Bài soạn Lớp 1 Tuần 25

Bài soạn Lớp 1 Tuần 25

Môn:Học vần

Bài:OANH - OACH

I Mục tiêu: Sau bài học học sinh

-Nhận biết được cấu tạo vần oanh, oach, phân biệt được oanh, oach

-Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

-Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng sgk

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại

II Đồ dùng dạy – học

 -GV: Tranh minh hoạ từ khoá ,từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói

 -HS: Sách tiếng việt 1 tập 2, bộ ghép chữ tiếng Việt

III Các hoạt động dạy học

 

doc 99 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 1 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày tháng 2 năm 2007
Môn:Học vần
Bài:OANH - OACH
I Mục tiêu: Sau bài học học sinh 
-Nhận biết được cấu tạo vần oanh, oach, phân biệt được oanh, oach
-Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
-Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng sgk
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại
II Đồ dùng dạy – học
 -GV: Tranh minh hoạ từ khoá ,từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói
 -HS: Sách tiếng việt 1 tập 2, bộ ghép chữ tiếng Việt
III Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
-Cho HS chơi trò chơi tiếp sức:
Điền oang hay oăng vào chỗ trống:
+ áo ch.......... + con h.......... 
+ t........... h .......... + khai h ........ 
+ l......... lổ + sáng ch ........
+ dài ng ........... + kh........... thuyền
+ liến th ........... + gió th ...........
Cho HS đọc các từ trên sau khi điền
-GV nhận xét bài cũ
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài trên bảng
Điền oang hay oăng vào chỗ trống:
+ áo choàng.......... + con hoãng.......... 
+ t.oang.......... hoang .........+ khai h oang........ 
+ loang......... lổ + sáng ch .oang.......
+ dài ngoẵng ........... + khoang........... thuyền
+ liến thoắng ........... + gió th .oảng..........
- Lắng nghe.
2/Bài mới
*Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
a/Nhận diện vần 
(3-4 ph )
Hoạt động 2
b/Đánh vần 
(3-4 ph )
Hoạt động3
c/Tiếng khoá, từ khoá
(3-4 ph )
Dạy vần oanh
*Trò chơi giữa tiết
Hoạt động 4
d/Viết vần 
(4-5 ph )
Hoạt động 5
e/Đọc tiếng ứng dụng
(4-6 ph )\
Luyện tập
Hoạt động 1
a.Luyện đọc
( 8-10 ph )
*Câu ứng dụng(4-6 ph )
Hoạt động 2
b.Luyện viết 
(3-5 ph )
Tiết 1
* GV: Hôm nay ta tiếp tục học thêm hai vần mới cũng có âm o đứng đầu đó là oanh và oach
* Vần oanh gồm những âm nào ghép lại?
- Hãy ghép cho cô vần oanh?
- Hãy so sánh oanh với oang đã học?
-Vần oanh đánh vần như thế nào ?
- Cho HS đánh vần oanh GV sửa phát âm cho HS
- Cho HS ghép tiếng doanh
- Hãy nêu vị trí âm và vần trong tiếng doanh?
- Giới thiệu tranh minh hoạ từ: doanh trại.Treo tranh hỏi nơi bộ đội dóng quân gọi là gì?
- Cho học sinh đánh vần và đọc trơn từ :doanh trại
- Giáo viên sửa phát âm cho HS
* Tiến hành tương tự như vần oanh
- So sánh oach với oanh?
* Yêu cầu nối âm với vần thành tiếng?
- Giáo viên treo khung kẻ ô li ,hướng dẫn học sinh viết bảng con 
oanh, oach, doanh, hoạch
- Giáo viên viết mẫu – hướng dẫn HS cách viết
- GV sửa nét chữ cho HS
* Giáo viên giới thiệu các từ :khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch
- Cho HS đọc từ và giải thích từ sau đó GV giải thích lại
- Tìm gạch chân tiếng có chứa vần mới học?
- GV đọc mẫu, vài HS đọc lại bài
Tiết 2
* Cho hs đọc đọc lại các vần và từ ở tiết 1 
- Giáo viên uốn nắn sửa sai cho đọc lại theo nhóm.
* GV giới thiệu tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Hỏi tranh vẽ gì?
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng dưới tranh
- Giáo viên sửa phát âm cho HS 
- Tìm tiếng có vần mới học trong câu ứng dụng
- GV đọc mẫu, cho vài em đọc lại 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các vần và từ oanh, oach doanh trại, thu hoạch vào vở
- GV uốn nắn chữ viết cho HS
* Lắng nghe
- gồm có âm o, âm a, âm nh ghép lại
-HS ghép vần oanh trên bảng cài.
- Giống nhau đều bắt đầu âm oa, khác âm cuối vần oanh kết thúc bằng âm nh
- o – a – nh – oanh
- HS đánh vần CN nối tiếp .
-Ghép cá nhân trên bảng cài.
- doanh gồm có âm h đứng trước vần oanh
-doanh trại.
-Học sinh đọc CN nối tiếp hàng dọc
-cả lớp đọc lại.
-Khác âm cuối
*Thi đua nối theo nhóm trên bảng xem nhóm nào nối được nhiều nhất
Kh	h
qu	 oanh x oach
d
-Lắng nghe nhận biết cách viết.
-HS viết bảng con
-Sửa lại trên bảng.
* HS đọc thầm từ ứng dụng
-Đọc cá nhâ n
- Gạch trên bảng: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch
-4-5 em đọc lại.
- HS đọc bài cá nhân trên bảng lớp 
-Rèn đọc nhóm 2 khi đọc chú ý sửa lỗi sai cho bạn.
* HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
-Tranh vẽ các bạn nhỏ đang thu gom giấy ,sắt vụn.
-Đọc cá nhân trong SGK
-Lắng nghe
-Tiếng có vần mới học trong câu ứng dụng: hoạch.
-4-5 em đọc lại.
* Lấy vở viết bài
-Viết đúng độ cao khoảng cách ,nét nối
Hoạt động 3
c.Luyện nói
( 8-10 ph )
3/Củng cố dặn dò
( 4-5 ph )
 * 1 HS đọc tên bài luyện nói
- Giáo viên giới thiệu tranh luyện nói
- Giáo viên hướng dẫn HS luyện nói theo tranh
Tranh vẽ gì?
Nhà máy là nơi như thế nào?
Hãy kể tên một số nhà máy mà em biết và một số sản phẩm mà các cô bác công nhân trong nhà máy làm ra?
Ở địa phương ta có nhà máy gì?
Em đã bao giờ vào cửa hàng chưa? Cửa hàng là nơi như thế nào?
Cửa hàng có thể bán những gì? 
Người làm trong cửa hàng gọi là gì?
Em biết những cửa hàng nào?
Doanh trại là nơi ở, làm việc của ai?
Ở địa phương ta có doanh trại bộ đội không? Em thấy nơi đó như thế nào? Có nghiêm trang không?
- Yêu HS luyện nói theo gợi ý của GV
*Cho học sinh đọc lại toàn bộ bài.
* Trò chơi: ghép tiếng thành câu
- Yêu cầu HS ghép: chim, oanh, hót, líu, lo, thành câu
- GV tổng kết giờ học
- Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà 
- Chuẩn bị bài 96
* Nhà máy ,của hàng ,doanh trại
- HS quan sát tranh 
- HS quan sát tranh thảo luận luyện nói theo nhóm 2
- một nhà máy ,cô đang bán hàng,các chú bộ đội đang duyệt binh.
-Nhà máy giấy,nhà máy phân Bình điềnLàm ra giấy ,làm ra phân bón cho ruộng.
-Nhà máy chế biến chè ,cà phê.
-Cửa hàng là nơi bán nhiều loại hàng hoá
-vải ,mắm ,gạo.
-cô bán hàng
-Nêu theo hiểu biết.
Doanh trại là nơi ở, làm việc củacác chú bộ đội.
-Ở địa phương ta không có doanh trại bộ đội
-HS LN trước lớp,đại diện một số nhóm lên nói trước lớp.
*Cả lớp đọc trong sách giáo khoa
* Thi ghép tiếp sức trên bảng theo 2 đội.
 Chim oanh hót liú lo
-Lắng nghe.
--------------------------------------------
Môn:Đạo đức
Bài : ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( tiết 1 )
I.MỤC TIÊU
HS hiểu :Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường
Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu ( và vạch quy định )
Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ
3-5’
* Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi
- Em thích chơi một mình hay cùng học cùng chơi với bạn?
- Khi chơi với bạn, em phải cư xử như thế nào
* 4-5 HS lên bảng trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét
- Em thích cùng học cùng chơi với bạn
- Khi chơi với bạn, em phải cư xử tốt với bạn bè.
2 /Bài mới
Hoạt động 1
HS làm bài tập 
7-8’
* GV giới thiệu bài “ Đi bộ đúng quy định ”
- Cho HS quan sát tranh trong bài tập 1 và hỏi:
- Ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Gọi HS lên trình bày ý kiến của mình
- GV kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và vạch quy định
* Lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo ý của mình
- Ở thành phố đi bộ phải đi ở vỉa hè.Vì phải theo hướng dẫn của đèn tín hiệu.
- Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần lề đường.
-HS khác theo dõi nhận xét bổ xung.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Thảo luận theo cặp( bài tập 2)
7-8’
* HS làm bài tập 2
- Yêu cầu một số HS nên trình bày kết quả của mình
GV kết luận: 
Tranh 1: Đi bộ đúng quy định
Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định
Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng quy định
* HS thảo luận hỏi đáp theo nhóm 2 
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Hoạt động 3
Trò chơi “Qua đường”
7-8’
* GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: Người đi bộ. Người đi xe ô tô. Người đi xe máy, xe đạp...( HS có thể đeo hình vẽ ô tô trên ngực hoặc trên đầu )
* GV phổ biến luật chơi:
Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường. Cho HS tiến hành chơi trò chơi
- Cùng cả lớp nhận xét, khen những bạn đi đúng luật 
* Quan sát 
* Lắng nghe nắm luật chơi.
HS chơi trò chơi thi đua giữa các tổ .Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch. Còn người đi bộ và xe của tuyến đèn xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt
-Theo dõi tỉm ra những bạn thực hiện đúng luật an toàn giao thông
3/Củng cố 
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Khi đi bộ trên đường ta phải đi như thế nào?
-Khi muốn qua đường ta phải làm gì?
- HD HS thực hành khi đi học
Nhận xét tiết học
* Đi bộ đúng quy định.
- Khi đi bộ trên đường ta phải chấp hành luật an toàn giao thông
-Khi muốn qua đường ta phải xem đèn tín hiệu ,khi không có xe.
- HS lắng nghe 
Môn:TOÁN
Bài:VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I.MỤC TIÊU 
-Giúp HS bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăngtimet để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
-Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị đo là xăngtimet.
-Có thói quen thích thú tự khám phá kiến thức mới trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG
Thước có vạch chia thành từng x ... đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Buổi sớm, điều gì đã sảy ra?
-Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói gì với mèo?
-Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
-Cho thi đọc cả bài
- GV nhận xét, cho điểm
* GV gọi HS đọc câu hỏi 3:
- Cho HS thực hành xếp các ô chữ
-Cho HS đọc lại bài đã xếp đúng
- Cho HS đọc lại toàn bài
- GV nhận xét cho điểm
* Lắng nghe.
- 2-3 em đọc 
- HS trả lời câu hỏi
Một con mèo chộp được một chú sẻ
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu câu hỏi.
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói với mèo :Thưa anh ,tại sao một người sạch sẽ như anh
- 2-3 em đọc lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Sẻ vội bay vụt đi.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc lại toàn bài
- Lắng nghe
 * 2-3 em đọc
- Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài.
- 3-4 em đọc ,đọc đồng thanh.
-2HS ,đọc đồng thanh.
- Lắng nghe.
3/Củng cố dặn dò
3-5’
 * Hôm nay học bài gì?
- Cho HS kể lại chuyện theo cách phân vai: ( Người dẫn chuyện, Sẻ, Mèo)
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
Chuẩn bị bài “ Mẹ và cô”
Nhận xét tiết học
* Mưu chú Sẻ.
- HS phân vai thể hiện câu chuyện
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU
 THỰC HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách phòng chống và bảo vệ môi trường
- Biết nêu một số việc làm để bảo vệ môi trường
II.Lên lớp.
1.Nhận xét công viêïc tuần qua
 - Đa số các em đã có nhiều cố gắng trong học tập như:Thuỷ,Đatï Chung ,Vũ,Trâm,Trúc, đạt kết quả trong học tập ,bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa thật sự cố gắng trong học tập như : ,Phong, Sa-ra
 - Một số em thường hay quên đồ dùng học tập như :Hậu,Phong.
-Lưới học bài ham chơi:Khoa, Trường,Thịnh
 2. Công tác tuần 25
 - Thi đua học tập tốt 
 -Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp .
 - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến .
- Chuẩn bị vở, bút mực, học môn chính tả
- Hoàn thành các sản phẩm chuẩn bị thi trưng bày sản phẩm.
3 .Thực hành bảo vệ môi trường
-Treo tranh cho học sinh xem từng tranh về môi trường.
-Em nêu từng việc làm có trong tranh.
Tranh 1: Mọi người đang trồng cây,Tranh 2 Mọi người phá cây làm nhà máy.Tranh 3 các bạn nhỏ dang tưới cây.
Tranh 4: Có người đang đốt phá rừng.Tranh 5 Bạn nhỏ quét rác .Tranh 6 mọi người xả rác ra đường
* Những tranh nào có việc làm tốt bảo vệ môi trường?
Lần lượt nêu:Tranh 1,3,5.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1 TUẦN 26
Thứ ngày
Môn
Bài dạy
Thứ hai
13/3/2006
Đao đức
Tập đọc
Toán
Hát nhạc
 Cảm ơn và xin lỗi
Mẹ và cô
Các số có hai chữ số 
Bài :Hoà bình cho bé
Thứ ba
14/3
Chính tả
Tập viết
Toán
Mẹ và cô
Tô chữ hoa :H
Các số có hai chữ số 
Thứ tư
15/3
Mĩ thuật
Tập đọc
Toán
Vẽ chim và hoa
Quyển vở của em
Các số có hai chữ số 
Thứ năm
16/3
Chính tả
Tập viết
Thủ công
Toán
Oân tập
 Oân tập
Cắt,dán hình vuông (tiết 1 )
 So sánh các số có hai chữ số 
Thứ sáu
17/3
Tập đọc
Kể truyện
TN- X H
H Đ N G
Oân tập
Oân tập
Con gà
Tìm hiểu âm nhạc dân tôc-mỹ thuật dân gian
Đạo đức : tiết 25
 Bài : 	CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 1)	
I.MỤC TIÊU
HS hiểu :Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác
Biết cảm ơn, xin lỗi và tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác
HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh
HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hàng ngày
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
Khi đi bộ em cần phải đi như thế nào?
Hãy nêu cách đi khi gặp các tín hiệu đèn
GV nhận xét bài cũ
HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
Bài mới
Hoạt động 1
Phân tích tranh trong bài tập 1
GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 1
Cho HS quan sát tranh trong bài tập 1 và hỏi:
Trong từng tranh có những ai?
Họ đang làm gì?
Họ đang nói gì? Vì sao?
HS lên trình bày ý kiến của mình
Cả lớp nhận xét bổ sung
GV kết luận: 
Tranh 1: Có ba bạn, một bạn đang cho bạn khác quả cam. Bạn này đưa tay nhận và nói “ Cảm ơn bạn”
Tranh 2: Trong tranh cô giáo đang dạy học, một bạn đến lớp muộn. Bạn đã vòng tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn
HS quan sát tranh và thảo luận theo từng cặp
Hoạt động 2
Thảo luận theo cặp( bài tập 2)
GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh ở bài tập 2 và cho biết:
Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
Các bạn đó cần phải nói gì? Vì sao?
Từng HS thảo luận và lên trình bày ý kiến của mình
Lớp nhận xét bổ sung
GV kết luận
Tranh 1: bạn Lan cần nói “ xin cảm ơn các bạn” vì các bạn đã quan tâm, đã chúc mừng sinh nhật của mình
Tranh 2: Hưng phải nói “ xin lỗi” vì mình đã làm rơi hộp bút của bạn và làm phiền đến bạn
Tranh 3: Vân phải nói “ cảm ơn” vì bạn đã giúp đỡ mình, cho mình mượn bút
Tranh 4: Tuấn phải xin lỗi mẹ vì mình đã có lỗi làm bể bính hoa
HS thảo luận theo nhóm 2 người
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về bản thân hoặc về bạn của mình đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Em (hay bạn) đã cảm ơn (hay xin lỗi) ai?
Chuyện gì xảy ra khi đó?
Em ( hay bạn) đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi) ?
Vì sao lại nói như vậy?
Kết quả là gì?
Một số HS liên hệ
GV tổng kết: Khen một số em đã biết cảm ơn, xin lỗi
HS lắng nghe, nhận xét bạn
Củng cố 
Hôm nay học bài gì?
Khi nào cần nói lời cảm ơn?
Khi nào cần nói lời xin lỗi?
HD HS thực hành nói cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học
HS lắng nghe 
THỂ DỤC:tiết 25
Bài: 	BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
Ôn bài thể dục phát triển chung
 Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện ở mức tương đối chính xác
Làm quen với trò chơi “Tâng cầu”
Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Dọn vệ sinh trường, nơi tập
Chuẩn bị cầu 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
Phương pháp tổ chức 
Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Xoay khớp cổ tay, ngón tay
Xoay khớp cẳng tay và cổ tay
Xoay cánh tay, xoay khớp gối
Giậm chân tại chỗ đến theo nhịp 1, 2
Cho HS chơi trò chơi hoặc múa hát tập thể
1 => 2 phút
1 => 2 phút
1 phút
2 phút
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
Phần cơ bản
Ôn bài thể dục
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
Lần 1: GV vừa làm mẫu, vừa hô nhịp cho HS làm theo
Lần 2: GV hô nhịp, HS thực hiện động tác, 
GV kiểm tra, nhận xét
Lần 3: HS thực hiện, thi đua giữa các tổ
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng
Tập hợp 4 hàng dọc, dóng hàng
Điểm số báo cáo
Đứng nghiêm nghỉ, quay phải ( trái) 
Dàn hàng, dồn hàng
Chơi trò chơi “Tâng cầu”
GV giới thiệu quả cầu, sau đó làm mẫu và giải thích cách chơi.Đứng tại chỗ dùng bảng hoặc tay để tâng cầu lên
Cách chơi: Chơi từng đôi một, hoặc chia nhóm thi đua tâng cầu cho nhau nhanh trong một phút xem ai có số lần tâng cầu nhiều nhất, không rơi xuống đất sẽ thắng
HS chơi trò chơi
GV động viên một số em còn yếu
3 – 4 lần
2 đến 3 lần
8 đến 10 phút
Tập hợp hàng ngang
x x x x 
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x 
x x x x 
x x x x 
Phần kết thúc
Tập hợp lớp, chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
Ôn lại động tác điều hoà của bài thể dục
Đi thường và hít thở sâu
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
1 phút
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
 X 
x x x x x x x 
x x x x x x x 
x x x x x x x
x x x x x x x
 MĨ THUẬT: tiết 25
 Bài : 	VẼ MÀU VÀO HÌNH TRANH DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS làm quen với tranh dân gian
Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ “ lợn ăn cây ráy”
Bước đầu nhận biết về nét đẹp của tranh dân gian
II. CHUẨN BỊ 
GV: tranh dân gian, màu
HS: vở vẽ, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Bài mới
HS quan sát nhận xét
HD HS cách vẽ màu
HS thực hành 
Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài “ Vẽ màu vào tranh dân gian”
GV giới thiệu một số tranh dân gian 
Tranh vẽ gì?
Hãy nhận xét về màu sắc và vẻ đẹp của tranh?
=> Tranh vẽ lợn ăn cây ráy là tranh dân gian của Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- GV hướng dẫn HS cách vẽ
Chú ý vẽ màu không lem ra ngoài hình vẽ
Chọn màu sắc khác nhauđể vẽ các chi tiết đã nêu ở trên 
Tìm màu thích hợp để vẽ nền làm nổi bật hình con lợn
Cho HS xem một số tranh vẽ của HS năm trước đã vẽ màu khác nhau để các em quan sát trước khi vẽ màu vào tranh của mình
Cho HS vẽ màu vào vở
GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu
- Chấm một số bài của HS
Cho HS bình chọn bài vẽ màu đẹp nhất
GV nhận xét bài vẽ của HS:
	Màu sắc đậm hay nhạt, hài hoà, phong 	phú, đẹp
HD HS chuẩn bị bài sau
Tìm và xem tranh dân gian
Nhận xét tiết học
HS quan sát tranh 
Vẽ hình dáng con lợn, hình cây ráy, mô đất, cỏ
HS quan sát, lắng nghe cô giảng
HS thực hành vẽ màu vào tranh
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc