Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 24

Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 24

-2 HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

 +Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

 +Cao Bá Quát có mong muốn gì?

 +Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?

 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:

 +Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

 +Cậu đối như thế nào?

 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

GV chốt: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ 2 ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA.
Tiết: 1 &2	 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ. 
-2 HS đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi: Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)?
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Hốt hoảng, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ,...
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải.
PP: Hỏi đáp, thảo luận, thuyết trình.
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ.
 Danh nhân Cao Bá Quát là nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XI. Truyện “Đối đáp với vua” thể hiện và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ.
 GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 3 và dãy 2.
 -Bài có 17 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
	Luyện đọc từ khó: vùng vẫy, leo lẻo, cởi trói,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
c.Luyện đọc đoạn:
 -Bài có 4 đoạn , 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần đọc đoạn văn với giọng thích hợp.VD:
Đoạn 1: Trang nghiêm Đoạn 2: tinh nghịch.
Đoạn 3: hồi hộp. Đoạn 4: Đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục. 	
VD:	Thấy nói là học trò, / vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha. / Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
	Nước trong leo lẻo / cá đớp cá.//
	Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn:
	Trời nắng chang chang / người trói người.//
 -HS hiểu nghĩa các từ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh Phần chú giải 
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các nhóm còn lại nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh đoạn : Cả lớp.
 -2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm..
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
PP: Thảo luận, hỏi đáp.
ĐD: SGK, tranh
 -2 HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
	+Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
	+Cao Bá Quát có mong muốn gì?
	+Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
	+Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
	+Cậu đối như thế nào?
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
 -GV đọc mẫu đoạn 3 của bài.
 -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
 -Thi đọc đoạn 3: một số em.
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc đúng.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 PP: Học nhóm, thuyết trình.
D: Tranh vẽ ở SGK.
a.GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
b.HS kể:Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện:
 -HS quan sát kĩ 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
 -HS phát biểu, GV khẳng định trật tự đúng của các tranh là: 3 - 1 - 2 - 4
	+Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 -4 HS dựa vào thứ tự của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
 -Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau? HS trả lời.
VD:	 Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
	Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
	Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
	Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.. .
 -GV nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
-Chuẩn bị bài sau: Tiếng đàn
 Toán: LUYỆN TẬP 
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 -HS kiểm tra lẫn nhau về số lượng BT ở nhà. Báo cáo kết quả hoạt động của mình.
 -GV chấm 7 bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Rèn luện kĩ năng thực hiện phép chia , trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một hai phép tính.
PP: Thực hành, quan sát, thuyết trình, động não.
ĐD: Vở toán
 GV ghi đề bài lên bảng.
b,luyện tập - Thực hành: 
 -HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 120 vào SGK vào vở ô li.
 -HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn, động viên các em làm.
Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
-HS nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình.
 -Các trường hợp chia hết và chia có dư, thương có chữ số 0 ở hàng chục.
GV nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở 0 rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2: HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong một tích.
Bài 3: 
 -2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
 -Cả lớp tóm tắt bài toán bằng sơ đồ vào vở nháp.
 -HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
 -Bài toán cho biết gì?	(Có 2024 kg gạo.Đã bán số gạo.)
 -Bài toán hỏi gì?(Số ki-lô-gam gạo còn lại?)
 -Muốn tìm số ki-lô-gam gạo còn lại ta cần tìm gì trước?
 -GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng. 
 Gợi ý HS giải theo 2 bước.
	+Trước hết tìm số ki-lô-gam gạo đã bán. (HS tự lập phép tính: 2024 : 4 = 506 (kg).)
	+Sau đó, tìm số ki-lô-gam gạo còn lại sau . HS tự lập phép tính
-HS trình bày bài giải.
Bài 4: Yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quả.
 : 3 = ?
6 nghìn : 3 = 2 nghìn
 -HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 32 vào VBT.
 -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 23 
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
- GV kiểm tra vở bài tập một số em và chấm.
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
 Bài tập 1&2:
MT:+Củng cố về cách nhân hoá đã được dùng trong một bài thơ đã cho và tác dụng của việc nhân hoá đó.
PP: Hỏi đáp, thực hành,.
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp:
Phì phò như bễ 
Biển mệt thở rung
Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Từ ngữ được nhân hoá trong những dòng thơ ở phần a và b:...
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Ghi lại từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người để lấy để tả đặc diểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. Cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó.
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về hỏi- đáp câu hỏi như thế nào?
+ Đặt câu hỏi như thế nào cho từng câu văn đã nêu. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, động não.
ĐD: SGK
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé Anh-xtanh rất tinh nghịch.
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.
Cầu thủe HỒng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Bài 4:Điền tiếp bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào để dòng sau đây thành câu.
Mảnh vườn nhà bà em...
Đêm rằm, mặt trăng
Mùa thu, bầu trời...
Bức tranh đồng quê...
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
 Luyện Tập đọc: 	BỘ ĐỘI VỀ LÀNG.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
-4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện “Hai bà Trưng” và trả lời câu hỏi:
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Luyện đọc
MT: +Đọc đúng: Rộn ràng, hớn hở, bịn rịn,... 
+Biết đọc vắt dòng một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. +Hiểu nghĩa các từ: ở phần chú giải.
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS quan sát tranh..
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
Từ khó: hớn hở, bịn rịn,...HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc từng khổ thơ:-Bài có 3 khổ thơ, 3 em đọc nối tiếp 3 khổ thơ. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu cần đọc gần như liền hơi. 
 -HS hiểu nghĩa các từ: bịn rịn, đơn sơ...Phần chú giải
 -GV giải nghĩa thêm từ xôn xao: từ gợi tả những âm thanh rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau.
 -HS tập đặt câu với từ xôn xao.
d.Luyện đọc từng khổ thỏ trong nhóm: Nhóm 3.
đ.Đọc đồng thanh cả bài: Cả lớp.
 -Một HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (10/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, thuyết trình.
ĐD: SGK
 -Gọi một HS đọc lại toàn bài thơ, Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về.
+Những hình ảnh nào nói lên tình cảm yêu thương của dân làng đối với bộ đội ?
 -HS thảo luận theo nhóm 2 để TLCH:
+Theo em, vì sao dân làng yêu thương bộ đội như vậy ?
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Như mục tiêu
Hoạt động 3: (8/)
 Luyện đọc lại:
MT: Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các câu thơ.
PP: Luyện theo mẫu, trực quan.
ĐD: Bảng phụ
 -GV đọc mẫu toàn bài.
 -HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hình thức xoá dần.
 -Thi đọc thuộc bài thơ: Hình thức hái hoa.
 -3 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
 GV nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc, đúng nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (2/)
 Củng cố, dặn dò:
 -Nêu nội dung của bài t ... V chấm , nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: 
Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 37 vào VBT.
 -Chuẩn bị bài sau: Thực hành xem đồng hồ.
Tập làm văn:N-K: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
- 3 HS đọc bài viết của mình ở tiết học trước.
- GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn.
 -Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể chuyện.Vở nháp
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô kể chuyện về một nhà bán quạt may mắn. Bà lão đã gặp ai? Câu chuyện này còn giúp các em biết thêm một từ chỉ người hoạt động nghệ thuật (nhà thư pháp) bổ sung cho bài mở rộng vốn từ các em vừa học. GV ghi đề bài lên bảng.
a,HS chuẩn bị: 
 -HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -HS quan sát tranh minh hoạ: Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
b,GV kể chuyện: giọng thong thả.
 -Giải nghĩa từ:
 +Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ. 
 +Cảnh ngộ : tình trạng không may mà người ta gặp phải. 
 -HS trả lời câu hỏi :
 +Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
 +Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt như thế nào?
 +Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
 -GV kể lần 2. HS chăm chú lắng nghe.
c,HS thực hành kể chuyện: kể theo nhóm 4.
 -Đại diện các nhóm thi kể.
 -GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
*GV hỏi: +Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? (Vương Hi Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.)
	+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
Hoạt động 2: (16/)
MT: Nhớ nội dung câu chuyện để làm bài tập.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát.
ĐD: VBT
- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm theo bạn.
- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung câu chuyện các em đã được nghe, các em hãy trả lời các câu hỏi trong vở bài tập.
- GV gọi một số em nối tiếp trả lời các câu hỏi đã làm.
- GV nhận xét tuyên dương những em trả lời trôi chảy rõ ràng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học
 -GV giao nhiệm vụ:+Về tiếp tục luyện kể câu chuyện.
	+Chuẩn bị bài sau: Kể về lễ hội.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
Tiết: 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
 B1: Lớp ca múa hát tập thể.
 B2: Lớp trưởng điều khiển:
Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần. 
B3: GV nhận xét chung:
-Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: Minh Quân, Bảo Ngọc, Mỹ Linh, Văn Tốp.
-Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như:
 +Hăng say phát biểu xây dựng bài: Minh Quân, Bảo Ngọc, Quang Ngọc.
 +Những em tiến bộ: Phương Hoa, Cha Ly.
 +Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học như: 
Văn Đoàn, Long Nhật.
 +Đa số các em đi học đúng giờ.
 +Tổ trực nhật làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.Các em cần chú ý làm về sinh trước sân trường và cầu thang .
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
 -Tiếp tục thi đua học tập tốt lao động tốt 
 -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Không ăn quà vặt
- Nói lời hay làm việc tốt
-GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
-Học thuộc các bảng nhân và bảng chia và các công thức toán đã học.
Cần rèn chữ viết: Quang Trung, Văn Hoài.
-Cần chú ý trong giờ học: 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
 Thể dục:	BÀI 48: ÔN NHẢY DÂY
 TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
 -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
 -HS khởi động các khớp.
 -Tập bài thể dục phát triển chung: 3 phút. 
 -Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập: 2 phút.
 -Chơi trò chơi ”Làm theo hiệu lệnh“: 1 phút.
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: HS biết nhảy dây kiểu chụm hai chân
+Chơi trò chơi 
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ để ném.
a,Nhảy dây kiểu chụm hai chân: 10 phút.
 -Tập theo từng tổ, cứ 2 em một thay nhau nhảy và đếm số lần. GV bao quát và nhắc giữ gìn trật tự kỉ luật. 
 -Mỗi tổ cử 2 bạn lên thi với các tổ khác, tổ nào nhảy được nhiều nhất trong một lượt nhảy thì tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương.
*Từng tổ nhảy dây nhanh trong 1 phút, đếm xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất.
b,Chơi trò chơi “Ném trúng đích“: 8 phút.
 -GV nêu tên trò chơi, HS giải thích cách chơi và làm mẫu động tác để nắm vững luật chơi.
 --HS khởi động kĩ các khớp cổ tay, cánh tay. Tập động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người. 
 -HS tập động tác ném vào đích.
 -HS chia thành 2 đội và chơi để chơi
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
 -Đi vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu: 1 phút.
 -GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
 -Giao nhiệm vụ về nhà:
	+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
An toàn giao thông: BÀI 5: CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG.(Tiết 2)
Tiết 	Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (15/)
Lựa chọn con đường an toàn khi đi học.
MT: HS tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? Vì sao?
PP: Thuyết trình, thảo luận nhóm
ĐD: Tranh, ảnh minh hoạ
- GV giới thiệu ghi đề bài lên bảng
*Bước 1: GV nêu yêu cầu: 2 -HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. Các bạn cùng đi có ý kiến bổ sung và nhận xét.
- GV phân tích ý đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể.
*Bước 2: GV kết luận:
GV nhắc lại: + Con đường an toàn có những đặc điểm gì?
+ Từ nhà đến trường em cần chú ý những điều gì?
Hoạt động 2: (15/)
MT: Thực hành.
PP: Thảo luận quan sát
ĐD: tranh ảnh, chuyện về ATGT, hồ dán.
*Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành các bài tập sau:
Hãy đánh giá con đường em đến trường đã an toàn chưa theo các tiêu chí sau:
Đường phẳng trải nhựa có giải phân cách.
Đường có lượng xe cộ đi lại.
Có vạch đi qua đường bộ
Có đèn tính hiệu giao thông và biển báo hiệu giao thông.
Có vỉa hè rộng.
Có đèn chiếu sáng.
Không có đường sắt chạy qua
Đường không bị che khuất.
*Bước 2: Các nhóm thảo luận đánh dấu nhân vào những ý mà em đồng ý. Nhóm nào đánh dấu được nhiều thì con đường của nhóm đó an toàn .
- GV đánh giá. Chốt lại các ý kiến trên.
Hoạt động 3: (5/)
Củng cố dăn dò
- Vài HS nhắc lại con đường đến trường như thế nào là an toàn.
-GV nhận xét tiết học, về nhà thực hiện tốt những điều đã học
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 23
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV chấm mọt số bài tập làm văn nói viết về người lao động trí óc.( 5 em)
 -GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Biết kể rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể.
Vở nháp
-GV ghi đề bài lên bảng.
- Vài HS nhắc lại đề bài.
Bài tập 1: 
 -HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
 - HS nối tiếp nhau : trả lời theo các gợi ý.
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV theo dõi, nhận xét. Cho điểm một số em
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn ngghệ thuật.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc,...
 VBT
Bài tập 2: 
 -HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS viết bài vào vở luyện tiếng việt những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
 -HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe, nhận xét. GV chấm những bài .
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo, những em chăm học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về hoàn chỉnh lại bài viết.
	+Chuẩn bị bài sau: N-K: Người bán quạt may mắn.
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét: 
+ Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày.
+ Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập 
MT: củng cố cho HS về nhân và chia, các chữ số La Mã.
+ Giải toán có hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi.
+ Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
354 x 5 708 x 8
7080 : 3 6825 : 5
Bài 2: Viết các số I X, XI, XX, XV, XIII, VIII
Theo thứ tự từ bé đến lớn.
Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 3: Một cái sân hình chữ nhật có chiều rộng bằng 45m chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diên tích của cái sân.
-HS làm vở 
Bài 4* : Hùng có 16 que tính, Minh có nhiều hơn Hùng 7 que tính nhưng ít hơn Hải 3 que tính. Hỏi cả 3 bạn có bao nhiêu que tính?
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_cac_mon_lop_3_tuan_24.doc