,dứa,sắn,ngan
Ba,má,anh hai,trái,thơm khóm,mì,vịt xiêm
Qua bài tập này các em thấy từ ngữ trong tiếng việt rất phong phú.Cùng một sự vật,đối tượng mà mỗi miền có cách gọi khác nhau.
 *Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu
	Cho HS đọc nối tiếp
GV chốt lại:gan gì,gan thế,mẹ à,chờ gì,tàu bay nó,tôi
 Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài 3
Mục tiêu:Luyện tập sử dụng dấu chấm hỏi,chấm than
Cách tiến hành:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
-Gọi HS phát biểu theo từng câu nêu rõ dấu câu cần điền
-GV nhận xét 
 Hoạt động 3:Củng cố
 Cho Hs đọc lại nội dung bài 1,2 củng cố từ địa phương
 Nhận xét tiết học 
 Về nhà xem lại bài
Thực hiện
Đọc
Lắng nghe
Thực hiện
Lắng nghe
Đọc
Làm vở
Lắng nghe
Đọc
Làm vào vở
Nhận xét
 Toán	Tuần 13
Bài :GAM
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS nhận biết về gam(đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và Kilôgam.
Biết cách đọc kết quả khi cân được 1 vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
Biết thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia với số đo khối lượng và áp dụng giải toán.
II-CHUẨN BỊ:
 -Nội dung bài tập
 -SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Giới thiệu Gam
Mục tiêu:HS nhận biết gam và sự liên hệ giữa gam và kilôgam
Cách tiến hành:
-Gọi HS nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học
Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn kilôgam người ta còn có các đơn vị nhỏ hơn.Đó là đơn vị Gam
 Gam kí hiệu là g
 1000 g = 1 Kg
 Giới thiệu cân đồng hồ và cân 1 gói hàng nhỏ cho HS quan sát
Hoạt động 2:Thực hành
Mục tiêu:Vận dụng vào làm tính và giải toán
Cách tiến hành:
-Bài 1:
 Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời
-Bài 2:Cho HS quan sát hình vẽ của cân đồng hồ và nêu kết quả
-Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu và cả mẫu
 Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
 -Bài 4:Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
 Hướng dẫn HS phân tích bài toán
Số gam cả hộp sữa gồm có sữa?
Bài toán hỏi gì?
 Cho HS làm bài vào vở 
Gọi HS lên bảng thực hiện
 GV chấm một số bài- nhận xét
Hoạt động 3:Củng cố
 Gọi 2 HS lên bảng thi đua thực hiện bài 5
 	1 túi bi210g
	4 túi.g?
	GV nhận xét-Tuyên dương
	Về nhà xem lại bài tập
Kg
Làm miệng
nhận xét
đọc
thực hiện
làm vở
trả lời
thực hiện
nhận xét
thực hiện
nhận xét
Tập làm văn	Tuần 13
Bài:VIẾT THƯ
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS biết viết một bức thư cho bạn cùng lứa tuổi ở miền Nam(Bắc,Trung) theo gợi ý SGK.Trình bày đúng thể thức một bức thư.
HS biết dùng từ đặt câu đúng,viết đúng chính tả
HS biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II-CHUẨN BỊ:
 -Đề bài và gợi ý
 -Giấy viết thư,bao thư
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.KTBC:
 -Gọi Hs làm bài viết về cảnh đẹp nước a
 GV nhận xét
2.DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tập viết thư
Mục tiêu:HS biết viết một bức thư cho bạn cùng lứa tuổi,trình bày đúng thể thức một bức thư
Cách tiến hành:
Bước 1:Hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết thư đúng yêu cầu.
+Gọi HS đọc đề bài và gợi ý.
+Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
+Đầu tiên em cần xác định rõ em viết thư bạn tên gì?Ở tỉnh nào?Miền nào?Có thể em viết thư cho một nngườI em tưởng tượng ra.
+Mục đích viết thư là gì?
+Những nội dung cơ bản trong thứ là gì?
 +Hình thức của lá thư như thế nào?
 +Gọi một số HS nói tên,địa chỉ người mà các em muốn viết thư
Bước 2:Hướng dẫn HS làm mẫu,nói về nội dung thư theo gợi ý.
 Gọi HS nói mẫu lí do viết thư-tự giới thiệu
Bước 3:HS làm bài vào vở
	Gọi 5-7 HS đọc thư-nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2:Củng cố
 Gọi HS đọc bài làm
 Nhận xét tiết học
 Về nhà viết lá thư sạch đẹp gửi ra đường bưu điện nếu bạn em viết thư là có thật.
Thực hiện
Đọc
1 bạn tỉnh khác nơi em ở
trả lời
làm quen và hẹn thi đua học tập
lý do viết thư-tự giới thiệu,hỏi thăm bạn,hẹn bạn cùng thi đua
Làm vở
Thực hiện
	 Mĩ thuật	Tuần 13
Bài:VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ CÁI BÁT
Ngày dạy:
I-MỤC TIÊU:
HS biết cách trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích.
HS cảm nhận vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II-CHUẨN BỊ:
 -Sưu tầm vài cái bát trang trí hình dáng trang trí khác nhau,một cái bát chưa trang trí.
 -Hình gợi ý cách vẽ tranh
 -Vở tập vẽ,bút màu
III-CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Quan sát,nhận xét
Mục tiêu:HS quan sát nhận xét được hình dáng và cách trang trí cái bát.
Cách tiến hành:
-GV giới thiệu một số cái bát ,hỏi HS:
 +Cái bát có hình dáng thế nào?
 +Cái bát có mấy bộ phận?
 +Trên bát có trang trí gì?Các hoạ tiết có màu sắc như thế nào?Cách sắp xếp hoạ tiết ra sao?
 +Giới thiệu cái bát không trang trí cho HS so sánh.
Hoạt động 2:Cách vẽ trang trí cái bát
Mục tiêu:HS nắm được cách vẽ trang trí cái bát
Cách tiến hành:
-GV giới thiệu tranh và gợi ý cho HS nhận ra:Có thể trang trí hoạ tiết đường diềm,trang trí đối xứng,trang trí không đều nhau.Đường diềm ở miệng bát,giữa thân bát ,dưới thân bát
-Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích
-Vẽ màu,màu thân bát màu hoạ tiết.
Hoạt động 3:Thực hành
Mục tiêu:HS vẽ trang trí được cái bát
Cách tiến hành:
-Cho Hs xem một số bài làm
-GV nhắc nhở HS:chọn cách trang trí,vẽ hoạ tiết,vẽ màu(thân bát có thể để trắng)
-HS thực hành
Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá
 -Trình bày sản phẩm
 -Cho HS nhận xét:nội dung,hình ảnh ,màu sắc
 -GV và Hs đánh giá bài làm của HS
Về nhà quan sát con vật về hình dáng và cách màu sắc.
Quan sát
Trả lời
Miệng thân và đáy
So sánh và trả lời
Lắng nghe
Quan sát
Lắng nghe
Thực hành
Trình bày
Nhận xét
SINH HOẠT TẬP THỂ
I-MỤC TIÊU:
HS biết các hoạt động trong tuần.
Thực hiện tốt các mặt mà GV đề ra.
Có ý thức phối hợp ,ý thức các công việc của GV đưa ra.
II-NỘI DUNG:
 1.Tổ trưởng báo cáo
a)Học lực:
b)Chuyên cần:
c)Đạo đức:
d)Vệ sinh:
2.Lớp trưởng tổng hợp
3.GV nhận xét:
III-PHỔ BIẾN HOẠT ĐỘNG TỚI:
-Tiếp tục ổn định nề nếp lớp
-Thực hiện tố các hoạt động do trường đề ra.
-Nâng cao chất lượng học tập ở lớp.
*GV tổng kết nhắc nhở chung:
THẦY GIÁO VÙNG QUÊ
***:***
	Tôi là thầy giáo vùng quê,
 Đến trường qua mấy nhịp cầu chông chênh.
	Đường đi nắng bụi gập ghềnh,
	Mưa chan lầy lội chênh vênh bước về.
	Thương đàn em nhỏ miền quê,
	Đói văn,đói chữ vụng về lời thưa.
	Phụ cha,giúp mẹ sớm trưa,
	Cái ăn,cái mặc vẫn chưa vừa lòng.
	Quê nghèo cách núi ngăn sông,
	Xa xôi thành phố ước mong tháng ngày.
	Trường lớp cũng có đổi thay
	Tranh tre vách nứa thay vào tường xây
	Chân quê thương mấy cho vừa,
	Thương em trò nhỏ thầy đây yêu nghề.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13(L3).doc