Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 và 2

Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 và 2

Tập đọc - Kể chuyện: Cậu bé thông minh (tiết1,2)

 I.Mục tiêu :

 TĐ: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 -Hiểu nội dung bài dạy : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. ( Trả lời được các câu hỏi trong sách gk).

 KC : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.1

- GD hs tính chăm chỉ, siêng năng, học đức tính của cậu bé.

 * KNS: Tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề

 II. Chuẩn bị :

 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc :” Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”

 

doc 59 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện: Cậu bé thông minh (tiết1,2)
 I.Mục tiêu :
 TĐ: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 -Hiểu nội dung bài dạy : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. ( Trả lời được các câu hỏi trong sách gk).
 KC : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.1
GD hs tính chăm chỉ, siêng năng, học đức tính của cậu bé. 
 * KNS: Tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề 
 II. Chuẩn bị : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc :” Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:(3-5’)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2.Bài mới: Tập đọc :
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
 b) Giới thiệu bài (2’)
*Giáo viên giới thiệu : Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
 *Hoạt động 1: Luyện dọc (10-12’) 
- Giáo viên đọc toàn bài .
(Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi 
- Giọng cậu bé : lễ phép bình tĩnh , tự tin .Nhà vua : oai nghiêm )
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+Y/C HS đọc từng câu:
-Rút từ khó ghi bảng:HD hs đọc từ khó.
+Y/C HS đọc từng đoạn: Chia đoạn
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ: Kinh đô, om sòm , trọng thưởng) 
- Hướng dẫn đọc câu khó.
- Theo dõi sửa sai
- Y/C
* Hoạt động2:HD tìm hiểu bài.15’
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
-Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
-Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
-Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
* Hoạt động3 : Luyện đọc lại (7-8’) 
-Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
*Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em .
-Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
-Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân
 *Hoạt động 4: Kể chuyện : (25’)
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
-2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh 
-Theo dõi gợi ý 
 3) Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét tiết học
-Học sinh trình dụng cụ học tập.
-Theo dõi
- Lớp theo dõi 
- HS lắng nghe
-Đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài ( chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài ( một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ .
- Luyện đọc câu khó
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- từng cặp học sinh tập đọc 
( em này đọc ,em khác nghe góp ý)
- Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
-Đọc thầm đoạn1
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
-Đọc thầm đoạn 2 :
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí ( bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận : Lệnh của ngài cũng vô lí .
- Đọc đoạn 3 :
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai ( người dẫn chuyện , cậu bé , vua )
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
-Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
Toán : Đọc-viết- so sánh các số có 3 chữ số (tiết 3)
 I Mục tiêu 
 -Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
 -Giáo dục hs yêu thích học môn toán 
 -Bài tập cần làm : bài 1,2,3,4(bài 5 dành cho học sinh khá)
 II. Đồ dùng dạy học :
 - GV : bảng phụ, kẻ mẫu bài tập 1
 - HS : SGK, vở bài tập toán, đồ dùng học tập cá nhân.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Bài cũ:( 5’)
 2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2-3’)
* Hoạt động 2: HD hs làm các bài tập(20’)
-Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
-Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
Nhận xét đánh giá
Bài 2 :Kẻ bảng,HD cách làm
Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
+Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: HD cách làm
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.
Hd cách làm 
-Gọi học sinh khác nhận xét
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
+Bài 5 học sinh đọc đề bài toán giáo viên hướng dẫn cánh làm
3) Củng cố - Dặn dò:(5’)
*Nhận xét đánh giá tiết học 
BT1 : Nêu yêu cầu bt.
-Làm bài cá nhân
-Đọc kết quả:
+ Một trăm sáu mươi :160
+Một trăm sáu mươi mốt :161 ... 
B2: Nêu y/c
-Cả lớp thực hiện làm vào vở 
a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp :
310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 
317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 )
BT3: HS nêu cách làm, làm bài vào vở
-Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
330 = 330 ; 30 +100 < 131
 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3
BT4 : Nêu cách làm
-Nêu miệng kết quả bài làm :375 , 421, 573, 241, 735 ,142 
-Vậy số lớn nhất là số : 735 
BT5 :học sinh khá
-viết các số 537,162,830,241,519,425
a)theo thứ tự từ bé đến lớn
b)theo thứ tự từ lớn đến bé
Tập viết : Ôn chữ hoa A(tiết 4)
 I Mục tiêu : 
 - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng)V, D (1 dòng), viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
 - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Ở tất cả các bài tập viết hs khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở tập viết 3.
 - GD tính cẩn thận cho học sinh
 II Đồ dùng dạy học : 
 - GV: Mẫu chữ viết hoa , mẫu chữ viết hoa về tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li 
 - HS: vở tập viết, đồ dùng học tập cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:3-4’
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:1-2’
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn viết trên bảng con :10-12’
*Luyện viết chữ hoa :
-Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa A có trong tên riêng Vừ A Dính ?
- Viết mẫu và kết hợp nhăùc lại cách viết từng chữ .
*Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng 
-Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng .
-Giới thiệu về Vừ A Dính là một thiêú niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong thời kì chống TDP để bảo vệ cán bộ cách mạng .
*Luyện viết câu ứng dụng :
-Yêu cầu một học sinh đọc câu .
-Anh em đỡ đần .
-Hướng dẫn học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ nói về anh em thân thiết gắn bó đùm bọc nhau .
-Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa .
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở :7-8’
-Nêu yêu cầu:A (1 dòng)V, D (1 dòng), viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
-Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
 * Hoạt động 3: Chấm chữa bài: 4-5’ 
-Chấm từ 5- 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm .
3/ Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Học sinh theo dõi giáo viên .
-Học sinh tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Vừ A Dính gồm A , V ,D
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con .
-Đọc từ ứng dụng .Vừ A Dính 
-Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con .
-Đọc câu ứng dụng
-Lớp thực hành viết chữ hoa trong tiếng Anh , Rách trong câu ứng dụng .
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV 
-HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở tập viết 3.
-Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa Ă, ”
 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Chính tả :(tập chép ) Cậu bé thông minh(tiết 1) 	 
I Mục tiêu: 
 - Chép chính xác và trình bày đúng quy trình bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài
 - Làm đúng bài tập 2 a/b hoăc BT chính tả phương ngữ do giáo viên soạn, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng bài tập 3
 - GD tính cẩn thận cho HS
 II Đồ dùng dạy hoc : 
 - GV: Bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả , bảng kẻ chữ và tên chữ bài tập 3 . 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:3-4’
-Kiểm tra về sự chuẩn bị các đồ dùng có liên quan đến tiết học của học sinh 
a) Mở đầu :1-2’
-Giáo viên nhắc lại một số điều cần chú ý khi viết chính tả , việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học Củng cố nền nếp học tập cho học sinh .
 b/.Bài mới:26-27’
* Giáo viên giới thiệu bài 
-Hướng dẫn học sinh tập chép 
-Treo bảng phụ có chép đoạn văn lên bảng .
*Hoạt động 1:Hướng dẫn chuẩn bị 
-Giáo viên đọc đoạn văn .
- Đoạn này được chép từ bài nào ?
-Tên bài viết ở vị trí nào ?
-Đoạn chép này có mấùy câu ?
-Cuối mỗi câu có dấu gì ? Chữ cái đầu câu viết như thế nào ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn học sinh nhận biết bằng cách viết vào bảng con một vài tiếng khó .( nhỏ , bảo , cổ , xẻ )
*Hoạt động 3: Học sinh chép bài vào vở 
-Yêu cầu học sinh chép vào vở giáo viên theo dõi uốn nắn .
*Chấm chữa bài :
-Giáo viên chấm từ 5 đến 7 bài của học sinh rồi nhận xét .
 * Hoạt động 4: HD học sinh làm bài tập : 
+Bài 2 :- Nêu yêu cầu bài tập 2 .
-Yêu cầu học sinh làm theo dãy .
 Dãy 1 :làm bài tập 2a 
 Dãy 2 : làm bài tập2b 
-Giáo viên cùng cả lớp theo dõi nhận xét 
+Bài 3 :Điền chữ và tên chữ còn thiếu 
 -Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ 
Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
-Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh 
*Hướng dẫn học thuộc thứ tự 10 chữ :
-Xóa hết những chữ đã viết ở cột tên chữ 
-Yêu cầu học ... iên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:3-4’
-Kiểm tra bài “ Nên thở như thế nào “
-Nhận xét đánh giá 
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1-2’ Ghi bảng
*Hoạt động 1 : 
* Bước 1 : 14-15’ Làm việc theo cặp 
-Làm việc với sách giáo khoa .
-Yêu cầu từng cặp HSmở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời .
- Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ?
- Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi .
-Hình này vẽ gì ? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ?
*Bước 2 : 14-15’Làm việc cả lớp :
-Gọi một số cặp HS lên hỏi đáp 
-Yêu cầu chỉ và phân tích một bức tranh .-Theo dõi sử chữa bổ sung và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo .
*Yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế 
-Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ?
-Nêu những việc làm để giữ cho bầu không khí trong lành xung quanh nhà ở 
* Kết luận : - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc và chơi đùa những nơi có nhiều khói bụi .Khi quét dọn vệ sinh phải đeo khẩu trang
 *Phần giành cho HS giỏi:
 Nêu lợi ích tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi miệng
IV) Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Dặn lớp về nhà học thuộc bài .
- Xem trước bài mới .Phòng bệnh đường hô hấp ”
2 HS trả lời câu hỏi:
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
-Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì 
-Lớp theo dõi vài HS nhắc lại tựa bài
-Thực hành tập thể dục vào các buổi sáng và giữ vệ sinh mũi họng .
-Quan sát hình vẽ trang 9 nêu nội dung của bức tranh thông qua bức tranh nói cho nhau nghe về những việc nên và không nên làm đối với cơ quan hô hấp .
-Lên bảng chỉ và phân tích một bức tranh 
-Lần lượt kể ra một số việc làm nhằm bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp và giữ cho bầu không khí trong lành .
-HS khá, giỏi -Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi miệng. 
-Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày 
-Dọn dẹp ,vệ sinh nhà cửa sạch sẽ .
 Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
 Tập làm văn : Viết đơn (tiết 1)
I.Mục tiêu:
 	- Bước đầu viết được đơn xin vào đội TNTPHCM dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào đội.
	-GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV
 - Rèn kĩ năng viết.
	-Nghiêm túc khi viết đơn	.
 II. Chuẩn bị.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định
2.. Kiểm tra bài cũ:3-4’
-Gọi 2 HS lên làm bài tập 1 
 3.Bài mới: 
* Hoạt động1:Giới thiệu bài.1-2’
Ở tiết TLV hôm nay các em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. 
* Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài 1 : -Gọi 2 HSđọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm .
-Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
-Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc , nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu .
-Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu ? Vì sao ?
-Giáo viên chốt lại : Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
+ Mở đấu phải viết tên Đội .
+Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn ,.
+Tên của đơn , tên người hoặc tổ chức nhận đơn , +Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do , lời hứa , chữ kí 
-Yêu cầu học sinh làm vào vở .
-Gọi 2 học sinh nhắc lại cách viết .
-Giáo viên lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
* Hoạt động3: Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Nhận xét đánh giá tiết học. 
-Hai em lên bảng làm bài tập 1
-Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
-Hai em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội .
-Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
-Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn .
-Phần lí do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu . Vì mỗi người có một lí do , nguyện vọng và lời hứa riêng .
-Thực hành viết đơn vào vở .
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình .
-Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
-2 em nhắc lại nội dung bài học 
 Toán : Luyện tập (tiết 2)
 I/ Mục tiêu 
 -Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân).
 -Bài tập cần làm :bài 1,2,3
 -Bài 4 dành cho học sinh khá giỏi 
 - Yêu thích học môn tóan.
 II/ Chuẩn bị :
 - GV:- Hình tam giác, mỗi em bốn hình 
 - HS: -SGK vở bài tập ,đồ dùng học tập cá nhân.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Ổn định
2.Bài cũ :4-5’
-Gọi HSlên bảng làm bài tập số 1 cột 3 và 4 và bài tập số 2 .
-Chấm vở 1 số em.
-Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 * Hoạt động1: Giới thiệu bài.- Ghi bảng
* Hoạt động2. HD làm bài tập
-Bài 1: -Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ.
-Giáo viên nhận xét đánh gia.ù
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu cả lớp quan sát tranh rồi trả lời miệng câu hỏi:
+Đã khoanh vào 1/4 số con vịt ở hình nào?
+Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình B? 
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi HSđọc bài toán trong SGK.
- HD cách giải.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
Bài 4 :( Mở rộng) Dành cho HS khá giỏi)
-Yêu cầu quan sát và tìm cách ghép hình 
-Tổ chức cho cảlớp thi ghép hình
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
* Hoạt động3: Củng cố - Dặn dò:2-3’
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
3học sinh lên bảng làm bài .
-HS1 : làm bài tập 2 
-HS 2 và 3 : Làm bài 1 cột 3 và 4 tính .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại đề bài
-Một em nêu đề bài .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện. 
 a. 5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
 b. 32 : 4 + 106 = 8 + 106 
 = 114
- Một em nêu yêu cầu bài 
- Lớp quan sát tranh vẽ và trả lời theo yêu cầu BT.
-Đã khoanh vào ¼ số con vịt ở hình A
- Hình B có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số con vịt.
-Một em đọc đề bài .
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài :
* Giải :- Số học sinh ở 4 bàn là :
 2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đ/S: 8 học sinh 
- HS khá giỏi làm
- Xếp 4 hình tam giác thành hình cái mũ 
- Lớp nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tự nhiên xã hội : Phòng bệnh đường hô hầp (tiết 3) 
 I. Mục tiêu :-Sau bài học hs có thể:
kể được tên một số bệnh hô hấp thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi ,viên họng, viêm phế quản, viêm phổi
Biết cách giữ ấm cơ thể,giữ vệ sinh mũi miệng
Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.
* GDKNS : KN tìm kiếm và xử lí thông tin : Tổng hợp thông tin, phân tích các tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp. KN làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp. KN giao tiếp : úng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
 II. Chuẩn bị : -Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:2-3’
-Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành ?
-Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp ?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:1-2’
-Ở các bài trước các em đã biết về cơ quan hô hấp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách “ Phòng bệnh đường hô hấp “
 *Hoạt động 1: Động não.
-Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp +Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ?
* Giáo viên giảng thêm : Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi , viêm họng , viêm phế quản và viêm phổi 
*Hoạt động 2: làm việc với SGK.
-Bước 1 : làm việc theo cặp 
-Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, , 4, 5 , 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận :
-Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam ? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng ? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì ?
-Hình 3 Bác sĩ đang làm gì ? Khuyên Nam điều gì ?
-Hình 4 : Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ?
- Hình 5 : Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ?
Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ?
-Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. 
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
*Giáo viên kết luận như SGV .
*Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ “
 -Hướng dẫn học sinh cách chơi 
-Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi .
- Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét , tuyên dương.
 c) Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và xem trước bài mới 
- Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn ...
-Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch , không chơi những nơi có nhiều khói , bụi 
-Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
-Vài học sinh nhắc lại đề bài.
-Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên 
- Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... 
- Một số bệnh đường hô hấp : Viêm mũi , viêm họng , viêm phế quản , viêm phổi 
-Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh .
- Bức tranh 1 vàø2: Nam mặc đồ mỏng trong khi trời rất lạnh Nam nói mình bị ho và rất đau khi nuốt nước bọt , bạn đã khuyên Nam đến bác sĩ để khám .Nam bị viêm họng do mặc đồ mỏng nên nhiễm lạnh .
 - Bức tranh 3 Bác sĩ đang khám bệnh cho Nam và bác sĩ nói : Cháu bị viêm họng do cảm lạnh , cháu nên uống thuốc và súc miệng nước muối hàng ngày .
-Thầy khuyên nên mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh .
- Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ bị viêm họng .
- Khó thở , sốt và người khó chịu 
- Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Chúng ta luôn mặc ấm , không ăn các đồ lạnh quá nhiều , không chơi những nơi nhiều khói bụi. 
- Lớp tiến hành chơi trò chơi .
-Một bạn đóng vai bác sĩ một bạn đóng vai bệnh nhân . Bệnh nhân đến khám kể một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp, Bác sĩ khám bệnh nêu tên bệnh .
- Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung .
-Về nhà thực hiện những điều đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop3 tuan 12.doc