Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - GV: Quách Văn Quyền

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - GV: Quách Văn Quyền

TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

 Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (Trả lời được các CH 1, 2, 3).

- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* GDKNS: KN tư duy sáng tạo, KN lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - GV: Quách Văn Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013
TIẾT 1: CHÀO CỜ
Tiết 2 + 3: Tập đọc - Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I.Mục đích yêu cầu: 
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
 Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (Trả lời được các CH 1, 2, 3).
- KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
* GDKNS : KN tư duy sáng tạo, KN lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Tập đọc
A.Kiểm tra bài cũ: 
GV và HS nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài cho HS quan sát tranh SGK và giới thiệu.
HĐ 1. Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu: 
Chú ý đọc diễn cảm toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
+ GV giúp HS đọc đúng các tiếng khó. 
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV treo bảng phụ: hướng dẫn HS cách đọc câu dài
GV giúp HS hiểu nghĩa từ: mồ côi, công đường, bồi thường.
-YC HS giải nghĩa từ: mồ côi.
- đặt câu có từ:bồi thường.
- Đọc từng đoạn trước lớp (lần hai)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Nhận xét tuyên dương.
-YC 1HS đọc cả bài.
 HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Gọi 1HS đọc đoạn 1:
Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Gọi 1HS đọc đoạn 2. 
Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
 Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào?
 Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
 Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
GV: Mồ Côi xử thật tài tình, công bằng.
Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
Nêu nội dung bài?
HĐ3Luyện đọc lại:( luyện đọc hay)
-Hỏi: câu chuyện này có mấy nhân vật
- Nêu giọng đọc của từng nhân vật.
- Gọi 2 tốp đọcphân vai
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. 
B. Kể chuyện
GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện.
HĐ 4 Hướng dẫn kể câu chuyện theo tranh.
GV nhận xét, lưu ý cách kể đơn giản, ngắn gọn theo tranh. Có thể kể sáng tạo thêm từ của mình.
GV và HS nhận xét các bạn thi kể chuyện. Bình chọn bạn kể hay nhất.
Truyện nói lên điều gì?
C. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Về kể lại chuyện.
- 2 HS đọc bài: Về quê ngoại.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- Lắng nghe, quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
+Đọc nối tiếp từng câu.
+ HS đọc lại các tiếng đọc sai
-3 HS đọc 3 đoạn của bài.
- HS nêu cách ngắt nghỉ câu dài.
+ Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc,/ vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ ngài xét cho.//
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/"'nghe tiếng bạc''.//Thế là công bằng.//
- 1HS đọc chú giải.
-HS giải nghĩa
- HS đặt câu
- 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
HS đọc trong nhóm.
1 HS đọc cả bài.
- 1HS đọc đoạn 1
-Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
-Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
-1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
“Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
- Bác giảy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 2, 3
Xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường cho đủ số tiền cho chủ quán: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc” thế là công bằng.
- Vị quan toà thông minh, phiên xử thú vị, Bẽ mặt kẻ tham lam, ăn “hơi” trả “tiếng”.
- Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi
- 3 nhân vật, người dẫn chuyện, Mồ Côi, chủ quán, bác nông dân. 
- HS nêu...
2 tốp ( mỗi tốp 4 em) đọc phân vai.
+1 HS nêu lạiYC .
Quan sát 4 tranh minh hoạ của câu chuyện
- HS lên kể đoạn- cả câu chuyện.
1HS kể toàn chuyện.
2HS nêu nội dung chuyện: Ca ngợi chàng *Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.
Tiết 4: Toán
Tính giá trị biểu thức (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng làm BT.
-Vài HS nêu qui tắc dạng đã học.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Củng cố quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn:
+GV viết biểu thức: 30 + 5 : 5
Hỏi: Muốn thực hiện phép tính 30+5 rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể viết như thế nào?
GV: Muốn thực hiện phép tính 30+5 trước rồi mới chia cho 5 sau, người ta thêm dấu ngoặc đơn ( ) vào như sau: 
(30 + 5): 5.
GV: Nếu BT có dấu ngoặc đơn thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
GVHD cách đọc: “ mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc chia cho 5”.
GV nêu cách tính, viết bảng:
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
+GV viết BT: 3 x (20-10)
- GV ghi theo lời của HS :
 3 x (20-10 )= 3 x 10
 = 30
HĐ 2: Thực hành.
Bài 1VBT: Tính giá trị của biểu thức:
-GV: Củng cố lại cách tính.
Bài 2VBT: Tính giá trị của biểu thức:
-GV: Củng cố cách làm.
Bài 4 VBT: Giải toán.
GV: Củng cố lại các bước làm theo 2 cách.
+ Chấm bài, nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Học thuộc qui tắc áp dụng và làm tính tốt hơn, làm bài tâp.
-2 HS lên bảng làm.
Tính giá trị của biểu thức.
a, 68 + 32 -10 b, 375 - 10 x 3 
- Nêu thứ tự thực hiện tính: Thực hiện phép tính chia 5:5 trước, rồi thực hiện phép cộng sau.
- Khoanh vào 30+5...
- Nêu cách làm: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
1HS lên làm, lớp làm bảng. 1số HS nêu cách thực hiện tính.
Tiếp tục 1số HS nêu: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện phép tính trong ngoặc.
1 HS đọc, lớp đọc lại quy tắc.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
+ HS lên làm, lớp nhận xét, 1số HS nêu lại cách làm.
a)90-(30-20) =90-10 90-30-20=60-20
 = 80 =40
b)100-(60+10)=100-70100-60+10=40+10
 = 30 =50
c)135-(30+5) =135-35 135-30-5=105-5
 =100 =100
d)70+(40-10) = 70 -30 70+40-10=110-10
 =40 =100
+ HS lên làm, một số HS đọc bài của mình, nêu cách làm.
+ HS lên bảng làm, 1 số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải
 Số bạnở mỗi đội là:
88: 2 = 44(bạn)
Mỗi hàng có số bạn là:
44 : 4 = 11(bạn)
Đáp số : 11 bạn
Tiết 5: Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ ( t2)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* GDKNS: Kn trình bày suy nghĩ, Kn xác định gia trị
II. Tài liệu và phương tiện:Vở bài tập đạo đức lớp 3
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò.
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Vì sao chúng ta phải biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ?
GV và HS nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: GBT:
HĐ: Xem tranh và kể về những người anh hùng
Mục tiêu:Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, thiếu niên.
+ Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm quan sát 2 tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng và nhắc học sinh học tập.
HĐ2: Kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đó và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ.
+ Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS trình bày kết quả tìm hiểu.
GV nhận xét, bổ sung nhắc nhở HS tích cực tham gia các HĐ đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.
HĐ3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề đền ơn thương binh, liệt sĩ.
Tổ chức cho HS thi múa hát, đọc thơ kể chuyện về chủ đề đền ơn thương binh, liệt sĩ.
*Kết luận chung: Chúng ta cần phải ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ bằng những công việc thiết thực của mình. 
C. Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm, tìm hiểu nền văn hoá, cuộc sống học tập, nguyện vọng của thiếu nhi một số nước để giới thiệu trước lớp trong tiết học sau.
HS trả lời và nêu các việc mình đã làm để giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.
Các nhóm thảo luận nêu:
+ Người trong ảnh là ai?
+ Em hiểu gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng đó?
+ Hát hoặc đọc thơ về người anh hùng liệt sĩ đó.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu, lớp nhận xét bổ sung.
HS thi đua múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề đền ơn thương binh, liệt sĩ.
Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc( ).
- áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng toán điền dấu “ = “, “ “
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra cách tính giá trị của biểu thức
- GV và HS nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1:Luyện tập, thực hành:
GV yêu cầu Hs làm BT
Bài 1VBT: Tính giá trị của biểu thức:
YC HS làm bài 
GV nêu củng cố cho HS cách thực hiện.
Bài2VBT: Tính giá trị của BT:
GV nêu lại cách làm.
Bài 3VBT: Làm trong VBT.
 > 
 < ? 
 =
GV nhân xét
Bài 4: Số?
Hs làm bài 
+ Chấm bài, nhận xét.
 C. Dặn dò.
 1HS nhắc lại qui tắc vừa học
-GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn dò:
- 2 HS nêu lại qui tắc: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
- Làm BT:
180 :( 6 :2 ) = 180 : 3 16 x ( 6 :3 )=16 x2 
 = 60 =32
Đọc thầm yêu cầu BT.
- HS làm bài vào VBT
- 4 HS lên chữa bài, lớp nhận xét, 1 số HS nêu cách làm.
a)417-(37-20)=417-17
 =400
b)826-(70+30)=826-100
 =726
c)148 :(4 : 2) = 148 : 2
 = 74
d)(30+20) x 5 = 50 x 5
 = 250
8HS lên làm, đọc lại bài của mình và cách thực hiện.
a) 450-(25-10)=450-15
 =435
 450-25-10=425-10
 =415
b) 180:6:2=30:2
 =15
 180:(6:2)=180:3
 = 60
c) 410-(50+30)=410-80
 = 330
 410-50+30=360+30
 =390
d) 16x6:3=96:3
 = 32
 16x(6:3)=16x2=32
HS so sánh kết quả của 2 cách trình bày.
-2HS lên làm, 1 số HS nhận xét, nêu lí do điền dấu
( 87 + 3) : 3 = 30 100<888:(4+4)
25+(42-11)>55 50....(50 + 50) : 5
- 1 HS đọc YC 
4 em lên làm bảng.
BT
50+(50-40)
(65+5):2
96+50x2
62x(8:4)
GTCBT
60
35
196
124
Tiết 2: Chính tả
Tuần 17-Tiết 1 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
* GDMT: HS yêu quý cảnh đẹp thiên n ...  =
GV nhân xét
Bài 4: (chơi trò chơi xếp hình)
Cử 2 đội lên chơi 
+ Chấm bài, nhận xét.
 C. Dặn dò.
 1HS nhắc lại qui tắc vừa học
-GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn dò:
- 2 HS nêu lại qui tắc: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Đọc thầm yêu cầu BT.
- HS làm bài 
- 4 HS lên chữa bài, lớp nhận xét, 1 số HS nêu cách làm.
a) 238- (55-35)=238-20
 =218
 175-(30+20)=175-50
 =125
b)84 :(4 : 2) = 84 : 2
 = 42
 (72+18) x 3 = 90 x 3
 = 270
8HS lên làm, đọc lại bài của mình và cách thực hiện.
a) (421-200) x 2=221 x 2
 =442
 421-200 x 2 =421- 400
 =21
b) 90 + 9 : 9 = 90 + 1
 = 91
 (90 + 9) : 9 = 99 : 9
 =11
c) 48 x 4 : 2 = 192 :2
 = 86
 48 x (4 : 2) = 48 x 2
 = 96
d) 67- (27 + 10) = 67 – 37
 = 30
 67- 27 + 10 = 40 +10
 =50
HS so sánh kết quả của 2 cách trình bày.
-2HS lên làm, 1 số HS nhận xét, nêu lí do điền dấu
( 87 + 3) : 3 = 30 50....(50 + 50) : 5
- 1 HS đọc YC (SGK) -Trang82.
- 2 đội lên chơi- còn đội kia nhận xét.
-2HS đại diện cho tổ thi xếp hình.
--------------------------------------------------
Tiết 2: luyện Chính tả
Tuần 17-Tiết 1 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Bảng lớp viết bài tập a, b.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: GTB. nêu MT
HĐ1. Hướng dẫn HS nghe- viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc đoạn văn 1 lần
Hỏi: Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
Bài chính tả gồm mấy đoạn?
Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
HD HS viết các tiếng khó.
b.Viết bài:
 GV đọc.
GV quan sát giúp HS viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp.
GV đọc lần 3.
c. Chấm, chữa bài.
Chấm bài, nhận xét.
 HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
-GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng 
C. Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc lòng câu đố, câu ca dao và ghi nhớ luật chính tả.
+ 2HS đọc lại, lớp đọc thầm.
Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
Bài được tách làm 2 đoạn.
Chữ đầu viết hoa lùi vào 1 ô.
+ Đọc thầm viết vào bảng con những chữ mình dễ viết sai.
Viết bài vào vở.
Soát bài , chữa bài.
+ Đọc thầm, 2HS nêu yêu cầu của bài tập,. Mỗi HS nêu yêu cầu từng câu.
HS làm bài cá nhân vào VBT.
4HS lên chữa bài trên bảng, lớp nhận xét.
Một số HS đọc lại kết quả.
a.gì - dẻo - ra - duyên.
 gì- riú ran.
b. mắc- bắc - gặt; mặc- ngắt.
---------------------------------------
Tiết 3: luyện Luyện từ và câu
Tuần 16 
I.Mục tiêu : 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn 
II.Đồ dùng:
T :Bản đồ Việt Nam có tên tỉnh, huyện, thị; bảng lớp ghi bài tập 3. 
H: vở BT.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A.Bài cũ:
B. Bài mới Giới thiệu bài: 
HĐ1:Mở rộng vốn từ về thành thị-nông thôn
Bài 1:Gọi 1H đọc yêu cầu bài
 -Lưu ý không nhầm thành phố với thị xã
 -T chia H thành 2 nhóm, yêu cầu H viết vào giấy.
 -H trong nhóm viết tên các thành phố nước ta mà em biết. 
-T gọi H nhận xét.T nhận xét kết quả đúng.
-T yêu cầu H đọc tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía Bắc đến phía Nam T yêu cầu H viết tên các thành phố mà em vừa tìm được vào vở
Bài 2: T yêu cầu H đọc đề bài:
-T yêu cầu H làm bài.T giúp H yếu 
-T yêu cầu 2H ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài cho nhau sau đó chữa bài.
HĐ2: Ôn luyện về dấu phẩy 
Bài 3: T yêu cầu H tự đọc yêu cầu bài
-T yêu cầu H suy nghĩ để làm bài. Muốn điền đúng các em cần đọc kỹ đoạn văn.
-T nhận xét
C. Củng cố dặn dò: 
-Tổng kết bài. 
-T nhận xét tiết học.
H nghe T giới thiệu
1H đọc đầu bài, lớp đọc thầm 
- H làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm làm xong cử đại diện lên trình bày trên bảng. 
- Lớp nhận xét.
 Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Các thành phố thuộc tỉnh: Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Hạ Long...
- H tìm tên các sự vật và công việc ở thành phố và ở nông thôn.
- 1H lên bảng làm, lớp làm vào vở
- 1H đọc to, lớp đọc thầm 
- H đổi chéo bài để KT kết quả
- H đọc bài đã hoàn chỉnh.
-H đọc. 
- H nghe T hướng dẫn sau đó tự làm bài vào vở BT.
-1H lên bảng làm, lớp nhận xét.
- 2H đọc câu văn mình vừa điền dấu phẩy. Nhân dân ta ...Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng... Việt Nam,...có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.” 
- H lắng nghe và về nhà làm BT trong SGK
-------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------
----------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: Toán
Hình chữ nhật
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. 
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: 
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu hình chữ nhật:
GV vẽ sẵn hình chữ nhật ABCD trên bảng lớp và yêu cầu HS nhận dạng nêu tên hình. 
GV đưa 1 số hình là hình chữ nhật hoặc không là hình chữ nhật.
HĐ2: Thực hành:
Bài1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật?
GV: yêu cầu HS cho biết vì sao em biết đó là hình chữ nhật?
Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau. 
Bài3:Tìm chiều dài chiều rộng có trong hình chữ nhật bên:
Bài 4: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật:
+ Chấm bài, nhận xét.
 C. Củng cố, dặn dò
-Hỏi: Hình chữ nhật có những đặc điểm gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Về tìm thêm trong thực tế những đồ vật là hình chữ nhật.
Quan sát.
Đây là hình chữ nhật ABCD và nêu các đặc điểm của nó
Nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật. 
Tìm đồ vật có hình chữ nhật trong thực tế.
HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
+Nêu miệng hình nào là hình chữ nhật và nói vì sao em biết:
Hình MNPQ, hình RSTU là hình chữ nhật.
 - HS nêu : có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ HS nêu miệng kết quả:
- Hình chữ nhật ABCD có cạnh AB và cạnh CD dài 4cm, cạnh AD và cạnh BC dài 3cm. 
- Hình chữ nhật MNPQ có cạnh MN và cạnh PQ dài 5cm, cạnh NP và cạnh MQ dài 2 cm.
+1 HS lên bảng điền kết quả:
- Hình chữ nhật ABNM có chiều dài là 4cm. chiều rộng là 1cm. Hình chữ nhật MNCD có chiều dài là 4cm. chiều rộng là 2cm.
+ 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- 1 HS nhắc lại.
-----------------------------
Tiết 3: Luyện đọc
âm thanh thành phố
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.
 Chú ý từ ngữ : lách cách, im lặng, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.
 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữ các cụm từ.
-Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu:
+Hiểu các từ: vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.
+Hiểu nội dung bài: bài văn cho ta thấy sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Bên cạnh đó có những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả làm con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Luyện đọc
a. GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, thong thả, nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm.
GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng dòng:
GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
Chia 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
GV nhắc HS nghỉ sau các câu.
GV kết hợp giải nghĩa từ: vi-ô-lông,
pi-a-nô, Bét-tô-ven
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc theo nhóm.
Đọc đồng thanh.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hằng ngày anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
Tìm những từ ngữ tả những âm thanh ấy?
Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
T chốt nội dung.
HĐ3: Lyuện đọc lại:
GV đọc mẫu lần 2
GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
 C. Củng cố, dặn dò.
-Hỏi : Bài này nói lên điều gì?
-GV nhận xét chung tiết học.
-Về nhà đọc lại bài.
2 HS đọc chuyện Mồ côi xử kiện.
Lắng nghe.
Quan sát tranh minh hoạ.
Mỗi HS đọc nối tiếp 1 câu.
3 HS đọc nối đoạn
1HS đọc chú giải. 
Đọc theo nhóm đôi để bổ sung cách đọc cho nhau.
2 nhóm thi đọc.
Lớp đọc đồng thanh đoạn 1
1 HS đọc cả bài trước lớp.
 Hằng ngày anh Hải nghe thấy tất cả những âm thanh náo nhiệt, ồn ã:tiếng ve, tiếng kéo của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn.
 Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô xin đường gay gắt, tiếng còi tàu hoả thét lên, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
 Cuộc sống của thành phố rất ồn ã, náo nhiệt . Tuy nhiên con người cũng có lúc được thưởng thức những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả làm cho cuộc sống thoải mái, dễ chịu, bớt căng thẳng.
3 HS đọc lớp bình chon người đọc hay.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
----------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 17.doc